Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Vị Tăng Việt Nam đầu tiên được phong Lama tại quê hương



Một ngày đẹp nhất của mùa Vu Lan 2014 là rằm tháng 7 (Phật lịch 2558) đã diễn ra Pháp hội Quán đảnh Đức Phật Vô Lượng Thọ - kế đó là Chương trình tấn phong Giáo phẩm Lama và trao Bằng Phật học cho Đại đức Thích Trí Không do Tăng đoàn dòng Mindroling (dòng truyền thừa Nyingmapa) quang lâm tại chùa ở Hà Nội, Pháp hội có các Chư Tăng – Chư Ni – Phật tử – 12 vị trong Tăng đoàn của dòng Mindroling và có sự hiện diện các vị đại diện Bộ Văn hóa và Thể Thao, đại diện Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính Phủ cùng các vị đại diện chính quyền địa phương tới dự. Trên 3000 Phật tử đến tham dự chật kín Chánh điện, tầng giảng đường và sân chùa.
Chú bé ra đời trước cửa chùa
Đó là trường hợp ra đời của thầy Thích Trí Không.
Gia đình thầy Trí Không ở cao nguyên Đà Lạt tỉnh Tuyên Đức, nay là tỉnh Lâm Đồng. Khi mẫu thân của thầy mang thai cũng là giai đoạn TP Đà Lạt cùng đất nước sang trang lịch sử mới là đất nước được thống nhất.
Một ngày tháng tư lịch sử năm 1975 (Bính Thìn), bà mẹ trên đường đi qua cổng chùa Phổ Minh thì đột nhiên trở dạ sinh ra một bé trai trắng trẻo, khôi ngô, với cặp mặt to đen láy, trên người phía sau lưng có hai cái dấu (bớt) màu xanh dương hình mặt trăng và mặt trời, sau này mới biết đó là nét đỉnh của chủng tự “Hung”. Khi cậu bé được 3 tháng tuổi, trong một lần Hòa thượng Thích Thọ Dã – một cao tăng của vùng Thánh địa Ngũ Đài Sơn, là người xây dựng chùa “Ba ông Phật trầm” hay còn gọi là Thiên Vương Cổ Sát nổi tiếng trên TP Đà Lạt – trên đường đến thăm sư bà Tịch Duyên trụ trì chùa Phổ Quang Minh, Hòa thượng chợt thấy chú bé được mẹ tắm ngay ngưỡng cửa nhà. Như một cái duyên tiền định, Hòa thượng dừng chân nói với bà rằng: “Đứa bé này không phải con của Nị, Nị nên đem nó lên chùa, sau này khi những dấu hiệu trên người nó không còn cũng là lúc nó đầy đủ trí tuệ sẽ làm lợi lạc rất nhiều cho Giáo pháp”. Người mẹ vốn là một Phật tử thuận thành vô cùng cảm động, đã nói điều này với cha đứa bé, sau đó gia đình quyết định đưa đứa trẻ lên chùa quy y với sư bà Tịch Duyên và được đặt pháp danh là Minh Kiệt.
Có tâm theo Phật từ trong bụng mẹ, cậu bé có sẵn thiện căn và lòng yêu kính Phật. Thích đi chùa lễ Phật, ham mê hát các danh hiệu Phật, thích thỉnh chuông, đánh trống, ăn chay. Đặc biệt mỗi lần lên chùa là ở lại luôn, đến khi bố mẹ lên năn nỉ sư trụ trì cậu bé mới chịu theo bố mẹ rời gót khỏi cổng chùa.
Càng lớn, đứa trẻ càng bộc lộ tính thông minh và ham học hỏi kinh điển Phật pháp. Thế nhưng, đến năm 13 tuổi thì cậu bé đã phải sớm mồ côi mẹ. Giác ngộ từ tuổi “thần đồng”, cậu bé sớm hiểu được sự vô thường và phát nguyện ăn chay trường, được sự hướng dẫn của sư cô Minh Sám, sư cô Minh Nghĩa và sự hộ trì của gia đình Phật tử Ngọc Quy, cậu bé càng hiểu Phật và đến với Phật nhanh hơn.
Được thiên phú trí tuệ cùng với nỗ lực “mài giùi kinh sử”, năm 16 tuổi, cậu bé đã thi đỗ vào trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt. Trong quá trình ngồi ghế giảng đường luôn dẫn đầu lớp nhờ thành tích xuất sắc trong học tập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng học bổng thủ khoa của trên 3.000 sinh viên năm 1994.
Trên ghế giảng đường của trường Đại học, song song với học đạo, trì chú và thiền định, ngay từ thủa ấy cậu sinh viên lại đặc biệt có thiên hướng về Phật giáo Đông Mật.
 
Lớn lên cùng Phật pháp
Năm 18 tuổi, cậu sinh viên quyết định xuất gia. Thượng tọa Thích Minh Châu – trụ trì chùa Bửu Sơn Lâm Đồng đã xuống tóc cho cậu và đặt pháp danh là Thích Trí Không. Sự kiện này đã khiến các giáo viên và bạn bè trong trường Đại học không khỏi hụt hẫng, ngỡ ngàng khi biết tin cậu sinh viên xuất sắc đầy triển vọng đã thành nhà sư.
Thế là sư chú Trí Không được gửi vào Tu viện Vĩnh Đức – Quận 2 TP Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Quảng Tâm trụ trì đã được Hòa thượng cho theo học Chương trình Sơ cấp Phật học tại chùa Thiên Minh quận Thủ Đức (nay là Trường Cao trung Phật học Q. 9 – TP Hồ Chí Minh), tuy đang thời kỳ học sơ cấp, sư chú đã bắt đầu dịch kinh sách từ Hán ngữ sang Việt ngữ với các tác phẩm tiêu biểu là “Quan Âm Đại Bi Linh Cảm Lục”, “Giảng Giải Phẩm Phổ Môn” và “Tạng Mật Tu Pháp Tinh Túy”.
Cuối năm 1996, sư chú Trí Không cùng một số tăng chúng được Thượng tọa Thích Minh Châu dẫn dắt ra Hà Nội cầu pháp Mật tông Kim Cương thừa với Thượng tọa Thích Viên Thành, viện chủ chùa Hương. Thượng tọa Viên Thành đã trao truyền quán đảnh kết duyên và đã ấn tống các sách được chuyển dịch của thầy Trí Không cũng như phân phát cho đại chúng trong đạo tràng Chân Tịnh. Khi trở vào Nam, thầy thọ giới Sa di tại Trường Cao trung Phật học Đại Tòng Lâm, Đồng Nai với Hòa thượng Đàn đầu Thích Trí Nghiêm. Năm 1997, thầy Trí Không theo học Chương trình Trung cấp Phật học tại trường Cao trung Phật học Vĩnh Nghiêm – Q. 3 – TP Hồ Chí Minh. Năm 1998, thầy Trí Không đã thọ giới Tỳ kheo tại đại giới đàn Thiện Hào, dưới sự chứng minh của đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và được ban pháp hiệu là Hạnh Nghiêm tại chùa Ấn Quang. Và, cũng trong năm ấy, thầy có duyên được gặp và học pháp với Lama Hồng Nhật tại TP Hồ Chí Minh.
Trong 2 năm 2000 và 2001, thầy chính thức thọ quán đảnh bổn tôn các Mật bộ từ Tôn giả Kusum Lingpa, một vị Khai Mật tạng của vùng Golok – Tây Tạng tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2003, với khát khao tham theo cầu học pháp, thầy Trí Không một mình đi tìm các bậc Đạo sư của Kim Cương Thừa ở Ấn Độ và Nepal. Để tránh gặp nguy hiểm, thầy đã cải trang là người đời, đội tóc giả, trang phục đồ tây để qua mắt bọn quá khích. Gian nan thầy đã trải qua không thể đong, đếm, cuối cùng thầy đã thỏa ước nguyện được diện kiến Thánh tăng Kyaje Trulshik Rinpoche, Ngài đã từ bi chấp nhận thầy Trí Không làm học trò, ban cho pháp danh là Ngawang Labsum (nghĩa là Ngữ lực Giới Định Tuệ) và trao truyền hơn 30 Mật pháp vô cùng quan trọng của dòng truyền thừa cổ mật Nyingmapa Mindrolling và bí pháp Đại toàn thiện Yangti Nagpo. Thầy trở lại Việt Nam và dìu dắt các huynh đệ – Tăng – Ni – Phật tử Việt Nam đến cầu pháp với Thánh Trulshik và Ngài Sonam Jophel Rinpoche thuộc dòng Drikung Kagyu.
Cuối năm năm 2003, đầu năm 2004, tại Tu viện Zhichen Bairoling, Nepal, nhờ có khả năng tu học và túc duyên từ bé, thầy nhận trao truyền hơn 600 mật pháp trong bộ kết tập Rinchen Terdzo kéo dài 6 tháng từ Thánh tăng Kyabje Kathok Moktsa Rinpoche.
Mùa đông năm 2004, thầy thọ nhận toàn bộ giáo pháp Đại toàn thiện Nyingthig Yabshyi và Nyingma Kama trong vòng 3 tháng từ Thánh tăng Kyabje Trulshik Rinpoche tại Tu viện Shechen, đồng thời, Ngài cũng đã từ bi trao truyền các giáo pháp cao cấp của dòng Sakya cho thầy. Từ năm 2005 đến năm 2007, thầy liên tục tu tập theo các nghi quỹ mật tông dưới sự hướng dẫn của Lama Ludrub, một trong những đại đệ tử nhập thất nhiều năm của Thánh Trulshik. Năm 2006, thầy thọ nhận toàn bộ giáo pháp Longchen Nyingthig từ Thánh tăng Trulshik Rinpoche tại Tu viện Shechen, Nepal. Sau đó quay về Việt Nam, thầy hộ trì cho chuyến viếng thăm và hoằng dương Phật pháp của Ngài Dughe Rinpoche dòng Kathok tại Việt Nam. Năm 2007, thầy chính thức thọ nhận sự trao truyền các quán đảnh từ Ngài trưởng dòng Sakya Trizin và Ngài Dagchen Rinpoche của dòng truyền thừa Sakya tại trường Phật học Sakya – Nepal.
Năm 2008, thầy khởi sự khóa nhập thất đầu tiên về bổn tôn của dòng Mindrolling và nhận được những dấu hiệu cát tường. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, thầy cùng các Tăng – Ni – Phật tử Việt Nam thọ nhận sự trao truyền đại đàn quán đảnh cao cấp hơn 800 mật pháp kéo dài hơn 6 tháng từ Thánh tăng Kyabje Taklung Tsetrul Rinpoche dành cho các Tulku (các vị tái sinh) và Khenpo (các vị giáo thọ sư) của Tu viện Mindrolling tại Ấn Độ. Sau đó, thầy quay trở về Việt Nam tiếp tục các khóa nhập thất miên mật. Cuối năm 2009, thầy đã hỗ trợ chuyến viếng thăm và hoằng dương Phật pháp lần đầu tiên của Ngài Sonam Jophel Rinpoche và Thubten Lungrig Rinpoche tại Việt. Đầu năm 2010, tại Tu viện Shechen, Nepal, thầyiếp tục thọ nhận giáo pháp Pema Nyingthig từ Rabjam Rinpoche, đồng thời, chính thức được Thánh tăng Kyabje Trulshik Rinpoche ủy thác việc hoằng dương mật pháp tại Việt Nam với các thánh vật ban phước tại Tu viện Jarong Thubten Mindrol Dongak Choling ở Sitapaila – Nepal. Sau đó, trở về nhập thất tại quê nhà.
Trong khoảng thời gian này, Ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche yêu cầu thầy ra thất để thọ nhân các trao truyền quán đảnh của Ratna Lingpa. Do vậy, thầy cùng với Chư Tăng – Ni và Phật tử Việt Nam đã vượt qua một chặng đường gian nan để lên gần đỉnh Everest thọ nhận giáo pháp từ ngài Jigme Khyentse Rinpoche và Tulku Pema Wangyal Rinpoche. Trở về cố quốc, thầy hỗ trợ chuyến viếng thăm và hoằng dương Phật pháp lần đầu tiên của Ngài Khenchen Rinpoche và 3 anh em Ngài Jigme Khyentse Rinpoche tại Việt Nam.
Giữa năm 2011, thầy hộ trì cho chuyến hoằng dương Phật pháp của Ngài Hungka Rinpoche đến Việt Nam. Cùng năm này, thầy đã trải qua một mất mát vô cùng lớn lao trong đời, đó là sự viên tịch của vị bổn sư gốc – Thánh tăng Kyabje Trulshik Rinpoche mà Thầy hằng yêu kính. Sau lễ viên tịch của Thánh tăng Kyabje Trulshik Rinpoche, tháng 9 cùng năm ấy, thầy cùng các Chư Tăng – Ni và Phật tử Việt Nam đến Sikkim, vùng đất ẩn dấu của Ấn Độ để đảnh lễ và nhận sự gia trì từ Thánh tăng Kyabje Dodrupchen Rinpoche. Riêng thầy phải ở lại Sikkim để thọ nhận trao truyền những quán đảnh Đại toàn thiện Bảo tạng Phương Bắc Jangter do Thánh tăng Kyabje Taklung Tsetrul Rinpoche trao truyền kéo dài hơn 1 tháng. Sau đó, Thầy đến Bồ đề đạo tràng, thọ nhận quán đảnh Kalachakra từ đức Dalailama thứ 14 và tham dự đại lễ Nyingma Monlam được tổ chức hàng năm để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
 Hàng năm, cứ sau mỗi đợt tu học ở Nepal hoặc Ấn Độ, khi trở về quê hương thầy lại nhập thất kéo dài hàng tháng. Năm 2012, thầy đã dành thời gian chuyển dịch các sách Mật pháp của dòng Nyingmapa theo ước muốn của đông đảo Phật tử trong Nam và ngoài Bắc của dòng Mingdroling ở Việt Nam.
Năm 2013, thầy tiếp tục được thọ nhận hơn 800 giáo pháp Namcho của dòng Palyul do Thánh tăng Kyabje Yangthang Rinpoche trao truyền trong khoảng thời gian 2 tháng tại tu viện Shechen, Nepal.
Một phần ba đời người – một đời tu
Có thể nói, Phật giáo Mật Tông đã xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 973 thời Đinh, mãi cho đến thập niên 1963 các nhà khảo cổ mới phát hiện những trụ đá tại Hoa Lư, Ninh Bình đều khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo.
Một vị sư được lịch sử Phật giáo ghi nhận là vị sư Việt Nam đầu tiên được thọ Pháp tu Tây Tạng từ năm 1935 là Thiền sư Nhẫn Tế.
Đất Việt mấy ngàn năm oằn mình trong chiến tranh do các nước xâm lược. Riêng nước láng riềng phương Bắc là quân Hán, từ thế kỷ thứ 10 đến kỷ nguyên 20 đã trên 10 lần xâm chiếm nước ta. Trong 21 năm, từ 1407 đến 1428 quân Hán thực hiện âm mưu thâm độc hủy diệt văn hóa người Việt, đồng hóa người Việt, đốt tất cả văn thư, kinh sách, đập tượng đá, phá đổ các văn bia. Lập thành 252 tổ chức tôn giáo, lập Tăng đạo giảng đạo giáo theo lối Hán. Thời quân Minh chiếm đóng trên đất Việt, chúng đã lập gần 900 đền, đình, miếu mạo, lập gần 500 đạo tràng bức bách dân Việt dâng cúng vật phẩm, đăng đèn, khói hương nghi ngút cúng lễ thần thánh trong các đền, đình, miếu mạo của chúng lập ra, nhằm thực hiện các chiêu thức cúng lễ biến Phật giáo thành ma giáo nặng tâm lý mê tín dị đoan tệ hại thấm sâu vào tâm lý người Việt làm cho nhiều người Việt thiếu trí tuệ tu học hoang tưởng coi là “văn hóa bản địa” cho đến tận ngày nay.
 Do vậy, Phật giáo Việt Nam mấy ngàn năm ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, tất cả các kinh sách lưu hành tại Việt Nam hàng trăm năm qua không phải dịch từ kinh điển gốc từ Ấn Độ - Nepal của Đức Phật Thích Ca mà bị dịch từ kinh sách soạn sẵn của người Hán, phần nhiều bài kinh chuyển tải câu chữ phiên âm tiếng Hán nên Phật tử Việt Nam không thông hiểu, thấy khó tu học. Không chỉ văn phạm trong kinh điển Phật giáo mà tất cả các mẫu tượng, tranh Phật và các Bồ tát đều không phải gốc của đất Phật từ Ấn Độ - Nepal mà đều của đất Bắc từ thời Hán.
Sau ngày đất nước thống nhất cũng là thời điểm Phật giáo được phát triển tại Việt Nam thì thầy Trí Không là một vị Tăng trẻ duy nhất của Việt Nam dành nhiều thời gian nhất tu học Phật giáo Mật thừa tại Nepal và Ấn Độ. Để hòa nhập được với đất Phật, thầy đã tự học tiếng Anh, tiếng Phạn. Nhờ vậy, những giáo Pháp cam lồ tinh yếu của dòng Cựu mật nói riêng và các dòng phái khác nói chung đã nhập vào tâm của thầy Trí Không như một bình chứa trí tuệ để hướng dẫn lại cho Phật tử tu cho đúng với phẩm hạnh một người tu Kim Cang Thừa là phát triển tâm từ bi, làm lợi lạc cho tất cả hữu tình chúng sinh. Một thực tế đã thấy, các dòng phái Kim Cương Thừa tại Việt Nam đều có sự đóng góp hỗ trợ của thầy đã và đang được phát triển mạnh mẽ.  
 Gần nửa đời người từng bước tích lũy công đức cầu Pháp và công phu tu tập, thầy Trí Không đã được Ngài trưởng dòng Mingdroling – Đạo sư Minling Khenchen Rinpoche chính thức tấn phong giáo phẩm Lama ngay tại quê hương Việt Nam của thầy trước các đồng đạo Tăng – Chư Ni – Phật tử của dòng Mindrolling và các dòng phái khác. Lama – theo Phật giáo Mật tông được coi là hiện thân của Bồ tát và đức Phật để cứu độ chúng sinh.
Thầy Thích Trí Không cho biết: “Trí Không thật vinh dự đón nhận tấm bằng quý giá này từ Đức tôn quý Minling Khenchen Rinpoche. Đối với Trí Không bên cạnh ý nghĩa là thành quả của những năm tháng học tập tại Tu viện Thupten Chokling – Nepal và Phật học viện Ngagyur Nyingma Mindrolling – Ấn Độ, lớn lao hơn nữa đây sẽ là sự khởi đầu mới hết sức tốt đẹp cho tâm nguyện phụng sự Phật pháp và chúng sinh. Khi được tấn phong, Trí Không hiểu rằng Giáo phẩm này không phải để có một uy quyền hay vị trí lãnh đạo nào đó trong Phật giáo cũng không phải để hưởng danh lợi, mà đây là cơ hội cho một người con của Đức Phật phải tu học hơn nữa. Đó là tâm nguyện phụng sự Phật pháp và chúng sinh, chính vì điều này mà Trí Không cũng như bao bạn đồng tu khác đã khoác lên mình chiếc áo thiêng liêng này”.
 Trong ngày đăng quang, thầy Trí Không nhớ nghĩ đến bậc sinh thành với lòng biết ơn vô cùng đã ban cho thầy một thân người, là một phương tiện quý giá nhất trong tam giới, để gặp gỡ và tu tập Phật pháp. Khi bước chân vào cửa Phật, thầy luôn tâm niệm rằng: Nhờ dòng suối cam lồ Pháp vi diệu từ kim khẩu của các bậc đạo sư, như Thánh tăng Kyabje Trulshik Rinpochhe và Thánh tăng Kusum Lingpa đã vào cõi Niết Bàn.
Thầy không thể quên ân đức ân đức của các bậc đạo sư trong và ngoài nước, cùng các vị tôn túc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam là bốn trong các vị đạo sư của Trí Không là Hòa thượng Thích Quảng Tâm, Thượng tọa Thích Viên Thành đã cao cả, từ bi giáo dưỡng, dìu dắt thầy Trí Không từ những bước chập chững trên con đường tu học cho đến hôm nay. Nhờ đó, tâm của thầy được chuyển hóa và an lạc hơn lên mỗi ngày. Thầy sẽ không bao giờ rời xa các Ngài và suốt đời theo đuổi hạnh nguyện giúp đỡ chúng sinh như các ngài đã từng dạy dỗ.
Con đường thầy đã và đang hướng tới đó chính là Trí tuệ – Từ bi – Phẩm hạnh của đạo Phật một cách vô điều kiện để phụng sự việc Hoằng pháp độ chúng sinh một cách toàn năng, xứng với một Lama giống như phẩm vị một Kim cương Thượng sư Việt Nam, xứng với ý nghĩa Pháp danh Kim Cương thừa Ngawang Labsum “Ngữ Lực Giới Định Tuệ” của thầy.

Trường tiểu học ăn chay

1/. đầu tiên của Mỹ
09/03/2015

    Không chỉ dừng lại ở “Ngày Thứ Hai không thịt”, một trường tiểu học tư thục ở miền Nam California đang nỗ lực triển khai kế hoạch loại bỏ toàn bộ các loại thịt và các sản phẩm từ động vật trong nhà ăn của trường, đồng thời cung cấp một thực đơn hoàn toàn từ các loại rau củ quả.
Kể từ mùa thu năm nay, ngôi trường tiểu học mang tên MUSE ở Calabasas, bang California sẽ hoàn toàn chuyển sang thực đơn ăn chay. Mặc dù trước đó đã có nhiều trường học thực hiện ăn chay nhưng MUSE là trường tiểu học hoặc trung học đầu tiên tại Mỹ cung cấp thực đơn chỉ gồm đồ ăn chay tại căn-tin trường.
    Trường tiểu học MUSE do nữ diễn viên Suzy Amis Cameron và em gái Rebecca Amis thành lập vào năm 2006 và đặt trọng tâm của trường vào phát triển bền vững. Hội đồng quản trị và ban điều hành của MUSE đưa ra quyết định cung cấp thực đơn ăn chay cho học sinh trong trường vào mùa xuân năm ngoái. Nhờ có chương trình “từ hạt giống đến bàn học” do nhà trường xây dựng với 200 loại giống cây, toàn bộ rau salad và gần một nửa số thực phẩm sẽ được lấy từ trong khuôn viên trường và khu nhà kính trồng rau.

Một bữa ăn chay của HS nhà trường
 
    Từ tháng 9 năm 2013, nhà trường đã bắt đầu phục vụ các bữa ăn hoàn toàn từ rau củ quả cho 150 học sinh một ngày mỗi tuần. Mùa thu năm ngoái, trường tăng số ngày ăn chay lên hai ngày mỗi tuần, thêm vào đó là hai ngày ăn chay với mức giá thân thiện.
    Thực đơn ăn chay 100% của trường tiểu học MUSE là thành quả của sáng kiến “từ hạt giống đến bàn học”
Phần lớn các bậc phụ huynh có phản ứng rất tích cực trước thay đổi này của nhà trường.
    Hiệu trường nhà trường Jeff King trong một tuyên bố đã nói: “Cách chúng tôi ăn là con đường đơn giản nhất và có tác động mạnh mẽ nhất để có thể thay đổi dấu chân carbon của chúng tôi với tư cách là một trường học”. “Gia súc mới chính là nguồn tiêu thụ nước lớn nhất chứ không phải con người. Để thực sự thực hiện được sứ mệnh của chúng tôi về một sự phát triển bền vững, chúng tôi phải tìm ra một cách ăn uống bền vững. Câu trả lời của chúng tôi là xây dựng chương trình “Một bữa ăn mỗi ngày cho Hành Tinh” – bữa trưa và bữa ăn nhẹ chay cho học sinh trong trường”.
    Các chuyên gia dinh dưỡng trả lời phỏng vấn trang The Huffington Post đã hoan nghênh hành động này của nhà trường. Nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng tiêu thụ thịt của một người không chỉ có tác động tích cực tới môi trường mà còn là đem lại những lợi ích cho sức khỏe như: giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường, cũng như hạn chế bệnh béo phì.
    Theo Giáo sư Marion Nestle của Đại học New York, một chế độ ăn chay là phù hợp với khuyến cáo của y tế thế giới về việc nên ăn chủ yếu trái cây, rau và ngũ cốc. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh cần phải cung cấp được nhiều lựa chọn   khác nhau.
    Nestle cho biết thêm: “Thực đơn cũng cần phải đa dạng và cung cấp đủ calo và   protein”.
    Tại trường tiểu học MUSE, học sinh chỉ ăn một bữa trong ngày. Do đó, nhà trường rất cẩn trọng trong việc xây dựng thực đơn để đảm bảo các bữa ăn vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
    Theo giảng viên khoa Y tại trường đại học Yale, ông David Katz, nghiên cứu ban đầu cho thấy có một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao với việc hành vi và kết quả học tập của học sinh được cải thiện. Đó là minh chứng cho những nỗ lực của trường tiểu học MUSE có thể đem lại những lợi ích không chỉ về mặt sức khỏe cho học sinh trong trường.
Mầm ngô được trồng tại trường.
    Chương trình thực đơn ăn chay 100% của MUSE được đưa ra trong thời điểm ngày càng có nhiều trường học trên khắp nước Mỹ đang bắt đầu giảm lượng thịt và các sản phẩm động vật được tiêu thụ trong trường.
    Từ năm 2009, chiến dịch “Ngày Thứ Hai không thịt” do trường Y tế Công Cộng Bloomberg của bệnh viện John Hopkins phát động đã mở rộng vào các trường học, bắt đầu với Trường Công Lập Baltimore, trường công lập đầu tiên cung cấp thực đơn ăn chay để bắt đầu một tuần mới.
    Kể từ đó, 53 thành phố cũng đã tham gia vào chiến dịch, bao gồm cả các trường ở Los Angeles, San Diego, Philadelphia, Boston và Detroit.
    Chiến dịch “Ngày Thứ Hai không thịt” không nhằm mục đích chỉ vận động học sinh, sinh viên ăn chay hoặc thuần chay mà thay vào đó, mục tiêu của chiến dịch là để mọi người đa dạng hóa chế độ ăn của mình và thêm vào nhiều bữa ăn thực vật hơn. Phát ngôn viên Diana Rice nhấn mạnh rằng trẻ em là lứa tuổi đặc biệt quan trọng bởi thói quen ăn uống của chúng dễ thay đổi hơn so với người lớn.
    Bà Rice cũng cho biết: “Đây là chương trình mọi người đều có thể tham gia mà không cảm thấy họ phải thay đổi chế độ ăn hoàn toàn. Nó dạy mọi người từ khi còn nhỏ rằng thức ăn cứng không nhất thiết là phải có thịt”.
Quách Yến (Theo Huffington Post)
2/. Thành phố ăn chay đầu tiên trên thế giới
15 tháng 05 năm 2009
TPO – Các quan chức của thánh phố Ghent, Bỉ vừa ra quyết định, quy định “ngày không ăn thịt” hàng tuần, nhằm khắc phục những ảnh huởng bất lợi của động vật nuôi tới môi trường.
 
Ghent trở thành thành phố ăn chay đầu tiên trên thế giới.
Ảnh: Getty.
    Như vậy, Ghent sẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới ăn chay, ít nhất là một lần một tuần.
    Theo Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), động vật nuôi chịu trách nhiệm khoảng 18% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới.
    Do đó, các quan chức Ghent, với sự hợp tác của một tổ chức ăn chay quốc gia mang tên EVA, đã chọn ngày thứ Năm hàng tuần, là ngày ăn chay cho tất cả các quan chức và các trường học của thành phố. Quy định này có hiệu lực từ tháng Chín năm nay.
    Ngày 14/5, hội đồng thành phố đã tổ chức ngày hội “ra mắt ngày ăn chay”. Khoảng 90.000 bản đồ đánh dấu các quán ăn chay được chuẩn bị, để phát miễn phí, giúp mọi người có thể tìm thấy cho mình một nhà hàng thích hợp tại Ghent.
    Ủy viên hội đồng thành phố, ông Tom Balthazar cho rằng, giảm ăn thịt không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn có lợi cho sức khỏe: “Ăn quá nhiều thịt làm tăng lượng cholesterol và các nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như béo phì, đái đường và ung thư.”
    Còn tổ chức EVA lập luận, việc giảm sản xuất và tiêu thụ thịt, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường sống, như làm giảm nguy cơ phát thải khí nhà kính, giảm sự phá hoại đất, nước, không khí, cũng như quá trình sa mạc hóa và phá rừng.
    Trong tuyên bố của mình, EVA viết: “Ghent, với sự hợp tác của tổ chức ăn chay EVA, quyết định tiến một bước dài trên con đường chống lại sự biến đổi khí hậu.”



   
                                                                                          
   +*+*+*+*+*+ 

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

PHẬT GIÁO VÀ THỜI ĐẠI

Thích Nhật Từ 
Hiệu chỉnh: Phú Tuệ, Thích Nữ Tâm Minh

phatgiaovathoidai-bia
LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấn của Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ở Hoa Kỳ năm 2004.
Người Phật tử hải ngoại hôm nay, trong hoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềm riêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới.
Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũng là những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳng chờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặt ra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữa thì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp được những gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau? Một trong những chức năng của Phật giáo là phụng sự nhân sinh và đem lại an bình cùng hạnh phúc cho cuộc sống! Trong chức năng đó, vào hoàn cảnh xã hội đương thời, Phật giáo đang ở vị trí nào để đáp ứng nhu cầu thời đại hầu việc cứu độ được viên mãn?
Nhìn ra thế giới, về mặt chính trị và kinh tế, người ta đang sắp xếp để hình thành một trật tự thế giới mới trong bối cảnh đa văn hóa, đa chủng tộc và đa tôn giáo. Chỉ xét về mặt tôn giáo không thôi, có đến hàng chục ngàn khuynh hướng khác nhau. Nhưng nếu kể đúng ý nghĩa một tôn giáo có tổ chức, hệ thống, giáo chủ, giáo lý và tín đồ... thì cũng không nhiều. Tuy nhiên, người ta đánh giá chỉ có 4 tôn giáo lớn, trong đó Phật giáo là một.
Từ khi khoa học có mặt và phát triển thì con người chạy theo nhu cầu vật chất, đổi hướng tư duy, mất dần niềm tin tôn giáo, khiến các tôn giáo cũng bị thử thách và khủng hoảng. Trong thực trạng đó, chúng tôi đã đặt một số câu hỏi dựa vào những diễn biến đã và đang xảy ra đối với Phật giáo, đã được thầy Thích Nhật Từ giải đáp thành tài liệu này.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn đã được phân ra thành nhiều vấn đề. Từ nỗi lo về sự khủng hoảng của Phật giáo đến nhu cầu hiện đại hóa và làm sao mở rộng vấn đề hoằng pháp cùng việc đem đạo vào đời... Sau nữa là thắc mắc xem có cách nào làm sống lại đạo Phật ngay nơi quê hương của đức Thế Tôn không? Đồng thời, cũng nhìn thấy những âm mưu chống phá đạo Phật bằng cách viết sách xuyên tạc cùng truyền thông bóp méo thường xảy ra. Ở đây chỉ dẫn chứng 2 thí dụ để cảnh giác. Câu hỏi sau cùng là, xin thầy cho biết cái nhìn của thầy qua chuyến vân du qua Mỹ này.
Độc giả có thể tìm thấy trong tập sách nhỏ này một cuộc vấn đáp đầy thú vị và hấp dẫn. Câu hỏi là những nỗi niềm trăn trở của người Phật tử, lời đáp là thái độ của một vị thầy. Cả hai đều đối thoại từ sự nhận xét với ngôn ngữ rất thẳng thắn và xây dựng.
Bài học mà mỗi người rút ra qua cuộc trao đổi này là tùy mức độ nhận thức của từng người. Hiện nay, chúng ta sống trong một thế giới đầy những biến động tâm thức, giống như một giòng sông nước đang chảy xiết mà trong kinh gọi là “bộc lưu”.
Có lần được hỏi cách làm sao qua khỏi bộc lưu, đức Phật đã trả lời: “Như Lai không dừng lại, Như Lai không bước tới nên qua được bộc lưu. Vì dừng lại sẽ bị chìm mà bước tới thì bị cuốn đi.” Đó là thái độ sống của người tỉnh thức mà chúng ta phải học và áp dụng.
Để kết thúc phần giới thiệu tập tài liệu này, chúng tôi xin mượn lời của đức Đạt Lai Lạt Ma gửi gắm đến giới trẻ trên khắp thế giới trong một cuộc phỏng vấn bởi 2 giáo sư tâm lý Mỹ Dawn Engle và Ivan Suvanjieff năm 1955 như sau:
“Các bạn thân mến, là con người sống trên hành tinh nhỏ bé này, thời gian luôn trôi chảy và chuyển biến. Trên một phương diện nào đó, vạn vật chuyển biến là rất tốt, vì nếu không đổi thay thì những hiện tượng tiêu cực vẫn còn. Nhờ sự chuyển đổi mà người ta luôn có niềm hy vọng. Lúc này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một điều là, vạn vật luôn chuyển đổi thay theo chiều hướng tốt hơn. Sự đổi thay chứa đầy giá trị nhân sinh! Tôi nghĩ rằng, đó là cách sống mà chúng ta nên theo đuổi.”
Phật giáo không lìa cuộc sống, không xa dòng đời mà chỉ làm đẹp xã hội, chuyển hóa con người tiến đến chân - thiện - mỹ. Mong rằng sau khi đọc xong tài liệu này, quý vị sẽ hướng về tương lai, nhìn thấy con đường chuyển pháp luân mới hợp tình, hợp lý, hợp cảnh đúng theo thời đại.
California, ngày 13/12/2005
Mật Nghiêm
 Chương 1: HIỆN ĐẠI HOÁ PHẬT GIÁO

Nhìn nhận khách quan
Thiết lập mối quan hệ giữa người tại gia và xuất gia
Bài học hiếu thảo
Chuyển hóa tự lập
Chuyển hóa tâm thức
Vai trò của đấng cứu rỗi
Ảnh hưởng của phong tục tập quán
Phật giáo ở phương Tây
Vận dụng tiềm năng bản địa
Tìm về đạo Phật nguyên chất
Kinh tụng cho người tại gia và xuất gia
Tiếp nhận tác phẩm khách quan
Phát triển một đạo Phật nhập thế
Bài trả lời phỏng vấn của Thầy Thích Nhật Từ về vấn đề: Hiện Đại hóa Phật giáo nhằm áp dụng thực tiễn trong đời sống, đem lại lợi ích thiết thực cho muôn loài.
Cư sĩ Mật Nghiêm (CSMN): Kính bạch thầy! Nhân dịp sắp đến mùa lễ Vu lan, theo chúng con biết, lễ Vu lan là đại lễ của Phật giáo và mang đậm tính truyền thống dân tộc. Thực ra, Phật giáo Bắc tông và Nam tông có sự khác nhau. Bắc tông tổ chức lễ kỷ niệm ngày Vu lan, Nam tông thì chỉ dâng y vào ngày rằm tháng bảy. Chúng con được biết, đời nhà Đường năm 582 bắt đầu cổ vũ làm lễ hội Vu lan. Có dư luận cho rằng, những kinh điển được viết sau này đều từ bên Trung Hoa. Xin thầy cho biết về vấn đề này?
Thích Nhật Từ (TNT): Vu lan là lễ hội văn hóa rất quan trọng bởi được đặt trên tinh thần truyền thống văn hóa: “Uống nước nhớ nguồn”, đạo lý báo hiếu của con cháu đối với những bậc cha mẹ đã khuất. Nhân cơ hội đó, con người mở rộng tình thương đến với những người quá cố bất hạnh khác. Tuy nhiên, đề cập tới nguồn gốc ra đời của lễ hội như cư sĩ vừa nêu có rất nhiều vấn đề phức tạp tạo nên sự tranh luận và sẽ không bao giờ kết thúc. Chúng ta xác định, lễ hội Vu lan chỉ có trong Phật giáo đại thừa Trung Hoa. Không có bản kinh Vu Lannào trong đại tạng kinh của người Tây Tạng cũng như chữ Sanskrit hay tiếng Pàli. Từ đó, người ta đặt ra tính chính thống và không chính thống của nó.
Nhìn nhận khách quan
Khi tiếp xúc kinh Vu Lan  kinh Báo Ơn Phụ Mẫu, chúng tôi có cái nhìn khác. Ở đây, không đặt nặng về vấn đề nguồn gốc ra đời hay tính văn bản học của nó. Chúng tôi chỉ đặt trọng tâm trên giá trị hành trì khi ứng dụng nó như một truyền thống văn hóa. Nếu tiếp xúc dưới góc độ này thì giá trị lợi lạc sẽ cao và nhiều hơn. Tính cách, giá trị ngài Mục Kiền Liên nêu trong kinh Vu Lan hoàn toàn khác với những tính cách, giá trị ngài đã đóng góp cho lịch sử hoằng pháp của đức Phật. Bên cạnh tướng quân chính pháp Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên nổi tiếng về thần thông đệ nhất và là cánh tay trái của đức Phật. Hình ảnh đức Mục Kiền Liên có lòng hiếu thảo không hề biết đến trong lịch sử của người ấn Độ là sự kiện có thật. Với tính cách một con người lịch sử, có thể thấy mấu chốt của sự chuyển tiếp có thể tạm gọi là sự chuyển nghiệp giữa ngài Mục Kiền Liên trong quá khứ và ngài Mục Kiền Liên ở thời hiện tại của đức Phật.
Trong đời quá khứ, ngài Mục Kiền Liên từng nổi tiếng là kẻ bất hiếu, sự bất hiếu này do ngài quá thương người vợ của mình. Lúc đầu, ngài là người con rất hiếu thảo, sau đó người vợ hoạn thư không muốn chia sẻ tình cảm của chồng cho bất cứ ai khác, dù là cha hay mẹ ruột. Bà tìm cách phân ly tình cảm thiêng liêng đó bằng cách trước mặt ngài Mục Kiền Liên bà hiếu thảo hết mình, nhưng sau lưng thì đánh mắng, chửi bới, thậm chí còn bỏ đói. Cha mẹ của ngài Mục Kiền Liên rất hiểu tấm lòng con, ông bà không muốn đặt con mình trong hoàn cảnh khó xử, nếu theo cha mẹ thì mất vợ và ngược lại. Hai ông bà cứ nhẫn nhịn chịu đựng để con được hạnh phúc, nhưng chuyện gì đến cũng sẽ đến. Người vợ không chấp nhận mức độ ứng xử đó, bà đưa ra sự lựa chọn, nếu chọn vợ thì phải bỏ cha mẹ hoặc chọn cha mẹ thì phải ly dị vợ. Trong tình huống đó, ngài Mục Kiền Liên đã chọn con đường làm người con bất hiếu. Ngài đưa cha mẹ đến bên bờ vực, tặng cha mẹ một chiếc gậy trên chiếc xe lăn để đẩy cha mẹ xuống vực sâu. Ngài Mục Kiền Liên quay đi đúng lúc bà mẹ bị tai nạn. Bà cất tiếng hô to, con ơi chạy đi! Con ơi chạy đi, mẹ và cha đang bị nạn, kẻ cướp giết giật, nhưng thực tế không có kẻ cướp nào cả. Tác nhân tạo ra biến cố khổ đau đó chính là ngài Mục Kiền Liên, con trai của bà.
Với lòng thương tưởng của bậc cha mẹ, luôn luôn đặt giá trị và sự trưởng thành của con cái lên trên nên vợ chồng bà sẵn sàng mong cái chết, sự bất hạnh đó về phía mình chứ không muốn con mình cùng chịu. Trước tình cảnh đó, ngài Mục Kiền Liên mới xót xa về mẹ. Mẹ đứng trước cái chết do chính mình tạo ra ấy thế mà vẫn hoài vọng, mong mỏi con hãy chạy đi để được thoát chết. Ngay giờ phút ấy, Ngài ăn năn hối hận thì quá muộn, cái chết đã diễn ra! Từ đó đến những kiếp về sau, khi ngài Mục Kiền Liên có mặt, ngài luôn luôn phát nguyện làm người con hiếu thảo. Dựa vào yếu tố đó, biến cố trong tiền kiếp nào đó mà bản kinh đại thừa về sau, đặc biệt kinh Vu Lan đã vẽ ra một ngài Mục Kiền Liên đầy lòng hiếu thảo là quan trọng nhất chứ không phải thần thông và nhờ lòng hiếu thảo đó, thần thông trở thành một công cụ nhưng vẫn không vượt ngoài sức mạnh lôi kéo của nghiệp lực. Nghĩa là, ai tạo ra hệ quả xấu thì người ấy phải chấp nhận hậu quả, không thể để người khác thay thế, gánh chịu hộ, phải tự tháo gỡ, chuyển hóa bằng chính cái tâm của người đã tạo.
Triết lý của kinh Vu Lan, ngoài giá trị lòng hiếu thảo, còn là mối quan hệ rất thiêng liêng, dù có thể nó ra đời rất muộn, không có mặt trong truyền thống kinh đại thừa, nhất là trong truyền thống Nam tông nhưng nó vẫn là cái cần phải truyền thừa.
Thiết lập mối quan hệ giữa người tại gia và xuất gia
Thứ nhất, mối quan hệ giữa người xuất gia và người tại gia được thiết lập. Truyền thống kinh Vu Lan đã thiết lập mối quan hệ đó ở mức độ, người xuất gia đặt hết tâm lực, sức lực của mình vào sự tu tập để chuyển hóa nghiệp lực, nhờ sự đầu tư đó người xuất gia trở thành rường cột, điểm tựa của tâm linh, cái mà người tại gia với vai trò, thời gian giới hạn, trách nhiệm gia đình nặng nề không cho phép làm được. Bên cạnh chuyện học hỏi cung kính, người tại gia có chức năng hỗ trợ người xuất gia về vật chất, điều đức Phật từng nói, đây là con đường giao lưu, một bên cung ứng tinh thần và tâm linh, một bên hỗ trợ vật chất, hai bên cùng đạt được giá trị lợi lạc như nhau. Có nghĩa, hai bên đều hưởng cùng giá trị, không bên nào nghiêng về một phía, vì nếu đặt nặng về vật chất thì cuộc đời sẽ dẫn đến bế tắc, nặng về tinh thần và tâm linh mà không có vật chất thì tinh thần và tâm linh không thể nào trưởng thành được.
Đức Phật tạo ra nhịp cầu quan hệ rất thân mật để hỗ trợ lẫn nhau, mỗi người có một vai trò, nền tảng trong kinh Vu Lan đã thiết lập được chất liệu đó. Vì vậy, chúng ta tiếp tục duy trì nền tảng đó để đừng đẩy các thầy vào thế phải tự lập kinh tế. Dĩ nhiên, họ phải dấn thân như các nhà sư Nhật Bản, có thể làm kinh tế giỏi hơn người tại gia, vì kinh tế đó không phục vụ gia đình. Họ có thể làm lớn, nhưng khi đầu tư thời gian quá nhiều vào kinh tế, rõ ràng chất liệu tâm linh bị giảm xuống. Người nào đặt nặng quá về bê-tông cốt thép thì tâm hướng về đạo đức, hoằng pháp bị giảm sút như sự tất yếu bù trừ. Do đó, tạo điều kiện cho Tăng-Ni phát triển tâm linh còn mình phát huy về kinh tế, hai bên phối hợp lẫn nhau thì mối quan hệ đối tác đó là mối quan hệ lý tưởng mà đức Phật đã dạy trong kinh điển cách đây nhiều thế kỷ.
Bài học hiếu thảo
Bài học thứ hai, thấy được trong kinh Vu Lan, lòng hiếu thảo có giá trị rất lớn, cha mẹ được đức Phật quan niệm như hai đấng Phạm Thiên, hai vị Phật trong cuộc đời. Thế mà hiếu thảo và thần thông vẫn không thể tháo gỡ được những nghiệp xấu đã gieo trồng. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật nói, một nghiệp xấu đã gieo dù có trốn trên núi cao, lặn dưới biển sâu hay chui xuống lòng đất như địa đạo Củ Chi chẳng hạn thì nó vẫn xuất hiện. Nghĩa là, ai đã tạo nghiệp thì người đó phải chấp nhận. Như vậy, sự hỗ trợ của cộng đồng với tư cách: “Đức chúng như hải” là sự hỗ trợ giao hưởng tâm linh. Khi nhiều người, các thành phần của những người này đều là những con người hoàn thiện về đạo đức, tâm linh, thành tựu được đạo quả thì rõ ràng, vùng từ trường về lòng từ bi, tuệ giác rất lớn nên chức năng ảnh hưởng và lây lan tâm lý dẫn đến hành động trong cuộc sống đối với người tại gia là chuyện có thể thiết lập được. Việc cúng dường mười phương Tăng, đặc biệt những vị A-la-hán, không phải yếu tố quan trọng khiến mẹ ngài Mục Kiền Liên giảm và chuyển được nghiệp ngạ quỷ mà chính sự giao thoa tâm linh đó đã kích thích, tác động đến bà để bà tự chuyển đổi nghiệp bỏn xẻn.
Ví dụ, nhìn bát cơm một tay bưng ăn, một tay che đậy không muốn người khác cùng chia sẻ, tâm hạnh tùy hỷ bị giết chết bởi góc độ bỏn xẻn. Ngược lại, sự giao thoa tâm linh nhường cơm sẻ áo, cúng dường trai Tăng làm bà ý thức được, tại sao lại có những con người bỏ tiền mua những sở hữu tài sản để tạo phước lực, an vui cho cuộc đời thì mình lại rút những cái người ta quan niệm như đờm giãi, ói mửa. Sự giao thoa tâm linh đó đã làm cho bà chuyển hoá được nghiệp bỏn xẻn ngạ quỷ. Tiếp đến, người bỏn xẻn nào cũng có những tâm niệm nuối tiếc, theo tâm lý học của thuyết tái sinh nhà Phật thì nuối tiếc là một trong những mãnh lực rất lớn giữ người ta trong lực hút luân hồi, nếu chặt đứt được sự nuối tiếc ấy thì bấy giờ có được lực ly tâm chứ không phải lực hướng tâm. Lực ly tâm này làm người ta không còn bị “lên voi xuống chó” trong hạnh phúc và khổ đau, không còn những biến loạn do quá trình sự sống thuận, nghịch. Lúc đó, trạng thái tâm lý bình ổn, nhẹ nhàng và rất an lạc! Như vậy, thông qua cách thức đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên, thiết lập đạo tràng, nơi mà mọi người hướng về cùng một mục đích, tiêu chí an lạc và hạnh phúc cho mọi người thì chắc chắn sự cộng hưởng giao thoa tâm linh đó sẽ chuyển hóa được rất nhiều nỗi khổ, niềm đau trở thành hạnh phúc, địa ngục thành “cực lạc thanh lương”. Đó là những gì chúng ta có thể làm được thông qua sự kiện cụ thể bản kinh Vu Lan đề cập.
Chuyển hóa tự lập
Bài học thứ ba, con đường chuyển hóa, con đường tự lập có thể đúc kết từ bản kinh Vu Lan này. Ở đây, không hề hiện diện thần thông của một vị Bồ tát hay vị Phật bất kỳ đóng vai trò chuyển hóa mẹ ngài Mục Kiền Liên từ thế giới ngạ quỷ trở thành thế giới chư Thiên, mà tự bà tạo lực đẩy cho chính mình bằng cách chuyển hóa tâm thức mà thôi. Tăng chúng, phước lực, phước báu chỉ đóng vai trò chất xúc tác tạo lực đẩy theo cách thế mong muốn chứ đừng nghĩ tha lực của chư Phật tạo ra được hệ quả giúp bà siêu sinh thoát hóa. Hiểu vậy, vô tình quá xem thường lòng từ bi của chư Phật và Bồ tát, có nghĩa, ở chỗ nào có sự van xin, lạy lục, cầu khẩn, thiết lập đàn tràng thì sự linh ứng có mặt còn những nơi nào không đủ điều kiện làm điều đó về phương diện kinh tế thì chẳng lẽ vĩnh viễn không bao giờ có những giá trị lợi ích hạnh phúc hay sao. Rõ ràng không, ở đây, đức Phật muốn nói cách thức chuyển nghiệp, cái có thể vận dụng và hỗ trợ bằng những lực tương trợ lẫn nhau.
Một người A cùng làm có thể tạo ra ảnh hưởng lây lan cho người B và tiếp tục tạo ảnh hưởng lây lan người C. Cứ vậy, mồi những ngọn đuốc công đức thứ nhất, thứ mười cho đến thứ một trăm, do đó, hạt giống công đức sẽ phủ trùm mà quy luật nhân quả thường được diễn ra theo cách thức loại trừ lẫn nhau giữa các hạt giống tốt và xấu, phiền não và thanh tịnh, sinh tử và Niết bàn theo cách lực nào mạnh hơn sẽ tác động và làm lực kia được chuyển hóa. Vì vậy, về đời sống tâm linh, cộng đồng Tăng-Ni với sự hộ trì của mười phương Tăng đã tạo giao hưởng tác động lên và chuyển hóa được đời sống nội tâm của một người xem như tội lỗi, người này chính là mẹ của ngài Mục Kiền Liên. Như vậy, thần thông vẫn chịu thua trước nghiệp lực, chỉ có những tấm lòng của con người với nhau mới tháo gỡ được những bế tắc mà thôi. Nếu lúc đó phân định ai lỗi ai phải và có quan niệm, bà Thanh Đề gieo nghiệp xấu nên phải chịu hậu quả với sự trừng phạt, tù tội của địa ngục cao cấp mới giúp bà chuyển hóa thì rất sai lầm.
Nhà Phật dạy, sự chuyển hóa bắt nguồn từ con đường giáo dục chứ không phải con đường trừng phạt. Sự trừng phạt có thể giúp người kia không có cơ hội gieo hạt giống xấu trong tương lai, tổn thất xấu đối với cộng đồng được xem như tạm lánh mặt. Thực tế, hạt giống xấu này vẫn nằm sâu trong đó, khi nào gặp xúc tác xấu thì nó có mặt dưới dạng thức tinh vi, bành trướng hơn và cuối cùng nạn nhân vẫn là nạn nhân, khổ đau vẫn hoàn khổ đau. Trừng phạt bằng tù tội, trù dập, trù dập từ đời cha đến đời con, đời cháu, đời chắt, thậm chí đến những thế hệ không hề liên can cũng gán ghép vào tội theo kiểu chế độ quân chủ tru di tam tộc, hoặc theo tư tưởng trong giới hạn lịch sử của nhiều triều đại vua chúa Việt Nam đã làm, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Rõ ràng sự trù dập đó không phản ánh được bản chất quy luật nhân quả, cuối cùng, cái con người cần có vẫn không đạt được trong cuộc đời.
Chuyển hóa tâm thức
Nhà Phật dạy, thay vì trừng phạt tù tội, tốt nhất nên chuyển hóa tâm thức cho họ, đừng trừng phạt mà hãy chuyển hóa. Chuyển hóa bàn tay từng ăn cắp thành bàn tay bố thí và chia sẻ, từ tấm lòng bỏn xẻn thành tấm lòng từ bi, từ cái tâm sân hận thành tâm hoà hợp, đoàn kết thương yêu. Như vậy, đạo Phật không dạy chặt bỏ mà chỉ dạy chuyển đổi thôi, sự chuyển này nằm trong công tác của tâm. Khi tâm được chuyển thì mọi thứ trong cuộc đời chuyển theo. Con đường chuyển nghiệp chính là con đường thay đổi vận mệnh và chính là nền tảng của sự an vui và hạnh phúc, nên giáo dục được nhà Phật ca ngợi như thần thông phép mầu.
Trong kinh điển Pàli, đức Phật thường gọi, thần thông giáo hóa. Nghĩa là, biến con đường hoằng pháp, giáo dục, cải tạo tâm lý xấu thành mầu nhiệm cho cuộc đời. Trong cuộc sống, có thể cảm nhận được điều đó, chỉ cần làm một việc lành thì ngay lập tức trở thành người tốt chứ không cần phải đợi đến đời kiếp sau. Vì thế, nhà Phật thường có thái độ dứt khoát, không sử dụng thần thông như cách thức gây ấn tượng, tạo sự chú ý của người khác khiến họ từ bỏ tôn giáo của họ để theo đạo Phật. Đạo Phật cũng không bao giờ sử dụng thần thông mê hoặc quần chúng để có thêm nhiều tín đồ, sự hỗ trợ “nhất hô bá ứng” mà chỉ sử dụng thần thông trong tình huống ngoại lệ, thay đổi cuộc đời bằng sự chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Trong hai tình huống này, đức Phật cho phép.
Nếu áp dụng lời kinh, vận dụng được chính pháp vào đời sống đạo đức để chuyển hoá cuộc đời thì ngay sự chuyển hoá đó đức Phật nói, đang thực hiện được điều thần bí và giá trị thần bí đó mới quan trọng. Dù sao đi nữa, chúng ta vẫn thừa nhận giá trị văn hoá về “uống nước nhớ nguồn”, tình cảm thiêng liêng giữa con cái với cha mẹ, đạo lý hiếu thảo, sợi dây thiết lập giữa vật chất và tâm linh, giá trị của sự chuyển hóa thay vì trừng phạt. Tất cả nhữnh giá trị đó không bao giờ chấm dứt, dù biết rằng kinh Vu Lan do các tổ Trung Hoa tạo ra. Nó mang dáng dấp và âm hưởng, dữ liệu và đời sống trên nền tảng Trung Hoa nhưng con đường truyền bá nền văn hóa này vẫn được tiếp tục bởi nó mang lại lợi lạc cho số đông mà chúng ta là một trong những đối tượng rất quan trọng.
CSMN: Xin cảm ơn thầy! Con có một câu hỏi xoay sang vấn đề khác. Ở Mỹ, có giáo sư tiến sĩ P.D Santina, học giả Phật giáo rất tiếng tăm đã viết nhiều sách. Năm 1978 ông viết về Trung luận của ngài Long Thọ, năm 1986 ông viết Triết Đông và Tây, năm 1987 viết một bộ sách có tên Tây Ngộ. Bộ sách này nói rất nhiều về giáo lý đạo Phật. Ông là giáo sư được giảng dạy ở Mỹ, Singapore, Ấn Độ. Có thời gian ông đi thăm nhiều nước ở Á Đông, sau khi về thì ông có nhận xét: Người âu Mỹ đến với đạo Phật là đến với những cái tinh tuý của đạo Phật, thấy đạo Phật rất hợp với khoa học và trên tinh thần tự do, bình đẳng nhưng khi ông sang Đông Nam Á thì thấy, đạo Phật đang già đi và có nhiều tính chất mê tín trong đó. Thưa thầy, đó là điều làm con xúc động. Con nghĩ, Việt Nam mình có nằm trong tình trạng như thế không? Thầy nghĩ sao về nhận xét của giáo sư, học giả ở Mỹ về Phật giáo?
TNT: Giáo sư Santina là người tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường đại học Newdheli, cuốn sách Bồ tát Long Thọ xuất bản năm 1978 là luận án tiến sĩ của ông. Vai trò của ông trong vấn đề giới thiệu đạo Phật rất khoa học, phù hợp với lý trí là một trong những con đường rất quan trọng, không thể thiếu đối với các nhà hoằng pháp tại Hoa Kỳ và nói chung ở phương Tây. Lời nhận xét của ông quả thật chính xác bởi nền văn hóa phương Tây từng trải qua kinh nghiệm việc cường điệu hóa quá mức vai trò của tha lực thông qua niềm tin. Niềm tin và tha lực này có mối liên hệ mật thiết với các học thuyết quan trọng về cội tổ tông, sự cứu rỗi của Thượng đế nhưng cuối cùng, những lời hứa hẹn đó vẫn không thể thấy trong cuộc sống thực tế của con người.
Ví dụ, đứng trước nỗi khổ niềm đau của nhân loại tạo bởi thiên tai lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, mất mùa, bệnh tật, chết chóc… chỉ thấy con người với tính cách những con người biết tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong biến thái nguy khốn của cuộc sống chứ thực tế chẳng thấy Thượng đế hay Thần linh nào cả. Thậm chí, những người cuồng tín hơn còn cho rằng, do cầu nguyện Thượng đế nên ngài sai những người thánh thiện ấy đến phục vụ loài người, rõ ràng đang thần tượng những cái thực tế cuộc sống không hề có.
Vai trò của đấng cứu rỗi
Dựa vào kinh thánh Cựu ước và Tân ước, sự ra đời lần thứ hai - ngày phán quyết cuối cùng của đức Chúa được đánh dấu bằng những giai đoạn động đất đến khi xuất hiện nạn hồng thuỷ nên có nhiều nơi động đất, đặc biệt bên Ấn Độ có nạn động đất ở Punjarab cách đây mấy năm, một số Linh mục cực đoan ghi những câu, Chúa Giêsu đang đến với cuộc đời của chúng ta, hãy tin vào Chúa để được cứu rỗi. Như vậy, nếu sự ra đời hay xuất hiện lần thứ hai của Chúa lại mang đến nỗi khổ niềm đau như thế, tại sao phải tin theo Chúa, Thần linh? Vì thế, trong kinh điển nhà Phật thường dạy một câu, đặc biệt câu đức Phật nói về vai trò của Phạm Thiên, nếu thực sự có Phạm Thiên trong cuộc đời thì Như Lai Thế Tôn sẽ liệt Phạm Thiên vào hàng bất công, vì đã tạo ra một thế gian hư hỏng.
Câu nói rất hay, khiến nhận thức về Thượng đế, vai trò của tha lực đảo lộn, sụp đổ. Tin vào điều đó thì sẽ có ý thức trách nhiệm về đời sống của mình, ý thức này làm cho con người phải phát minh ra những loại máy móc biết được thời tiết, khí hậu, mùa màng, phát hiện ra những trận động đất, sóng thần, thiên tai lũ lụt để ngăn chặn trước khi chúng xảy ra. Làm vậy mới khắc phục được những nỗi khổ niềm đau một cách tối đa. Dĩ nhiên, những công cụ khoa học đó chỉ là phương tiện hỗ trợ chứ không phải giải pháp tối ưu, giải pháp cuối cùng vẫn là giải pháp chuyển hoá đời sống nội tâm.
Ảnh hưởng của phong tục tập quán
Trở lại vấn đề Phật giáo châu Á, nơi thường được các nhà Phật học ví như loại dây tầm gửi bám trên thân thể cây bồ đề. Cây bồ đề là giá trị của đạo Phật, có sức sống, tàng bóng che mát với tuổi thọ mấy trăm năm. Thế mà khi dây tầm gửi hoạt động thì những tác dụng của cây bồ đề bị ảnh hưởng đến độ người ta không muốn thừa nhận cây bồ đề đó là cây bồ đề nữa, người ta muốn chặt bỏ vì phong tục tập quán bản địa. Đạo Phật có học thuyết “Tuỳ Duyên Bất Biến”, rất tiếc, khi ảnh hưởng của nền văn hóa bản địa thì có được chất liệu tuỳ duyên nhưng lại bị biến theo. Ví dụ, ở Trung Hoa có hai nền văn hóa rất lớn là Khổng giáo, Lão giáo phối hợp với đạo Phật trở thành nền văn hóa Tam Giáo Đồng Nguyên. Dĩ nhiên, Tam giáo đồng nguyên là học thuyết “Đối thoại liên tôn” trong tư thế mang tính cách hoà hợp rất hay nhưng làm giảm giá trị của đạo Phật rất nhiều. Các nhà Phật học có khuynh hướng đối thoại liên tôn và dấn thân như một thành phần của liên tôn, nhưng cũng nên ý thức vấn đề đó, vì bản thân đức Phật cho thấy rõ, không bao giờ Ngài chà đạp các tôn giáo khác.
Tuy vậy, nếu có người thỉnh Ngài nói về giá trị của các tôn giáo khác có mặt lúc bấy giờ, Ngài cũng nói rất rõ, ai đi theo Makali (người chủ trương không nhân không quả) người đó bị bế tắc, nỗi khổ niềm đau sẽ có mặt với họ từ đời này sang kiếp khác. Nói vậy không có nghĩa đức Phật phê phán các tôn giáo khác mà Ngài muốn cất lên tiếng nói chân lý, không tin nhân quả, không có luân hồi thì người ta thiếu trách nhiệm đạo đức. Một khi thiếu trách nhiệm đạo đức thì nỗi khổ niềm đau xuất hiện, bởi con người thấy những kết cục giống nhau tội gì phải làm việc lành. Vai trò của liên tôn, đối thoại tôn giáo không nằm ở thế muốn người ta có thiện cảm với mình nên phải hạ đạo Phật xuống ngang với các tôn giáo khác, không cần làm điều đó vì đạo Phật có ngũ thừa, phần nhân thừa và thiên thừa đã phủ trùm lên các tôn giáo khác rồi.
Ví dụ, tu theo đạo Lão hoặc Thiên chúa giáo thì thuộc về Thiên thừa, tu theo đạo Khổng và một phần của Cơ Đốc giáo cách tân thì thuộc về nhân thừa, tức trở thành người tốt, tích cực và giàu có về kinh tế, làm việc phước báu với giá trị được sinh về cảnh giới của chư thiên hoặc nếu làm người thì được ấm no, hạnh phúc, thuận lợi là hết. Ngoài giá trị thiên thừa và nhân thừa giữ vai trò nền tảng quan trọng nhất, nhà Phật còn dạy những đạo lý siêu nhân bản là đạo lý thánh và giải thoát theo con đường Thanh văn, Bồ tát, Phật, giá trị không thể tìm thấy ở bất kỳ tôn giáo nào.
Theo tuệ giác đức Phật, một hành giả chưa chuyển hoá được năng lực tính dục trở thành năng lượng của tuệ giác, năng lượng ích kỷ thành năng lượng vô ngã vị tha, năng lượng tham, sân, si thành năng lượng tâm linh thì vẫn xem là phàm phu tục tử, dẫu được phong thánh, tặng tước vị hay ca tụng cỡ nào cũng vẫn là người bị đối chọi và chịu trách nhiệm trực tiếp với nỗi khổ niềm đau. Theo nhà Phật, con đường của sự chuyển hóa là con đường dấn thân đặt trên nền tảng tuệ giác, được vậy thì sẽ khiến đạo Phật khác với các tôn giáo khác. Khi đạo Phật du nhập và mang dáng dấp nền văn hóa Trung Hoa, những phong tục tập quán sai lầm của người Trung Hoa đã bám víu lên bề mặt cây bồ đề của đạo Phật. Vì thế, nhiều người không nhìn thấy được đạo Phật với vai trò tâm linh, dưỡng chất tinh thần quan trọng, thậm chí còn phê bình đạo Phật yếm thế, ích kỷ, dành cho những người già như vừa trao đổi.
Tương tự, khi đạo Phật du nhập vào nền tảng văn hóa Việt Nam vốn ảnh hưởng nền văn hóa Tam giáo đồng nguyên thì cũng hấp thu một lần nữa cộng với nền văn hoá bản địa mê tín dị đoan. Nên, chúng ta cần phải làm mới đạo Phật ở chỗ, đừng chặt cây bồ đề, chỉ chặt những dây tầm gửi bám lên đó thì mới có vai trò đóng góp cho cuộc đời và xã hội rất nhiều.
Phật giáo ở phương Tây
Phương Tây là thế giới khoa học đã bị hãm và ảnh hưởng rất lớn của nền văn hóa Cơ đốc giáo thông qua mọi lĩnh vực như chính trị, giáo dục, kinh tế… bây giờ, họ khai phóng tách rời tôn giáo ra khỏi hệ thống chính trị. Nhờ đó, tạo bước nhảy vọt trong thế giới hiện tại về khoa học kỹ thuật cao và vượt xa mấy chục lần thế hệ cha ông cách đây nhiều thế kỷ. Nền tảng khai phóng này cho phép họ nhìn nhận, đánh giá một vấn đề rất khách quan. Một khi nhìn nhận khách quan sẽ tiếp nhận được tuệ giác mà đức Phật đã nói trong kinh, điều ở các tôn giáo khác không thể có và sánh bằng được. Từ đó, họ đến với đạo Phật thông qua con đường của lý trí, thiền quán, dĩ nhiên không loại trừ con đường thần bí của Mật tông Tây Tạng.
Khi họ tiếp xúc một đạo Phật gốc từng có mặt tại Ấn Độ như một cái nôi đã sinh ra và đạo Phật truyền thừa qua các nước Nam tông ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Lào, Cam- puchia hay những nước Phật giáo Bắc tông như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam thì họ hoàn toàn giật mình vì thấy hình thái không khác mấy so với hình thái họ gặp trong tôn giáo bản địa của châu á. Đó là điều đáng tiếc!
Chúng tôi tin, tương lai đạo Phật phương Tây sẽ trở thành đạo Phật gốc. Đạo Phật này có phương pháp khoa học để hoằng truyền, có tổ chức vững chãi để phát huy, có cách thức nghiêm túc để hành trì, có những sự dấn thân rất tích cực hơn đạo Phật tồn tại quá nhiều dây mơ rễ má của nền văn hóa châu Á. Gắn liền với phong tục tập quán, đạo Phật khó có thể phát triển. Tùy duyên là điều hay nhưng tuỳ duyên làm mất gốc và biến những dây mơ rễ má thành chân lý. Cái không phải của đạo Phật được truyền tụng, phổ biến, tán dương còn chân lý thuộc về đạo Phật khi nói tới cảm thấy xa lạ nên có khuyến tấn cách nào cũng không có tác dụng tích cực như phương Tây tiếp cận với đạo Phật.
Chúng tôi mong trong tương lai, đạo Phật ở Hoa Kỳ và phương Tây nói chung, là đạo Phật của thiền quán, tự lực, dấn thân, đạo đức học, tâm lý học, đạo học, và của xã hội. Lúc đó sẽ mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho cộng đồng hải ngoại và không còn quá lệ thuộc vào tha lực nữa, vì điều đó trong nền văn hóa phương Tây quá dư thừa, đến độ không tin nữa, vì họ đã từng mơ ước nhưng không bao giờ trở thành hiện thực.
Vận dụng tiềm năng bản địa
Như vậy, nếu cứ tiếp tục du nhập Phật giáo theo bước chân cách đây mấy ngàn năm, điều họ đã từng làm và lìa bỏ thì rõ ràng trở thành rất lạc hậu. Theo chúng tôi, nhập cảng nguyên xi nền Phật học châu Á vào phương Tây là một sai lầm. Do đó, có thể vay mượn hình ảnh ẩn dụ, ngụ ngôn “Tùng địa dõng xuất” trong kinh Pháp Hoarất có chiều sâu ở chỗ, khi các vị Bồ tát ở các hành tinh khác thấy được sự kiện hy hữu, đức Phật Thích Ca có mặt trong cõi đời ác thế:
Tuổi mạng ngắn ngủi, tâm tính can trường, sức khỏe ít, hoàn cảnh điều kiện không thuận lợi, thế giới rất giòn bở thế mà Ngài vẫn tu tập thành công đạo giác ngộ, giải thoát rồi bằng con đường của tự lực nên các vị đến tán dương công đức và đảnh lễ để gieo duyên với Ngài.
Các vị Bồ tát đã phát nguyện: Bạch đức Thế Tôn! Nếu ngài không chê, chúng con sẽ hỗ trợ ngài bằng cách tán dương đạo lý tiềm năng tuệ giác giác ngộ, hỗ trợ cho những hành giả truyền bá đạo lý đó, làm cho đạo tràng của đạo lý tiềm năng Phật tính có mặt khắp mọi nơi, mọi chốn và chúng con tin chắc sẽ thành công. Lúc bấy giờ, đức Phật không nhận ngay thiện chí đó, Ngài đưa ra cách rất hay. Ngài nói, ở trong thế giới của chúng tôi dù chưa có những vị Bồ tát đầy đủ kinh nghiệm như chư vị nhưng các vị ấy vẫn có khả năng làm được những công việc đó. Nếu là những con người xiển dương Phật pháp làm Phật sự thông qua bản ngã mà nghe vậy, không quán tưởng thì dễ dàng cho đó là gáo nước lạnh tạt vào thiện chí của mình.
Rơi vào trường hợp đó, chắc chắn con người sẽ bỏ đức Thế Tôn, từ giã ngôi chùa, con đường truyền thống tâm linh. Ngược lại, các vị Bồ tát này muốn xiển dương chính pháp nên nghe đức Phật truyền bá đạo lý mới, đạo lý trong thế giới Ta bà có những con người làm được như vậy. Thế Tôn vừa dứt lời, từ dưới đất vụt hiện các vị Bồ tát làm những công việc đó rất thành công. Câu chuyện muốn ám chỉ, hãy vận dụng bản tính tiềm năng bản địa, nó chính là mảnh đất tâm. Chỉ cần chuyển tâm thôi thì mọi khả năng có thể xuất hiện. Tiếp đến, sẽ hiểu rộng và sâu xa hơn. Chẳng hạn, quan hệ đối tác giữa quốc gia này với quốc gia khác, vấn đề nhận viện trợ của quốc gia đàn anh theo cách thức liên minh về chính trị và kinh tế thì rõ ràng phải chịu nhiều sự lệ thuộc vì phải làm những việc liên minh đó yêu cầu, đảng phái đó đặt ra. Nếu không phục vụ được giá trị lợi ích, nhất là lợi ích ý thức hệ chính trị của liên minh đó thì bị loại trừ. Sự nương tựa vào tha lực bất kỳ cũng kéo theo sự lệ thuộc và phải làm những điều không muốn.
Đức Phật dạy, hãy tự lực bản thân, tận dụng tiềm năng vốn có. Đào tạo ra tiềm năng mới mất nhiều thời gian hơn tiềm năng bên ngoài. Dĩ nhiên, như thế an nhàn hơn nhưng khi đào sâu được tiềm năng rồi thì con đường hành đạo, hành trì và phát triển Phật giáo trong phạm vi của mình tốt hơn nhiều so với vay mượn từ bên ngoài. Tương tự vậy, đạo Phật ở phương Tây phải được nuôi nấng bởi các dưỡng chất văn hóa, phong tục tập quán phương Tây. Không thể nhập cảng nguyên xi nền Phật học Tịnh Độ châu Á vào mảnh đất phương Tây, nơi tinh thần tự lực rất cao. Nền tảng văn hóa Phật học của Tịnh Độ về tha lực vẫn có với hình thức hệ thống an sinh xã hội, tương thân tương trợ, từ thiện… nhưng hầu như những cư dân của Hoa Kỳ và phương Tây vẫn thích tự mình tạo ra bát cơm manh áo, hạnh phúc từ chính bàn tay, sức lực, tuệ giác của mình. Chúng tôi tin chắc, phải nhập cảng nền Phật học khi chưa có những dây mơ rễ má bám vào cây bồ đề mới có thể đáp ứng được sự khao khát của người phương Tây, điều họ không thể tìm được trong nền văn hoá bản địa, chỉ bằng cách ấy đạo Phật phương Tây mới trưởng thành. Những nhà truyền giáo châu Á chỉ gieo hạt giống thôi, hạt giống lúc đầu có thể èo uột nhưng về sau sẽ được sinh sôi nảy nở trong cộng đồng phương Tây.
Tìm về đạo Phật nguyên chất
Tương tự, cần phải trở về nguồn, gạt bỏ hết những ảnh hưởng của phong tục, tập quán, những ảnh hưởng đạo Phật ở châu Á. Lúc đó, người dân châu Á, bao gồm người Việt Nam, mới có cơ hội tiếp nhận được một đạo Phật nguyên chất. Dĩ nhiên, đạo Phật nguyên chất phải là đạo Phật của tự lực, của tình thương, còn lòng từ bi của chư Phật và Bồ tát chỉ hỗ trợ thứ yếu chứ không quan trọng. Tha lực này đóng vai trò tối đa 3%, còn lại 97% nằm ở sự nỗ lực của từng người. Được vậy, đạo Phật của chúng ta mới phát triển nhanh, mạnh, nếu không chỉ nổi lên như một phong trào, dù có ảnh hưởng lớn đến mức nào thì cũng chỉ đáp ứng cho cách thức sở thích và lối quen sống nương tựa vào tha lực nhiều chứ không hơn. Ví dụ, mình có mặc cảm là người tỵ nạn, dẫu tỵ nạn chính trị hay kinh tế, quan niệm vậy rõ ràng không thể phát huy được bản tính tiềm năng lớn mạnh vốn có của bản thân được.
Nếu cứ nghĩ mình là người tỵ nạn ở một quốc gia văn minh, một thế giới phát triển, nơi chỉ phù hợp với những con người có khả năng phát triển về tiềm năng, trí tuệ, sự phấn đấu thì đâu có cơm ăn áo mặc, nhà cao cửa rộng đang ở hiện nay. Phật dạy, phải từ bỏ mặc cảm tự ty bằng các ngôn từ nhồi sọ, chúng tôi tỵ nạn, nghĩ vậy không thể phát huy hết tiềm năng. Phải bỏ hết những ảnh hưởng văn hóa sang một bên, bấy giờ đạo Phật trở thành nguồn dưỡng chất quan trọng như không khí để thở, áo mặc, cơm ăn. Có vậy, đạo Phật đó mới toàn diện, có sức ảnh hưởng và thu hút rất lớn đối với mọi tầng lớp dẫu bình dân hay trí thức, nam hay nữ, già hay trẻ.
CSMN: Thưa thầy, con có cách nhìn, đạo Phật đến với Âu Mỹ và hiện giờ đang bành trướng ở đây. Thể hiện ở giai cấp cư sĩ, người dân nhiều hơn các tu sĩ. Người ta nghĩ, cuối thế kỷ XXI đầu thế kỷ XXII, đạo Phật ở Âu Mỹ sẽ có hình thái mới hoàn toàn và trở lại truyền bá cho phương Đông, cải biến đạo Phật phương Đông. Thầy nghĩ thế nào?
TNT: Về học thuyết tái sinh và luân hồi, chúng tôi tin điều đó có thể trở thành sự thật chứ không chỉ mơ ước, vì nơi nào tổ chức có phương pháp thì nơi đó rất gần với đạo Phật và phát triển rất mạnh. Phương Tây là mảnh đất phì nhiêu để đạo Phật của khoa học, lý trí, tuệ giác, tự lực, giới trẻ, tình thương, vô ngã và vị tha phát triển mạnh mẽ hơn châu Á. Đạo Phật châu Á vốn đặt nặng bởi những phân bón mê tín, dưỡng chất phong tục tập quán đi ngược hoàn toàn hạt giống tuệ giác mà đức Phật đã gieo. Trong tương lai, thông qua các trường đại học, phương Tây không chỉ là nơi có kiến thức Phật học mà nó có thể trở thành trung tâm đào tạo kinh nghiệm tâm linh rất lớn, chúng tôi tin chắc như vậy. Lúc đó, người châu Á phải sang đây du học về sự tu tập chứ không phải du học kiến thức. Du học như vậy mới tháo gỡ dây mơ rễ má trên cây bồ đề, chặt đứt những dây tầm gửi một cách mạnh dạn, khi ấy đạo Phật mới thật sự có giá trị và mang lại lợi ích cho mảnh đất châu Á. Đó là lý do tại sao thấy đạo Phật có mặt và xuất phát từ Ấn Độ nhưng không đủ sức làm cho dân tộc này được lợi ích vì phong tục, tập quán, mê tín dị đoan của Ấn Độ giáo ảnh hưởng khiến đạo Phật không có chỗ phát triển, phương Tây là mảnh đất màu mỡ đi ngược lại khuynh hướng đó.
CSMN: Con có câu hỏi cuối cùng mang tính chất riêng tư giữa con và thầy. Con có trong tay cuốn Kinh Tụng Hàng Ngày của thầy xuất bản. Theo con biết, cuốn kinh này thầy đã xuất bản lần thứ tư. Số lượng xuất bản lần đầu là 3.000 cuốn, lần thứ hai 6.000 cuốn, lần thứ ba 700 cuốn, lần thứ tư 3.000 cuốn, tổng số hơn 10.000 cuốn. Con thấy thầy như một Tăng sĩ trẻ và có tinh thần cách tân, xây dựng để biên soạn Kinh Tụng Hàng Ngày này. Cuốn kinh gồm một bài kệ và 48 bài kinh, trong 48 bài kinh có rất nhiều bài của Hòa thượng Nhất Hạnh, Minh Châu, Trí Tịnh. Vấn đề con muốn hỏi có ba điều. Thứ nhất, ý của thầy thế nào khi biên soạn quyển kinh này? Thứ hai, vì sao cuốn kinh hay thế mà đến lúc này chưa được phổ biến rộng rãi? Thứ ba, sau này thầy có dự định viết cuốn thứ hai hay có bổ sung, sửa đổi gì trong đó không?
TNT: Chân thành cảm ơn cư sĩ có tấm lòng ưu ái đề cập đến cuốn Kinh Tụng Hàng Ngày do chúng tôi biên soạn cách đây 13 năm, vào năm 1992 và xuất bản lần đầu tiên năm 1994.
Kinh tụng cho người tại gia và xuất gia
Xin trả lời ý thứ ba trước. Nếu quý vị để ý vào trang cuối cùng của Kinh Tụng Hàng Ngày có bài viết về một bộ kinh thánh Phật giáo. Trong đó, đề cập đến ao ước tiếp tục biên tập bộ kinh thánh gồm hai tập, tập một là Kinh thánh Nam tông, tập hai là Kinh thánh Đại thừa để giới thiệu các bản kinh rất đa dạng của đức Phật từ các phương diện Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Bồ tát thừa và Phật thừa để giúp mọi người có được thực phẩm tâm linh và dễ dàng tiếp xúc hàng ngày mà không cảm thấy nhàm chán, nó có thể thay thế nghi thức tụng niệm hàng ngày. Trong các chùa, hàng ngày chỉ tụng kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà nên đạo Phật bị hiểu nhầm là đạo chỉ dành cho người già, người bệnh và người sắp chết chứ không phải giới trẻ. Bộ kinh thánh Nam tông và Bắc tông đã được suy tư. Mấy năm gần đây, chúng tôi có ý thay đổi khuynh hướng, không tạo ra hai bộ kinh thánh Nam tông và Bắc tông nữa mà đổi thành kinh thánh cho người xuất gia và tại gia.
Kinh thánh cho người xuất gia tập hợp những bài kinh đức Phật nói về giá trị đạo đức tâm linh của người tu, cách thức hóa giải nghiệp chướng, dấn thân tu học và tinh thần hòa hợp với những người đồng phạm hạnh hoặc những nghệ thuật, kinh nghiệm truyền bá trong mùa an cư kiết hạ giúp chư Tăng dấn thân hiệu quả hơn. Như vậy, người xuất gia dù Nam tông hay Bắc tông vẫn thấy có nhu cầu ôn lại những gì đức Phật đã đề cập trong kinh. Đôi lúc, nếu không có những quyển kinh tập hợp như vậy người ta có thể quên rất nhiều điều quan trọng, và dĩ nhiên tổn thất thuộc về phía họ. Bản kinh thánh tại gia dành cho cư sĩ bắt đầu với những phương pháp làm thế nào để gây dựng hạnh phúc gia đình, thiết lập đời sống an vui, có được tình yêu trong sáng, hôn nhân bền vững và giới trẻ tích cực dấn thân vào cộng đồng, kinh tế, chính trị, xã hội… bên cạnh đó vẫn có con đường của sự chuyển hóa, cũng phải thọ trì, đọc tụng, hành trì thiền quán để phóng thích những nỗi khổ niềm đau của bản thân. Như vậy, chúng tôi phân định ra hai loại kinh thánh rõ ràng. Một cho người tu và một cho người tại gia để họ thấy được, ngoài nghi thức tụng niệm đã tiếp xúc ở chùa còn có gia tài rất phong phú vô giá mà đức Phật đã để lại trong kinh điển.
Điều rất tiếc, do sự truyền thừa của các tông phái theo người Trung Hoa, đặt nặng về khuynh hướng Tịnh Độ khiến người Việt Nam đánh mất cơ hội, không thấy được giá trị rất lớn mà đức Phật đã cống hiến cho cuộc đời, ngoại trừ một số người có tinh thần nghiên cứu, học hỏi thì tiếp xúc được. Hai bộ kinh này chưa biết khi nào mới xong. Hiện tại đang làm và kỳ này chúng tôi tự dịch để văn phong của các thuật ngữ được thống nhất. Lựa chọn thế mới đảm bảo được tính nhất quán từ đầu đến cuối và hy vọng có tác dụng đối với người đọc cao hơn.
Tiếp nhận tác phẩm khách quan
Trở lại hai câu hỏi đầu, tại sao chúng tôi lại có nhiệt huyết đối với bản kinh mà nó có số lượng ấn bản quá ít, trên 10.000 bản so với 80 triệu cộng đồng người Việt Nam là Phật tử. Chuyện đó thực sự khó lý giải. Thứ nhất, vì không có xăng dầu tiếp liệu nên động cơ không chạy xa được. Thứ hai, chúng tôi là những người còn trẻ, thói quen của người Việt Nam nghĩ, phải là vị đạo cao đức trọng thì tác phẩm mới được đọc tụng và thọ trì rộng rãi ở các chùa. Có lẽ, khi chúng tôi qua đời rồi thì những bản kinh này mới có thể được đón nhận một cách khách quan, và ở góc độ đó thật rất uổng, vì những bài kinh này không phải do chúng tôi viết mà của Phật nói, các bậc cao Tăng trong thời hiện đại dịch. Chúng tôi chỉ làm công việc lượm lặt, biên tập và đặt ra cấu trúc giúp người đọc tụng đón nhận tuần tự theo thứ lớp để hiểu đạo Phật bao quát chứ không phải chỉ hiểu thông qua pháp môn Tịnh Độ hay Thiền và những cái còn lại không được biết đến.
Ảnh hưởng của tuổi tác, vai trò, vị trí một vị xuất gia đối với tác phẩm đưa ra trong cuộc đời là điều không thể phủ nhận nên hy vọng trong tương lai, khi chiều dài thời gian như một thước đo giá trị được thiết lập thì bấy giờ số lượng người tiếp nhận sẽ nhiều hơn, họ không còn đặt vấn đề người biên tập là già hay trẻ, Tăng hay Ni, xuất gia hay tại gia, nam hay nữ, Phật tử hay không Phật tử mà tiếp nhận một cách rất khách quan với giá trị mang lại cho người đọc là gì. Chúng tôi mong mọi người tiếp cận các tác phẩm Phật học bằng cách thức đó. Tiếp cận vậy sẽ loại trừ được chủ nghĩa thần tượng các cá nhân với danh nghĩa quá lớn. Tất cả những gì người đó nói đều tin theo 100%, là đi sai tinh thần tuệ giác, tôn chỉ của đức Phật đã nêu trong 10 tiêu chí đức tin chân chính để bỏ chủ nghĩa thần tượng cá nhân và học được bất cứ lời hay lẽ phải từ mọi người.
Hạnh nguyện Bồ tát của Thiện Tài đồng tử đã làm trongkinh Hoa Nghiêm, ngài đã tham vấn với trên 50 vị khác nhau. Nghĩa là, thông qua sự tham vấn đó có thể rút tỉa những tinh hoa tâm linh, kinh nghiệm trên phương diện tu tập để dấn thân hiệu quả, mang lại hạnh phúc nhiều hơn trong hiện tại và tương lai, không những cho bản thân mà cả cộng đồng xã hội. Cách thức tiếp cận chánh pháp với các tông phái trong đạo Phật, một pháp môn hay một ngôi chùa cũng phải tiếp cận trên hệ giá trị hơn là thông qua con đường của cảm xúc giữa cá nhân với đối tượng. Quan hệ cảm xúc có thể tạo ra rắc rối về sau, đó là điều đức Phật dạy nên tránh. Luôn tiện, tôi xin gửi lời đề nghị tiếp cận kinh điển Phật hay các tác phẩm của các tác giả Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử phải tiếp nhận với nhãn quan tuệ giác. Có nghĩa, dựa vào góc độ tư duy và đặt nó trên bình diện của sự thể nghiệm qua hành trì mà đem lại giá trị lợi lạc thì làm, còn tác giả là ai, thân phận, quá khứ như thế nào không cần bận tâm, vì làm như vậy sẽ mất lợi lạc. Do đó, đức Phật khuyên, lấy đạo đức, chính pháp làm thầy là vậy, vì con đường tuệ giác mới là con đường chuyển hoá chứ không phải người này giúp người kia chuyển hoá.
Phát triển một đạo Phật nhập thế
Trường hợp lý do tại sao chúng tôi bố cục 49 bài kinh mà không phải 48 hay 50… vì chúng tôi muốn lấy biểu tượng con số 49 tượng trưng cho cấp số nhân của con số 7, biểu tượng này nói lên sự trọn vẹn, đầy đủ về giá trị của sự chuyển hóa. Chúng tôi tin, chỉ mấy mươi bài kinh đó thôi, người thọ trì đọc tụng với thái độ khách quan, không thành kiến thì sẽ thấy một đạo Phật rất trẻ, rất nhập thế và tích cực, đụng chạm tới nỗi khổ niềm đau của cuộc đời, đến gần những thân phận hẩm hiu bất hạnh của xã hội. Tịnh Độ gần gũi, đụng chạm đến những điều đó không phải để chúng được gia tăng mà là cơ hội chuyển hoá cuộc đời. Tịnh Độ ra đời không phải để kiếm tín đồ mà chỉ giúp cuộc đời thăng hoa. Mục đích tôn giáo dựa trên góc độ đạo Phật là phục vụ quần chúng chứ không phải quần chúng phục vụ tôn giáo. Quần chúng cũng không nên phục vụ thượng đế và thần linh. Thần linh và thượng đế nếu có thì phải phục vụ con người, nếu không còn chức năng đó nữa thì không việc gì phải lệ thuộc vào các ngài. Cho nên, đức Phật dạy, sự ra đời của các vị Bồ tát là dấn thân một cách không mệt mỏi, đến tận lúc còn một người chưa được giác ngộ giải thoát thì vẫn dấn thân, bất cứ ở cộng đồng nào còn một người chưa được chuyển hóa thì các Ngài vẫn tiếp tục thực hành hạnh nguyện của mình.
Tiến trình của đạo Phật là tiến trình của sự dấn thân, những bài kinh đó dạy rất nhiều cách thức để góp phần vào công cuộc dấn thân chung. Trong nghi thức tụng hàng ngày có thể tạo ra định lực rất cao, quy trình thuyên chuyển và sự an tịnh thân, khẩu, ý rất lớn. Đó là điều không thể phủ định. Nó có thể tạo ra cách quán tưởng về lòng từ bi đối với các loài động vật và ngạ quỷ. Tạo ra ý thức tôn kính “uống nước nhớ nguồn” và tôn kính Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Tạo ra quy trình phục vụ dấn thân cho đời này để sau khi chết được sinh về thế giới an lành. Tất cả những giá trị đó không thể phủ định được.
Bên cạnh đó, nên gieo trồng các giá trị khác mà đức Phật đã thuyết suốt 49 năm. Nếu nghi thức tụng niệm chỉ chừng đó và đủ thì đức Phật đâu nhọc công đến 49 năm với hàng ngàn bài pháp mà có những bài Ngài phải nói đi nói lại nhiều lần. Sở dĩ vậy là do căn tính của con người cần phải tưới tẩm trong biển pháp nhiều lần mới có thể lột xác phàm được, còn chừng đó nghi thức chỉ hỗ trợ chứ chưa đủ sức. Bởi vậy, bên cạnh nghi thức tụng niệm gồm 49 bài kinh với trình tự sắp đặt đều có dụng ý, sau này có thêm kinh thánh cho người xuất gia và tại gia, về sau tiếp có các kinh khác nữa thì chúng tôi tin chắc chỉ là những bản kinh căn bản và cần thiết chứ chưa phải đủ. Muốn đủ thì đòi hỏi mọi hành giả phải tự lội vào biển pháp mênh mông để thu thập giá trị tâm linh mà đức Phật đã để lại rất phong phú, lúc đó nỗi khổ niềm đau mới được chuyển hoá trọn vẹn và tuyệt đối.
CSMN: Riêng phần con sau khi đọc cuốn kinh này thấy có nói lên con đường nhập thế, hội nhập vào cuộc sống của đạo Phật đồng thời cũng nêu lên tinh thần giáo lý giác ngộ của hành giả khi tiếp cận đạo Phật.