Trên
website CHUAPHUCLAM vừa đưa tin một vụ chiếm dụng đất chùa không
bồi thường theo đúng quy chế luật pháp.
Từ ngày đất có giá tính theo thị trường vàng, xã
hội Việt Nam
đã xẩy ra quá nhiều đau thương – từ nội
bộ gia tộc cho đến lừa đảo trong xã hội. Đạo đức xã hội, nề nếp gia phong đều
bị đảo lộn mà đất nước ta xa xưa chưa từng có. Riêng vụ thu hồi đất, hàng ngày
có hàng vạn người trong toàn quốc xuống
đường biểu tình, dâng thỉnh nguyện thư, đưa đơn khiếu nại trong những năm qua
mà đâu lại vào đó, chưa vụ nào giải quyết thỏa đáng cho người dân đang trông
chờ vào công minh của pháp luật..
Giờ đây, tại Thành phố Hải Dương, cách Hà Nội hơn 40 km, một ngôi chùa cổ cũng bị
chính quyền quy hoạch vào phần đất nhà chùa mà không chịu bồi thường đúng
nguyên tắc. Sư thầy Thích Đàm Phương, được giáo hội bồ nhiệm trụ trì, chăm nom
cơ sở thờ tự, hướng dẫn quần chúng Phật tử tu tập trong thời gian qua, đã cùng
bà con địa phương phản kháng và yêu cầu đơn vị thi công do tập đoàn Nam Cường thực
hiện, tạm đình chỉ để địa phuyo7ng giải quyết .
Qua sự kiện trên, bà con địa phương cho biết cái
ao kế con mương thủy lợi thuộc đất chùa từ xa xưa, thế mà chính quyền quy vào thuộc hệ thống thủy
lợi một cách phi lý. Chẳng những thế, theo quy định luật pháp mà chùa Phúc Lâm
dẫn chứng:
2. Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo:
- Điều 26: Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được
pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.
- Điều 31: Việc di dời các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
do yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải được trao đổi trước với người đại diện của
cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và thực hiện đền bù theo quy định của pháp
luật.
Vậy chính quyền đã có sự thỏa thuận của nhà
chùa, người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo chưa? Và đền bù theo quy định pháp luật chưa?
Cụ Lê Văn Quyền 74 tuổi, sinh
sống tại khu phố 1 phường Thanh Bình thành phố Hải Dương bức xúc. Tôi sinh ra
và lớn lên tại nơi đây - thôn Kim Chi xã Thanh Bình - Hải Dương. Ngay từ nhỏ
tôi đã biết có cái áo này và ao này thuộc nhà chùa quản lý, phía bên ngoài ao
là con mương thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho cả vùng này.
Tôi khẳng định ao chùa Kim chi không thuộc hệ thống mương thuỷ lợi. Chúng tôi
ủng hộ việc xây dựng khu đô thị, xây dựng đường Nguyễn Văn Linh nhưng đề nghị
chính quyền bồi thường thoả đáng cho nhà chùa theo đúng quy định của pháp luật.
Cũng theo bài báo:
Ngày 23/4/2012 UBND thành phố
Hải Dương mới có thông báo số 193/TB-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ chùa Kim
Chi để giải phóng mặt bằng xây dựng đường Nguyễn Văn Linh trong khu đô thị mới
phía Tây thành phố. Trong
thông báo UBND thành phố Hải Dương không chấp nhận bồi thường thửa đất ao vì
nhà chùa không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và giao cho UBND phường
Thanh Bình và Khu dân cư số 1 (khu Kim Chi) thành lập Ban quản lý xây dựng chùa
Kim Chi để làm chủ đầu tư, có nhiệm vụ ký nhận tiền bồi thường, phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt kế hoạch GPMB và tiếp nhận các
khoản kinh phí khác (nếu có) để cải tạo xây dựng lại chùa Kim Chi (?!)
Chính quyền Hải
Dương lại chơi trò pháp lý: vì không có giấy tờ chứng minh quyền xử dụng đất
nên không bồi thường cho nhà chùa? Chính quyền Hải Dương ra đời mới vài mươi năm, nhà chùa có mặt từ thời
chúa Nguyễn, nói theo nhân gian – con cháu đòi
minh chứng nhân thân của ông bà cố nội mới được chia của! Pháp luật quy
định rõ:
Điều 30. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp
thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển
quỹ đất có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP
ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số
17/2006/NĐ-CP) và theo quy định sau đây:
1. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư gồm:
a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của
đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của
tài sản bị thiệt hại;
Thế thì tại sao lại giao tiền cho
những người không có chức vụ trong chùa:
giao cho UBND phường Thanh Bình
và Khu dân cư số 1 (khu Kim Chi) thành lập Ban quản lý xây dựng chùa Kim Chi để
làm chủ đầu tư, có nhiệm vụ ký nhận tiền bồi thường, phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan có liên quan thực hiện tốt kế hoạch GPMB và tiếp nhận các khoản kinh
phí khác (nếu có) để cải tạo xây dựng lại chùa Kim Chi (?!)
Đây là một thái
độ thiếu nghiêm túc và mờ ám. Ai cũng biết những đồng tiền giao vào những đối
tượng không có trách nhiệm với tôn giáo thì làm sao việc xử dụng đồng tiền đó
có trách nhiệm???
Chính quyền Hải
Dương hãy nghiêm túc xét lại vấn đề đất chùa và việc bồi thường công minh hơn.
Ban Trị Sự Phật
Giáo Hải Dương có biết một cơ sở thuộc
thẩm quyền của Giáo Hội đang gặp bất trắc mà sư thầy trụ trì còn non trẻ chưa
biết cách ứng phó những tình huống trái luật pháp như thế? BTS cùng với chính
quyền tìm lối giải quyết ổn thỏa, đừng vì cái ao 500m2 mà để rúng động giới Phật tử trong và ngoài nước.
MINH MẪN 25/5/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét