Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

"PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI:


Tham luận:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC".

I.
Phật học là chương trình học Phật cho những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo, đồng thời là những hành giả chuẩn bị bước vào con đường trau giồi tâm linh;Con đường ấy phải kinh qua phương cách giáo dục và tiếp cận giáo dục Phật học.
Cá nhân cũng như tập thể, luôn kinh qua tiến trình sơ khai và tịnh tiến, có những trường hợp lũy tiến đưa đến kết quả dị thường, cũng có những tiệm tiến không tránh khỏi bất cập. Nhưng dẫu sao, khoa học, Tôn giáo và giáo dục đều đặt trên những nền tảng dè dặt, kinh nghiệm và kiểm nghiệm, hoặc xét lại, hoặc trải nghiệm, hoặc thể nghiệm. Riêng lãnh vực giáo dục, là ngành được truyền thừa logic. Có những ngành giáo dục lãnh vực này so với chuyên môn khác, sự khác biệt dễ đưa đến hiểu sai về giá trị giáo dục.
Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, thì việc giáo dục và thụ huấn cũng đa dạng tương xứng vớí đặc thù chuyên biệt.
II.
Giáo dục là gì? Đặt vấn đề có vẻ thừa, vì ai cũng biết, giáo dục không chỉ nằm trong phạm vi học đường, nó nhan nhãn trong đời sống thực tại dưới mọi hình thức, qua mọi góc cạnh trong mọi sinh động vật hiện hữu.Loại hình này gọi là truyền đạt kinh nghiệm, bản năng và cảm quan cho thế hệ kế thừa.Từ đây việc thu gọn giáo dục vào một cơ chế, một mô hình theo một chính sách, một kế hoạch, một lập chương trong môi trường giáo dục cụ thể, gọi là học đường.
1/ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM;
Sau đệ nhị thế chiến (năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945). Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập vào giữa những năm 1947 và 1950, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà Nhật đã bị hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Hầu hết trên thế giới, sau cuộc chiến kết thúc, đều dồn tổng lực vào kiến thiết, xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó, việc giáo dục có vị trí quan trọng; chính vì thế, để thích ứng với hiện tình thực tế, trình độ dân trí, cơ sở vật chất… ngành giáo dục có phương án tại chỗ, phối hợp với cái hay cái đẹp của xứ người, hình thành một chương trình thích nghi và nâng cao hiệu quả để có một thế hệ kế thừa khả dĩ đảm trách sứ mạng “truyền đăng tục diệm”.
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia dù sớm hay muộn cũng đều thiết lập cơ sở giáo dục.Những quốc gia tiên tiến đều thành lập cơ sở giáo dục rất sớm như Anh quốc, Mỹ.Trường đại học đầu tiên của Anh quốc là Đại học Glasgow, một viện đại học lớn nhất tại thành phố Glasgow, Scotland. Trường được thành lập năm 1451 và.Mỹ có đại học Đại học Harvard, thành lập: 1636. (NguồnL Vietnammoi.vn)
Nhưng, Việt Nam cũng hãnh diện với thế giới từng có Văn Miếu - Quốc Tử Giám “Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông,
(
vietbao.vn).
Ngành giáo dục trong nước, vào thời bấy giờ, chưa được phổ cập, ngoại trừ hệ thống Tôn giáo có mặt là Phật giáo và Khổng học.
Phật giáo cũng thế, thập niên ba mươi, sau khi tiếp nhận phương án giáo dục từ các quốc gia tân tiên,lối truyền thụ “gia giáo”trong các sơn môn, giữa thầy và trò qua kinh điển luật giới của nhà Phật,thời khóa trì tụng, Tỳ Ni nhật dụng, sa di, oai nghi, cảnh sách, còn kèm theo Tam tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh của Nho gia; Oai nghi tế hạnh được chú trọng qua thân giáo của thầy tổ, người học trò có một kiến thức nội điển và nhân cách hoàn chỉnh, xứng tầm vóc ra đảm đương phật sự. Giáo dục lối gia giáo trực tiếp giữa thầy và trò như thế sản sanh những truyền nhân vững vàng nhưng không sản xuất đại trà theo nhu cầu cho lượng số tu sĩ trong xã hội hiện nay.Vả lại, kiến thức tổng quát cũng chưa được chú trọng để trang bị cho một tu sĩ khi ra làm Phật sự.
Khởi nguyên đạo Phật truyền vào VN do nhà sư Phật Quang trao mật pháp cho Chữ Đồng Tử và Tiên Dung. Lúc bấy giờ chưa được truyền thụ giáo lý, kinh điển.Mãi đến khi Trung tâm Luy Lâu ra đời, chắc chắc chư Tăng được dạy kinh giáo vào thời ấy.
***
A. Để kịp thời chấn chỉnh tổ chức Phật học lúc bấy giờ, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, đệ tử của HT Giác Tiên, chuyên sâu giáo điển,y chỉ HT Phước Huệ, Thập Tháp, Bình Định, sau đó, thừa sự chỉ đạo của HT Thập Tháp, nghiên cứu mô hình tổ chức của ngài Thái Hư Đại sư Trung Hoa, mở trường đào tạo Tăng tài và xuất bản nguyệt san Viên Âm;thiết lập các tòng lâm để chư tăng tu học, và đào tạo tăng tài. Các trường Phật học như:
- Năm 1933, mở trường ANPH tại chùa Vạn Phước, sau đó dời về chùa Báo Quốc do HT.Trí Độ làm Đốc giáo.
- Năm 1935, mở trường Sơn Môn Phật Học, lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do HT. Giác Tiên làm Giám đốc; lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do HT. Tịnh Khiết làm Giám đốc.
Thiền sư Khánh Hòa, Khánh Anh, thiền sư Phước Huệ Thanh Hanh tiếp nối con đường của BS Lê Đình Thám, chấn hưng PGVN khắp ba miền.
HT Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa, Trí Tịnh, Nhật Liên… là những học Tăng xuất phát từ nguồn đào tạo này để sau đó trở thành thạch trụ của Phật giáo Việt Nam chèo chống GH vượt qua sóng gió thời nhà Ngô.
B. Sau khi đất nước chia đôi, từ Quảng Bình trở vào, theo truyền thống tiền nhân, các trường Phật học tiếp tục được khai mở như Báo Quốc, Nguyên Thiều, Hải Đức, Huệ Nghiêm, Lưỡng Xuyên… kể từ đây, việc truyền thụ gia giáo có phần thu gọn; Tăng Ni được học bổ sung thêm ngoại điển.
                                               ***
III
Song song với việc canh tân Phật giáo trong nước, một vài quốc gia cận biên như Tích Lan, có David Hewavitarne (1864-1933) [người Tích-lan] được nhiều người biết đến với pháp danh Anaganka Dharmapala. Hewavitarne sinh trưởng trong một gia đình Phật giáo tại Tích-lan, theo học một trường trung học Tin lành Anglican.
Cùng cảnh ngộ với Việt Nam khi thực dân xâm lăng, Phật giáo bị ngoại bang o ép để nhường sân cho Thiên chúa giáo lúc bấy giờ phát triển. Qua nhiều thập kỷ chìm vào bóng tối, Phật giáo  các bản địa dần được phục hồi.Đại tá Henry Steel Olcott đã cùng với bà Blavatsky thành lập hội Thông Thiên Học, biết rõ Phật giáo Tích Lan bị đàn áp qua bài báo đăng trên tờ “Tích Lan Thời Báo, nhận thấy ngay rằng trở ngại chính trong việc phục hưng Phật giáo xứ này là do tình trạng giáo dục suy đồi của hàng Phật tử, vì chính quyền thuộc địa và các đoàn thể Thiên Chúa giáo đã tước đoạt khỏi tay họ toàn bộ hệ thống học đường. Cho nên Olcott đã hoạt động tổ chức lại hệ thống giáo dục Phật giáo. Ông thành lập hội Thông Thiên Học Tích Lan và trong vài năm ông mở ba trường trung học và 200 trường học khác cho khoảng 20.000 trẻ em Tích Lan.(sự phục hưng PG tại Tích Lan). Như vậy cho thấy việc giáo dục mang tầm quan trọng không những mở mang kiến thức mà còn là nhân tố cho một nhân tài đảm nhiệm một sứ mạng.
***
Với tinh thần phục hưng Phật giáo qua những tháng năm chìm lặng dưới ách đô hộ của ngoại bang và sự chèn lấn của Ki tô giáo lúc bấy giờ, BS Tâm Minh Lê Đình Thám, ngoài việc mở trường đào tạo Tăng tài, phổ biến văn hóa sách báo, người còn hướng đến tuổi trẻ, người nói: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Đó là lý do xuất hiện đoàn thể Thanh thiếu niên áo lam mà tiền thân là - Gia Đình Phật Hóa Phổ vào thập niên 1940. Từ những cơ sở giáo dục ban đầu, chư Tăng tiến đến thành lập các khuôn hội địa phương, hướng dẫn tín đồ về nghi lễ và giáo lý cơ bản.Huế nói riêng và miền Trung nói chung, hệ thống giáo dục Phật giáo bắt đầu phát triển có tổ chức.
Sau 1963, Phật giáo thoát khỏi chính sách khắc nghiệt của nhà Ngô, GHPGVNTN ra đời gồm các hệ phái thuộc Nam và Bắc tông.Thống nhất Phật giáo lúc bấy giờ trên hình thức, các tông môn hệ phái sinh hoạt riêng, ví thế cơ chế thiếu chặt chẽ. Hai năm vừa kiện toàn tổ chức, vừa điều hành phật sự, vừa giáo dục Tăng Ni, Giáo hội lại tiếp tục dấn thân vào tranh đấu cho hòa bình, vì vậy, Phật giáo bị phân hóa.
Tuy nhiên, giữa lúc chao đảo với thời cuộc, riêng màng giáo dục cũng được hình thành hệ thống từ Đại học xuống đến các cơ sở trung học, tiểu học, cô nhi viện khắp các tỉnh thành từ miền Trung váo đến trong Nam.Đại học Vạn Hạnh ra đời năm 1964.
***
Sau 1975, thống nhất hai miền thì tổ chức Phật giáo cũng đã đưa vào một tổ chức thống nhất, một tổ chức trong những tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc, dưới sự điều hành của Ban Tôn giáo.Tuy tổ chức GH PG mới, chưa chỉnh chu, riêng mảng giáo dục, đã hình thành một Học viện PGVN mà tiền thân là trường cao cấp Phật học VN, kế thừa của Viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975.
2/ Chương trình giáo dục của Phật giáo trước 1975, các cơ sở trung tiểu học nặng vào quy chế giáo dục của Bộ Giáo dục, giáo lý chiếm một phần rất nhỏ như là tượng trưng. Đại học Vạn Hạnh tiếp nhận lối đào tạo từ các quốc gia tân tiến, một số khoa tương thích với nền giáo dục Phật giáo hiện đại, quy tụ khá nhiều nhân tài đương thời, tạo thế đứng và tiếng vang có uy tín với hệ thống Đại học trong và ngoài nước. Năm 1983, hậu thân của Đại học Vạn Hạnh là trường Cao cấp Phật học, chuyên sâu vào giáo điển; năm 2006 đổi thành Học viện Phật giáo, diện mạo thay đổi khá nhiều, đào tạo cử nhân gồm các khoa Pali, Sanskrit, PG VN, lịch sử PG, Công tác xã hội, sư phạm mầm non, Anh-Pháp -Trung văn và đào tạo từ xa… Học viện đào tạo theo phương pháp mới thích ứng đặc điểm với thế giới; tương lai, Học viện sẽ có chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học. Như vậy, chương trình giáo dục của Học viện PG VN hiện nay cũng sẽ tương đương với Giáo dục bậc cao tại Mỹ bao gồm các bậc: Đại học-Cao Đẳng- Thạc sĩ, Tiến sĩ và nghiên cứu sau Tiến sĩ.
Tương tự như bậc trung học, sinh viên phải tự chọn lớp/giờ/giảng viên và lên thời khoá biểu học cho bản thân. Ngoài các lớp bắt buộc cho chuyên ngành, sinh viên có thể thoải mái lựa chọn các môn khác. Một đặc điểm nữa nghành giáo dục ở Mỹ - Hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoạt. Đặc điểm của nó là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào. Sinh viên Học viện PGVN hiện nay thì sao?
Khuynh hướng ngày nay tại Mỹ, sinh viên không bị giới hạn tuổi tác.Tuy nhiên, sinh viên cần thời gian thực tập trải nghiệm trước khi tiếp tục lấy Tiến sĩ, thạc sĩ. Có những trường, sinh viên lấy Tiến sĩ mà không cần Thạc sĩ.
3/. Trong môn lịch sử PGVN, giáo sư hướng dẫn sẽ trình bày qua lịch sử hình thành Trung tâm Luy Lâu, nhưng không thể căn cứ sách sử bảo đây là Phật giáo nguyên thuỷ - Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời.
Thời điểm Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam là câu hỏi có hàng nghìn năm nay, thể hiện trong câu Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542-607) (trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan, theo sách Thiền Uyển tập anh:
"Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ." (VNPGS)
Như thế chứng tỏ PG được truyền thừa vào khắp Tăng tục, mới phát triển mạnh như thế, đến khi nhà Minh xâm lược nước ta, đầu thế kỉ 15 chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm.
Các vua chúa sùng phụng PG như Nguyễn Phúc Chu về sau, chỉ chú tâm vào việc xây chùa mà không lưu tâm đến giáo dục Tăng tục, như ngôi nhà không nền móng, lúc ngoại bang xâm lăng, PG suy vi nhanh chóng.
Các Tông phong truyền thừa như: Lâm Tế - Liễu Quán- Chúc Thánh-Tào Động-Trúc Lâm, Tì-ni-đa-lưu-chi , Vô Ngôn Thông. Thảo- Đường. Trúc Lâm Tam Tổ. Liên Tôn. cũng chỉ truyền thừa Tông chỉ pháp hành mà không đưa Tăng chúng vào môi trường giáo dục cơ bản. Mãi đến năm 1920, tại vài địa điểm như chùa Giác Hải do Thiền sư Từ Phong giảng dạy, Thiền sư Khánh Hòa dạy tại chùa Tiên Linh, Thiền sư Chí Thành dạy tại chùa Phi Lai,Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa, Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An; miền Trung miền Bắc cũng có các sư như Tuệ Pháp, Thanh Thái, Đắc Ân, Tâm Tinh, Phước Huệ, Phổ Tuệ…
***
4/. Bắc nhịp phát triển PG trên thế giới, cùng giai đoạn sau thế chiến, Tây phương bắt đầu làm quen với đạo Phật nhờ các vị như D.T. Suzuki, Edward Conze, Athur Schopenhauer. VN, Tích Lan, Trung Hoa… cũng đã tích cực canh tân PG, mở trường đào tạo, giáo dục nội ngoại điển và xã hội học. Thêm vào cuộc xâm lăng Tây Tạng, các sư Kim Cang Thừa tràn sang các quốc gia phương Tây, phát triển khá nhanh và mạnh tại các quốc gia sở tại. Giáo lý đạo Phật đã thâm nhập vào chương trình giáo dục Đại học.
Quốc tế hóa Phật giáo như thế, liệu chương trình đào tạo của Học viện PHVN có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu học hỏi của xã hội hiện nay?
Về mặt rộng cung ứng kiến thức không thể quá nhiều nhồi nhét cho sinh viên, trong khi chiều sâu, nhất là tu sĩ, việc giáo dục đạo đức, cung cách ứng xử và mục tiêu giải thoát không được chú trọng, nếu vậy, Học viện cũng chỉ là môi trường đại học như bao nhiêu đại học thế tục, không giải quyết được những vấn đề mà khoa học và kiến thức vật chất phải đối diện.
Những năm qua, cảnh tượng PGVN đã xảy ra quá nhiều tiêu cực mà đương sự có mark “tiến sĩ”. Chứng tỏ khoa bảng, học vị không giải quyết được những bất toàn nơi bản thân con người. Câu nói: "Sự sợ hãi và lo lắng sẽ không còn, khi ngu si bị xua tan bởi kiến thức". Đó là sự sợ hãi và lo lắng, còn tâm dục thì sao?
T.T. Thích Chơn Thiện nói về "Mục tiêu giáo dục": một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh."
Vậy con người chính nó là gi nếu không thuộc tâm sinh lý?
5/. Cơ hội hiện nay cho các trường Phật học nói chung và Học viện PG nói riêng, có sân chơi để giải quyết những bất toàn tồn tại trong giới tu sĩ, cũng như trách nhiệm của Phật giáo đối xã hội; vấn đề không đơn thuần là uy tín và nhân cách sống mang tính xã hội, còn là vấn nạn muôn thuở của con đường giải thoát mà hàng ngày nợ áo cơm của bá tánh cung dưỡng để các trưởng tử Như Lai hoàn thành sứ mạng giải thoát và độ sanh.
Kiến thức thế gian luôn phát triển, chương trình giáo dục không khó để cập nhật và cung ứng. Nhưng cái khó là một cơ sở đào tạo Tôn giáo phải có một sắc thái đặc thù của tôn giáo, vừa nhập thế vừa xuất thế như hai mặt trong một đồng xu. Giúp học giả cũng là hành giả có đôi chân đứng vững giữa hai phạm trù – Đạo và Đời
Trong Pháp Cú kinh đức Phật dạy:
"Như người ngồi nhà vụng lợp
nước mưa sẽ rỉ vào
tâm không tu cũng vậy
tham dục vĩ vã vào" (PC, 13)
"Như ngôi nhà khéo lợp
nước mưa không thấm vào
tâm khéo tu cũng vậy
tham dục khó lọt vào" (PC, 14)

MINH MẪN
18/8/2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét