Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

NHỮNG TỆ NẠN TRONG GIỚI TU SĨ


Báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ ba mồng 04/5/2010, trên mạng cũng như báo giấy, đều đưa tin: ĐIỀU TRA THẦY CHÙA QUAN HỆ VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN.

Việc nầy không có gì lạ, không tôn giáo nào mà không có tình trạng tu sĩ lem nhem tình cảm, điều đáng nói ở dây có hai lĩnh vực:
1/ tội phạm
2/ đưa tin phạm tội
Báo chí và đài truyền hình, đài phát thanh nước ngoài đều nêu lên vụ lạm dụng tình dục của các Linh Mục.Giám mục, Vatican cũng đau đầu vụ nầy.
Hình như, tuy không có thống kê, biết chắc hằng ngày đều có tình trạng bê bối nầy xảy ra trong mọi ngỏ ngách của các tôn giáo. Vì họ cũng là người phàm thôi! Tu sĩ khác người phàm là chủ động được chính mình và có pháp môn hóa giải những ức chế sinh lý, bằng không, họ cũng chỉ là một trong những sinh vật bình thường.

Bản tin đưa: Điều tra thầy chùa quan hệ với trẻ vị thành niên
TT- Chiều 3-5, Lãnh đạo Công an huyện Hốc Môn, TP HCM cho biết đang tạm giữ Nguyễn Thành Sơn ( pháp danh thích Tâm Tĩnh, 25 tuổi, thầy tu )để điều tra làm rõ hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên….

Một người cầm bút mệnh danh là nhà báo, đưa cái tít lên như thế, có lẽ kẻ thất học mới không thấy cái dốt của người viết. Làm gì có vụ thầy chùa quan hệ…a/ bài báo không nêu rõ kẻ phạm tội ở chùa nào?
b/ khi phạm tội, kẻ đó có nhân danh một tu sĩ hay không?
c/ nhà báo có xác minh với Ban Đại Diện PG sở tại chấp nhận tội phạm là một tu sĩ không?
Tiền nhân đã nói, chiếc áo không làm nên thầy tu, thế thì Nguyễn Thành Sơn chắc gì là một thầy tu thực sự khi đương sự không cư trú bất cứ chùa nào, không có sự xác minh của chùa tổ, thầy Bổn sư? Không thiếu gi kẻ mặc áo tu sĩ hàng ngày đi xin, tối đến ở nhà trọ ăn nhậu như Nguyễn Thành Sơn nầy, phạm nhân nầy cũng đang ở nhà trọ, kết giao với bọn xã hội đen và làm nhiều việc bất hảo, làm sao bảo là thầy chùa, thầy chùa là phải ở chùa, lúc phạm tội vẫn còn đang ở chùa cho dù phạm trường ở nơi khác. Vả lại, Tờ Trình của V/P BĐD PG Huyện Hốc Môn ngày 02/5/2010 gửi cho BTS TH PG TP HCM. BĐH Học Viện PGVN tại TP HCM. HT. T.Trí Quảng, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM. Trưởng BTS THPG TP HCM, tường trình nội vụ, xác nhận đương sự không phải thành viên của PG huyện HM, mang hinh thức tu sĩ để hành động bất hảo.
Như thế, báo Tuổi trẻ đã xử dụng ngôn từ thiếu chính xác mang tính bôi lọ tu sĩ Phật giáo khi dùng từ Thầy Chùa đối với kẻ phạm tội không đúng là thầy ở chùa.
Từ đây ta thấy, cho dù mang hình thức tu sĩ, đương sự không ở chùa, không nhân danh thầy chùa để phạm tội. Không là thành viên của Phật Giáo Huyện Hốc Môn, không thể gọi là thầy chùa!
Về phía báo Tuổi Trẻ, không xác minh nhân thân đương sự với Phật giáo sở tại, đã vội quy kết là Thầy chùa, không thể xem đây là một sự sơ suất nghề nghiệp, nếu không nói là cố tình nhục mạ Phật giáo, thay vì gọi là tu sĩ. Người cẩn trọng có thể viết rằng: đương sự Nguyễn Thành Sơn, tuy mặc áo tu sĩ, nhưng không phải người ở chùa, đã phạm tội quan hệ với trẻ vị thành niên…
Tu sĩ là tu sĩ đối với tôn giáo, nhưng khi phạm tội thì không thể gọi là tu sĩ mà là một công dân phạm luật, chiếc áo không thể biểu trưng cho hành động. Giả dụ đương sự đang tọa chủ một ngôi chùa mà phạm luật, báo chí nên gọi tục danh của đương sự đang là tọa chủ một ngôi chùa đã phạm luật…chứ không nên gọi là thầy chùa một cách khiếm nhã , đó là ngôn ngữ của kẻ thất học, của xã hội đen, của kẻ căm thù Phật giáo chứ không phải của người làm văn hóa.
Thiết nghĩ, tòa soạn và Ban Biên Tập báo Tuổi trẻ nên giáo dục nhân sự có thái độ khiếm nhã đang đại diện cho một nhật báo nổi tiếng hiện nay.
Tuy GHPGVN không hề thanh minh và không đáng để lên tiếng về nhân sự thiếu văn hóa của tòa soạn, nhưng quần chúng Phật tử chúng tôi có bổn phận phải xây dựng con người cầm bút thiếu văn hóa trong một đất nước đề cao văn hóa hiện nay.
Những tu sĩ trên 50, 60 tuổi của một tôn giáo lớn, có địa vị có giáo phẩm mà còn lạm dụng tình dục huống nữa một thanh niên 25 tuổi như Nguyễn Thành Sơn, chẳng những lạm dụng tình dục mà còn lạm dụng chiến áo tu sĩ để sa đọa một cách vô ý thức. Luật pháp thẳng tay trừng trị những thành phần bất hảo của xã hội, cũng như tôn giáo phải tẩn xuất những con độc trùng băng hoại tín ngưỡng hầu tạo sự trong sáng cho tôn giáo và lấy lại niềm tin cho quần chúng mà gần đây, trong giới Phật giáo đã nổi cộm vấn đề tương tự kéo dài trên mười năm, được sự bao che, có tổ chức, bị bể bạt làm thất vọng số đông tín đồ.
Tệ nạn trong giới tu sĩ thời nào cũng có, tôn giáo nào cũng không tránh khỏi, vấn đề là nội tình tôn giáo phải có trách nhiệm chế tài, xử lý để răn đe, và luật pháp cần nghiêm minh hơn đối với tệ nạn mặc áo tu sĩ. Báo chí cũng có trách nhiệm xây dựng chứ không chỉ phản ảnh đưa tin một cách thiếu ý thức.

MINH MẪN
08/5/2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét