Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

NGÔN NGỮ DIỆU DỤNG

 

Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ rất dồi dào cảm xúc,sâu lắng, đa dạng.Tùy trường hợp, tùy trình độ, tùy thời điểm và tùy lãnh vực có một ngôn từ cá biệt; trong Tôn giáo cũng thế.

Ý nghĩa của một thuật ngữ sơ khai, đôi khi bị lạm biến, trở thành châm biếm, hài hước, đối nghịch do tâm thái của người sử dụng. Nhất là thuật ngữ Tôn giáo, do con người lạm dụng thiếu trong sáng, trở thành tệ hại.

Một sự kiện luôn có hai mặt, tâm hồn có trí tuệ, lương thiện sẽ nhìn sự việc và hành động tốt hơn, ngược lại sẽ đánh mất giá trị cao đẹp của ngôn từ, của sự việc khởi đầu đưa ra. Ví dụ: “phóng sanh” là một ý tưởng thiện lương cứu mạng sống của một sinh vật trước khi bị sát hại, nhưng đặt hàng cho người đánh bắt để đem  phóng sanh lại là việc mô phỏng hình thức nhưng làm tệ hại cho hai từ “phóng sanh”. Những sanh vật đó không cần chúng ta phóng sanh, nó vẫn lội bơi, vẫn bay lượn tự do khi nhu cầu đánh bắt phục vụ cho phóng sanh không có. Phóng sanh kiểu này càng làm giàu cho người đánh bắt, càng tạo nghiệp cho kẻ bất lương và càng đe dọa mạng sống muôn loài một cách có hệ thống.

Một tâm hồn thích ăn ngon, ngụy biện rằng, ăn cũng là cách giải phóng chúng khỏi kiếp sống muôn thú.Nghĩa là cùng một vấn đề, mang hai trạng huống khác nhau tùy vào người hành xử có trí tuệ nắm bắt được thực chất sự việc hay chỉ làm theo hình thức do tâm tham dục.

Ngôn ngữ cũng thế, nhất là thuộc về Tôn giáo, khởi nguyên đều mang tính chất cao thượng, khi bị lạm dụng, nó sẽ ngược hẳn ý tưởng ban đầu, còn được biện minh cho việc làm thiếu trong sáng một cách hợp pháp.

Ví dụ hai từ “cúng dường”, theo Từ điển Phật học, có nghĩa là”cung dưỡng” – việc làm Bố thí mà chân thành cung kính, gọi là cúng dường.Trong Phật giáo có bốn loại cúng dường – “Ăn, mặc, ở, bệnh” dành cho chư Tăng. Ngày xưa, xã hội con người chưa tiến hóa đa dạng như ngày nay, việc cung dưỡng bốn trường hợp trên cũng khá đơn giản do nhu cầu sống đơn giản.Chư Tăng không giữ tiền, thọ thực ngày một Ngọ duy nhất.Ngày nay, chỉ có hệ phái Khất sĩ tại Việt Nam còn duy trì được luật không giữ tiền.Một số bậc chân tu độc cư cũng không giữ tiền hoặc giữ rất ít để phòng đau ốm.

Những cổ đức quan niệm tiền bạc là con rắn độc nếu bị nó sai khiến. Ngày nay, xã hội toàn nhân loại hầu như đều bị đồng tiền chi phối, chi phối cả vào Tôn giáo nếu Tôn giáo không nghiêm trì giới luật. Những Tôn giáo bị chính trị hóa thường khó mà giữ được tính trong sáng về luật giới. Nhân sự trong Tôn giáo bị Danh-Lợi-Tình điều khiển thì những gì tuyên dương tính cao đẹp đều bị làm cao đẹp cho những vệc làm sai trái với luật định Tôn giáo.

Xã hội tha hóa, vong thân là chuyện thường tình, vì đó là thế gian. Những quốc gia như Bhutan hay hệ thống Phật giáo Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ nghe đến những chữ tham nhũng, hối lộ...Những hệ thống Phật giáo còn lại không ít thì nhiều vẫn không tránh khỏi lợn cợn hầu hết trong đời sống tu sĩ.

Từ đó, những thuật ngữ cao đẹp trong Phật giáo để che đậy một số việc làm bất minh mà vẫn được cho là hợp lý. Ví dụ: muốn được đề bạt, thăng tiến vào một vị trí nào đó trong hệ thống hành chánh từ cấp xã,huyện,Thành phố, thậm chí Trung ương,  cho dù làm không lương, vẫn cố bôi trơn bằng cách “cúng dường”mà ngoài đời gọi là “hối lộ”  chạy chức chạy quyền, áp phe...Thế gian bảo có quyền là có tiền, khi có tiền là có quyền, tiền và quyền là đôi chân vào đời vững chắc.

Phật giáo Việt Nam ngày nay phần lớn là chiếc bóng chập chờn của xã hội, dựng tấm bảng chùa phải tính vài trăm triệu. Những nhiệm kỳ trước tu sĩ xin chuyển vùng, qua nhà nước không tốn phí, nhưng đến tay một vị chuyên quyền trong Thành hội phải chi vài mươi triệu mới được chữ ký. Sau này tình trạng có vẻ giảm đi khi HT trưởng BTS PG TP ra tay thanh lọc.Ngay TP lớn còn vậy thì một số Tỉnh lẻ Tăng ni sao tránh khỏi nhiêu khê nếu không biết đến hai chữ “cúng dường”? ngoài đời mua bán nhà cửa, đất đai gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng. Phật giáo ngày xưa, chùa được truyền thừa vô điều kiện, ngày nay, chùa được cúng dường cho vị khác, dĩ nhiên người thọ nhận cũng phải cúng dường lại với mức thỏa thuận mà người đời gọi là “thuận mua vừa bán”, số phận ngôi chùa đó chưa hẳn dừng lại từ đây.

Phải chăng xã hội càng tiến bộ, trí tuệ càng phát triển, con người càng đa dạng thì Tôn giáo phải song hành cho kịp đà tiến hóa? Thế thì khỏi phải thắc mắc chư Tổ dễ tu dễ chứng, ngày nay giới luật rơi rụng khó tu khó chứng; do vậy, sự khôn ngoan của con người biến ngôn ngữ trở thành diệu dụng theo tâm ý diệu kỳ, mà tin rằng các Tôn giáo lâu đời cũng không tránh khỏi nhũng lạm của thế gian.

 

MINH MẪN                                                                                                      25/12/2022

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

MÙA CHÓ CHẾT

 

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Mùa Chó Chết


Kiều Nhung móc áo khoác lên khung giá, thả mình xuống chiếc ghế salon, đảo mắt nhìn một lượt khắp phòng khách, mùi sơn nước còn bốc thoang thoảng d
chịu; cảm thấy hài lòng sự tươm tất mà hơn một tuần nàng thu dọn, sơn phết để đón khách.
Căn nhà nhỏ, xinh, một tầng, và một gác lửng, mặt hướng ra biển, bãi biển mà trước 1975 ít người biết , đến ngày giải phóng, người vượt biển đổ ra đây, từ đó, địa danh Mũi Né trở thành cái gì quen thuộc, khi đất nước mở cửa, nó trở thành khu du lịch biển khá lý tưởng, đời sống người dân địa phương bổng chốc thay đổi, giá đất tăng vọt, vùng đất cát biến thành đất vàng, cái nóng khô rát vào mùa nắng bây giờ cũng dể chịu, đáng yêu! Ba mẹ Kiều Nhung ra được nước ngoài cũng từ nơi đây, Anh em nàng đành ở lại; Những người anh vào Sài Gòn lập nghiệp, K.N bám trụ hy vọng có chuyến đi suông sẻ, cuối cùng quá mệt mỏi, nàng chấp nhận kết hôn với chàng trai hơn nàng hai tuổi, con đại lý nước ngọt tại Phan Thiết; Nàng chìều ý chồng, đi học giáo lý, rửa tội trước khi cưới, chồng chìều ý nàng, xây nhà tại bãi Mũi Né, chiều chiều, nàng đứng trên lầu nhìn ra biển, thả hồn mông lung trải dài theo sóng nước đại dương
.
Tuấn nhận tin vui của Kiều Nhung đúng vào lúc vừa bảo vệ luận
văn Cao học; Tuấn bằng tuổi K.N, cùng học một lớp, bẵng một thời gian vắng tin nàng, Tuấn ngỡ nàng đã ở bên kia trời Tây; một buổi chiều mưa rả rích, ngồi đọc sách ngoài hiên,nhà nằm trên khu phố yên tĩnh ở Đà Lạt, sau nhà thờ Con Gà, người con gái đon đả che dù, nép sát cổng rào, chuông reo, Tuấn ngước nhìn, K.N nủng nịu:
-Không nhìn ra em sao, chóng quên thế!
Tuấn ngỡ ngàng, và càng ngỡ ngàng khi thấy K.N rút từ trong túi xách một tấm thiệp hồng, chìa về phía Tuấn.
-Anh tha thứ cho em, vì hoàn cảnh… nhưng em không quên anh được. em mong ngày ấy sẽ có mặt anh để em không cảm thấy trống vắng.
Mắt Tuấn chợt tối sầm, bối rối, im lặng:
Vâng, anh sẽ có mặt vào ngày vui của em. Tuấn đáp nhỏ nhẹ
- Không ạ, ngày buồn của chúng mình; sở dĩ lâu rồi em không liên lạc anh, vì gia cảnh lâm vào bế tắt sau những chuyến vượt biên bất thành. Giờ thì…K.N ấp úng…anh hãy giữ tấm ảnh kỷ niệm của chúng mình tại Fatima, ngày mà em rũ anh đi Thủ Đức khấn nguyện Đức Mẹ cứu giúp gia đình em vượt biên, nhưng Mẹ chỉ giúp phân nửa, chỉ có bố mẹ em đi được thôi, có lẽ lúc ấy gia đình em còn ngoại đạo.
Bao kỷ niệm dồn dập tràn về trong đầu Tuấn, người bạn gái năm xưa cũng không thay đổi mấy, từ vóc dáng thon thả, khuôn mặt d
nhìn, giọng nói nũng nịu, tướng đi đỏng đảnh kiêu kỳ; nhưng cái d thương như phủ trùm quanh người K.N. Mùi tóc thơm ngây ngất cứ vương vấn nơi mũi chàng năm xưa, những chuyến đi chơi xa tận miền Tây, ngồi bên nhau trên bờ ruộng, nhìn sóng lúa xô đuổi nhau dưới cơn gió chìều, cứ hiện dần trong tâm tư Tuấn.
Hai người trầm lặng , chìm vào quá khứ, khi mưa nặng hạt trên tole, kéo Tuấn tĩnh lại:
Thôi, duyên chúng mình chỉ có thể, cầu mong em hạnh phúc với chồng con;
Vừa nói, Tuấn cầm tay K.N đứng lên, K.N khẽ ng
ã sát vào người chàng, mùi tóc ngây ngất năm xưa lại tràn về. Tuấn che dù, tin K.N ra ngõ.
Sau ngày cưới ấy, thỉnh thoảng K.N vẫn điện thoại cho Tuấn vào những ngày rỗi việc; Hè, K.N mời Tuấn đến nghỉ mát, giới thiệu Tuấn với chồng, nàng cảm thấy hạnh phúc khi ba người sinh hoạt chung trong một không khí cởi mở và cảm thông.

Mùa Giáng sinh đến lúc nào, nếu không nhận được điện thoại của K.N, có lẽ chàng quên bẵng. Hàng ngày vẫn quen nghe tiếng chuông từ tháp cao tràn xuống mọi ngõ ngách thôn xóm, như một thông lệ thường nhật. Dạo nầy, Tuấn ít khi xuống phố, chàng đang nghiên cứu một đề tài khoa học Tâm Linh. Tuy chàng là một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, cấp Tấn, sinh hoạt tại chùa Linh Sơn, chàng vẫn cố tìm một cái gì đồng điệu giữa các tôn giáo; Nhiều lần K.N trình bày cho chàng cảm nhận cái thú vị, mầu nhiệm của đức tin Thiên Ch
úa, nhưng dưới cặp mắt khoa học, đức tin chưa đủ lý giải một cách thuyết phục đối với chàng. Lắm khi, chồng K.N, một tín đồ đạo dòng lâu đời, cũng khó mà cho Tuấn hiểu lẽ phải của một đức tin, thiếu minh chứng.
Phúc cho kẻ nào không thấy mà tin. Dũng, chồng K.N đã viện dẫn câu trong kinh Thánh.
Tuấn liên tưởng đến trong Phật Giáo có câu: Đức tin là mẹ đẻ của mọi công đức.
Hình như, Tuấn cảm nhận có sự tương đồng giữa hai tôn giáo, nhưng không, vì Đức Phật cũng dạy: Hãy tin những gì sau khi nghe, suy gẫm và thấy hợp lý. Nghĩa là đạo Phật cũng tôn trọng giá trị của đức tin, một đức tin có được sau khi kiểm nghiệm, chứ không phải tin những gì mình chưa biết rõ ràng!

. Sau ngày cưới của K.N, đây là lần đầu chàng được K.N mời ra Mũi Né tham dự đêm Noel.

Nghe chuông cổng, K.N bật dậy, để lại vềt lún trên mặt ghế nệm, chạy vội ra cửa, có lẽ Tuấn đến, nàng mừng thầm, nhưng khựng lại khi nhìn chiếc áo chùng đen ngã bóng vào sân trong.
-Con kính chào cha ạ!. vừa nói, K.N vừa mở toang cánh cổng rào, đứng nép một bên, tay khoanh trước ngực, đầu ch
ếch về phía trước, đợi Linh Mục Oánh đỉnh đạc bước vào..
-Dũng đâu con? vị L.M hỏi
- Bẩm cha, anh con đi ra phố mua ít đồ ạ! K.N kéo chiếc ghế : mời cha ngồi xơi nước, con bận tay một tý !
Vị L.M
Triều còn trẻ, vừa về giúp xứ hơn năm nay, cũng là người mà Dũng gọi bằng chú trong gia hệ. Bố Dũng có ba anh em, một em trai làm Linh Mục, một em gái là Soeur giòng Mến Thánh Giá. Bố Dũng cũng là thầy năm, dòng Dominique, mẹ Dũng là dì mười, tu trong dòng kín, sau 1975 lập gia thất với bố Dũng. Giòng họ toàn tòng; L.M Oánh vừa được thụ phong hai năm, bổ cử làm phó xứ Châu Hải, thỉnh thoảng về thăm vợ chồng K.N, ở nghĩ mát vài hôm.
-Chừng nào hai con mới định có em bé? L.m hỏi
- Bẩm cha, cuộc sống còn khó khăn lắm cha ạ! K.N đáp
- Lạy Chúa tôi, trời sinh voi, sinh cỏ, con cái của Chuá, Chúa phải lo, đâu để con lo. Ai cũng lo như con thì con dân Chúa làm sao phát triển
Ánh nắng chiều ngã bóng phía sau đồi cát, nhà K.N hứng trọn luồng gió từ biển thổi vào; cây thông lủng lẳng tấm thiệp mừng Giáng Sinh, ông già Noel và lịch in hình Chúa bên các Tông đồ cũng nhảy múa. L.M Oánh ngồi đọc báo, K.N tất bật việc nhà chuẩn bị cho một revel sau buổi lể khuya.Thỉnh thoảng nàng nhìn đồng hồ rồi lại nhìn ra cổng, lắng từng tiếng động bên ngoài, nàng lẩm nhẩm : Sao muộn thế, chả lẽ…

Tiếng xe Metiz ngừng phía trước, hai người đàn ông loay hoay bê đồ bỏ xuống, K.N bước vội ra mở cổng:
Đâu mà hai người gặp nhau thế, vừa nói, nàng vừa bê phụ đồ vào nhà, mặt nàng rạng rỡ. Bẩm cha, nhà con về tới ạ
Dũng gật đầu chào linh.mục Oánh, Tuấn bước theo sau
đưa hai tay về phía L.M, vị tu sĩ lịch thiệp đứng lên bắt tay, Thưa cha, Dũng giới thiệu : Đây là anh bạn của gia đình con, chúng con gặp nhau ở đường vào Rạng, cũng may, giờ chiều hiếm xe. Nói xong, Dũng quây lại giới thiệu với Tuấn về L.M Oánh.
Hai anh lên ngồi chơi với cha đi, để em làm được rồi. K.N thoắt biến vào nhà sau.
Ba người đàn ông thoải mái trong phòng khách xinh xắn, không khí trong lành thoáng đãng dể chịu; nơi đây ít bị khói bụi và tiếng động cơ quấy nhiễu. K.N bê lên ba chai nước nước khoáng. Oánh nhìn Tuấn, có cảm giác như thân quen, hay có nét gì đó đã từng gặp gỡ.
L.M suy nghĩ, đưa mắt nhìn Dũng, ngầm hiểu, đây là người thanh niên trí thức, có lần vợ chồng K.N giới thiệu, sẽ tổ chức gặp nhau, nhờ người đem Tin Mừng đến cho kẻ ngoại đạo nầy mà vợ chồng Dũng không đủ khả năng thuyết phục.
- Thưa cha, hình như có thời gian cha ở Giáo Hoàng học viện? Tuấn hỏi.
- Vâng, cha có đến thư viện đó thường xuyên chứ không phải chủng sinh của chủng viện. Oánh đáp. …linh mục suy nghĩ.- thảo nào…! nói tiếp :Con cũng có đạo?
- Thưa cha, không ạ, con đang tìm hiểu. Tuấn đáp.
-Thế con có tin Chúa Jesu là đấng cứu thế cho nhân loại ? L.M nhìn cặp mắt trong sáng của Tuấn, chờ câu trả lời để L.M tiếp tục mở cửa đức tin cho chàng
.
- Thưa cha, từ lâu Giáo hội và các tu sĩ đều dạy như thế, nhưng bằng chứng nào để con tin Ngài là đấng chuộc tội cho nhân loại.? Tuấn khẳng khái đáp
- Con không thấy trong Kinh Thánh đã nói đến Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho Ngài, vẫn xưng tụng Ngài là đấng cứu thế; Ngài từng tuyên bố Ngài là vua của con dân Do Thái; Tiên tri báo điềm khi ngài giáng thế, nhà vua bấy giờ phải truy lùng để diệt trừ hậu hoạn bằng cách giết tất cả trẻ con từ hai tuổi trở xuống, nhưng chúa Thánh Thần báo mộng cho đức bà Maria mang Ngài đi lánh nạn, và còn vô số điều trong Thánh kinh đã mô tả; một người bình thường không thể có được như thế. Cha Oánh hăng hái trình bày quan điểm đức tin bằng Kinh Thánh.
- Thưa cha, Thánh kinh đã chứng minh được điều gì khi mà nhân loại ngày nay , cuộc sống thực dụng,cần một minh chứng cụ thể như hai với hai là bốn vậy. Chưa nói quá nhiều vô lý huyển hoặc của Thánh kinh. Tuấn biện luận
- Vâng, đó là điều mà nhân loại ngày nay xa dần với Thượng đế, đánh mất đức tin. Hồi giáo có lý khi bảo xã hội Tây Phương là xã hội tội lỗi cần tiêu diệt để làm đẹp lòng Thánh Allah, như Chúa từng tiêu diệt loài người tội lỗi bằng Đại Hồng Thủy . Con người ngạo mạn muốn vượt quyền Thượng đế, nên phải bị tiêu diệt; Loài người bị hủy diệt nhiều lần khi trình độ khôn ngoan lên tột đỉnh. Khoa học biểu hiện trí khôn của quỷ dữ con ạ; Làm người phủ nhận sự cứu rỗi của Thượng đế mà Ngài đã cho con một xuống thế chịu tội, là một điều không thể chấp nhận, phải sa hỏa ngục đời đời. Vị linh mục dọ ý mong thấy có sự thay đổi nơi kẻ ngoại đạo cứng cỏi niềm tin, mà Tuấn biểu hiện cho thế hệ trẻ ngày nay.
- Tuấn im lặng, miên man nghĩ ngợi, đây là một vấn nạn mà chàng đi tìm giải đáp thật hữu lý. Thưa cha, con không phủ nhận Thiên chức cứu rỗi của Chúa, nhưng con muốn biết sự thọ nạn của Chúa đúng như một Thiên chức hiện thực. Kinh Thánh nói, tổ tông Adam Eva phạm tội, con cháu phải đền tội, làm lụng vất vả mới có ăn; đàn bà mang nặng đẻ đau, đàn ông phải cày bừa để nuôi gia đình; Sau ngày Chúa con đổ máu chịu tội trên cây Thập ác, cứu chuộc cho loài người,cuộc sống cũng vẫn thế, có thay đổi gì hơn; làm sao kẻ ngoại đạo như con tin đó là một sự cứu chuộc tội lỗi loài người?
- Lạy chúa, hãy ban niềm tin cho kẻ ngoại đạo cứng lòng nầy. linh mục Oánh thầm cầu nguyện.
Dũng quen tính bướng bỉnh của Tuấn, nhưng chàng là người tốt và trung thực, nên vẫn gắn bó với vợ chồng Dũng. Tuấn tôn trọng đức tin của kẻ khác, riêng chàng, ảnh hưởng sâu đậm giáo lý đạo Phật, mọi đức tin phải được kiểm chứng cụ thể.

Sương khuya phủ xóa làm tăng cái lạnh mùa Đông, chiếc bàn tròn kê giữa nhà, bốn người quây quần thật ấm cúng; nhớ lại lúc nảy, Tuấn đứng bên ngoài sân giáo đường quan sát cây thông nhấp nháy ánh đèn, phía trái là hang đá, Chúa Hài đồng nằm giữa bò lừa và ba vua, nghĩa là lúc ra dời, Chúa đã hoà mình với người và thú, giữa cảnh nghèo khó; Bên trong Giáo đường, ca đoàn trổi bài Đêm Đông. Từ mái vòm cao, ánh sáng rọi xuống làm không gian trở nên huyền ảo lạ kỳ. Kiều Nhung ngoan ngoãn quỳ, tựa nắm tay trên bàn, như đang cầu nguyện một ước mơ. Dũng khoanh tay đứng cuối góc Thánh đường, hồi tưởng lại giây phút thiêng liêng ra đời của một đấng cứu thế. Các cô cậu trẻ lảng vảng quanh khu họ đạo không để chiêm ngưỡng Chúa Hài đồng mà chiêm ngưỡng đối tượng thích hợp; Nếu nhân loại đều ngoan hiền như lúc dự lễ thì dể thương biết bao.
Trên bàn, con gà quay, con cầy tơ mà Dũng giới thiệu như món ăn quốc hồn quốc túy; Dũng nói: Thưa cha, bạn Tuấn nhà mình, đáng ra chúng ta có ngổng quay đúng truyền thống Tây phương, nhưng món trước mặt chúng ta, vừa đơn giản, vừa rẻ lại là mang tính dân tộc, mừng chúa ra đời, chúng con xin mời cha nâng ly, chúc mừng Giáng sinh, mời bạn Tuấn, qua mùa Noel nầy, bạn sẽ được ân Chúa, có một niềm tin vững chắc nơi đấng tối cao mà tình thương bao la của Ngài đang phủ trùm khắp nhân loại.
Tuấn rùng mình, ngần ngại không cầm đủa, vợ chồng Kiều Nhung không biết Tuấn ăn chay trường; chàng cầm bánh mì chấm vào chén tương, K.N lại gắp thịt bỏ vào chén Tuấn. Chàng mời linh mục Oánh, mời vợ chồng Dũng, chàng nói:
Thưa cha, và hai bạn, mình hân hạnh tham d
đêm noel với cha và hai bạn, kỷ niệm đấng cứu thế ra đời, một sự giáng sinh toàn hảo trong bác ái và bình đẳng giữa mọi tạo vật, như hang đá họ đạo vừa thể hiện, nhưng mình lấy làm lạ, Chúa mang tình thương đến cho loài người, ngược lại con Chúa nhân danh Ngài, mang đau khổ cho đồng loại suốt bao thế kỷ; vì cưỡng đạo; một trong những tạo vật của Thượng đế, ngoài con người là muôn thú, chúng ta xem đó là tặng vật của Ngài nuôi dưỡng chúng ta, cùng một cha sinh ra, phải là anh em mới đúng, chúng ta tàn sát không thương tiếc những đứa em khờ dại, yếu đuối đáng thương nầy, đang nằm trước mặt chúng ta, nhân mừng đêm Ngài có mặt; cũng như sự có mặt của ngài mà bao trẻ em phải bị sát hại.
Mình thật đau lòng mỗi khi tôn giáo của quý vị ăn mừng lễ, đặc biệt đêm Noel, quá nhiều gia súc bỏ mạng, nhất là chó, người ngoại đạo gọi đây là MÙA CHÓ CHẾT, xin mời quý vị nâng ly chúc mừng, Mùa Giáng sinh hay mùa chó chết cũng thế thôi
.

MINH MẪN
24/12/06

* VIỆC THỨ TƯ CỦA ĐẠI THIÊN (4)




"Dư sở dụ, vô tri,
Do dự, tha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo".
Nghĩa là Vị A-la-hán còn phải được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán, theo quan điểm của Đại Thiên. Tại sao?
***
Thế tục, một sinh viên ắt hẳn phải biết mình đang là sinh viên, khác với học sinh cấp ba hay thực tập sinh trong các chuyên ngành khác. Mình đang là sinh viên mà không biết mình là sinh viên thì mình đã có vấn đề về tự tri.
Riêng đối với vấn đề tâm linh, có những trường hợp phải được thọ ký, có những trường hợp xác quyết, ấn chứng… nhất là trong các mẫu Thiền ngữ, hành giả đối đáp hoặc trình chứng bài kệ để thầy xác định trình độ khả đắc, ấn chứng cho đệ tử. Ta lần lượt xét từng vấn đề ở mỗi góc độ khác nhau.
Trong bài toán có nhiều cách giải khác nhau, do nhiều cách giải mà một học sinh có thể ngờ ngợ về khả năng chính xác bài toán được giải, chưa biết chắc đúng sai, do đó, cần có sự xác quyết của thầy giáo. Trường hợp một học sinh biết chắc bài toán mình giải là đúng, không nằm ngoài khả năng của mình, và một học sinh còn ngờ ngợ bài toán giải của mình cũng là điều tất yếu không cần phải thắc mắc, vả lại, theo Hòa Thượng Thích Trí Quảng giảng: 
“Đức Phật thọ ký cho Xá Lợi Phất thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai. Bấy giờ, Xá Lợi Phất mới trình bày với Đức Phật rằng trước kia Ngài đã ấn chứng cho tất cả đệ tử là A La Hán, nhưng Xá Lợi Phất còn cảm thấy hoài nghi.
Nay, trong hội Pháp Hoa, Xá Lợi Phất mới nhận biết được sự thật rằng Đức Phật ấn chứng cho họ là A La Hán đồng với Đức Phật, thì chỉ là danh tự La Hán mà thôi và đồng với Đức Phật là đồng nghĩa giải thoát, không đồng phước đức trí tuệ. 

Thật vậy, Đức Phật đã trải qua vô số kiếp hành Bồ Tát đạo cho đến khi thành tựu quả vị Phật, Ngài luôn mang nguồn vui và cứu khổ chúng sinh, cho nên họ đã thọ ơn Phật, nay gặp lại mới kính ngưỡng, phát tâm tu theo Đức Phật. Nói cách khác, Đức Phật khẳng định việc hành Bồ Tát đạo, tức phải tu tạo phước đức và trí tuệ cho đến viên mãn là điều cần thiết nhất để thành tựu quả vị Phật. Còn các A La Hán chỉ hướng đến giải thoát cho riêng bản thân, không quan tâm đến việc cứu khổ độ sinh. Với tâm ly trần, cách biệt chúng sinh như vậy, khó cảm hóa được người và không thể tạo công đức, nên không thể thành Phật.
Đức Phật dạy rằng Xá Lợi Phất đã đi qua đoạn đường thứ nhất, có tư cách thánh thiện của A La Hán rồi, nên tiếp tục đoạn đường thứ hai, hành Bồ Tát hạnh viên mãn. Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát không phải là ba con đường khác nhau dẫn đến ba điểm riêng biệt. Nhưng phải đắc A La Hán vị, nghĩa là thân tâm thanh tịnh, diệt sạch kiết sử bên trong, hoàn toàn tốt lành, mới có khả năng hành Bồ Tát đạo, vào đời cảm hóa người, mới thành tựu quả vị Phật. Vì những người không có khả năng tiếp thu nghĩa lý sâu xa của pháp phương tiện, không hiểu được yếu nghĩa “khai Tam thừa hiển Nhất thừa”, Đức Phật phải nói thêm thí dụ cho dễ hiểu.
(HT Thích Trí Quảng) 
Như vậy, nếu có “tha linh nhập” như Đại Thiên chủ trương thì đó chỉ là - Đức Phật ấn chứng cho họ là A La Hán đồng với Đức Phật, thì chỉ là danh tự La Hán mà thôi.
***
Vô tri, do dự, tha linh nhập là chủ trương của Đông Sơn Trú Bộ, và Tây Sơn trú bộ chấp nhận ý của Đại Thiên - Tha linh nhập (do người khác xác nhận, đây là cách trả lời của Đại Thiên khi bị đệ tử chất vấn), theo Đại Thiên - bất cứ vị A La Hán nào, khi chứng quả, cũng phải do người khác (như Phật chẳng hạn) thức tỉnh, ấn chứng mới có thể ngộ nhập Thánh đạo một cách chân chính. Cũng giống một số trường phái tâm linh khác, một đệ tử được thể nghiệm là khi minh sư truyền tâm ấn, đó là trạng thái “tha linh nhập”, nghĩa là được người khác tác động, truyền năng lượng, hoặc do một bậc thầy chứng đắc hỗ trợ, xác quyết… có lẽ, Đại Thiên ảnh hưởng ngoại thuyết trước khi gia nhập Tăng đoàn, hạt giống tha lực còn tồn tại trong tưởng thức nên hiểu “tha linh nhập” như một sự hỗ trợ,  xác quyết cho sự đắc pháp, đắc quả vị A La Hán. Nhưng qua ba bài trước, kinh tạng đã xác định đặc tính của bậc A La Hán không như thế.
Trạng thái vi tế của Bạch tạng thức khi thập kiết sử được sạch sẽ, nơi ấy, không thể gọi là vô thức, cũng không gọi là ý thức, cái vi tế thức đó, là nền tảng A Lại Ya của Duy Thức tông. Cũng gọi là “Tế tâm” Chỉ cho tâm thức nhỏ nhiệm. Thượng tọa bộ chủ trương từ vô thủy đến nay, tâm thức này vẫn giữ trạng thái đồng nhất, liên tục không gián đoạn. Còn Kinh lượng bộ thì gọi nó là “Nhất vị uẩn”. Phổ thông cho rằng tâm thức này là chủ thể luân hồi của con người,
Lại như “Căn bản thức” của Căn bản Đại chúng bộ, “Cùng sinh tử uẩn” của Hóa địa bộ, “Quả báo thức” của Chính lượng bộ”, “Hữu phần thức” của Thượng tọa bộ... đều là chỉ cho Tế ý thức. Ngoài ra, các phái như: Thí dụ giả, Phân biệt luận sư cho rằng trong định Vô tâm có “Tế tâm tương tục bất diệt”. Chủ trương này cũng giống như thuyết “Tế ý thức”.
[X. luận Đại tì bà sa Q.152; luận Thành duy thức Q.3, Thành duy thức luận thuật kí Q.4, phần đầu; Dị bộ tông luân luận sớ thuật kí] (Phật Quang đại từ điển); thế thì tự chứng giải thoát đã rõ ràng như trắng và đen, sao cần phải có sự xác quyết từ tha lực mà gọi là “tha linh nhập”.
***
Những pháp hành trong Thiền môn Trung Hoa, còn gọi là Thiền phái Bắc tông, câu đối đáp giữa thầy trò, giữa thủ tọa và vị tham vấn đều là phương tiện để thầy đánh giá trạng thái kiến tánh của người tham vấn. Tuy nhiên, với hình thức như thế chưa chắc lối nghịch thoại đó xác quyết được trình độ kiến tánh của hành giả tham vấn. Đôi khi đối thoại lập dị cũng tạo sự hiểu lầm nếu vị thủ tọa hay thiền sư không quán chiếu thấy được trình độ tâm thức của đối tượng. Trong sát na đối đáp đến tuyệt kỷ cùng đường, chỉ là giai đoạn bế tắt của ý thức (như bị treo máy) trong chốc lát. Hành giả nắm được mấu chốt đó để duy trì “kiến tánh “đi đến cùng thì có khả năng hoát nhiên đại ngộ. Bằng ngược lại, vọng tưởng tiếp tục trỗi dậy, cho dù là vọng tưởng về chứng đắc, về khởi ý kiến tánh cũng đều lạc vào tưởng thức.
Tham công án hay thoại đầu cũng thế, hành giả tập trung vào công án như nung chảy ý thức, tuy không tìm cách lý giải công án, nhưng nhiệt lượng và ý thức xoáy vào công án như con chuột đục sâu vào sừng trâu, chỉ còn lối thoát duy nhất là đợi cho sừng trâu bị thủng mới thoát ra được, bằng không, sẽ chết tức tưởi. Cũng có những hành giả bị khủng hoảng bất thường khi ý thức tập trung cao độ mà không có lối thoát, đành ngã quỵ ngay thiền đường. Trường hợp pháp hành và hành giả này không cần sự hỗ trợ của “tha linh nhập” như ngũ sự của Đại Thiên đề ra.

Trong thời Phật hiện tiền, rất nhiều hành giả chỉ nghe một lời pháp cũng đã chứng Thánh quả mà không cần phải “tha linh nhập”. Và biết bao vị Thanh Văn, Duyên Giác, Độc Giác do quán 12 nhân duyên, tu tứ đế, hay quán vô thường mà chứng đắc và tự biết mình chứng đắc. Vì vậy,”tha linh nhập” theo Đại Thiên là sự chỉ bảo, xác quyết; nhưng trong thế giới tâm linh, rất nhiều trường phái, thấp nhất như ma quỷ, “tha linh nhập” được hiểu là ám ảnh, ám nhập, Tứ phủ, đồng bóng, thần nhập ám chỉ cho “tha linh nhập” có nghĩa từ một lực lượng siêu hình nhập vào, tác động vào đối tượng mà chính đối tượng không thể tự chủ. Một số trường phái tại Ấn Độ, vị minh sư dùng lực lượng siêu nhiên truyền đạt vào tâm thức đệ tử cầu pháp, “tha linh nhập” nầy được hiểu là truyền tâm ấn. Dĩ nhiên người cầu pháp thể nghiệm được một trạng thái nào đó để chứng tỏ đã được câu thông thay cho chữ xác quyết.Trong thời đại văn minh Ai Cập, từng xuất hiện những guru, người đương thời gọi là pháp sư, đã dùng lực lượng tâm linh thủ đắc để truyền năng lượng tâm thức cho đệ tử cầu pháp, hoặc sai khiến phần âm theo chỉ đạo của họ. Một số tà sư pháp thuật cũng dùng năng lực tâm linh sai khiến lực lượng vô hình ám nhập vào đối tượng để khai khẩu những gì cần biết… Việt Nam hiện nay cũng có những thầy pháp khai khẩu con bệnh bằng triệu lịnh cho dòng năng lượng cõi âm nhập xác ứng khẩu, đó cũng là dạng “tha linh nhập”.
Tóm lại, “tha linh nhập” tùy trường hợp, tùy góc độ mà hiểu, vì tha là kẻ khác, lực bên ngoài tác động vào tâm thức một đương sự, một hành giả ảnh hưởng tính Thần khải hơn là tự giác, tự ngộ theo tinh thần của đức Phật. Đại Thiên sử dụng thủ thuật này để biện minh cho những quả vị tứ thánh ấn chứng cho đệ tử khi mà đệ tử biết mình chưa có chứng đắc. Ta hãy đọc một đoạn sau đây:
Sau đó, Đại Thiên vì muốn các đệ tử vui vẻ, không còn nghi ngờ, liền tùy theo từng người mà thọ ký cho chúng chứng từ quả thứ nhất cho đến quả thứ 4.
Bấy giờ, các vị đệ tử cúi đầu bạch rằng: Các vị A La Hán, (khi chứng quả) tự mình biết mình đã chứng, tại sao chúng con đã chứng quả, nhưng tự mình không hề hay biết?
Đại Thiên bèn trả lời rằng, các vị A La Hán vẫn còn có trạng thái ‘vô tri’, các ông không nên có sự hoài nghi với tôi. Vì trạng thái ‘vô tri’ có hai loại: Một là ‘nhiễm ô vô tri’, loại nhiễm ô này, vị A La Hán không còn nữa; Hai là ‘Bất nhiễm ô vô tri, loại vô tri này, vị A La Hán vẫn còn. Do vậy, các ông không thể tự mình biết được.
Bấy giờ các đệ tử lại thưa rằng, chúng con từng được nghe các vị thánh đã đoạn trừ nghi hoặc, nhưng tại sao chúng con đối với pháp Tứ đế vẫn còn có sự nghi hoặc?
Đại Thiên trả lời, Các vị A La Hán vẫn còn sự nghi hoặc. Vì sự nghi hoặc có hai loại: Một là thuộc về ‘tùy miên tánh nghi’ tất nhiên A La Hán đã đoạn trừ; Hai là thuộc loại ‘xứ phi xứ nghi’ ở địa vị A La Hán vẫn chưa đoạn. Các vị Độc Giác, đối với loại nghi này vẫn chưa đoạn, huống gì các ông là những bậc Thanh Văn, đối với các Đế không còn sự nghi ngờ sao? Về sau, những đệ tử của ông, đọc các kinh, trong đó ghi rằng, vị A La Hán có tuệ nhãn, tự mình giải thoát, tự mình chứng biết. Do đó, thưa với Đại Thiên rằng, Nếu chúng con là những bậc A La Hán, chúng con tự mình chứng biết. Tại sao phải nhờ đến sự thọ ký của thầy mà chúng con hoàn toàn không hề hay biết tự mình chứng đắc?
Qua đoạn văn ngụy biện cho thấy Đại Thiên là con người lợi khẩu, biện luận tuy trôi chảy những vẫn không tránh khỏi những mắc mứu mà ngay cả đệ tử cũng khó chấp nhận hà huống phái Hữu Bộ kết tội là ác kiến không ngoa. Mà đã là ác kiến là mầm mống phá hoại phật pháp.

***
“Tha linh nhập” là một trong ngũ sự hay còn gọi là ác kiến của Đại Thiên, được Đông Sơn trú bộ, Tây Sơn trú bộ chấp nhận, mà Đông Sơn Trú Bộ và Tây Sơn Trú Bộ đều là những bộ phái xuất hiện ở đời sau. Cứ theo luận Dị Bộ Tông Luân của Thế Hữu chép, thì sau Phật nhập diệt đúng hai trăm năm, trong Đại chúng bộ có Đại thiên ở núi Chế đa, tranh luận với chư tăng Đại chúng bộ về năm việc (Ngũ sự), dẫn đến xích mích mà chia thành Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ và Bắc Sơn Trụ Bộ (tương đương với Đông Sơn Trụ Bộ trong Đảo Sử). Về vấn đề này, trong Chú Thích Luận Sự 2-1 đến 5, Phật Âm bảo Dư-sở-dụ là chủ trương của Đông Sơn Trụ Bộ và Tây Sơn Trụ Bộ, vô tri, do dự, tha linh nhập là chủ trương của Đông Sơn Trụ Bộ. (Phật Quang đtđ).
Cả năm điều của Đại Thiên được ghi chép trong Luận Bả-sa– Vị A-la-Hán còn xuất tinh.
– Vị A-la-hán còn vô tri.
– Vị A-la-hán còn hoài nghi.
– Vị A-la-hán còn được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán.
– Đạo xuất hiện nhờ tiếng khổ.
Trong khi Đại Thiên sử dụng thế trí biện luận để tự bào chữa cho quả vị A La Hán của mình thì ngược lại, các thiền sư Trung Hoa lại sử dụng thủ pháp hướng nội để kiến tánh, mỗi trường phái có một thủ pháp truyền đạt, hoặc công án, hoặc thoại đầu, hoặc la hét đánh đập… để đẩy hành giả vào chỗ tuyệt đường cùng lộ mà hoát nhiên ngộ tánh. Ta xem một đoạn khai thị của Thiền sư đối với đệ tử như sau:

…bọn người như thế đều là tạo tác. Người hiện nay đang nghe pháp này làm sao muốn tu nó, chứng nó, trang nghiêm nó. Nó vốn chẳng phải vật để cho tu, chẳng phải vật để trang nghiêm được. Nếu bảo nó trang nghiêm ông được, thì tất cả vật đều được trang nghiêm. Sơn tăng nói hướng ngoại chẳng có pháp, học nhân không lãnh hội được bèn cho là hướng trong, rồi liền dựa vách ngồi trạm nhiên chẳng động ; chấp lấy cái này là Phật Pháp của Tổ môn, thực là sai lầm lớn. Nếu ngươi chấp lấy cảnh thanh tịnh, bất động là đúng. Vậy tức là ngươi nhận cái vô minh làm chúa tể. Người xưa nói chỗ hầm sâu đen tối mịt mù thật đáng ghê sợ là lý này vậy. Nếu ngươi nhận cái động là phải, thì tất cả cỏ cây cũng đều biết động, cũng nên gọi là đạo chăng ? Thực ra kẻ động là phong đại, bất động là địa đại. Ðộng với bất động chẳng có tự tánh. Nếu ngươi hướng vào chỗ động mà nắm bắt nó thì nó hướng vào chỗ bất động đứng. Nếu ngươi hướng vào chỗ bất động bắt nó thì nó lại hướng nơi chỗ động đứng. Ví như con cá ẩn trong suối nhảy ngược dòng.
Các Ðại-đức! Động với bất động là hai thứ cảnh, còn Đạo nhân vô y thì động cũng dùng, bất động cũng dùng mình chẳng có thủy chung, nếu tâm của ngươi niệm niệm thôi nghĩ chẳng được thì leo lên cây vô minh, đi vào tứ sinh lục đạo mang lông đội sừng. Nếu ngươi thôi nghĩ được, tức là thanh tịnh Pháp thân. Nếu ngươi một niệm chẳng sanh thì leo lên cây Bồ Ðề, vận thần thông trong tam giới, biến hóa thân tự tại.
Có một bọn mù trọc đầu ăn cơm no rồi ngồi thiền quán hạnh, chụp bắt niệm lậu không cho sanh khởi, tránh ồn ào, cầu tĩnh lặng; ấy là pháp ngoại đạo. Tổ sư nói: Nếu ngươi trụ tâm khán tịnh, cử tâm ngoại chiếu, nhiếp tâm nội trừng (trong lặng), ngưng tâm nhập định đều là pháp ngoại đạo…( tập 47, Ðại Tạng Kinh)
***
Khoảng một trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, tức năm 283 trước Tây lịch trở đi, Giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái là Đại chúng bộ cách tân và Thượng tọa bộ bảo thủ. Cứ theo tư liệu của Phật giáo Bắc truyền ghi chép, thì nguyên nhân đưa đến sự phân hóa là do Đại thiên đề xướng thuyết mới về năm việc; còn cứ theo các tư liệu của Phật giáo Nam truyền, như Đảo sử Đại vương thông sử ghi chép, thì nguyên nhân là do các tỉ khưu thuộc chủng tộc Bạt kì nêu lên thuyết mới về mười việc mà đưa đến chia rẽ. Đại thiên là tỉ khưu xuất thân từ nước Ma thâu la tuyên dương Phật giáo tại thành Hoa thị, Đại thiên đề xướng thuyết mới về năm việc tại chùa Kê Viên, bị phái Trưởng lão bảo thủ lên án là vọng ngữ. Tăng đoàn do đó mà chia làm hai phái. Cái gọi là năm việc mới tức là:
1. Dư sở dụ (người khác làm bẩn quần áo), A La Hán vẫn không chống chế được sự cám dỗ của Thiên ma mà tình cờ có hiện tượng mộng di. 2. Vô tri (vô minh), A La Hán còn có Bất nhiễm ô vô tri. 3. Do dự (ngờ), bậc Thánh chứng quả thứ tư, đối với Phật pháp vẫn còn có chỗ ngờ vực, chứ chưa hoàn toàn triệt ngộ. 4. Tha linh nhập (do người khác độ), bất cứ vị A La Hán nào, khi chứng quả, cũng phải do người khác (như Phật chẳng hạn) thức tỉnh, ấn chứng mới có thể ngộ nhập Thánh đạo một cách chân chính. 5. Đạo nhân thanh cố khởi (Thánh đạo nhờ lời nói mà hiển bày), người tu hành nếu tu tập Thánh đạo xuất thế thì phải chí thành xướng niệm tiếng Khổ thay; mới có thể khiến Thánh đạo hiện khởi.
Còn phía các tỉ khưu Bạt kì đề xướng mười việc… Khi thuyết mới về mười việc trên đây được đề xướng rồi, tỉ khưu Da xá được sự tán trợ của Trưởng lão Li bà đa, bèn triệu tập đại hội tại thành Tì xá li, nhất trí quyết nghị thuyết mới này là bất hợp pháp, bởi thế gọi là Thập sự phi pháp,............. Đại hội lần này, đồng thời, cũng là Đại hội kết tập Luật điển, có bảy trăm vị tỉ khưu tham dự, cho nên gọi là Thất bách kết tập,............ Còn cái gọi là thuyết Đại thiên ngũ sự, thì có thể là một vị Đại thiên, trùng tên nào đó ở đời sau đã từ Đại chúng bộ chia thành một phái độc lập, rồi phụ họa và mở rộng tư tưởng của Đại thiên mà thành thuyết Ngũ sự, vì thế, khi bàn về nguyên nhân đưa đến sự chia rẽ trong căn bản Phật giáo, thì thuyết Thập sự phi pháp có vẻ hợp lí hơn. (Phật Giáo Giáo Lí. Và Phật Quang đtđ)
***
“Tha linh nhập”, Đại Thiên sử dụng để cưởng lý cho đệ tử khỏi thắc mắc, đã trở thành chủ trương trong 5 việc mà Đại chúng bộ cho đó là hợp lý và cũng từ đó mà thầy T.Hạnh Bình thần tượng Đại Thiên đến độ thầy Hạnh Bình viết:
“lẽ ra ông (tức Đại Thiên) phải là người được mọi người tôn sùng và hết lời ca tụng sự nghiệp cải cách Phật giáo của ông mới đúng” (NĐCĐT, tr.134).
Hay “… dám nghĩ dám làm của Đại Thiên đáng được cho ngày nay chúng ta học tập và ngưỡng vọng” (NĐCĐT, tr.146).

Nếu thầy Hạnh Bình tán dương ca ngợi Đại Thiên như thế thì, kinh Pháp Cú lại bảo:
164. “Kẻ ngu si miệt thị,
Giáo pháp bậc La Hán,
Bậc Thánh, bậc chánh mạng.
Chính do ác kiến này,
Như quả loại cây lau
Mang quả tự hoại diệt.” (phẩm Tự Ngã)
Hoặc:
397. “Ðoạn hết các kiết sử,
Không còn gì lo sợ
Không đắm trước buộc ràng
Ta gọi Bà-la-môn (phẩm Bà La Môn)
***Top of Form

Tóm lại, “Tha linh nhập” là lối ngụy biện che đậy bản chất tự mạo nhận quả vị A La Hán, muốn cho đệ tử an tâm, Đại Thiên lại thọ ký cho mỗi người một quả vị Thánh từ Tu Đà Hoàn cho đến A La Hán, tuy nhiên, đệ tử cũng chưa tin tưởng lời ấn chứng của Đại Thiên nên luôn chất vấn thắc mắc.

“Tha linh nhập” không  được Thượng tọa bộ chấp nhận vì  nó không có trong kinh tạng nguyên thủy cũng như trái với tinh thần giáo lý mà Hữu bộ đang hành trì.

Nguyên nhân nào Đại Thiên đưa ra 5 việc? Nguyên nhân nào Đại thiên gia nhập giáo đoàn đức Phật, và nguyên nhân nào Đại chúng bộ chấp nhận ngũ sự của Đại Thiên và nguyên nhân nào Thượng tọa bộ cũng như Hữu bộ chống lại Đại Thiên mà Tạng văn bảo Đại Thiên là ác ma Bạt Đà La. Bài thứ năm sẽ kết thúc tìm hiểu ngũ sự của Đại Thiên.

MINH MẪN
25/3/2018

 

 CỘI TÙNG NGÃ BÓNG

Ngôi chùa cổ miền Trung nước Việt, ngoài cây đa, cội đề, còn có vô số cây kiểng tô đẹp vườn chùa, trong đó cội tùng, không chỉ là cây kiểng, còn là biểu tượng uy nghi khi mà cây Bồ Đề có một gốc rễ thám sâu bảo vệ lòng đất của chùa, tất cả đều tỏa bóng hợp đoàn làm nên bóng hình đặc thù của đạo Phật và hồn quê.

Miền Trung là vùng đất chịu nhiều áp lực thiên tai, do vậy, kinh tế cũng trở nên khó khăn hơn miền Nam quá nhiều thuận lợi. Địa linh sanh nhân kiệt, từ chốn khổ đau trăm bề, trui rèn người dân sức chịu đựng và có tinh thần hướng thượng.Ai không đành rời quê để bám trụ mưu sinh trên ruộng đồng khô khốc vào mùa nắng, lầy lội ướt sũng lúc mưa sa; quanh năm vẫn tời lá chống lại mưa phùn lom khom vùng chợ quê truyền thống. Tuổi trẻ, cầu tiến, tha phương lập nghiệp, cũng không thiếu người thành đạt nơi đất khách là những danh nhân, thi sĩ, tôn giáo tài hoa. Huế là vùng đất lạ, bao kẻ ra đi luôn nhớ quê nhưng ít ai muốn về để nhìn lại nét lủng lờ của sông Hương, tầm cao khiêm tốn của núi Ngự; vẫn thủy chung nhưng không cùng với nghiệp dĩ.

Những cơn bảo hung tợn tàn phá quê hương hay làn gió phớt nhẹ đong đưa cây lá, hồn quê và chùa quê vẫn trầm mặc vô tư nuôi lớn cội Tùng vốn yếu đuối hơn gốc Bồ Đề; Bảo táp qua đi, mưa phùn lê thê suốt ba tháng chấm dứt, nắng cháy da đón gió hạ Lào tràn san, cây vẫn xanh, hoa vẫn tươi quê làng vẫn trầm mặc muôn thưở.

Rồi một ngày, cội tùng già cỗi, trong đêm giá lạnh Xuân về, thầm lặng xuôi thân trên đất mẹ. Một thời vang bóng tùng lâm, cội tùng đã đi vào biên niên sử Phật giáo, một cội tùng, trên đất mẹ như vừa lạ vừa quen, tưởng chừng bao lần gục ngã, thế nhưng, kiên cường, bất khuất, với tinh thần vô úy và thầm lặng, cội tùng đã góp phần to lớn cho “mái chùa che chở hồn dân tộc”, đã vĩnh viễn khuất bóng. Trên mãnh đất này, sẽ còn những  chồi non đang vươn, tiếp nối khung trời mỗi khi Phật giáo đón thái dương hay lặng chìm trong cõi hoàng hôn của kiếp sống.

Được tin, trên quê hương đó, một nhân cách lẫy lừng quốc tế, làm rạng danh Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, một Thiền sư nhập thế vừa ra đi lúc khuya ngày 22/01/2022. – Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH.

 

MINH MẪN                                                                                                                                22/0


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

NHẬT KÝ ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO 2022-2027

 HN vào Đông, phố phường nhộn nhịp. Về đêm sầm uất hơn hẳn Sg hiện nay. Máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội. Bài lúc 11g ngày 26/11/2022. Nhiệt độ 22, mưa phùn lất phất phủ nhẹ một màn sương mỏng như tấm khăn voan che hờ trên khuôn mặt cô dâu trong lễ cưới.

Xe nối đuôi không thua một thành phố công nghiệp miền Nam. 5 năm quay lại, Hà Nội khác hẳn. Cuộc sống tuy phồn thịnh nhưng không che được mạch sống khốn cùng của các bà, các ông buôn thúng bán bưng. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ tải bao về chai lầm lũi bên dòng xe hơi đời mới của giai cấp phát triền đột xuất.

Nhiều chuyến bay trong ngày đưa hàng ngàn tu sĩ PG đồ về Thủ Đô tham dự Đại hội PG toàn quốc tại Hà Nội. Cũng văn hoá hữu nghị Việt Xô luôn là tụ điểm cho PG tổ chức thường kỳ. Năm nay triển lãm Đá quý, từ ừ Nam đem ra, làng nghề miền Trung cũng góp mặt.Buổi ẩm thực ngày đầu cho các đoàn Đại biểu cũng đo một ni sư vận chuyển lương thực, thực phẩm ngay cả bàn ghế chén đũa cũng từ Nam ra Bắc. Hình như mỗi lần Đại hội đều do phía Nam chủ động

Đêm đầu tiên, sân cung văn hoá hữu nghị ,trưng bày đủ sắc màu, văn nghệ bỏ túi cũng được các chị trình diễn. Tại chùa Quán Sứ, Các chức sắc Trung Ương tổ chức họp trù bị để gút lại thành phần nhân sự chi ngày hôm sau. Cũng như trung tâm hội nghị, Quán Sứ tấp nập kẻ vô người ra. Các tổ có phận sự phân phối y hậu quà cáp cho các đoàn đến dự. Bên ngoài các bà các cụ với những mẹt hàng Tôn giáo đủ loại chen đua với những cửa hàng tạp phẩm. 15g tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, Nhật Anh, người con  kết nghĩa đón về thăm gia đình mẹ, chị và các cháu ở quận Hai bà Trưng. Tuy ít gặp nhau, nhưng gia đình tỏ ra rất nhiệt tình,ưu ái hiếm thấy

Sáng 28, mở đầu ngày làm việc chính thức, ca nhạc , vũ điệu do nhạc công  vũ công đoàn Phật tử Tây  Bắc Tân đám trách .

Đại biểu khách quý TW và chư tôn giáo phẩm Quang lâm hội trường đúng 7.30. Theo hướng dẫn MC yêu cầu hội trường vỗ tay từng hồi đón chào quan khách tiến vào hội trường. Nếu toàn bộ hội trường giữ im lặng trang nghiêm sẽ thích hợp với phong cách của một Tôn giáo như Đạo Phật.  Vỗ tay chào đón chư tôn giáo phẩm đăng lâm chứng minh và chủ tọa cũng không thích hợp. Bên làng Mai mỗi khi hoan hỷ thưởng đưa bàn tay sen nở lắc nhẹ rất đạo vị.

Quan khách tham dự gồm quan chức chính phủ TW, các Tôn giáo bạn và hơn 60 đơn vị PG các tỉnh thành tham dự.

HT trưởng BTC Đại hội đồng thời là chủ tịch HĐTS GHPGVN đọc diễn văn khai mạc buổi lễ. Có điều lạ trong diễn văn khai mạc, lại kể lể chi tiết các hoạt động của GH PG như báo cáo của một tổng thư ký. Buổi lễ với tầm vóc toàn quốc mà MC về ẫn để toàn bộ hội trường đứng mãi đến khi TT Giác Dũng nhắc khẽ hội trường mới được mời ngồi. Một bài diễn văn

 khai mạc dài Lê thẻ gần  

Đoàn dâng hoa chào mừng Đại hội

TT tổng thư ký trình bày thành quả nhiệm kỳ VIII và đề án nhiệm kỳ mới 2022-2027. MC đã đề cập nội dung này, HT trưởng BTC khai mạc cũng nói đến và ngày 27 cũng trình bày cùng nội dung giống nhau.

Tâm lý quan khách không cần phải nghe những sinh hoạt chi li thuộc nội bộ PG. Cũng may âm lực của TT Tổng thư ký rõ và mạnh giúp toàn bộ hội trường tránh được ngủ gục 

Ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu cảm tưởng và tặng hoa HĐTS. HT chủ tịch cảm ơn ông chủ tịch nước. Ông Phạm minh Chính ,Vương Đình Huệ , và các ngành chính phủ tặng hoa Đại hội. Phần tặng hoa , chả hiểu thế nào mà HT Thiện Pháp liên tục đón nhận lắng hoa các cấp chính quyền và Tôn giáo bạn. TT tổng thư ký tuyên danh chư tôn đức đón nhận Huân chương cao quý của nhà nước khen tặng. Bằng khen tập thể và cá nhân đón nhận từ ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong số chư vị lên đón nhận Huân chương, có vài vị chống gậy lụm khúm,được người dìu lên khán đài một cách khó khăn trông thật xót xa.

Khai mạc Đại hội Đại biểu PG vừa kết thúc lúc 10.30


Vũ đình Mạnh, chút tịch không gian gốm Bát Tràng, triễn lãm tại khu văn hoá trong cũng Hữu nghị Việt Xô. Ông cho biết về gốm, muốn dùng chất liệu gốm truyền thống chuyên chở tinh thần PGVN, vì PGVN mang đậm bản sắc dân tộc, đó là giá trị văn hoá PG. Có 5 chủ đề:

1/ Thiền sư Khương Tăng Hội người sơ khởi cho PGVN, ngài đem PGVN sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ 3

2/ triều đại nhà Lý, đặc biệt Lý Công Uẩn

3/ Nhài Trần Nhân Tông, thiền sư Trúc Lâm

4/ Bồ Tát Quảng Đức và ngọn lửa từ Bi

5/ Thiền sư Thích Nhất Hạnh một trong những thiền sư có công đem PGVN ra nước ngoài, có công lớn trong các Thiền sư hiện đại sư

Gốm sứ đã đem giá trị tinh thần PGVN vào cuộc sống. Có lẽ đây là công trình có giá trị hiện nay 

Chiều ngày 28, Đại hội PG toàn quốc tại Hà Nội kỳ IX tiếp thu rất nhiều tham luận, nhiều ý kiến, tuy không sáng tạo nhưng vẫn là tiếng kêu…Qua bao tham luận trước đây cũng nằm trong kho lưu trữ văn khố. Dù sao vẫn có tiếng nói. Từ ngành giáo dục Tăng ni cho đến cơ cấu nhân sự luôn có lỗ hổng như ổ gà trên đoạn đường dài. Kiến thức không đồng đều thì việc tiếp thu cũng bị hạn chế. Trên nguyên tắc phải qua cơ bản, trung cấp mới lên cao cấp để vào học viện, thực tế việc nhảy rào, có điều kiện ra nước ngoài gọi là du học, vì mất căn bản không theo kịp chương trình, có vị dùng thời gian để hướng dẫn Phật tử đi tham quan các di tích Phật giáo tại Ấn. Cái bằng Tiến sĩ đem về không do học lực mà do ngoại giao thế nào đó. Một số được các giáo sư Hồi giáo, Bà là Môn giảng giáo lý nguyên thủy, về nước chống báng PG Bắc tông. Cũng có vị có bằng Tiến sĩ thực thụ, tốt nghiệp tại các nước phát triển PG Bắc truyền,bài xích tư tưởng PG nguyên thủy,ủng hộ Đại Thiên, cho A La Hán vẫn còn mộng tinh. Chứng tỏ cái học kinh viện thiếu tư duy sẽ lệch vào “biên kiến”. 

Đi du học để có điều kiện mở rộng tầm nhìn, thế nhưng nếu tâm hoạt náo đa văn thiếu tu tập trở thành mối nguy cho PG không những trên giáo lý mà còn lệch lạc phát ngôn, hành động có hại cho uy tín PGVN, ngày nay cộng đồng mạng là phương tiện phổ biến nhanh nhất về những sai trái của một số tu sĩ

Qua báo cáo số Tăng ni sinh tốt nghiệp không nhỏ, nhưng khả năng đóng góp cho PGVN chưa nhiều.  Nếu chỉ chú trọng về kiến thức, xem nhẹ. về tu tập có khác chi chuyên viên Tôn giáo. Dĩ nhiên giáo dục PGVN hiện nay tuy chưa hoàn thiện nhưng đã trang bị cho Tăng ni trẻ có một kiến thức nhất định để lấp vào khoản trống mà hiện nay phía Bắc có những vị kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ từ đạo cho đến chính trị. Chưa nơi đâu một vị kiêm nhiệm Trưởng BTS 4 đơn vị còn được tái nhiệm, nhân thân còn là Đại biểu Quốc hội. Thế thì thời gian còn đâu cho việc tu tập? Chả lẽ tu sĩ PGVN thiếu người? Trên đây đơn cử tiêu biểu về nhân sự hiện nay. 

Tham luận là tham gia ý kiến để góp phần cải thiện tổ chức, hy vọng GH lắng nghe để phát triển nếu biết chọn lọc những đề xuất khả thi. 

Những năm gần đây, GH đã áp dụng theo Hiến Chương đối với những vị quá tuổi quy định rất tốt, nhưng vẫn còn vài trường hợp cả nể hoặc do áp lực tình cảm vẫn lưu nhiệm những vị qua nhiều nhiệm kỳ chưa đóng góp gì cho Phật sự, thêm vấn đề sức khỏe và uy tín bất cập.

Có những chức sắc đầu ngành hình như “việc và người “ chưa tương thích. Có lẽ rồi đây nội tình PGVN sẽ được trang nghiêm cho đúng với tầm vóc của thời đại 4.0

ĐẠI  HỘI GHPGVN

Nói cho đủ theo khuynh hướng hiện tại là:”Đại hội Đại biểu toàn quốc  lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 của GHPGVN.

Ngày 26 tháng 11, các chuyến bay liên tục đưa Tăng ni và một số phật tử từ miền Nam và Trung ra Bắc tham dự. Một số vị có nhiệm vụ trong Ban tổ chức phải ra trước.Các em sinh viên tình nguyện tiếp rước đưa đón đòan đại biểu về khách sạn

Một sô đoạn đường từ sân bay vào Thành phố, cũng như các đường chính đều được treo áp phích, băng rôn, cờ hiệu. Riêng mặt tiền chùa Quán Sứ, cờ ngũ săc giăng ngang đường rợp bóng như hàng loạt cánh bướm tung tăng mừng gió!

Khí hậu ngày này tương đối dễ chiu tỏ ra hiếu khách, ai cũng ngỡ mùa Đông miền Bắc phải giảm rét để khách phương xa có cảm tưởng như “sư tử Hà Đông biết e thẹn trước buổi gặp gỡ đầu tiên với người khác phái”. Dân bản xứ thong dong trong manh áo khoác dập dìu phố thị. Các ông ngồi vỉa hè luôn cập kè ống điếu cầy với bình trà đậm đắc, thi thoảng nhả từng cuộn khói làm bạn với mây trên tầng xanh.

Chùa Quán Sứ, chư Tăng đến nhận thẻ Đại biểu và quà lưu niệm. Quần chúng chen nhau cắm nhang sau khi tha thiết lâm râm khấn vái. Chùa khuyên không đốt vàng mã, thế nhưng vẫn có chỗ cho tín đồ hóa kho un khói.

Ngày 27 , sau khi đoàn đại biểu vào viếng lăng Hồ chủ tịch, bắt đầu  khai mạc triển lãm tại cung văn hóa hữu nghị Việt Xô. Bên trong là hình ảnh các ban ngành sinh hoạt trong nhiệm kỳ qua, chư Tăng ni qua các thời kỳ còn và mất. Ngoài hành lang chưng bày làng nghề gốm sứ,mang hình ảnh và tinh thần nhà Phật qua 5 thời kỳ trọng đại:”Thiền sư Khương Tăng Hội – Lý Công Uẩn Đời nhà Lý - Trần Nhân Tông -  Bồ Tát Quảng Đức – Thiền sư Thích Nhất Hạnh; kinh thư; Y phục cổ truyền biến tấu cách tân; kính nghệ thuật trên 7.000 độ nung trang trí sắc màu tươi nhuận hình “bảo cái”của Mật tông, chư Phật và Bồ Tát.Triển lãm ngành nghề do TT Huệ Vinh quản lý. Phía tay trái từ ngoài nhìn vào là gian hàng đá nghệ thuật do thầy Nhuận Tâm thực hiện.

sáng 29 Đại hội biểu quyết và cử hành nghi lễ tấn phong Hòa thượng, ni trưởng, Thượng tọa, ni sư.Danh sách bổ sung HĐM và HĐTS để Đại hội suy cử và suy tôn.Sau nghi thức suy tôn và suy cử.Đại hội được tuyên bố bế mạc vào lúc 11 giờ. Đại biểu thọ trai; lần lượt xe đưa ra phi trường, các Đại biểu về trụ xứ, giả biệt không khí không còn mát mẻ như ngày đầu mới đến, khi mà "sư tử Hà Đông đã quen mặt đắc hàng".Hà Nội ngày nay không còn Hà Nội mùa Đông rét mươt năm xư. Đại hội kết thúc trong hoan hỷ.