Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

* ĐÀ NẴNG ĐỀ NGHỊ:



ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CỦA HAI GIÁO SĨ
CÓ CÔNG CHẾ TÁC CHỮ QUỐC NGỮ

Theo dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP năm 2019, Đà Nẵng dự kiến đặt tên cho 137 tuyến đường (quận Cẩm Lệ 57 đường, Hải Châu 16 đường, Liên Chiểu 28 đường, Ngũ Hành Sơn 17 đường, Sơn Trà 10 đường, Thanh Khê 03 đường, Hòa Vang 06 đường); đặt tên cho 01 cây cầu; điều chỉnh và đăt tên mới cho 01 đường.
Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Pháp) được ghi nhận có công lớn trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ

Đáng chú ý, trong dự thảo Đề án lần này có đề nghị đặt tên đường cho 02 người nước ngoài có liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ của Việt Nam. Trong đó, người thứ nhất là Alexandre De Rhodes (1593 – 1660), một giáo sĩ xuất thân ở Avignon (miền Nam nước Pháp) trong một gia đình gốc Do Thái.
 “Dạo trước đây, một thời xôn xao cũng vấn đề đặt đường mang tên giáo sĩ Alexandre De Rhodes với lý do người có công sáng lập chữ Quốc ngữ!”
Một dân tộc mang nặng đền ơn đáp nghĩa như dân tộc ta, điều này không thể phủ nhận. Ngay cả kẻ xâm lăng đất nước ta hàng chục lần từ quá khứ đến nay, ta vẫn xem là người bạn 4 tốt + 16 chữ vàng, hà cớ chỉ đặt tên con đường vinh danh người có công để ngày nay ta có chữ viết, thoát khỏi cái nhiêu khê chữ vuông khó nhớ mà cha ông ta cũng từng dày công chế tác. Và chỉ có đất nước ta mới La tinh hóa mẫu chữ, trong khi đó, quanh ta, như Hàn quốc họ vẫn có chữ riêng, Nhật bản có chữ Hiragana, ひらがな Bình giả danh, Katakana biến thể từ Kanji; họa hoằn trong lãnh vực hành chánh mới có mặt La tinh hóa, rōmaji ký tự cho người nước ngoài biết cách phát âm chữ Nhật… Các nước châu Á chỉ có VN mới dùng mẫu tự La tinh làm quốc ngữ. Do sử dụng lâu ngày thành thói quen nên cảm thấy tiện dụng, và tiện dụng hơn nét chữ vuông mà ta gọi là chữ Hán và chữ Nôm.
***
“Văn hóa Thông tin” là chuyên ngành, một bộ phận chuyên môn hơn quần chúng bình dân; biết phân biệt giá trị một bộ phận, một lãnh vực nào đó trong cuộc sống xã hội mang tính văn học, giá trị văn hóa xuất xứ từ nguồn gốc rõ ràng và nguồn gốc có giá trị đích thực. Bộ phận chuyên môn như thế không thể xét đoán trên bề mặt hiện tượng hay theo xu thế thời cuộc…
“VHTT” nhận xét Alexandre De Rhodes và Francisco de Pina có công sáng lập chữ Quốc ngữ để nhân dân ta có chữ viết ngày nay là điều sai lầm, (họ chỉ có công hoàn chỉnh mà thôi; sáng tạo do các cố Đạo dòng Tên trước đó) vì chỉ xét một mặt thực dụng mà không thấy sự dụng ý khi chế tác chữ Quốc ngữ. Các cố đạo muốn thuận lợi việc truyền bá Tôn giáo, cần học và hiểu văn hóa, thực chất bản địa, họ khó tiếp cận mặt chữ xa lạ như chữ Hán và Nôm, vì thế họ cần La tinh hóa âm ngữ. Như thế, mục đích của các cố Đạo không phải giúp dân ta có chữ viết; Gọi là đặt tên đường để tưởng nhớ và vinh danh người có công làm nên một phần văn hóa VN, phải chăng đã nhận định phiếm diện? Ngụ ngôn nhà Phật gọi là: “Nhận giặc làm con”. Tại sao chúng ta lâu nay không đặt vấn đề khi đường mang tên Yersin, Albert CalmettePasteur… đã có từ lâu?
***
Gần như giống câu chuyện: kẻ cướp mang vũ khí vào nhà, sau khi đạt được mục đích, chúng rút lui, bỏ lại dao rựa, giáo mác. Người nhà lấy đó dùng vào công việc lợi ích, người lớn bảo với các con rằng – ta phải mang ơn, tưởng nhớ kẻ bỏ lại hung khí này cho ta sử dụng…
Hung khí biến thành vật tiện dụng là do chúng ta biết cách sử dụng, người đem hung khí đến khác với giá trị vật dụng, vật và người khác nhau thì giá trị và mục đích của vật và người cũng không thể lẫn lộn.
Ai đó có trách nhiệm bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, vinh danh người có công với đất nước, hãy cẩn trọng và phân biệt rõ để lịch sử đừng có thêm một vết đen không đáng có!

MINH MẪN
10/9/2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét