Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

LÀM CHỦ CẢM XÚC VÀ NHỮNG MỐI BẤT HÒA



Thật khó mà đi thẳng vào vấn đề, vì đặt vấn đề đã là sai từ căn bản. Kinh nói: Này Ānanda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ kheo cần phải đoạn tận chúng khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Đây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Đây là tưởng... Đây là hành... Đây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức. Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmiṃmāno) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy.” Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc Hiền Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của Ác ma (kinh Đại Không).

Hiện tượng ngoại biên tác hưởng tâm thức, biến hiện tượng méo mó theo tưởng thức, làm thành quan điểm cá biệt, nhận thức cá biệt biến thành tư tưởng cá biệt, tự nhận thức chân thực trong biên độ nhất quán. Trước ngôn ngữ xuôi thuận, cảm nhận hài hòa, hoan hỷ phát khởi, cũng thế, nghịch nhĩ từ âm lực đối tượng, tạo sóng âm phản ứng, phiền não khởi sanh. “Ở đây, Tỷ kheo cần phải đoạn tận chúng khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt.” Thật vậy, sanh diệt là hiện tượng, bám trụ hiện tượng sanh diệt sẽ là giòng chảy sinh diệt, đoạn tận chúng là đoạn tận sinh diệt. “Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc.”Sắc đã là vậy, thì thanh trần tập khởi do đâu? Phải chăng chúng chỉ là những sóng âm nhất thời truyền tải tác động nhĩ căn, được tưởng thức phân biệt đúng sai, tốt xấu, hay dở…biến thành chủng thức, làm hạt giống cho hàm tàng thức, để rồi:
Sơ biến hành  xúc đẳng
Thứ biệt cảnh vị:dục
Thắng         giải niệm,định,huệ
Sở duyên sự bất đồng .   (duy thức tam thập tụng)
Sắc, thanh hương, vị, xúc… cũng đều phủ lớp vọng tưởng méo mó, tác dụng ngược làm khổ đau cho chính chủ.Vậy tập khởi của sắc là gì?
Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu.       (duy thức)
Chính chủng chủng biến kế sanh nên gọi là duyên sanh, đã là duyên sanh tức không thật. Cảm xúc buồn vui thương giận cũng thế, tưởng thức đánh lừa cảm xúc đưa đến khổ đau. Cái không thật cứ ngỡ là thật, huân tập chủng tử bất toàn, nên gọi là:
Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhất thiết duy thức 
Do nhất thiết chủng thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh 

Vì vậy, Đức Phật dạy: này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy.” Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc Hiền Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của Ác ma (kinh Đại Không).
“đoạn tận ngã mạn” là đoạn tận vọng tưởng, đoạn tận vọng tưởng là đoạn tận mọi duyên sanh, tức làm chủ được cảm xúc, vì cảm xúc là hiện tượng biến động tâm thức, rơi vào nhị biên của mọi hiện tượng. Cái gọi là bản ngã thường tại chỉ là giả danh trong thế giới nhị nguyên, đó chỉ là giả hợp tạo thành ảo giác miên tục.Trong tương quan hỗ tác, sự giao hỗ y như rằng khởi sanh hiện tính nhân quả, hiện tượng nhân quả mang trạng tính vô thường nên gọi là khổ đau.Vì thế, theo tinh thần Phật giáo phát triển (PG Đại thừa) thông qua kinh Kim Cang;

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.

Bồ tát không còn trụ tướng chúng sanh, tướng thọ giả …khi độ tận chúng sanh thì hà cớ chấp thủ cảm xúc bởi tưởng thức.
Thế thì đâu là chân ngã? Đức Phật dạy: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả…
Như vậy quả vị chứng đắc cũng là hư vọng vì còn trụ tướng chứng đắc. Chân ngã là thể tính phi tướng phi tánh, thoát vòng đối đãi nhân quả, vô thường. Tinh thần bất nhị cũng chỉ là giả lập tạm lìa thoát vọng tưởng, vượt khỏi sự xung đột tâm thức và cảm thức nội tại.

Giải quyết được mối bất hòa từ cảm thức tức làm chủ được cảm xúc, thoát ly khổ đau buồn vui, trạng thái an nhiên tự tại hiện khởi. Bất hòa tự thân được giải tỏa thì ngoại cảnh không thể tác hưởng tâm thức, Tịnh độ hiện tiền được chế tác, gọi là giải thoát. Phải chăng “Nhất thiết duy tâm tạo”?

MINH MẪN
20/7/2019



* HẮN ĐÃ SỐNG LẠI RỒI





Tuy chương trình 13 giờ khởi hành về TP SG, tờ mờ sáng Dzạ Lữ Kiều đã sắp xếp hàng quán khá tươm tất, bàn giao cho “mụ” một số việc mà hàng ngày “cụ” gánh vác, cũng may mùa hè, học sinh nghỉ, nên tác vụ quà vặt cũng bớt lăng xăng.

Chàng Lê Sa Đà nào thong dong hơn ai. Bộ ria cá trê nhấp nhô, đôi khi lệch sang một bên cũng không vì thế làm giảm bớt gánh nặng của Osin không lương; trong nhà đã vậy, bên ngoài cũng hồi hộp mấy ngày vắng mặt, đám học sinh biết đâu nghỉ luôn thì bao tử cũng khỏi làm việc.

Đoàn 9 người, hết hai nữ lưu khả ái mà hai chàng họ “Dzạ và Lê ngông” cứ như ong thiếu mật. Trong Ban nội san Vô Ưu, họ vẫn quý nhau như anh em, thế nhưng, cụm mây mỏng đôi khi bất chợt đủ làm mát khoảnh đất khô khốc.

Điện thoại reo, đầu giây kia với giọng ỏng ẹo mỏng hơn lá lúa:- Huynh chuẩn bị xong chưa? Chị nhà cấp phép đi được mấy ngày?
Sao mà mà lo cho tui dữ rứa? – giọng khàn đục đặc sệt xứ “Sông Hương núi Ngự” hỏi lại.
Sư nhờ em nhắc đó. – giọng lá lúa hình như đang bị ngọn gió nào thổi ngã chưa gượng dậy nổi.

                      ***
Sau một năm ngất lịm qua 20 năm nổ lực tạo thành tiếng nói, không chỉ của Phật giáo Daklak, nhiều người còn xem đó là tiếng nói của 5 Tỉnh Tây Nguyên, đột nhiên, được lịnh ngưng hoạt động. Suốt thời gian nghỉ xả hơi, đám lão tướng  miền cao hình như tay chân ngứa ngáy, bao nhiêu chữ nghĩa trong bụng cứ kéo ra vo tròn bóp méo như nặn đất sét, làm thành hình tượng giàu cảm xúc, đưa lên face chọc tức thiên hạ. Việc đình bản như cơn sóng ngầm của những bức xúc từ đọc giả, thế là có sự chất vấn của Phật tử TP đối với HT trưởng Ban TS Tỉnh và HT HT trưởng ban Văn hóa. Mùa Phật Đản đã kịp thành hình đặc san đón mừng Vesak 2563 lần thứ ba tại Tam Chúc. Việc tục bản xem như sự hồi sinh kỳ lạ. Nhưng kỳ lạ nhất là được TT Trương Ban Hoằng pháp PG tỉnh đứng ra đảm nhiệm chủ biên nội san Vô Ưu. Anh chị em trong BBT và nhân sự trực tiếp điều hành tờ báo, tỏ ra phấn chấn lạ thường trước dung nhan của một TT tân chủ biên mang bóng dáng của vị Tăng Khất Sĩ mà từ lâu quần chúng ngưỡng mộ. Ừ, họ đã nói: - Tăng phong của một tu sĩ không trẻ lắm, chỉ đủ vừa chín tới, cái trán hói hiện rõ nét thông tuệ, cặp mắt tinh tường, lời nói từ tốn, xử sự tinh tế, bấy nhiêu cũng đủ làm cho anh chị em trong nội san Vô Ưu tin tưởng hơn cái mark Tiến sĩ mà hiện nay ngoài xã hội cũng như trong giới tu sĩ tung bay ngược gió! Biết đâu nét hồn nhiên, gương mặt đẹp vô tư làm nên trách nhiệm cưu mang và tạo niềm tin sâu sắc với các lão làng đầy sỏi không phải trong gan mật mà trong bộ não lành nghề.

                    ***
Sau khi đặc san Phật Đản ra mắt, TT Giác Phổ phát tâm làm đẹp trách nhiệm, bao trọn gói 5 ngày cho các lão tướng trong BBT một chuyến thăm viếng chư Tôn đức và các cộng tác viên suốt 20 năm so vai cùng tuế nguyệt. Trên chuyến xe 16 chỗ già nua không thua cái già nua của các lão tướng, các ngài rôm rả suốt đoạn đường như ong vỡ tổ, vẫn là hai chàng họ Dzạ và họ Lê, thỉnh thoảng chen vào làn mật ngọt từ giọng lá lúa. (Chuyện lạ tiểu thư xứ Huế thường bị say xe, thế mà suốt 700km vẫn tỉnh rụi cứ như được tiếp sức bởi hai chiến binh đang hăng say trên chiến trận). Tạ Nam Trân và những vị còn lại như chìm khuất bởi cơn bão hồ hởi của hai con chim xổ lồng.

Bác tài miền cao chưa từng về phố phường, qua khỏi đồi dốc núi đèo, rừng cao su bạt ngàn của Bình Long, Chơn Thành, Bình Dương, bắt đầu phố thị ló dạng, nhìn thấy cái gì cũng lạ, đường đi nước bước không có hướng dẫn của sư trưởng đoàn, có lẽ xứ chùa Tháp là nơi bác đưa đoàn đến cũng không lạ! Miền cao làm gì xe người nhộn nhịp, đèn đuốc sáng như ban ngày vậy. Nam thanh nữ tú, ôi chao là miền cực lạc so với miền cực khổ nơi xứ sở quanh năm đất đỏ, vì thế, để có vài tấm ảnh về khoe với mụ nhà quê của lũ trẻ, chứng tỏ ta đây cũng biết đô thành, hòn ngọc Viễn Đông một thời của miền Nam nước Việt. Ngày xưa, trước 1975, có người từ miền Trung lần đầu vào SG, về khoe: “SG hén có con đường chi mà đi êm re như đi trong nhòa rứa, ai như ngòi mình xe cứ tưng tưng như thèng cháu nội nhòa mình hưa cớa chưng cứ độp théng lẹng...”. Miền Nam bây giờ không chỉ có con đường như xa lộ Hà Nội ngày xưa mà còn có cao tốc, hầu hết các con đường đều phẳng lì; bác tài cũng không lấy làm lạ.

                       ***
Trời sập tối, xe quẹo vào cổng Pháp Viện Minh Đăng Quang, như vào chốn thâm cung xa lạ chập chờn giữa bóng đêm với những tòa tháp ngạo nghễ chọc trời, như khối đen chờ phủ lên đầu. Đoàn được chuẩn bị chỗ ngã lưng, vài người trong đoàn chưa từng đến, họ dạo quanh chiêm ngưỡng nét hùng vĩ của một kiến trúc tôn giáo. Gió từ xa thổi về, mang cả hơi hâm hấp kèm âm thanh từ xa lộ tạt vào mà miền cao không thể có. Ai đó trong những nhà thơ nhà văn, có cả nhạc sĩ trong đoàn, khe khẻ rên rỉ phát ra từ thanh quản: - “SG thân thương ơi, qua bao năm em đã thay da đổi thịt, giờ trùng phùng tao ngộ, chỉ lặng nhìn mà nào dám chạm vào em...”.

Tờ mờ sáng 21/7 nhằm 19/6 Kỷ Hợi, kỷ niệm năm thứ tư ngày mất của cố HT T. Giác Nhiên, quần chúng Phật tử đã có mặt tại Pháp Viện, do TT Giác Phổ thuộc hệ phái Khất sĩ giáo đoàn ba, đưa anh em về tham dự tiện thể. Ông bà thường nói: “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”. Vậy là đoàn đã được “tiền định” đến dự đám giỗ của bậc cao Tăng. Hình như cái bụng no đầy của các ôn các mệ không đủ dằn lòng hưng phấn, anh Tạ Nam Trân cứ điện nhắc đến sớm đón đoàn, mọi người nhấp nha nhấp nhỏm như ngồi trên lửa, chờ chuyến xe từ TP đến đón để dẫn đoàn về miền “hạnh phúc”. Nơi đó, cuộc hò hẹn với nhóm văn nghệ sĩ TP cho đêm giao lưu văn nghệ. Mặc dù từ phương xa, các anh chị em văn nghệ sĩ chờ có dịp hưởng không khí thanh tịnh, an lành tại chốn già lam tràn đầy năng lượng từ bi, cũng một phần do tính hào phóng ưu ái đầy tình người của Phước Hoa, nên chả lạ gì anh em có mặt đông đủ mỗi khi tu viện Phước Hoa “triệu tập”. Nơi đây đã từng được xem là tổ đình của anh em văn nghệ sĩ. Một khoảnh đất tận cùng già lam, chừa cho anh chị em hữu duyên gửi thân nơi đất Phật.

                      ***
Đúng một giờ chiều, xe của tu viện Phước Hoa đến đón nhóm người thuộc từng khu vực mà theo hoạch định từ trí nhớ của TT Huyền Lan. Quang Hải bỏ show chớp ảnh đám cưới, cặp người mẫu duyên sâu với đức Phật này, đã gặp nhau và ngoéo tay đua nhau vào cõi nghiệp duyên tại tu viện hàng thập niên về trước. Hình như tu viện có duyên se tơ cho những cặp tín đồ để từ đó chất keo vô hình dán chặt hơn keo con voi 502. Có hai con đã lớn, thế mà thỉnh thoảng chàng vẫn lăng xê nàng trên trang mạng qua những nét nghệ thuật chuyên nghiệp làm tăng phần ăn ảnh của người mẫu mình, một phen cho thiên hạ ngắm vẻ đẹp Thiên thần của TV, và khâm phục nghệ thuật làm đẹp lòng bà xã của chàng trai QH. 

Về Cây Trâm, Gò Vấp, hình như điện thoại của Lâm Chi con nhà họ Võ đang “ngoài vòng phủ sóng, trong vùng phủ phê” giữa cái nắng trưa Hè, tín hiệu reo mà không ai đáp trả, điện thoại của hai ông bà như chìm lặng giữa không gian nhiều nghi vấn. Sau 10 phút, Quang Hải đập cửa như giang hồ đòi nợ, cánh cửa hé mở vừa đủ cho bên ngoài biết là chủ nhà có mặt, tà áo xanh rêu (màu đặc sản của nhóm ảnh Nhất Chi Mai, tu viện Phước Hoa) vội vả bước ra, cánh cửa sắt khô khốc đóng kín, vang lên như rên rỉ đáp lại động tác của chủ, trên xe ai cũng ngỡ ngàng, tự vấn – chả lẽ phu quân Lâm Chi không đi? Hình như khí hậu SG khó chịu nên ai đó cũng hơi không bình thường, chàng Quang Hải nói khẻ, thông cảm, suốt tuần lễ làm việc vất vả, nay tranh thủ ngày chủ nhật... Trên xe thấm ý cười; nàng quay lại kéo cánh cửa sắt, anh chàng nhong nhỏng cao ráo đẹp trai nối gót, im lặng, lên xe.

                        ***
Bóng áo vàng thấp thoáng TT Huyền Lan trong căn nhà ngói đỏ; đoàn vào lễ Phật, ra nhiễu tháp cố HT Viện chủ, tuần tự khách chủ phân ngôi. Các nhóm về đầy đủ. Màn giới thiệu tuy không trịnh trọng nhưng khá thân mật. TT Huyền Lan mở lời, cảnh giới viễn mộng xa xăm hiện về giữa không gian nhỏ hẹp, từng người được đưa lên “thị trường chứng khoán”. Nghệ sĩ Hồng Vân ngâm thơ của Nguyên Cẩn và trình bày nhạc bản Sám hối... Nghệ sĩ nhân dân sau khi tham gia nhạc bỏ túi, vội vả rút lui để có mặt trong chương trình ca nhạc tại TP, đủ thấy lực cuống hút của Phước Hoa để các anh chị vượt trên 80km cho có mặt rồi vội vả quay về.

Uyên Phương (Thu Cúc, cọng lá lúa của các lão tướng miền cao), trình bày thơ của TT Huyền Lan được chính ca sĩ phổ nhạc. Giọng mượt mà như giòng nước sông Hương đang lững lờ trôi lạc về miền viễn xứ, âm điệu cũng bay bổng vào cõi mông lung làm cho khán trường chết lặng giữa rừng Thiền mùa Hạ.

Chàng Dzạ Lữ Kiều chứng tỏ không thể thua nữ lưu, hùng hổ lên giọng cho những vần thơ của mình thêm đậm hương vị đại ngàn. Lão tướng lãng tử gửi gắm lời tình qua ngôn thi lão luyện, chả biết có “O” nào chết lặng theo thơ chàng họ Dzạ chăng, nhưng chắc chắn lúc bấy giờ những loài muỗi nghiện thơ đã không còn đủ sức tung hoành vo ve những điệu nhạc muôn đời mà loài người từng khó chịu.

Vẫn lại anh chàng ria mép hoang sơ, cũng nhiệt tình trưng bày con chữ ngông ngênh lãng đãng, như đùa cợt nhưng thâm trầm sâu lắng, đúng phong cách của một Lê Sa Đà.

Ca sĩ Hiếu Ngọc, vợ của nhạc sĩ Giác An, điêu luyện qua nhạc phẩm “Mẹ hiền Quan Thế Âm và Ngàn hoa dâng thầy”. Một căp nghệ sĩ khá tương phản, Hiếu Ngọc tròn trịa sắp quá khổ thì Giác An lại sắp hóa thân làm que trúc trước sân chùa. Với tính tình hiền hậu nhưng thích say xỉn, chả hiểu do đâu anh em nói ngược tên Giác An thành tên Gian ác. Có ai tội nghiệp cho Giác An mỗi khi vác cây organ, có cảm giác cây đàn nặng hơn khổ chủ!

Nhà thơ Tiến Thảo (Ngô Quang Hải) trình bày vần thơ Đường về, vừa cảm tác trên đường từ Daklak về TP.

Nhạc sĩ trẻ Trần Huệ Hiền trình bày nhạc phẩm “Đau thương ngày về” phổ nhạc từ thơ của thầy Huyền Lan. Gợi nhớ chập chờn hình ảnh mất mát của một Phật tử khi người thân ra đi trong khung trời viễn xứ.

Chàng họ Dương lại được thiên hạ quan tâm, mời lên phát biểu cảm tưởng, những dịp như thế đều giúp cho chàng xả cơn ức chế dồn nén ngày càng làm cho cái bụng vượt khỏi cái mặt. Chả hiểu lý do nào thầy Thiện Bảo gọi Dương Kinh Thành là Dương Kinh Hoàng, phải chăng do tính nóng nảy, bức xúc bất thường mà làm cho thiên hạ kinh hoàng chăng? Sau những cái bung xung đó, vẫn ẩn tàng nhiều mật hạnh Bồ Tát mà it ai để ý.

Nhà thư pháp Thụy Quang có dịp trổ tài rồng bay phượng múa. Phong bì đỏ tên từng người trong đoàn Daklak hiện rõ nét  bay bướm ngoài bìa, nhưng bên trong có “bác” mới là quan trọng! Thụy Quang bay như bướm trên từng cây số khắp nơi, cứ như tranh đua để kịp với vô thường theo gót.
                                                          
                           ***
Qua 20 năm, chặng đường khá dài so với nhiều báo giấy yểu mạng, Vô Ưu cũng từng lên bờ xuống ruộng nào ai biết. Anh Phan Bá Sĩ tiết lộ, ngày đầu tiên chỉ ra 500 cuốn báo. Dần dần phát hành 3.000 tờ, thế nhưng, nợ khó đòi vẫn là một số chùa nhận báo mà không tiêu thụ, hoặc tiêu thụ hết số báo đã nhận thì tiền cũng tiêu thụ hết cả vốn lẫn lời. Về sau, có T. Dung, người nữ Phật tử năng nổ, đảm nhận việc thu hồi nợ, dĩ nhiên do sự khôn khéo và kiên trì của người đòi nợ nên con nợ trây lì cũng phải chùn bước. Ai nghe cứ ngỡ người đi đòi nợ phải là có sừng có nanh dữ tợn, nhưng thật ra gương mặt hiền hậu, cung cách khôn khéo ít ai ngờ. Trong buổi gặp mặt anh em cộng tác viên ở Đà Lạt, T.Dung sau khi trình bày công việc nhiêu khê của nghề đòi nợ, cô ấy hứa sẽ triển khai kế hoạch nghiệp vụ. Triển khai bằng cách nào? Chả lẽ truyền nghề cho con?

Phan Bá Sỹ cũng cho biết, số báo mới đây lên hơn trăm trang, giấy đặc biệt, ra 6.500 bản. Ui chao, ba ngàn bản đã nợ ngập đầu thì hơn sáu ngàn làm sao khỏi nợ! Ồ không sao, Tịnh xá Ngọc Quang của TT chủ biên có sổ đỏ, bà con yên tâm, dĩ nhiên cái đám lão tướng kia ăn ngon ngủ kỹ, nhất là ngài Tạ Nam Trân cứ việc phè phỡn nhâm nhi cà phê Ban Mê tha hồ tán gẫu. Nói theo cán bộ quản giáo trong trại tù: “các anh đừng “no”, cứ học tập tốt, để cho cán bộ “no”. Vậy là Vô Ưu đúng nghĩa vô ưu từ ngày có bác và đảng, à không, có bác chủ biên và BTS PG Tỉnh chống lưng.
                                                            
                       ***
Đường hẽm vào nhà anh Tống Hồ Cầm, rạp dựng sẵn đón đoàn, vì cô dâu chú rễ chưa đến giờ “giao bái”. Khó khăn lắm xe mới vào được. Anh Tống 102 tuổi sao mà tinh anh thế, chỉ tội tai hơi nặng nhưng, cũng may chưa đến nỗi nặng như chì. Mọi người vây quanh vấn an, tranh thủ lưu niệm vài kiểu hình. Trong đoàn ai đó không quên nhắc đến nhà hàng Pháp viện Minh Đăng Quang khi Phan Bá Sỹ ra dấu đã hơn 10 giờ trưa. 

Nhà xuất bản Tổng hợp, cô phó chủ biên mỏng manh nhưng cặp kiến không mỏng, hăng hái tiếp anh Tạ nhà ta cứ như cố nhân đi xa lâu năm không gặp, cả cô phụ tá cũng trang trí trên khuôn mặt cặp kính trắng chứng tỏ là người suốt ngày bị chữ nghĩa dìm đầu vào từng trang giấy. Tách trà bốc mùi thơm biểu thị đẳng cấp chủ quản, làm đoàn quên đi giờ giấc mà đoàn phải trải qua hơn 300 cây số sắp tới. Đường SG một chiều, người thì bảo phải sang bên kia đường, kẻ thì nói quẹo tay trái mới đúng luật, để xe đến đón, thế là kéo nhau đi tới đi lui cứ như diễu hành của đám người từ miền núi lần đầu xuống phố. Đúng là gia đình bác hai Lúa về Thành thị.

                  ***
Thế mà cũng kịp có mặt tại TP ngàn hoa trước nửa đêm. Tịnh xá Ngọc Đà ba bề bốn phía chong đèn đón đoàn. Chả ai bận tâm cảnh trí chung quanh, đoàn được đưa lên lầu, nằm sắp lớp khác nào trong trại tù năm xưa được nếm trải. Suốt ngày mỏi mệt, các lão tướng trải qua cơn mê chiều, mộng đêm, đua nhau kéo gỗ bạt ngàn. Có lẽ, cái ngáy là cái trời cho, nếu ai không ngáy sẽ ốm o gầy mòn chăng? Các ngài cũng chả ngủ bao nhiêu, gà chưa gáy mà từ các cellphone lóe sáng. Già như thế còn nghiện smartphone hà huống lũ trẻ mê hơn mê đồng tính. Chưa hết, Lão tôn Lê Sa Đà phát minh sáng kiến mới, bảo Phan Bá Sỹ thông báo cáo phó lên mạng: “Theo nguồn tin của Lê Sa Đà cung cấp – Đại sư Minh Mẫn (nhà báo) vừa thu thần thị tịch”. Liền sau đó bao nhiêu tin nhắn trong và ngoài nước liên tục tới tấp chia buồn. Phan Bá Sỹ cảm thấy bất ổn, bèn gở xuống và thông báo theo lời của lão Hạnh Phương: “Hắn đã sống lại rồi”. Vậy là miễn nhận phúng điếu, nếu ai có gửi sanh điếu thì dặn con cháu sau này có chết lần nữa, theo danh sách để lại miễn nhận phúng điếu.

5 giờ sáng lục đục kéo nhau xuống chánh điện tọa thiền. Chả hiểu có ai nhập định chưa mà chàng Dzạ Lữ Kiều tâm định rất sâu vào con muỗi bám trên lưng Phan bá Sỹ, từ lúc bám chỉ nhỏ bằng chân nhang, đến khi to bằng con ruồi vẫn chưa bay được, chàng Dzạ đã nhập được “chỉ và quán” nhờ con muỗi Ngọc Đà. Được nước, chàng họ Phan khoe – tại da thịt tui thơm nó mới chích mà không chịu bay. Tiếng khánh ba hồi, mọi người xả thiền, “O” Cúc khoe – eng biết không, ở nhà ngồi 15 phút tê cẳng mà sao ngồi đây nửa tiếng vẫn không bị “Tăng kể” cũng lạ. Lê Sa Đà than sao nàng nhõng nhẽo quá! Chứ ở nhà nhõng nhẽo với ai, có dịp bên cạnh chàng ria mép mới trổ tài khuê môn đài các chứ!

Sau khi được Tịnh xá Ngọc Đà thiết đãi điểm tâm sáng, lão tướng Hạnh Phương, Phan bá Sỹ liên tục ghi hình. Sau một đêm nạp năng lượng, các lão tướng vô cùng tỉnh táo lạ thường, cứ như thanh niên 18 chứ không còn 81.

Khí hậu Đà Lạt mát như máy lạnh 20 độ, không còn thuở lãng tử cô hành độc lữ phiêu bạt tìm chỗ dung thân khi bom đạn điệp khúc tử sanh. Ánh bình minh phủ lên tấm thân mỹ miều Đà Lạt, nét yêu kiều mộng mơ theo từng gót chân lữ khách. Sắc màu trang phục nam thanh nữ tú muốn lấn át hoa đồng cỏ nội cô đơn nằm ven núi đồi. Hồ Xuân Hương lặng lờ chưa tỉnh giấc, phố phường nhộn nhã vừa đủ để du khách cảm nhận Thành phố vừa yên giấc qua đêm. Đẹp, bình yên, thanh thoát! Huế mộng mơ có cái đẹp riêng lạ thì Đà Lạt cũng giành riêng cho mình cái lạ, đẹp riêng. Mỗi du khách cưu mang trong lòng nỗi niềm thương nhớ, được thành phố mát lạnh ôm trọn tình chung. Điểm chung đó làm nơi hội tụ anh chị em phương xa, từng là cộng tác viên Vô Ưu, xuống thủy cung quán Mộc tuôn trào niềm cảm xúc. Nào là Phước Thắng, Tánh Cần, Chơn Hương và mấy chị phụ nữ ở xa trên 30 km cũng về đây gặp mặt. Nhiều tuần trà hả hê tâm sự, đến lúc cũng phải chia tay. Cuộc sống là thế đấy, buồn vui, sum họp, chia lìa... để rồi mỗi con người tiếp tục nghiệp duyên, tiếp nối đoạn đời còn lại. Mai đây, ai còn ai mất, ai tiếc thương ai, kỷ niệm đẹp cũng chỉ là hạt đường trong bể dâu muôn thuở!

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt quá ư nhộn nhịp. Đoàn lên thăm chỗ từng được biết, chỉ có bác tài xe Daklak trông cái gì cũng lạ. Gương mặt hý hửng vô tư như trẻ con được quà. Mỗi khi ra về, Nhân và Cường khổ công đi tìm. Điện thoại trong túi không bao giờ nghe, cứ mãi lo chụp hình về khoe với vợ. Đến chùa Ve chai (Linh Phước) cũng thế, chàng ta mãi mê chớp ảnh, trong khi TT Giác Phổ và đoàn vây quanh quán Vô Ưu để bàn chuyện Vô Ưu. Các ngài nảy sanh ý kiến ra câu đối cho số báo sắp tới: “Ngồi quán Vô Ưu, bàn chuyện báo Vô Ưu – lòng vô ưu”.

                         ***
Chiếc xe 4 chỗ được TT Huyền Lan cấp cho chở 2 lão tướng, trong đó có nhà thơ yểu điệu thục nữ làm cho bao fan hâm mộ trên mạng cứ tưởng là nữ, tán tỉnh chọc ghẹo. Thơ mượt mà, người mỏng manh yếu đuối thế nhưng Hạnh Phương ngồi trên xe nhiều hơn đi bộ, nơi nào cần, Hạnh Phương có, chùa nào khó, có Hạnh Phương. Xe con đi theo đoàn để ghi nhận ký sự, nhưng thật ra là hộ tống đoàn và dẫn đoàn khi mà tài xế Daklak như từ cảnh giới trên vừa xuống hạ giới.

Trước ngày về, HT Giác Minh trụ trì tịnh xá Ngọc Đà đưa đoàn đi ăn cơm Ấn Độ. Ngoài TT Giác Phổ từng 7 năm sống ở Ấn, lần đầu tiên đoàn thưởng thức món ăn lạ của người anh em xứ Phật.

2 đêm nghỉ tại Ngọc Đà, 2 buổi sáng HT trụ trì cho điểm tâm thật dồi dào; không những bánh ướt, xôi, bánh mì, cháo, bánh hỏi, cà phê... mà còn nhiệt tình với đoàn, có lẽ một phần nhờ TT Giác Phổ đồng môn, cùng một giáo đoàn. Xe lớn chia tay đi trước về Daklak băng qua đường Lâm Hà, về tới nhà rất sớm. Xe nhỏ trước khi chia tay Đà Lạt, ghé thăm quán cơm “không đồng”, đây là quán cơm thứ 7 trong 9 quán cơm không hề nhận tiền, do một số có tâm đạo phát nguyện hạnh bố thí.

Trên đường về, Bảo Lộc, ghé nhà một bạn đạo độ ngọ bằng những gói xôi của Tịnh xá mang theo lúc sáng.

Hai xe đi hai hướng, vẫn trao đổi điện thoại cho nhau, họ mãn nguyện một chuyến đi tốt đẹp, tốt đẹp nhất vẫn là Lê Sa Đà, vượt màn đêm đi tìm cố nhân. Gặp nhau mà không dám cầm tay, đối tượng như bị luồng điện qua người run bần bật, trời lạnh hay mối ân tình của cố nhân tái hiện? Suốt đêm, chàng không mơ nhưng anh em phải nghe niềm sung sướng của lão tôn trẻ lại 40 năm về trước, kể lể.

Lê Sa Đà nói, ước gì TT chủ biên tổ chức mỗi tháng một lần chuyến đi như thế. Vâng, niềm mơ ước sẽ hiện thực khi những tấm vé số đoàn vừa mua sáng nay vào lô độc đắc. Vui nhất vẫn là Vô Ưu được tục bản. Vô Ưu tục bản hay ”Hắn đã sống lại rồi”. Cả Vô Ưu lẫn tin cáo phó đều cùng ý nghĩa: “Hắn đã sống lại rồi”. Tất cả đều cần chúc mừng như nhau.


MINH MẪN
25/7/2019

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

* GIỚI LUẬT VÀ GIÁO LUẬT

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

CHÁO NANO CHỮA BÊNH UNG THƯ


Kính gửi anh Mẫn,                 
                       Mừng cho thế giới nhân loại - từ Giáo hội Kitô giáo sản sinh 1 vị cứu tinh cho nhân loại.                Với sự kiện tuyệt vời vị Linh mục buông bỏ, , yêu thương và cho không, được chứng nghiệm đầy đủ từ khi nhận chức vị Linh mục. Cha Phê-rô Nguyễn Văn Tường thực hiện sôi nổi việc thiện để từ đó được ơn chữa lành bệnh cho những người bị nan y sắp chết. Với công thức đơn giản và chứng minh khoa học thực tiễn - hướng dẫn quy trình sửa đổi thức ăn và sử dụng thuốc nam tươi cho sức khỏe phục hồi nhanh chóng, kết quả nhẹ nhàng không tổn hao sức khỏe và tiền bạc, thật là dễ dàng cho mọi người và nhân rộng chữa cho mọi người khác được điểm ưu việt cho đất nước Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung là điều thật đáng cảm phục, hâm mộ.     
   Tâm đắc kính mừng.
                     
                                                                  ***
Thời gian gần đây, rộ lên nhiều “tin mừng” về một số Linh mục được ơn Lòng thương xót của“Thiên Chúa”, cứu chửa nhiều bệnh nan y, trong đó có cha Trần đinh Long ở Giáo Điểm quận 7 và cha Phero Nguyễn văn Tường ở Trà Vinh. Riêng cha Tường, có nhiều đặc điểm qua đời sống thanh khiết như: “ăn cây cỏ, buông bỏ, cho không”, đó là tiêu chí của cha Tường áp dụng trong đời sống bản thân và thân cận với quần chúng bởi lòng từ bi, vô vị lợi.

Sau khi cha Tường bị Giáo hội treo chén, phạt vạ Tuyệt thông không nêu rõ lý do vào năm 2014. Cha có buổi chia tay thật cảm động với tín hữu để trở về quê nhà sống đời sống đạm bạc, nhưng là một tín hữu gương mẫu theo lời Chúa dạy. Cha Tường xác định về phép “bí tich” rửa tội không phải là làm sạch tội  Tổ tông hay tội mình sai phạm, luật nhân quả không ai lãnh tội thế ta, rửa tội chỉ là nghi thức  xác định mình thuộc về con Chúa và thuộc về Hội thánh. Vấn đề ăn uống, LM Tường dẫn chứng kinh Thánh, Sáng thế ký 1.29: Đức Chúa Trời lại phán rằng: “Này, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hạt giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi…” nghĩa là con người chỉ ăn thảo mộc chứ không phải động vật. Chính vì vậy, LM Tường chủ trương: Ăn cây cỏ, buông bỏ, cho không; nghĩa là ngoài việc ăn thảo mộc, mọi việc làm đều lợi tha, buông bỏ vị kỷ tức là không nghĩ đến cá nhân thì việc làm như thế đồng nghĩa cho không, không tính toán.

Hiện nay LM Tường đang thực hiện những ca chữa bệnh ung thư thời kỳ cuối bằng phương pháp cháo Nano, đòi hỏi bệnh nhân cũng phải chấm dứt ăn động vật. Theo LM đã có trên 50 ca chữa khỏi bệnh được bệnh viện xác nhận.

LM rất chú trọng luật nhân quả, tôn trọng sự công bình trong cuộc sống. Nếu ai đó yểm trợ tài chánh để người làm phương tiện sinh hoạt giúp đời, cũng phải xét xem đồng tiền đó trong sạch chăng; đồng tiền bất chánh, đồng tiền bất minh,đồng tiền hôi tanh, đồng tiền nghịch tử… đều bị từ chối, ngài chỉ nhận đồng tiền biết chắc là chân chính, trong sạch.

Cuộc sống hiện nay của cha Tường suốt ngày trên mãnh đất trồng cây thuốc cùng những cộng tác viên nhiệt tình với phương án chữa bệnh “cháo Nano” và chăm sóc bệnh nhân của mình.

Đạm bạc, thanh thoát, hy sinh, tận tụy…đó là tấm gương trong sáng của một linh mục sống đúng theo tinh thần con dân của Chúa trong thời buổi hiện nay.

MINH MẪn
11/7/2019



* LINH MỤC NGƯỢC GIÒNG



Kito giáo là một tổ chức quá ư chặt chẽ nhờ tuân thủ “đức vâng lời”. Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển Giáo hội, vẫn không thiếu những cá nhân thoát khỏi giáo điều kềm tỏa để thể hiện bản lãnh cá biệt, hay nói cách khác, đi theo tiếng gọi lương tri mà vẫn không vi phạm tinh thần giáo lý nguyên thủy.

Thật vậy, đã từng có một Galileo (sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến Giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa có thể chứng minh được theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và cũng trái ngược với cách giải nghĩa Kinh Thánh phổ biến đương thời. Theo lệnh của Tòa án dị giáo Rôma, Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời).

Một Bruno, một Martin Luther King thể hiện đúng với lương tri cá nhân, hay hiện đại, có một Nguyễn Chính Kết xuất thân từ Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt, từng tuyên bố không tin những gì đã được các cha bề trên giáo huấn; còn vô số thầm lặng những tu sĩ, những giáo dân can đảm ly khai những gì mà giáo hội áp đặt, để tự mình sống đúng với lương tri của một con người và lẽ phải mà không nghịch lại lời Chúa dạy.
Linh mục Phêro Nguyễn văn Tường cũng thế, người sống đúng với Thánh kinh qua đời sống Thánh thiện, từ thực dưỡng đến phục vụ, vượt ngoài sự cho phép của hội thánh.

Cha nói Chúa đã dạy: “Ta đã cho các con đủ loại rau sinh hạt ở khắp nơi trên mặt đất và đủ thứ cây mà trái của chúng có hạt, đấy là thức ăn cho các con. Và với mọi loài thú trên trái đất, mọi loài chim trên không, mọi loài bò sát dưới đất mà trong chúng có hơi thở của sự sống. Ta đã cho chúng đầy đủ rau cỏ xanh tươi để làm thức ăn.”
Không riêng cha Phêro Nguyễn văn Tường, còn nhiều vị âm thầm lặng lẽ giữ mình theo nếp sống ăn kiêng, vừa thích hợp với kinh Thánh, vừa tránh được sự độc hại bệnh hoạn từ động vật, vừa bảo vệ sức khỏe thanh nhẹ mà ngày nay khuynh hướng ăn chay đang phát triển trên thế giới.

23/5/2014 bị treo chén (vạ tuyệt thông), cha Phêro Tường cũng vì một trong những nguyên do vượt ra ngoài nếp sinh hoạt cố hữu của Giáo hội; Tuy vậy, cha vẫn vui vẻ chấp nhận tiếp tục sinh hoạt đời sống thánh thiện của một Linh mục để giúp đỡ ngưòi dân hướng đến cách thực dưỡng ngừa bệnh và chữa bệnh. Cha nói đùa: nhờ cho về hưu sớm mà cha có thời gian phục vụ bệnh nhân. Cha đang nghiên cứu cách chữa bênh ung thư bằng “cháo Nano”; được các nhà khoa học đánh giá cao. Hiện nay cha lập vườn thuốc Nam và nhà điều dưỡng tranh lá cho các bệnh nhân chấp nhận lối điều trị của cha. Theo cha cho biết, gần 50 bệnh nhân đã khỏi bệnh nan y được bệnh viện xác nhận.
Tại Việt Nam, đây là người đầu tiên dưới cái mark Linh mục bị “vạ tuyệt thông” vẫn đứng vững trong xã hội để xăn tay áo tìm cách cứu giúp bệnh nhân ung thư.

Trong hệ thống Kito giáo La Mã, thời nào cũng có những tu sĩ vượt ngoài hệ thống giáo quyền để sống với những gì mình suy nghĩ là đúng. Việc bị vạ tuyệt thông vì lý tưởng riêng không phải là điều xấu; là gương sáng cho con người noi theo khi những người như cha Tường can đảm chấp nhận ăn trường trai và hướng dẫn cho bệnh nhân, cả thân nhân nuôi cũng phải chay trường để khắc phục cơn bệnh thế kỷ hiện nay.

MNINH MẪN
24/6/2019