Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

PHI NHUNG VÀ DƯ ÂM

 



Trong năm nay, mùa COVID đã tiển biệt không biết bao nhiêu người, trong đó, giới nghệ sĩ tài danh cũng không ít; Phi Nhung là một trong những ca sĩ đi vào long người, ngoài cái tầm danh ca, còn có cái tâm nhân hậu.

Phi Nhung nằm xuống, chưa đầy 24 tiếng, Hội Đồng Trị Sự GHPGVN đã trao bằng tuyên dương công đức cho một  Phật tử can đảm vào tận vùng dịch với bà con đang nhiễm, đáng ra cô được tiêm vaccine, nhưng xin nhường lại cho người khác, đáng ra cô đi Mỹ, nhưng hủy vé để đến với đồng bào đang chịu khổ nạn. Dĩ nhiên còn rất nhiều cống hiến âm thầm cho đồng bào bằng tâm từ của một phật tử. Cô hiểu nổi đau của những gia cảnh có người thân lâm bệnh, cô thấu nổi bơ vơ của trẻ mất mẹ cha như cô từng là, vì thế 23 trẻ mồ côi được cô cưu mang với tấm lòng nhân hậu, trãi tình thương của người mẹ đối với lũ trẻ khi mà cô thiếu tình thương từ thuở bé. Có hiểu mới có thương.

Không thiếu những nghệ sĩ đến với đồng bào lúc thiên tai bão lũ, nhưng mấy ai can đảm đối mặt với hiểm họa thế kỷ như Phi Nhung. Sau cái tin Phi Nhung xuôi tay với tử thần, trong nước ngoài nước, truyền thông chính thống và trang mạng xã hội, mọi giới thấu cảm nổi niềm xót xa một cách lạ kỳ, một tình cảm mà ít nghệ sĩ nào có được; vì thế Giáo Hội kịp thời trao bằng Tuyên dương công đức đối với Phi Nhung chả phải lạ. Vì ngay giữa cơn “bão lửa” xuất hiện một thiên sứ tình thương như Phi Nhung, đáng để tuyên dương.Nói thế, không có nghĩa cuộc sống bình lặng, các văn nghệ sĩ Phật giáo không cần tuyên dương? GHPGVN trước 1975, vào thập niên 66-68, cố Hòa Thượng Tâm Châu đã từng trao bảng tuyên dương cho giới văn nghệ sĩ có quá trình đóng góp văn hóa Phật giáo, trong đó có cố nhạc sĩ Hằng Vang. Từ ngày GHPGVN lập thành trên 40 năm, giới văn nghệ sĩ chưa được quan tâm đúng mức; ngoại trừ một số tổ chức Phật giáo địa phương như Daklak, một vài chùa riêng ưu ái khích lệ giới văn nghệ sĩ phấn chấn tinh thần tiếp tục sáng tác đóng góp cho Phật giáo trên mọi lãnh vực văn hóa và nghệ thuật như chùa Quán Thế Âm Phú Nhuận thời cố HT Thông Bửu còn tại vị, tu viện Phước Hoa Long Thành Đồng Nai hiện nay, chùa Phi Lai Phú Yên do HT Thiện Đạo quan tâm.

Khuyến khích, nâng đỡ là kích thích tố nuôi máu văn nghệ đế sáng tác nở hoa. Kêu gọi đóng góp sáng tác mà không quan tâm khác nào muốn cho cây ra hoa trái mà không chăm phân bón. Một Thiên sứ tình thương như Phi Nhung lăn xả vào đại dịch, văn nghệ sĩ lăn xả vào chốn mê đồ, khác nhau trạng huống nhưng cùng một tâm phụng sự.

Chiến sĩ lăn xả thân mạng giữa lằn tên mũi đạn không vì bia đề tên liệt sĩ, Phi Nhung chấp nhận hiểm nguy không vì bằng tuyên dương, giới văn nghệ sĩ sáng tác không vì sự quan tâm của Giáo hội,nhưng dư âm tất yếu vẫn là điều không thể lãng quên, khác nhau là danh tiếng vang dội hay sự hy sinh thầm lặng đều đóng góp như nhau.

Đây là bài học rút ra từ khoảng trống vô tình cho bất cứ lãnh đạo tổ chức nào cần nhân sự hết mình để phục vụ, Dư âm luôn là đuôi sao chổi kéo dài của một sự kiện, một hiện tượng hiển lộ hay thầm lặng. Dú sao, ca sĩ tài danh, một Phật tử thầm lặng như Phi Nhung đáng được tuyên dương trên giấy tờ và lắng đọng tình cảm trong mọi người. Một dư âm khó phai!

 

MINH MẪN                                                                                                                     29/9/2021

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

TÙY THUẬN


Sám Phổ HIền câu thứ 9 :” cửu giả hằng thuân chúng sanh”.đọc qua, cứ nghĩ là lời nguyện có cánh trong cơn say cuồng nhiệt; dĩ nhiên sau thời kinh, sám nguyện là một thủ tục cần có. Mỗi ngày thường tụng trở thành thói quen không còn cảm nhận nét tinh túy thâm sâu của lời.Không vô cớ bài sám Phổ Hiền ra đời, 10 câu sám nguyện cũng không là mây trôi bèo giạt vô tình.

Xuyên suốt tinh thần tu học từ giáo lý, không hề hướng tín chúng thể hiện tính bảo thủ cố chấp, tự ngã, xem chúng sanh,đối ứng với ngoại vật như là người có thẩm quyền phán xét, với tính cao ngạo, để tự cách li với ngoại vật.Trái lại,khiêm hạ là tư chất của người tin Phật, thể hiện qua phẩm “Thường Bất Khinh” trong Pháp Hoa kinh.

Trong xã hội, người lãnh đạo điều hành đất nước không thể bằng ý tưởng siêu thực từ phòng kính, không sát thực tế với nhu cầu của người dân.

Trong Tôn giáo, người hướng linh của các Tôn giáo hay tăng sĩ Phật giáo luôn là người biết lắng nghe, biết hòa nhập cộng đồng, hiểu được căn cơ đối tượng mà trong “tứ nhiếp pháp” gọi là “đồng sự nhiếp”.

Tùy thuận hàm ý hòa đồng nhưng không hòa tan. Một Bồ tát thâm nhập vào chốn giang hồ tội phạm mới nắm bắt được tánh tình, trình độ, nhu cầu của họ để có phương cách chuyển hóa bằng tâm cảm thực tiển  chứ không rao giảng lý thuyết.

Ngược dòng chảy luôn gặp chướng ngại; ngược với đời khó hoàn thành tâm nguyện độ nhân. Ngay cả việc tu chứng, tùy thuận nghịch duyện mới thể hiện được chí nguyện hành trì. Theo tình thần Bồ Tát đạo – “thế gian pháp tức Phật pháp”, vì thế mới nói” Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ đề, cáp như cầu thố giác”. Đã chấp nhận thế gian làm bàn đạp tiến tu giải thoát tức phải hòa nhập, muốn hòa nhập phải tùy thuận.

Thuân và nghich của cuộc sống, tích cực hay tiêu cực đều giúp ta quán chiếu mức độ tâm an lạc.Còn muốn điều tích cực, tránh né những tiêu cực, thich nghe cái hay, không chấp nhận điều dỡ,thích nghe lời ca tụng, không muốn lời chỉ trích phê phán…đều là tâm chấp trước; tâm bị tác động bởi ngoại vật, tức tâm thiếu tự chủ, khó mà vượt khỏi mọi phiền não đời thường.

Hằng thuận chúng sanh cũng là tùy thuận tính nhu nhuyễn chính mình. Người giữ thăng bằng trên dây thế nào thì người tu cũng phải giữ tâm bình lặng giữa vô vàn nghịch duyên phiền não. Chúng sanh tâm hay chúng sanh ngoại cảnh đều cần kiên nhẫn tùy thuận; gọi là kiên nhẫn thực ra chả phải kiên nhẫn, vì tùy thuận là tự tánh nhu hòa trong mỗi hạnh lành. Kinh Kim Cang nói “Độ hết thảy chúng sanh, nhưng không thấy có một chúng sanh nào để được độ”.Bởi tùy thuận là lắng nghe nhu cầu nội tâm và hằng thuận ngoại cảnh thì không còn nghịch duyên hay thuận cảnh; không còn thuận và nghịch thì tùy thuận bấy giờ là tâm hòa ái an trụ, chan hòa cả chín phần sám nguyện còn lại của sám Phổ Hiền. Đó là hạnh nguyện phổ biến chan hòa hạnh lành của một hành giả thực hiện tu Phật.

Tùy thuận chúng sanh là tùy thuận chính mình để vượt qua mọi chướng duyên.

 

MINH MẪN                                                                                                                        19/9/2021

 

 

 

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

NGOẠI ĐẠO VÀ TÀ GIÁO


Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay mang trong tâm tưởng một ấn tượng để khi phát ngôn gặp phải nhiều đụng chạm không nên có.

Cái gì mình thích thì những cái khác đều không tốt hoặc vô bổ, hoặc không đúng, không chính đáng. Chính quan điểm như thế, trong cuộc sống xảy ra quá nhiều mâu thuẩn, xúc phạm, tranh chấp lẫn nhau. Một clip thiếu thực tế vội cho là huyển hoặc, tà đạo, vì không thích hợp với nhận thức của ta.. Từ đó suy ra những vấn đề quanh ta trong cuộc sống được đánh giá , nhận định đều như thế.

Tất cả những hiện tượng từ con người đến động vật, thảo mộc; từ ý thức hệ siêu thực đến thực dụng, từ Tôn giáo đến triết thuyết…như một biểu đồ trên bức tranh tổng thể trong sự vận hành của vũ trụ.

Sự có mặt những gì trên hành tinh đang tồn tại dù tốt hay xấu, đều là điều tất yếu của hiện thể nghiệp thức biểu hiện. Đã là nghiệp thức tất không đồng nhất; do căn cơ bất đồng mà sản sinh những phụ thể bất đồng.

Trong phạm vi nhỏ đề cập là tín ngưỡng, Tôn giáo. Từ khi con người có mặt thì niềm tin xuất hiện. Đời sống bộ tộc có Thần linh của bộ tộc; một dân tộc có tín ngưỡng bản địa của dân tộc; thế thì Tôn giáo cũng là điều tất yếu xuất hiện từ một cộng đồng xã hội. Một Tôn giáo mang tính từ bi như đạo Phật, bác ái như Thiên Chúa giáo hay cực đoan sát phạt như một số thành phần cực đoan của Hồi giáo.. đều là tính tương quan của hai mặt trong một cộng thể. Có tốt tất phải có xấu, không thể đòi hỏi tuyệt đối. Do tính cố chấp bảo thủ đã xảy ra những cuộc chiến giữa Tôn giáo với Tôn giáo suốt nhiều thế kỷ mà lịch sử gọi là “thập Tự chinh”. giữa năm 1095 và 1291. Các chiến dịch tương tự ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục vào thế kỷ XV. Các cuộc Thập Tự Chinh giữa người  Công giáo Rôma chống lại người Hồi giáo và các tín hữu Kitô giáo theo Chính Thống giáo Đông phương trong Byzantium, với các chiến dịch nhỏ hơn tiến hành chống lại người Slav ngoại giáo, Balts ngoại giáo, Mông Cổ, và người Kitô giáo ngoại đạo. Chính Thống giáo Đông phương cũng tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Hồi giáo trong một số cuộc Thập Tự Chinh. ( trong khi đó, Hồi giáo, từ tiếng Ả Rập là Islam, bản chất  phi bạo lực. Islam ngoài ý "phục tùng Chúa Trời" còn có nghĩa là "hoà bình". Thiên Chúa giáo cũng vinh danh Thiên Chúa là tình yêu và ánh sáng, bình an cho người dưới thế).

Cũng vậy, một quốc gia được xem Đạo Phật là quốc giáo, vẫn xảy ra xung đột đẫm máu giữa quân đội Myanmar với cộng đồng sắc tộc Rohingya. ở Rakhine.Bạo lực là hạt giống sân cộng với lòng tham và bảo thủ ẩn tàng trong thập kiết sử.. Nhà Phật dạy rất kỷ về “tam độc” và lòng từ bi, nhưng hầu như đa phần đều phạm phải tính bảo thủ, cố chấp, bài xích.

Tứ Phủ công đồng, dịch lý bói toàn và nhiều hình thức nặng phần tín ngưỡng tâm linh đã tồn tại trong dân tộc Việt Nam, có mặt trước khi Phật giáo đến Việt Nam, đã chung sống hòa bình với Nho Thích Lão, chứng minh được tính hài hòa, bình đẳng và từ bi của người tin Phật. Mãi đến khi phương Tây xâm nhập vào xã hội Việt Nam, đem theo nền văn hóa mới, dân tộc tiếp nhận được nếp sống tiên tiến, học được tính minh triết của triết học, biết nhận xét phân tích.”nhận thức luận,siêu hình học,luận lý học”…con người bắt đầu phát triển những tiềm năng thiện và bất thiện rõ nét. Nhất là những kiến thức được tiếp nhận khá cởi mở, ngã chấp cũng phát triển song song, dùng kiến thức học vị để soi xét từng ngóc ngách của tín ngưỡng Tôn giáo,xem cổ nhân là lỗi thời. Lý trí đã vượt trội lấn lướt tâm linh và tình cảm, chả trách Âu Mỹ có cuộc sống thực dụng, xem nhẹ tình cảm, đáng ra lý và tình cần song hành.

Do tính ngã chấp bảo thủ của những người theo Tôn giáo, xem đạo mình là chánh thống, tất cả không phải của mình là tà, là ngoại đạo; ngay cả cùng một Tôn giáo, Tông môn này xem tông môn khác là không đúng. Phật giáo Nguyên thủy xem Phật giáo Đại thừa là tà giáo, Thiền coi Tịnh độ của Phật Di Đà là ngoại đạo; Thiên Chúa giáo La Mã xem Tin Lành, Chính thống giáo…đều là ngoại giáo…Tất cả hiện thể trong cuộc sống như cơ quan nội tạng, mỗi lĩnh vực có một chức năng cung ứng nuôi cơ thể, cũng thế, mỗi Tôn giáo, mỗi Tông phái đều có chức năng hướng thiện, nếu bất thiện là do chính long người bảo thủ, cố chấp, ( chung một bàn tay  mà các ngón không đồng nhau, chính không đồng đều đã giúp bàn tay cầm nắm được vật, thế tại sao buộc tất cả đều cùng một tổ chức, một hình thái, một bản chất giống nhau, thì hà tất chỉ trích phê phán những tổ chức các tôn giáo khác là tà giáo, ngoại đạo?).

Phê phán, chỉ trích khi đối tượng cùng một chiến tuyến, chấp nhận mẫu số chung mới đủ tiêu chuẩn phê phán đúng sai; muối và đường khác bản chất làm sao so sánh cái nào ngon hơn, cần thiết hơn.Cùng trên sàn trình diễn mới đủ chuẩn so sánh ai là người mẫu; không thể đem A so sanh với B.Thế thì không thể lấy Tôn giáo mình, tông phái mình để xét đoan Tôn giáo khác, tông phái khác.Do sai lệch nhận thức đưa đến chỉ trích phê phán những Tôn giáo, hệ phái không thuộc lãnh vực của mình, mâu thuẩn, bất hòa tất yếu xảy ra.

Người tu Phật cần có tâm thái ôn hòa, bình đẵng, bao dung vì tất cả chúng sanh đều có Phật tính; Mọi hiên tượng đa sắc trong cuộc sống là sắc hoa tô điểm cho cuộc đời. Ta còn thở, còn nhìn thấy mọi hiện tượng là phải chấp nhận mọi sai biệt, làm gì có ngoại đạo, tà giáo trong cái nhìn của chúng ta. Giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích bài bác bất cứ ai,Lục Tổ Huệ Năng từng khuyên hãy nhìn lỗi mình, đừng nhìn lỗi người. Chúa Giê-xu dạy: “Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét” (Ma-thi-ơ 7:1)

Qua lịch sử chứng minh, bạo lực, cố chấp, bảo thủ là hạt giống tiềm ẩn trong mỗi người, khi Tôn giáo có thế lực kết hợp chính trị bị khích động thường bộc lộ bản chất bất thiện, tàn độc. Chính trị và Tôn giáo luôn là mãnh đất màu mỡ dễ phát tán bạo lực nếu người tu Phật không nhận rõ và kiểm soát tâm mình.

 

MINH MẪN                                                                                                               03/9/2021