Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

QUAN ĐIỂM VỀ THIỀN

 “Tham thiền là tự “làm trống rỗng” tâm thức mình, chứ ta không thể tự cưỡng bách là  trống rỗng tâm thức mình bằng cách thực hành một phương pháp, theo một trường phái hay hệ thống.”

Trên đây là quan điểm của Krishnamurti về Thiền.Nói đến đây, trong các trường phái tu Thiền của Phật giáo, chia làm hai nhóm: “nhiếp tâm và xã tâm”. Phần lớn, hết 90% là phương pháp giúp hành giả trụ tâm. “Giới sanh định, định sanh Huệ”tiêu chuẩn Giới-Định Huệ là trợ thủ để hành giả khép mình vào khuôn khổ. Kính hội tụ gom ánh sáng mặt trời đốt cháy vật bên dưới, cũng thế, Giới là chiếc kính hội tụ để nhiếp tâm đưa đến định sanh tuệ giác.

Vipassana là:

  • Phương pháp diệt trừ đau khổ.
  • Phương cách thanh lọc tâm để giúp ta đối phó với những căng thẳng và khó khăn của cuộc sống một cách bình tĩnh, quân bình.
  • Một nghệ thuật sống mà ta có thể sử dụng để đóng góp tích cực cho xã hội.

Đây là kinh nghiệm của những thiền giả đã áp dụng thông qua : thân-thọ-tâm-pháp. Không riêng Vipassana, còn nhiều pháp hành cũng giúp thiền giả thanh lọc tâm thức vượt qua mọi cảm thọ.Thế gian pháp tức Phật pháp với điều kiện hành giả đã trang bị cho mình một ý thức vô thường, khổ vô ngã, có thế mới không bị lạc dẫn bởi tà tâm vọng tưởng.

Pháp xã tâm là một thiền pháp ít được phổ biến.Khi hành giả đối trước mọi ngoại cảnh, không khởi tâm nhận xét, phán đoán, phân biệt; thiền giả hành trì pháp xã tâm không bao giờ quan tâm phê phán kẻ khác, luôn tự xét lỗi mình. Đức Lục Tổ đã dạy” không nhìn lỗi người, hãy xét lỗi mình”. Không quan tâm ngoại vật không có nghĩa vô tâm, vô thức.Người cởi ngựa xem hoa là người không trụ tâm vào bất cứ cảnh vật nào, không bị vướng mắc vào một nơi chốn. Tâm thanh thản nhưng không bị vọng tưởng lôi kéo theo tưởng tri; trụ mà không có điểm để trụ.

Pháp xã tâm là pháp không bị vướng mắc vào một khuôn khổ.

Không chỉ là các tu sĩ, ngay cả cư sĩ tại gia biết vượt qua mọi cảm thọ lo âu sợ sệt, phiền não…khi chuyên tâm hành trì một “pháp”. Những thiền pháp của Phật giáo không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, giai cấp, trình độ…vì chính nó không phải là một tôn giáo, một tín điều của tôn giáo, một quy luật của tổ chức xã hội; mục đích giúp chúng ta có sự an lạc, hướng thiện trên con đương đưa đến giải thoát; trước khi giải thoát khỏi luân hồi sanh tử thì đã giải thoát ngay mọi ràng buộc do tâm bị vướng mắc vào một khuôn khổ . Phải chăng, đây là quan điểm thiền của Krishnamurti -

“Tham thiền là tự “làm trống rỗng” tâm thức mình, chứ ta không thể tự cưỡng bách làm trống rỗng tâm thức mình bằng cách thực hành một phương pháp, theo một trường phái hay hệ thống.”

Cuộc sống chúng ta thường theo nếp kinh nghiệm học hỏi trong thực tại, xây dựng trên nền tảng quá khứ mà chủng tử đã huân tập từ vô lượng kiếp. Để thoát khỏi những hạt giống tiềm ẩn khổ đau, lo âu đó, một pháp hành tạm tạo một khuôn khổ giả định như chiếc gậy, tạm nương đến khi đôi chân vững bước, chiếc gậy không còn giá trị. Qua sông còn vướng bận tàu bè thì không thể nói đến giải thoát. Tâm chúng ta vốn bồi đắp bởi những hạt giống tử sanh,muốn bước lên bờ giải thoát mà không cần những định chế giả tạm, mấy ai đủ bản lãnh như một Krishnamurti?

Hành trì không phải mục đích truy cầu một thể nghiệm của hiện tượng tâm linh; đương nhiên trên quá trình tiến tu đều phải trãi qua nhiều biến tướng của tâm thức. Tùy mức độ tu tập mà trí tuệ phát sinh, tánh tình thay đổi; truy cầu những thể nghiệm khác nào bị hấp lực ma túy làm sao nói đến mục đich giải thoát!

Người hành trì giải thoát thì không để vướng bận vào nghi lễ tôn giáo, vào âm thanh sắc tướng; Kinh Kim Cang dạy: “nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, bởi vì :”nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyển bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Mãn nguyện sung sướng vào nghi lễ qua âm thinh sắc tướng là tự đánh lừa mình giữa khổ đau tục lụy, mong cầu một đấng mà tin rằng đủ khả năng ban phúc giáng họa trong khi bản chất tự thân chiêu cảm nghiệp sát, hoang dâm,tạo khổ đau cho sinh loại.Chính cuống tín như thế nên nhiều tín ngưỡng sát hại vô số sinhvật để hiến dâng, giết người để làm đẹp lòng đấng thờ phượng. Vô số nghiệp chướng đã tạo thành cộng nghiệp nên nhân loại đã trả giá quá đắc vì cộng nghiệp ác chướng.Krishnamurti gọi những dức tin và sự hành trì như thế là dạng “loạn thần”

Thiền giả hành trì không có một thần tượng trong tâm thức, không có một Thần lực ngự trị trong niềm tin; tuyệt nhiên “tịch lặng” mà không cần truy cầu tìm kiếm mời gọi.Sự tịch lặng đã tiềm ẩn tuệ giác trong tương lai, là tự do tuyệt đối của một bản thể, không còn bị ràng buộc bởi giới điều, mà không hề vi phạm bất cứ giới điều nào làm nhân tố thánh thiện.

MINH MẪN                                                                                                             01/6/2021

 

 


Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

THUẬN VÀ NGHỊCH

 

Thuận và nghịch là  hai thể trạng đối lập; trong cuộc sống luôn luôn có hai mặt đối lập: tốt- xấu, trắng-đen, sạch- bẩn, thương-ghét, vui-buồn…

Trong một nhận thức nào đó, xem đối lập là quy luật tiến hóa.Ví dụ triết học Mac-Lê bảo: “trong một hợp thể luôn có hai mặt đối lập lẫn nhau, giải quyết mâu thuẩn này thì mâu thuẩn khác phát sanh”. Như vậy luôn có mâu thuẩn thì luôn có giải quyết, luôn giải quyết thì trạng thái mới phát sanh; theo duy vật chủ nghĩa cần phải đấu tranh, do vậy trong cuộc sống luôn xung động, tranh đấu.

Một người bình thường, luôn thích thuận trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc, không ai thích gặp nghịch cảnh. Người hiểu đạo thì thuận hay nghịch, phải tùy duyên ứng phó. Thuận hay nghịch, suôn sẻ hay chướng ngại do ngoại cảnh tác động vào nhận thức của mỗi người. Có thể thuận với người này lại nghịch với người khác. Số 9 bên này lại là số 6 bên kia; Cũng có người biến nguy thành an.Có những Bồ tát nghịch hạnh, luôn hành sử nghịch đời để khuyến giáo mọi người, xem việc thuận nghịch đều là công hạnh, không có gì phải bận tâm.Đó là một khía cạnh tạo an lạc cho cuộc sống.

Một hành giả hành trì hạnh quán chiếu, luôn đưa thể trạng thuận và nghịch thành đề mục tìm thực chất của việc đối đãi. Trong  luận Trung Quán nói: “Chư Pháp vô tự tính / cố vô hữu hữu tướng / Thuyết hữu thị sự cố / Thị sự hữu tất nhiên” có nghĩa các hiện tượng bản chất không có tự tính, nên không thực có tướng, cho nên nói  các pháp là có tướng thật, là chẳng đúng. Nhờ quán chiếu như thế, tương thích với Pháp cú kinh – “tâm dẫn đầu các pháp” hay Duy thức gọi là: “Nhất thiết duy tâm tạo”.

Hành giả nắm được yếu tố cơ bản đó, nhiếp tâm theo dõi dòng lưu chuyển của tâm mà Duy Thức gọi là “Hữu chủng chủng tướng chuyển. Hằng chuyển như bộc lưu” vì  “Do giả thuyết ngã pháp”, cứ nghĩ rằng các hiện tượng đều thực có nên mới có  chướng ngại và thuận duyên, đến quả vị A La Hán mới chấm dứt mọi vọng tưởng điên đảo. Tuy nhiên, một hành giả lão thông quán xét, thâm nhập vào pháp giới tánh một cách nhuần nhuyễn, dưới mắt hành giả, mọi cảnh vật như cuộn phim mà tâm không hề giao động phán xét.Sống trong đời như người “thỏng tay vào chợ”, không bị thuận nghich chi phối; tâm luôn hoan hỷ vô tư lự, tâm hồn thư thái nhẹ nhàng, luôn có óc hài hước dí dỏm, an lạc.

Trên gương mặt người tu không thể hiện được nét từ bi, lòng hoan hỷ, ra vẻ nghiêm nghị hay chau mày, cau có, đi đứng, hành động vụt chạc nói lên mức độ an định của tâm.

Như thế, tính nhị nguyên vốn là hiện tướng của tâm thức; thế gian khổ đau, phiền muộn, hối hả, buồn vui…do không nắm vững nguyên lý từ tâm sanh, không chuyển hóa tính tương duyên, thể hiện ra bên ngoài mà cổ nhân bảo: “tướng tự tâm sinh”.

Người Phật tử không đấu tranh theo kiểu thế gian, vì “giải quyết mâu thuẩn này thì mâu thuẩn khác phát sanh”suốt đời bị ngoại cảnh chi phối, cả cuộc sống đấu tranh không ngừng nghỉ để được gì, nếu không chuốc thêm phiền não?

Có người sẽ nghĩ như thế là thụ động, xã hội không phát triển, quên rằng chúng ta không trốn chạy hoàn cảnh, trực diện với mọi việc nhưng không bị “thuận-nghịch” chi phối, ngược lại hành giả chi phối lại thuận duyên, nghịch cảnh để “thỏng tay vào chợ”, nhập pháp giới mà không còn thấy pháp giới nào để nhập, thì làm gì bị chi phối phiền não khổ đau! Làm gì trốn chạy, vô cảm đối với nhân sinh xã hội.

MINH MẪN                                                                                                           22/5/2021


Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

ĐẠI CHÚNG HÓA PHẬT ĐẢN Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Huế là trung tâm 90% Phật giáo, năm nào cũng đồng loạt tổ chức có quy củ từ khuôn hội trở lên vào mùa Đản sinh của Đức Phật. Hiện nay, tuy không còn 90% như xưa, nhưng tinh thần tín đồ trong mùa Phật đản cũng được duy trì theo truyền thống. Tình hình dịch bệnh hiện nay trên toàn cầu, ảnh hưởng mọi mặt trong cuộc sống, đe dọa sinh mệnh hàng ngày, đã làm con người giữ khoản cách với nhau, thậm chí e ngại nhau khi gặp gỡ. Theo thông báo của Trung ương Giáo hội, mùa Phật đản vừa rồi cũng như năm nay trong nước, đã hạn chế lượng người tụ tập, đây là lý do chính đáng bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và cho chính mỗi cá nhân chúng ta.Thế nhưng, để không khí mùa đản sinh không kém phần sinh động, những năm gần đây, nhà nhà con Phật đều tự nguyện làm lễ đài, cờ giăng đèn rọi, nhưng thiếu đồng bộ. Để giữ tinh thần mùa Đản sinh luôn sinh động, Giáo hội cần có kế hoạch hướng dẫn tín đồ không những thiết kế lễ đài trang nghiêm ít tốn kém nhất, không đánh mất nhuệ khí mỗi dịp Đản sinh về, nhất là thời Covid hiện nay, ngoài thiết kế lễ đài, mỗi nhà nên chọn thời gian thích hợp mời nhau đến làm lễ tắm Phật với nhau tại gia đình của nhau; Không những duy trì được truyền thống tín ngưỡng, còn thắt chặt tình đồng đạo, tạo hưng phấn trong cộng đồng Phật tử, mà vẫn hạn chế dược lượng người tham dự. Rất ít nơi một tư gia mà có lễ đài không thua quận huyện, lại là vùng xa nghèo, Cư M'gar đã xuất hiện tại tư gia họ Phạm, có tín đồ và chư Tăng về tham dự. Đây là gương sáng cho Phật tử trong và ngoài nước noi theo.Hình thức sáng tạo này cần nhân rộng, như thế khỏi phải tụ tập đông đảo mà tinh thần mùa Phật đản trong mùa Covid vẫn không hề chướng ngại nhau. Kinh chức nhau một mùa an lạc đầy tình thương của người con Phật. MINH MẪN 19/5/2021 (MỒNG 8 THÁNG 4 NĂM TÂN SỬU)

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Huế là trung tâm  90% Phật giáo, năm nào cũng đồng loạt tổ chức có quy củ từ khuôn hội trở lên vào mùa Đản sinh của Đức Phật. Hiện nay, tuy không còn 90% như xưa, nhưng tinh thần tín đồ trong mùa Phật đản cũng được duy trì theo truyền thống.

Tình hình dịch bệnh hiện nay trên toàn cầu, ảnh hưởng mọi mặt trong cuộc sống, đe dọa sinh mệnh hàng ngày, đã làm con người giữ khoản cách với nhau, thậm chí e ngại nhau khi gặp gỡ.

Theo thông báo của Trung ương Giáo hội, mùa Phật đản vừa rồi cũng như năm nay trong nước, đã hạn chế lượng người tụ tập, đây là lý do chính đáng bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và cho chính mỗi cá nhân chúng ta.Thế nhưng, để không khí mùa đản sinh không kém phần sinh động, những năm gần đây, nhà nhà con Phật đều tự nguyện làm lễ đài, cờ giăng đèn rọi, nhưng  thiếu đồng bộ.

Để giữ tinh thần mùa Đản sinh  luôn sinh động, Giáo hội cần có kế hoạch hướng dẫn tín đồ không những thiết kế lễ đài trang nghiêm ít tốn kém nhất, không đánh mất nhuệ khí mỗi dịp Đản sinh về, nhất là thời Covid hiện nay, ngoài thiết kế lễ đài, mỗi nhà nên chọn thời gian thích hợp mời nhau đến làm lễ tắm Phật với nhau tại gia đình của nhau; Không những duy trì được truyền thống tín ngưỡng, còn thắt chặt tình đồng đạo, tạo hưng phấn trong cộng đồng Phật tử, mà vẫn hạn chế dược lượng người tham dự.

Rất ít nơi một tư gia mà có lễ đài không thua quận huyện, lại là vùng xa nghèo, Cư M'gar đã xuất hiện tại tư gia họ Phạm, có tín đồ và chư Tăng về tham dự. Đây là gương sáng cho Phật tử trong và ngoài nước noi theo.Hình thức sáng tạo này cần nhân rộng, như thế khỏi phải tụ tập đông đảo mà tinh thần mùa Phật đản trong mùa Covid vẫn không hề chướng ngại nhau.

Kinh chức nhau một mùa an lạc đầy tình thương của người con Phật.

MINH MẪN                                                                                                                        19/5/2021                           (MỒNG 8 THÁNG 4 NĂM TÂN SỬU)

 

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

ẤM MA VÀ THIỀN ĐỊNH

 Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.

Bất cứ pháp môn nào lúc hành trì miên mật luôn gặp ngũ ấm khởi hiện quấy rối.Nhẹ nhất là ngứa ngáy khó chịu,muốn tìm mọi cớ , mọi việc để ngưng hành trì; thích lăng xăng đi đứng…vượt qua những động thái đó là lúc nhập định, tâm lắng đọng là lúc nghiệp thức phát khởi, chủng tử nào nặng nhất thì hạt giống đó luôn xuất hiện;nghiệp dục nặng thì hiện tướng dục biến dạng nhiều cảnh trạng cám dỗ. Sân hận nhiều thì ác tướng kích hoạt phiền não nổi lên;tham danh thì chướng ma tôn vinh hành giả, gắn kết hành giả với sứ mạng cao cả. Tham lợi thì tiền của vật chất là mồi ngon hiến tặng để hành giả say đắm; mọi thứ tham đắm đều cám dỗ hành giả say mê.50 ấm ma là biểu tượng chung cho vô số chướng duyên trên con đường hành trì chuyên sâu vào tâm linh giải thoát.

Trong trạng thái thiền định là thế, nếu hành giả bất động trước những ấm ma cám dỗ, tiến bộ tâm linh sẽ khai phát. Tiến bộ sơ đẵng dễ nhận thấy là cảm nhận những gì sắp xảy ra gần; giao tiếp biết được trình độ khả năng, thiện hoặc bất thiện của đối tượng, đôi khi nắm bắt được ý tưởng của đối phương; cảm nhận được việc lành dữ sắp xảy đến…cứ miên mật hành trì, chắc chắn sẽ có kết quả hoặc nhiều hoặc ít tùy theo mức độ tâm định.

Ngược lại, người đi trên lộ trình giải thoát nhưng không chuyên sâu hành trì, đời sống chìm vào nghiệp thức hiển lộ qua cách sống thường nhật, tự mãn điều kiện vật chất sống sung túc, háo danh, lăng xăng vào chuyện thế tục, ngóng chuyện thế sự, tâm hướng bên ngoài nhiều hơn nhìn vào mình qua thân khẩu ý, nhìn vào diễn tiến tâm thức; do thế cứ huân tập thêm nhiều ác nghiệp, tiêu giảm các thiện nghiệp, tâm khó lắng yên.

Cuộc sống ai cũng gặp thuận cảnh hoặc chướng duyên tùy lúc. Càng gặp thuận cảnh hay chướng duyên, người tu cần cảnh giác tránh lọt sâu vào biến tướng của nghiệp thức, bị lạc dẫn bởi ấm ma sanh kiêu mạng hoặc sanh cảm thống. Cuộc sống đôi lúc gặp trục trặc trắc trở, thì con đường hướng nội cũng không khác. Tu tập đôi khi biếng nhác trễ nải, lắm khi ngưng trệ muốn xét lại con đường đang hành trì, sanh ngờ vực pháp môn đang tu tập…Đó là những chướng duyên thường gặp, phải kiên trì vượt qua, có chí ắt thành công.

Đây không phải chuyên đề về công năng tu tập, nên không đi sâu vào từng trạng thái của ấm ma làm cản trở việc tu tập. Khái quát hiện tượng tâm thức gọi là ấm ma lạc dẫn hành giả, mục đich cảnh giác người con Phật đi vào con đường thiện nghiệp hoặc giải thoát trong từng giai đoạn.

Cẩn chí

MINH MẪN                                                                                                             12/5/2021

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

AI CHUYỂN HÓA AI ?

 Trong gia đình,cha mẹ cố giáo dục con cái trở thành người tốt trong xã hội. Bạn bè muốn thay đổi tánh hư tật xấu của nhau; một tổ chức xã hội muốn thành viên hoàn thành tốt theo tiêu chuẩn của tổ chức…

Chuyển hóa là một sự biến đổi trạng thể.Cơ thể con người do thiếu chất, cần chuyển hóa để bù đắp đem lại sự cân bằng, gọi là hội chứng chuyển hóa,hay trao đổi chất; ví dụ tình trạng béo bụng,rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…

Trong xã hội từ những bất cập chậm tiến, được cải đổi cho thông thoáng, gọn nhẹ…đó là cuộc chuyển hóa mềm. Đôi khi dùng bạo lực áp đảo tập thể, xã hội chuyển hóa theo phương hướng mới, gọi là chuyển hóa bạo lực.

Cho dù dùng bạo lực để áp dảo, hay giáo dục để chuyển hóa, cũng chỉ giới hạn trong một lãnh thổ, một tập thể, một cá nhân; chưa một học thuyết, một chủ nghĩa toàn triệt nào có thể chuyển hóa toàn bộ, đồng nhất nhân loại từ kinh tế, chính trị, vận hành, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo…Thế nhưng, cộng nghiệp là một âm lực vô hình có thể chuyển hóa hữu hình một cách kinh hoàng không ai có thể cưỡng lại.

Giáo dục là loại hình chuyển hóa; tu tập của Tôn giáo là một cách chuyển hóa, nhưng đó chỉ có giới hạn trong một lãnh vực, một không gian và lượng số đối tượng nhất định. Trái lại, đại dịch thế kỷ đã đảo lộn toàn bộ cuộc sống nhân loại toàn cầu. Kinh tế suy giảm, sức khỏe bị đe dọa,tập quán phải thay đổi (đám tiệc, ma chay, sinh hoạt tôn giáo giới hạn )…

Khoa học chạy theo đuôi dịch bệnh nên không thể giải quyết dứt điểm; một công trình được xem là thành quả đối trị thì chẳng mấy chốc trở thành lỗi thời,vì dịch tính đã biến thể, có khi nguy hiểm vì chạy đua cách đối trị mà không có thời gian kiểm nghiệm, không thích ứng với mọi thể trạng, đưa đến phản ứng ngoài mong muốn.Cách giải quyết bệnh trạng và hiện tượng đưa đến bệnh lý chỉ là giải pháp đối phó nhất thời khó triệt tiêu tận gốc. Xa xưa chưa có ung thư, đột quỵ, tim mạch, béo phì, gout và vô số bệnh trạng lạ, khoa học càng phát triển mà được xem là thành tựu chính là nguyên nhân phát sinh hiệu ứng sinh học của cơ thể nhân loại ngày nay.Khoa học vật lý là bộ môn tìm hiểu và giải quyết hiện tượng, đó chỉ là cái ngọn; khoa học không biết được nguyên nhân sâu xa đưa nhân loại đến thảm cảnh ngày nay mà con người không dám gần nhau, không dám bắt tay nhau,bịt mồm lẫn nhau, nghi ngại che chắn lẫn nhau, thân nhân không thể tiển đưa người quá cố mang dịch bệnh; cách ăn uống hưởng thụ, sinh hoạt cũng phải xem lại và hạn chế vì đối trước thảm cảnh không thể dự đoán.Trong phạm vi nhỏ của Phật giáo Nam Tông trong các nước có dịch nặng, truyền thống đi khất, ăn ngày một bữa, chùa không có nhà bếp… bây giờ cũng phải biết cách tự nấu ăn, không còn hình ảnh mỗi sáng thấp thoáng y vàng khắp nẽo phố thị. Trước dịch bệnh bùng phát mạnh tại Campuchia, Thái, Lào, Myanmar các sư được GHPGVN tiếp tế lương thực  và cúng dường mỗi nước 500 triệu đồng VN, một nghĩa cử lá lành đùm lá rách trong Việt Nam cũng đang ra sức chống dịch, chia xẻ là nghĩa cử truyền thống người Việt nói chung và Phật giáo nói riêng.(Như thế dịch bệnh đã thay đổi nếp sinh hoạt tôn giáo)

Chỉ có dịch mới thay đổi toàn bộ cuộc sống của toàn cầu, đó là một hội chúng cộng nghiệp. Cộng nghiệp chỉ giải quyết bằng phước nghiệp; Phước nghiệp là chia xẻ, bố thí,cúng dường, phóng sanh, không sát hại, trãi rộng lòng từ đối với tất cả chủng loại.Đó là cách chuyển hóa nghiệp lực từ gốc rễ; ngoài chuyển hóa tự thân, không ai có thể chuyển hóa ngoài tâm thức. Đừng mong ai chuyển hóa ai, hãy tự chuyển hóa chính mình là cách đối trị mọi nghiệp báo khổ đau.

MINH MẪN                                                                                                          08/5/2021







Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC

Nhạc sĩ kiêm nhà thơ Trần Huệ Hiền mỗi khi đến thăm, luôn thấy chủ nhà, từ phía sau lên với tấm thân trần trụi  đẫm mồ hôi ( nhưng quần cụt vẫn phải mặc); Lúc nào cũng vậy, việc nhà  không ngơi tay, một công việc không tên nhưng luôn là công việc, gọi là việc nhà.

                                                 ***

Từ ngày hiền thê chia tay vĩnh viễn, người phiêu bạt trở thành “ông Từ giữ chùa”. Không con nhỏ con mọn thì cũng có chú cún Mỹ đen, khôn đáo để,mỗi lần gọi đi tắm, không cần nghe chữ tắm, chỉ nghe tiếng đi thế là nhảy lên xe chờ; một em mèo mắt vẫn mở mà đồ ăn đưa trước mặt không thấy, em đi lại trong nhà theo quán tính,một em nữa không dám vào nhà, mãi quẩn quanh phía sau, thỉnh thoảng  leo lên thùng phuy chờ cho ăn, cũng vì tên Mỹ đen rượt đuổi,còn em mun đi hoang từ lúc vừa mở mắt, không biết cha mẹ là ai, em trèo lên giàn sắt phía sau buồn cho số phận mồ côi, nằm khoanh tròn chả thiết rong chơi. Đặc biệt, ba em đều không bao giờ đi đâu nên thoát khỏi kẻ trộm săn bắt. Người nuôi, chân đi không bén gót, thú nuôi lại lười tìm kiếm bạn đời.Một ông rùa ba ký thoát khỏi lò lửa nhà hàng, mua về  cứ nhởn nha sau vườn kiếm ăn, bỏ vào thau nước lại trèo ra chui vô bụi rậm.chúng sống chung rất hòa bình.

Tam loại đồng cư cứ như ngôi nhà hạnh phúc. Nếu hạnh phúc thì chỉ có chúng mỗi khi chờ ăn, riêng chủ nuôi cũng tìm hạnh phúc trong công việc không tên, thời gian dành cho đọc sách hay lên máy tính ít hơn cả việc hành trì..Ngày lại qua ngày, khởi đầu là nhang khói trên bốn ngôi thờ, kết thúc một ngày cũng là khói nhang u uẩn trong ngôi nhà trống vắng âm u.

Phận làm người chỉ có thế sao? Từ ngày bạn đời chưa tới trăm năm nhanh chân vẫy tay từ biệt, cũng là lúc kê vai gánh mọi việc từ lớn đến nhỏ, lắm khi lười nấu cơm, cũng chả khuấy bột, nước lã cũng qua bữa. Ông anh vợ tận bên Mỹ, gửi một trăm đô nhờ duy trì bốn ngày giỗ của cha mẹ anh em trong một năm, có nghĩa mỗi kỳ giỗ chỉ  25 đô thôi.Rồi cuối năm giẫy mã cha mẹ… ôi thôi, trên bảy mươi năm mới biết thế nào là làm rễ, kẻ thừa tự; cậu con trai điện về bảo ba được chuyển giao quyền lực. Tưởng tuổi già sẽ thong dong ai ngờ vẫn long đong, long đong cho con thành tài,long đong pháp lý,giờ long đong gia sự mà mình chỉ là “ông Từ giữ chùa”.

Vừa rồi lê thân đi đến công an xin căn cước công dân bị ách tắt hộ khẩu, nay lại mất hơn một tiếng rưỡi đi tìm chỗ đóng thuế đất nhà, hết cơ quan này đến cơ quan khác lòng vòng trên chục chỗ. Từ ngày  tiếp nhận chuyển giao quyên lực, mới biết thế nào là trách nhiệm một quyền lực được chuyển giao, trong khi chả biết mình  ở vị trí gì trong ngôi nhà thừa kế mà “hữu danh vô vị, hữu vị vô danh” Tiền điện, tiền nước, tiền thuế, tiền gaz, tiền internet, tiên ma chay đám tiệc…mà từ thưở cha sanh mẹ đẻ chưa hề biết.

Ôi, thế gian lắm đa sự, tình đời lắm nhiễu nhương, vội tìm đường về bến giác là vừa, mong bye bye lục đạo trong hiện kiếp.

MINH MẪN                                                                                                             06/5/2021

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

KIẾP LÒNG VÒNG

 Cảm ơn cô Hoài Tố Hạnh,nhà thơ, nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ không biết gì về nhạc lý, đã lên tiếng với một viên chức trong Ban Tôn giáo chính phủ, yêu cầu cứu xét giúp đỡ cho một người của Phật giáo  không hề có một mãnh giấy lận lưng. Ba lần cô ta nhắc nhở mà không sợ người ta phiền lòng; cuối cùng họ cũng phải bộc toạc: - tôi biết rồi, tôi đã nói bên công an mà họ không thực hiện cũng chịu thôi.

Đôi lúc một việc tưởng chừng dễ nhưng lại khó.Muốn chui đầu vào để nhà nước quản lý, thế nhưng, mình vẫn là con bạch tuột, con lươn đồng nhởn nhơ trên ruộng hoang!

Đánh liều, một lần nữa ra công an huyện hỏi xin làm căn cước công dân, họ trả lời, đem hộ khẩu đến/ dạ không có / sao lại không? Lâu nay anh ở đâu?/ dạ Hốc Môn/ ở đó bao lâu rồi? / dạ trên 30 năm từ ngày ra khỏi trại giam/ sao anh không làm hộ khẩu hay tạm trú? / dạ cũng muốn,  nhưng về  địa phương họ không xác nhận vì không biết mình là ai. Năm 1975 đã bị bắt, sau hơn 10 năm giam giữ, bao nhiêu cán bộ địa phương đổi thay, không có gì chứng minh là người từng ở Nhà Bè, do đó họ không xác minh nguồn gốc tại đó / Thế giấy tờ như sổ gia đình, căn cước trước 1975? / dạ không có/ sao lại thế, anh có đùa không? / dạ đùa làm gì khi đến xin được mãnh giấy xác nhận quyền công dân để khi chết còn làm khai tử./ anh qua phòng chứng thư hộ tịch hướng dẫn kê khai./Dạ.

Thêm một bế tắt, biết đâu kiên nhẫn đưa đến vinh quang được làm một công dân nước Cọng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quang vinh muôn năm! Thưa cán bộ, xin hướng dẫn thủ tục để làm hộ khẩu. Một cán  bộ trẻ ăn nói nhã nhặn ngước nhìn người đối diện như kẻ xa lạ từ cảnh giới khác. Anh ở đâu mà giờ xin làm hộ khẩu ?/ dạ tại Thị trấn Hốc Môn / Thế sao cán bộ chúng tôi không hề biết, có gia đình vợ con ? dạ vẫn bình thường như bao gia đình bình thường. /tại sao không khai báo tạm trú để làm hộ khẩu? / dạ không có hộ khẩu sao khai tạm trú được! / anh đã trình bày nguyên nhân cho cán bộ làm căn cước chưa? /dạ trình bày cặn kẽ không thể cặn kẽ hơn./ anh có giấy kết hôn không? / dạ không có hộ khẩu làm gì có giấy kết hôn/ thế anh có giấy tờ gì? Dạ Hộ chiếu / anh cán bộ săm soi, nhìn hình trong hộ chiếu rồi nhìn người như xác minh không phải hộ chiếu giả, lẫm nhẫm – kể cũng lạ, chưa từng thấy ai từ ngày làm cán bộ kiểm kê hộ tịch, không có hộ khẩu sao lại có hộ chiếu.trong hộ chiếu anh đi Mỹ nhiều lần để làm gì? / dạ, một lần tham dự Pháp hội của đức Đạt Lai Lạt Ma do Ban tổ chức mời, một lần qua dự lễ tốt nghiệp của con./ con anh làm gì bên đó? / Dạ kỷ sư không gian.  Đây là trường hợp duy nhất trong số trăm triệu dân tôi chưa từng gặp; người cán bộ chống hai tay ôm mặt nhìn vào hộ chiếu, lẩm nhẩm thế này là thế nào nhỉ! Rồi ngước lên nhìn – nguyên quán anh ở đâu? / dạ nguyên quán Quảng Nam, quảng Nam và Thừa Thiên Huế đều là sinh quán./ Thế là thế nào?/ dạ tôi cũng chả hiểu thế nào./ anh đừng đùa nơi cơ quan làm việc/ dạ đâu dám, thời chiến chống Pháp, cha mẹ sanh ra trong rừng, gửi tôi về Quảng Nam  quê cha và Huế quê mẹ luân phiên nuôi dưỡng, làm sao tôi biết nơi sinh tôi là đâu./ khó thật, rắc rối thế làm sao chúng tôi có cơ sở để giải quyết hộ tịch cho anh. Thôi anh về, làm theo hướng dẫn của tôi, về địa phương cũ xác minh, lên đây xin cấp tạm trú, khai sinh của con có tên anh là cha…

Vâng, thủ tục là thế, không thể vượt khỏi thủ tục như con tằm bị chiếc kén bao bọc. Thủ tục hành chánh là cách quản lý xã hội chặt chẻ đi vào nề nếp, đôi khi trở thành những chướng ngại phát sinh ngoài ý muốn. Cuộc sống bất cứ cái gì cũng có thể xảy ra, nếu khư khư cố chấp là tự làm khó mình; linh động thông thoáng thì mọi việc tiến triển tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn. Sau năm 1996, việc đổi mới đã giúp xã hội càng phát triển, người dân cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nếu 1975 như bây giờ chắc chắn không ai bỏ nước ra đi, ngược lai giờ đây nhiều người muốn trở về quê hương sinh sống, nhất là những bất an thời đại Covid 19. Mọi sự cũng phải thay đổi theo thời gian để thích nghi trình độ dân trí. Các nước tiên tiến không dùng hộ khẩu mà vẫn kiểm soát an ninh xã hội rất tốt. Đất nước ta đang tiến dần đến căn cước gắn chip hủy bỏ hộ khẩu, nhưng người không hộ khẩu để được làm căn cước lại là một ách tắc của “hậu khổ”.

Ngẫm thân phận không hiểu từ đâu sinh ra, cha mẹ có cũng như không, có nhà của cũng là kẻ ở trọ, có vợ con mỗi người mỗi nẽo, con như thế mà cha là người sống ngoài vòng luật pháp,tay cầm bút cứ như người từng ăn học, bạn bè tứ xứ mà vẫn cô đơn, không tiền của mà vẫn ngao du khắp chốn…cuộc đời luôn tồn tại hai mặt tương phản, chưa bao giờ bị buộc ràng mà vẫn tồn tại với cuộc sống đa phương.

Ôi thế gian là chốn tạm vì thế phải tạm chấp nhận những rắc rối của thế gian. Đôi khi tự hỏi như một công án – mình là ai, từ đâu tới, tới để lưu vong như kẻ sống thừa. Không gốc gác mà vẫn mang họ bách Việt.

Nền trời chiều đang vẽ áng mây trôi!

MINH MẪN                                                                                                              05/5/2021

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

LƯU LINH

 




















Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế!

6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cỏi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đich thân sư bê lên ly bột.

Tờ mờ sáng, anh chị đã tụ tập đông đủ, chim rừng ríu rít rộn rã tiễn chuyến đi.Lại cụ “nhông nhông” với bộ râu mép nhúch nhích như con sâu rọm vắt ngang môi trên, nhí nhô nhí nhảnh như trẻ lên ba được bánh; ai cũng ngạc nhiên trước sự xuất hiện của lữ khách đồng bằng không được biết trước.

Rời Daklak hơn 6 giờ 30 sáng 27/4/2021, thẳng tiến miền Trung, trên đường, đoàn ghé lại TX Ngọc Bửu và những TX Khất sĩ mà sư đã đặt “hàng” trước, điểm tâm, giải khát thật thịnh soạn. Chắc chắn sau chuyến đi mọi người đều lên cân. Những điểm giao lưu đã được chuẩn bị quà cáp thật chu đáo; lạ là một vị Bắc tông như TT T. Chánh Tài, một vị hệ phái Khất sĩ như sư Giác Phổ có nhiều điểm chung của nhân cách lãnh đạo. chu đáo từng khâu, tỉ mỉ từng việc, đến đâu quà cáp đến đó. Ưu ái anh em văn nghệ sĩ, dứt khoác những gì phiền phức, năng động điều hành, hy sinh cá nhân, trọng dụng nhân tài…nhưng khác nhau chút xíu, một vị nóng tánh ngầm, một vị bộc lộ hẳn nhưng xong rồi thì đâu vào đó xem như không có gì phải bận tâm.Sư Giác Phổ là một Tăng Khất sĩ ngoại lệ, thường chư Tăng ít giao tiếp xã hội, ít linh hoạt, có lẽ do sư từng du học, từng xuất ngoại nhiều nơi nên phong cách, nhận thức, hành hoạt như một chính khách chuyên nghiệp.Những yếu tố tối cần như thế, công việc pháp sự dễ trôi chảy, chỗ dựa của những anh chị nhiệt tâm với đạo. Các trưởng Ban trị sự có được phẩm chất như trên,Phật giáo sẽ đoàn kết và phát triển không khó.

Tạp chí Vô Ưu do anh Tạ Nam Trân khởi đầu đã chiêu mộ được anh em có khả năng, có tầm vóc,không phân biệt chánh kiến, tuổi tác, sắc tộc; vượt qua nhiều gian khó suốt nhiều chục năm. Anh em tuy lớn tuổi, kinh tế không dễ dàng, thế nhưng chung tay trong những điều kiện như nước xuôi qua ghềnh đá, cũng do nhân cách lãnh dạo khôn khéo, chân tình vì văn hóa để có tiếng nói nổi trội như là tiếng nói chung của Phật giáo năm tỉnh Tây nguyên, Tạ Nam Trân xứng là đàn anh cho những lão tướng thi ca hội tụ.

Tây nguyên là vùng đất mới nuôi dưỡng cư dân miền Trung và miền Bắc, hội tụ nhiều nhân sĩ trí thức Phật giáo, nhất là Daklak. Một Hằng Vang, một Phan Phan Nguyễn là trụ cột lão thành âm nhạc Phật giáo, đàn anh của đoàn thể lam hiền, cho nhiều đàn em tiếp nối về sau.Thơ văn như Dzạ lữ Kiều một loại trầm hương lẻ loi trên vùng đất bazan; chàng nhông nhông Lê sa Đà ngoài bảy mươi cũng ngoi lên như  tai nấm hương vừa nhú trên thân cây già cỗi; một giọng ca như họa mi líu lo trong rừng lạ, sáng tác nhạc như lãng đãng mây trôi, hoa nở muộn cho Vô Ưu thêm sắc; còn một nhân vật đặc thù, tiếp sức cho hơi thở khó khăn như bệnh nân thiếu oxy, mỗi kỳ Vô Ưu ra lò,bán buôn thâm vốn là chuyện đời thường, con nợ trong việc buôn bán cũng là căn bệnh truyên kiếp, Vô Ưu không phải là mặt hàng kinh doanh kiếm lãi, mục đích duy nhất là truyền tải Phật pháp đến với các tín đồ Phật giáo, thế nhưng, một số chùa là điểm tiêu thụ, phân phối tạp chí; của đi thì có mà tiền về hiếm khi; người được mệnh danh thu hồi nợ quả là công việc khó lòng.Thế gian đòi nợ không to tiếng cũng xô xác, nhà chùa thiếu tiền tạp chí, người áo lam kia xử sự sao nhỉ? Năn nỉ, lắng nghe chủ nợ khoe khoan tâm sự mất hàng giờ để rồi ra về taykhông, quá lắm cũng chỉ trừng cặp mắt xoe tròn để nhát ma con nợ. Khổ lắm, ai từng đòi nợ mới biết nỗi lòng Trịnh Dung, một vân động viên trên sân quần vợt, một tiếp thị Bảo hiểm cũng  phải chào thua trước cửa Phật. Mỗi kỳ báo, các lão gia tụ tập nhà anh Trân được chủ gia tiếp đãi chu đáo để chú tâm vào kiểm duyệt bài vở, giờ đây chuyển qua tinh xá Ngọc Quang, sư chủ biên gánh thêm món nợ lo cho anh chị tròn nhiệm vụ.Báo xuất bản, người đòi nợ còng lưng đóng gói đem đi phân phối, trưa Hè cũng như mưa sa, cứ phải vừa chạy vừa ăn trên xe mà ngỡ chừng thong dong  trên Tiên giới.

Ra tờ báo bao công sức vất vả cũng chỉ vì mục đích truyền bá Phật pháp, người cầm tờ báo lắm khi xem qua loa hình ảnh hoặc mục lục rồi vứt bỏ không thương tiếc. Một năm bị đình bản tạo khoản trống giữa núi rừng Tây nguyên, thời may, con tạo đã đặt để TT Giác Phổ cưu mang mạng sống Vô Ưu thật tuyệt vời. Để đáp lại sự hy sinh của các anh chị trong Ban biên tập, TT chủ biên có những chuyến đi quá chu tất làm cho những lão gia biến thành trẻ thơ nhộn nhịp như chưa từng được vui đến thế. Đoàn ra Huế có bốn lão và hai sắc hương, suốt một ngày ra đến Huế, TX Ngọc Cẩm, giao lưu văn nghệ tại chùa Phật Bảo, là điểm dừng chân từng đoạn dài. Hình như chưa hao tán năng lượng,lão nhông nhông sung sức bày trò chơi chữ, lấy MM làm tiêu đề xem ai sử dụng hai chữ đó nhiều nhất có vần MM.

                                                         ***

Ra khỏi hầm, hai bên ruộng lúa lưa thưa như mái đầu bạc tóc; cảnh vật lặng lẻ trời chiều như muốn ngái ngủ, thế nhưng, vừa vào Thành phố Huế, sinh hoạt nhộn nhịp khác thường giữa mùa Covid, khác hẳn nếp sống êm đềm năm xưa, một thời của Huế mộng mơ. Xa quê hương lâu lắm nay về lại, bổng chợt thấy mình lạc lõng cô đơn.

Bao năm xa Huế, luôn nhớ Huế

Về lại quê hương tưởng xứ người

Nhộn đất thần kinh sông lặng tiếng

Trăng lạnh hồn đau kiếp lưu linh.

Rồi Từ Đàm, một thời dậy sóng, lửa bùng lên thắp sáng quê hương; tiếp tục Phật sự qua thế hệ mới, Tăng tài lê gót từ đây, rồi bây giờ lại là điểm bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông của Phật giáo; Tăng, ni ba miền hội tụ như loài cá hiếm vượt biển về nguồn sinh sản. Chỉ có đoàn Tạp chí Vô Ưu là mầm non của Diêm vương trong số hơn bốn trăm học viên còn năng động, ôm tập đến học tập huấn. Rồi đến lúc cũng phải xa Huế, sống cuộc đời lãng đãng phiêu linh.

Lúc về, anh em Vô Ưu mới cấp phép tách đoàn bềnh bồng trên mây giạt trôi về quê vợ.Những dịp hội tụ như thế, chủ yếu tuổi già gặp nhau tếu táo hơn là sống lại tuổi thơ cắp sách đến trường.

MINH MẪN                                                                                                                     02/5/2021