Sám Phổ HIền câu thứ 9 :” cửu giả hằng thuân chúng
sanh”.đọc qua, cứ nghĩ là lời nguyện có cánh trong cơn say cuồng nhiệt; dĩ
nhiên sau thời kinh, sám nguyện là một thủ tục cần có. Mỗi ngày thường tụng trở
thành thói quen không còn cảm nhận nét tinh túy thâm sâu của lời.Không vô cớ
bài sám Phổ Hiền ra đời, 10 câu sám nguyện cũng không là mây trôi bèo giạt vô
tình.
Xuyên suốt tinh thần tu học từ giáo lý, không hề hướng
tín chúng thể hiện tính bảo thủ cố chấp, tự ngã, xem chúng sanh,đối ứng với ngoại
vật như là người có thẩm quyền phán xét, với tính cao ngạo, để tự cách li với
ngoại vật.Trái lại,khiêm hạ là tư chất của người tin Phật, thể hiện qua phẩm
“Thường Bất Khinh” trong Pháp Hoa kinh.
Trong xã hội, người lãnh đạo điều hành đất nước không thể
bằng ý tưởng siêu thực từ phòng kính, không sát thực tế với nhu cầu của người
dân.
Trong Tôn giáo, người hướng linh của các Tôn giáo hay
tăng sĩ Phật giáo luôn là người biết lắng nghe, biết hòa nhập cộng đồng, hiểu
được căn cơ đối tượng mà trong “tứ nhiếp pháp” gọi là “đồng sự nhiếp”.
Tùy thuận hàm ý hòa đồng nhưng không hòa tan. Một Bồ
tát thâm nhập vào chốn giang hồ tội phạm mới nắm bắt được tánh tình, trình độ,
nhu cầu của họ để có phương cách chuyển hóa bằng tâm cảm thực tiển chứ không rao giảng lý thuyết.
Ngược dòng chảy luôn gặp chướng ngại; ngược với đời
khó hoàn thành tâm nguyện độ nhân. Ngay cả việc tu chứng, tùy thuận nghịch duyện
mới thể hiện được chí nguyện hành trì. Theo tình thần Bồ Tát đạo – “thế gian
pháp tức Phật pháp”, vì thế mới nói” Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian
giác, ly thế mịch Bồ đề, cáp như cầu thố giác”. Đã chấp nhận thế gian làm bàn đạp
tiến tu giải thoát tức phải hòa nhập, muốn hòa nhập phải tùy thuận.
Thuân và nghich của cuộc sống, tích cực hay tiêu cực đều
giúp ta quán chiếu mức độ tâm an lạc.Còn muốn điều tích cực, tránh né những
tiêu cực, thich nghe cái hay, không chấp nhận điều dỡ,thích nghe lời ca tụng,
không muốn lời chỉ trích phê phán…đều là tâm chấp trước; tâm bị tác động bởi
ngoại vật, tức tâm thiếu tự chủ, khó mà vượt khỏi mọi phiền não đời thường.
Hằng thuận chúng sanh cũng là tùy thuận tính nhu nhuyễn
chính mình. Người giữ thăng bằng trên dây thế nào thì người tu cũng phải giữ
tâm bình lặng giữa vô vàn nghịch duyên phiền não. Chúng sanh tâm hay chúng sanh
ngoại cảnh đều cần kiên nhẫn tùy thuận; gọi là kiên nhẫn thực ra chả phải kiên
nhẫn, vì tùy thuận là tự tánh nhu hòa trong mỗi hạnh lành. Kinh Kim Cang nói “Độ
hết thảy chúng sanh, nhưng không thấy có một chúng sanh nào để được độ”.Bởi tùy
thuận là lắng nghe nhu cầu nội tâm và hằng thuận ngoại cảnh thì không còn nghịch
duyên hay thuận cảnh; không còn thuận và nghịch thì tùy thuận bấy giờ là tâm
hòa ái an trụ, chan hòa cả chín phần sám nguyện còn lại của sám Phổ Hiền. Đó là
hạnh nguyện phổ biến chan hòa hạnh lành của một hành giả thực hiện tu Phật.
Tùy thuận chúng sanh là tùy thuận chính mình để vượt
qua mọi chướng duyên.
MINH MẪN
19/9/2021
Vé máy bay EVA Air đi Mỹ 2 chiều
Trả lờiXóamua vé đi Mỹ hạng thương gia
EVA Airlines HCM Vietnam
mua vé máy bay China đi Mỹ giá rẻ
Những bãi biển quyến rủ ở Florida
Mua thêm hành lý Pacific Airlines
Bezy Blog