Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

5 CÂU CHUYỆN NHỎ SAU ĐÂY SẼ GIÚP TÂM TRÍ BẠN


TRỞ NÊN RỘNG MỞ  
KHI ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ĐỜI


* Câu chuyện thứ nhất:

Thiền sư hỏi đệ tử:
- Ngươi cảm thấy 1 thỏi vàng tố hơn hay 1 đống bùn nhảo tốt hơn?

Đệ tử đáp:
- Thưa thầy, đương nhưng là thỏi vàng tốt hơn rồi ạ!

Thiền sư cười và nói:
- Nếu như ngươi là 1 hạt giống thì sao?

Kỳ thật, thay đổi tâm thái 1 chút bạn sẽ có thể đạt được sự giải thoát.

* Câu chuyện thứ hai:

Hoà Thượng hỏi:
- Thế gian điều gì là trân quý nhất?

Đệ tử:
- Thưa sư phụ đó chính là thứ đã mất đi và điều chưa đạt được.

Hoà Thượng không nói gì....
Sau khi trải qua mấy năm với nhiều biến đổi tang thương. Hoà thượng hỏi lại đệ tử, đệ tử trả lời:
- Thế gian không gì trân quý hơn là thứ đang có ạ!

* Câu chuyện thứ ba:

Có 1 thanh niên trẻ tuổi hỏi vị thiền sư:
- Thưa ngài, có người nói tôi là 1 thiên tài nhưng cũng có người mắng tôi là đồ đại ngốc. Vậy theo thiền sư tôi là người thế nào?

Thiền sư hỏi lại người thanh niên:
- Vậy người đối đãi thế nào với chính bản thân mình?

Người thanh niên nghe xong câu hỏi cảm thấy mờ mịt.....

- "Ví dụ 1 kg gạo, trong mắt người đầu bếp nó sẽ là mấy bát cơm. Nếu ở trong con mắt của thợ làm bánh thì nó sẽ là mấy chiếc bánh nướng. Trong con mắt của người nấu rượu thì nó là rượu, nhưng gạo vẫn chính là gạo đấy thôi. Cũng giống như vậy, người vẫn là ngươi, có được bao nhiêu tiền đồ là do ngươi đối đãi với bản thân mình như thế nào".

Người thanh niên nghe xong cảm thấy thông hiểu, rộng mở....

* Câu chuyện thứ tư:

Một thanh niên hỏi 1 vị cao nhân:
- Làm thế nào để trở thành một người vui vẻ và đem niềm vui đến cho người khác?

Vị cao nhân vui vẻ trả lời:
- Có 4 loại cảnh giới, ngươi có thể lĩnh hội điều tuyệt vời trong đó. Đầu tiên là, "Phải coi mình là người khác", - đây là "VÔ NGÃ". Thứ hai là, "Phải coi người khác là chính mình" - đây là "TỪ BI". Thứ ba là, "Phải coi người khác là bản thân họ" - đây là "TRÍ TUỆ". Cuối cùng là "Phải coi mình chính là mình" - đây là "TỰ TẠI".

* Câu chuyện thứ năm:

Một vị thiền sư nọ có 1 đệ tử rất hay phàn nàn. Một hôm thiền sư đem 1 thìa muối đổ vào trong 1 cốc nước và bảo đệ tử này uống.

Đệ tử này nói:
- Mặn đến phát khổ thế này làm sao con uống được?

Vị thiền sư không nói gì, lại đem thìa muối đổ xuống 1 hồ nước và bảo đệ tử của mình uống.

Đệ tử sau khi uống 1 ngụm liền nói:
- Thưa thầy nước vẫn ngọt ạ!

Vị thiền sư bấy giờ mới nói:
- Những thống khổ trong cuộc đời giống như muối, độ mặn nhạt của nó là do vật chứa đựng nó mà ra. Con nguyện làm 1 cốc nước hay muốn làm 1 hồ nước đây?

Vị đệ tử hiểu ra và từ đó giảm bớt đi tính phàn nàn rất nhiều, luôn mở rộng lòng và đón nhận mọi điều trong cuộc sống.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét