Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Kiều Nhung móc áo khoác lên khung giá, thả mình xuống chiếc ghế salon, đảo mắt
nhìn một lượt khắp phòng khách, mùi sơn nước còn bốc thoang thoảng dễ chịu; cảm thấy hài lòng sự tươm tất mà hơn một tuần nàng thu dọn, sơn phết
để đón khách.
Căn nhà nhỏ, xinh, một tầng, và một gác lửng, mặt hướng ra biển, bãi biển mà
trước 1975 ít người biết , đến ngày giải phóng, người vượt biển đổ ra đây, từ
đó, địa danh Mũi Né trở thành cái gì quen thuộc, khi đất nước mở cửa, nó trở
thành khu du lịch biển khá lý tưởng, đời sống người dân địa phương bổng chốc
thay đổi, giá đất tăng vọt, vùng đất cát biến thành đất vàng, cái nóng khô rát
vào mùa nắng bây giờ cũng dể chịu, đáng yêu! Ba mẹ Kiều Nhung ra được nước
ngoài cũng từ nơi đây, Anh em nàng đành ở lại; Những người anh vào Sài Gòn lập
nghiệp, K.N bám trụ hy vọng có chuyến đi suông sẻ, cuối cùng quá mệt mỏi, nàng
chấp nhận kết hôn với chàng trai hơn nàng hai tuổi, con đại lý nước ngọt tại
Phan Thiết; Nàng chìều ý chồng, đi học giáo lý, rửa tội trước khi cưới, chồng
chìều ý nàng, xây nhà tại bãi Mũi Né, chiều chiều, nàng đứng trên lầu nhìn ra
biển, thả hồn mông lung trải dài theo sóng nước đại dương
.
Tuấn nhận tin vui của Kiều Nhung đúng vào lúc vừa bảo vệ luận văn Cao học; Tuấn bằng tuổi K.N, cùng học một
lớp, bẵng một thời gian vắng tin nàng, Tuấn ngỡ nàng đã ở bên kia trời Tây; một
buổi chiều mưa rả rích, ngồi đọc
sách ngoài hiên,nhà nằm trên khu phố yên tĩnh ở Đà Lạt, sau nhà thờ Con Gà, người con gái
đon đả che dù, nép sát cổng rào, chuông reo, Tuấn ngước nhìn, K.N nủng nịu:
-Không nhìn ra em sao, chóng quên thế!
Tuấn ngỡ ngàng, và càng ngỡ ngàng khi thấy K.N rút từ trong túi xách một tấm
thiệp hồng, chìa về phía Tuấn.
-Anh tha thứ cho em, vì hoàn cảnh… nhưng em không quên anh được. em mong ngày ấy
sẽ có mặt anh để em không cảm thấy trống vắng.
Mắt Tuấn chợt tối sầm, bối rối, im lặng:
Vâng, anh sẽ có mặt vào ngày vui của em. Tuấn đáp nhỏ nhẹ
- Không ạ, ngày buồn của chúng mình; sở dĩ lâu rồi em không liên lạc anh, vì
gia cảnh lâm vào bế tắt sau những chuyến vượt biên bất thành. Giờ thì…K.N ấp
úng…anh hãy giữ tấm ảnh kỷ niệm của chúng mình tại Fatima, ngày mà em rũ anh đi
Thủ Đức khấn nguyện Đức Mẹ cứu giúp gia đình em vượt biên, nhưng Mẹ chỉ giúp
phân nửa, chỉ có bố mẹ em đi được thôi, có lẽ lúc ấy gia đình em còn ngoại đạo.
Bao kỷ niệm dồn dập tràn về trong đầu Tuấn, người bạn gái năm xưa cũng không
thay đổi mấy, từ vóc dáng thon thả, khuôn mặt dễ nhìn, giọng nói nũng nịu, tướng đi đỏng
đảnh kiêu kỳ; nhưng cái dễ
thương như phủ trùm quanh người K.N. Mùi tóc thơm ngây ngất cứ vương vấn nơi
mũi chàng năm xưa, những chuyến đi chơi xa tận miền Tây, ngồi bên nhau trên bờ
ruộng, nhìn sóng lúa xô đuổi nhau dưới cơn gió chìều, cứ hiện dần trong tâm tư
Tuấn.
Hai người trầm lặng , chìm vào quá khứ, khi mưa nặng hạt trên tole, kéo Tuấn tĩnh
lại:
Thôi, duyên chúng mình chỉ có thể, cầu mong em hạnh phúc với chồng con;
Vừa nói, Tuấn cầm tay K.N đứng lên, K.N khẽ ngã sát vào người chàng, mùi tóc ngây ngất
năm xưa lại tràn về. Tuấn che dù, tiễn
K.N ra ngõ.
Sau ngày cưới ấy, thỉnh thoảng K.N vẫn điện thoại cho Tuấn vào những ngày rỗi
việc; Hè, K.N mời Tuấn đến nghỉ mát, giới thiệu Tuấn với chồng, nàng cảm thấy hạnh
phúc khi ba người sinh hoạt chung trong một không khí cởi mở và cảm thông.
Mùa Giáng sinh đến lúc nào, nếu không nhận được điện thoại của K.N, có lẽ chàng
quên bẵng. Hàng ngày vẫn quen nghe tiếng chuông từ tháp cao tràn xuống mọi ngõ
ngách thôn xóm, như một thông lệ thường nhật. Dạo nầy, Tuấn ít khi xuống phố,
chàng đang nghiên cứu một đề tài khoa học Tâm Linh. Tuy chàng là một huynh trưởng
Gia Đình Phật Tử, cấp Tấn, sinh hoạt tại chùa Linh Sơn, chàng vẫn cố tìm một
cái gì đồng điệu giữa các tôn giáo; Nhiều lần K.N trình bày cho chàng cảm nhận
cái thú vị, mầu nhiệm của đức tin Thiên Chúa, nhưng dưới cặp mắt khoa học, đức tin
chưa đủ lý giải một cách thuyết phục đối với chàng. Lắm khi, chồng K.N, một tín
đồ đạo dòng lâu đời, cũng khó mà cho Tuấn
hiểu lẽ phải của một đức tin, thiếu minh chứng.
Phúc cho kẻ nào không thấy mà tin. Dũng, chồng K.N đã viện dẫn câu
trong kinh Thánh.
Tuấn liên tưởng đến trong Phật Giáo có câu: Đức tin là mẹ đẻ của mọi
công đức.
Hình như, Tuấn cảm nhận có sự tương đồng giữa hai tôn giáo, nhưng không, vì Đức
Phật cũng dạy: Hãy tin những gì sau khi
nghe, suy gẫm và thấy hợp lý. Nghĩa là đạo Phật cũng tôn trọng giá trị của
đức tin, một đức tin có được sau khi kiểm nghiệm, chứ không phải tin những gì
mình chưa biết rõ ràng!
. Sau ngày cưới của K.N, đây là lần đầu chàng được K.N mời ra Mũi Né tham dự
đêm Noel.
Nghe chuông cổng, K.N bật dậy, để lại vềt lún trên mặt ghế nệm, chạy vội ra cửa,
có lẽ Tuấn đến, nàng mừng thầm, nhưng khựng lại khi nhìn chiếc áo chùng đen ngã
bóng vào sân trong.
-Con kính chào cha ạ!. vừa nói, K.N vừa mở toang cánh cổng rào, đứng nép một
bên, tay khoanh trước ngực, đầu chếch
về phía trước, đợi Linh Mục Oánh đỉnh đạc bước vào..
-Dũng đâu con? vị L.M hỏi
- Bẩm cha, anh con đi ra phố mua ít đồ ạ! K.N kéo chiếc ghế : mời cha ngồi xơi
nước, con bận tay một tý !
Vị L.M Triều
còn trẻ, vừa về giúp xứ hơn năm nay, cũng là người mà Dũng gọi bằng chú trong
gia hệ. Bố Dũng có ba anh em, một em trai làm Linh Mục, một em gái là Soeur
giòng Mến Thánh Giá. Bố Dũng cũng là thầy năm, dòng Dominique, mẹ Dũng là dì mười,
tu trong dòng kín, sau 1975 lập gia thất với bố Dũng. Giòng họ toàn tòng; L.M
Oánh vừa được thụ phong hai năm, bổ cử làm phó xứ Châu Hải, thỉnh thoảng về
thăm vợ chồng K.N, ở nghĩ mát vài hôm.
-Chừng nào hai con mới định có em bé? L.m hỏi
- Bẩm cha, cuộc sống còn khó khăn lắm cha ạ! K.N đáp
- Lạy Chúa tôi, trời sinh voi, sinh cỏ, con cái của Chuá, Chúa phải lo, đâu để
con lo. Ai cũng lo như con thì con dân Chúa làm sao phát triển
Ánh nắng chiều ngã bóng phía sau đồi cát, nhà K.N hứng trọn luồng gió từ biển
thổi vào; cây thông lủng lẳng tấm thiệp mừng Giáng Sinh, ông già Noel và lịch
in hình Chúa bên các Tông đồ cũng nhảy múa. L.M Oánh ngồi đọc báo, K.N tất bật
việc nhà chuẩn bị cho một revel sau buổi lể khuya.Thỉnh thoảng nàng nhìn đồng hồ
rồi lại nhìn ra cổng, lắng từng tiếng động bên ngoài, nàng lẩm nhẩm : Sao muộn
thế, chả lẽ…
Tiếng xe Metiz ngừng phía trước, hai người đàn ông loay hoay bê đồ bỏ xuống,
K.N bước vội ra mở cổng:
Đâu mà hai người gặp nhau thế, vừa nói, nàng vừa bê phụ đồ vào nhà, mặt nàng rạng
rỡ. Bẩm cha, nhà con về tới ạ
Dũng gật đầu chào linh.mục Oánh, Tuấn bước theo sau
đưa hai tay về phía L.M, vị tu sĩ lịch thiệp đứng lên bắt tay, Thưa cha, Dũng
giới thiệu : Đây là anh bạn của gia đình con, chúng con gặp nhau ở đường vào Rạng,
cũng may, giờ chiều hiếm xe. Nói xong, Dũng quây lại giới thiệu với Tuấn về L.M
Oánh.
Hai anh lên ngồi chơi với cha đi, để em làm được rồi. K.N thoắt biến vào nhà
sau.
Ba người đàn ông thoải mái trong phòng khách xinh xắn, không khí trong lành
thoáng đãng dể chịu; nơi đây ít bị khói bụi và tiếng động cơ quấy nhiễu. K.N bê
lên ba chai nước nước khoáng. Oánh nhìn Tuấn, có cảm giác như thân quen, hay có
nét gì đó đã từng gặp gỡ.
L.M suy nghĩ, đưa mắt nhìn Dũng, ngầm hiểu, đây là người thanh niên trí thức,
có lần vợ chồng K.N giới thiệu, sẽ tổ chức gặp nhau, nhờ người đem Tin Mừng đến
cho kẻ ngoại đạo nầy mà vợ chồng Dũng không đủ khả năng thuyết phục.
- Thưa cha, hình như có thời gian cha ở Giáo Hoàng học viện? Tuấn hỏi.
- Vâng, cha có đến thư viện đó thường xuyên chứ không phải chủng sinh của chủng
viện. Oánh đáp. …linh mục suy nghĩ.- thảo nào…! nói tiếp :Con cũng có đạo?
- Thưa cha, không ạ, con đang tìm hiểu. Tuấn đáp.
-Thế con có tin Chúa Jesu là đấng cứu thế cho nhân loại ? L.M nhìn cặp mắt
trong sáng của Tuấn, chờ câu trả lời để L.M tiếp tục mở cửa đức tin cho chàng.
- Thưa cha, từ lâu Giáo hội và các tu sĩ đều dạy như thế, nhưng bằng chứng nào
để con tin Ngài là đấng chuộc tội cho nhân loại.? Tuấn khẳng khái đáp
- Con không thấy trong Kinh Thánh đã nói đến Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho
Ngài, vẫn xưng tụng Ngài là đấng cứu thế; Ngài từng tuyên bố Ngài là vua của
con dân Do Thái; Tiên tri báo điềm khi ngài giáng thế, nhà vua bấy giờ phải
truy lùng để diệt trừ hậu hoạn bằng cách giết tất cả trẻ con từ hai tuổi trở xuống,
nhưng chúa Thánh Thần báo mộng cho đức bà Maria mang Ngài đi lánh nạn, và còn
vô số điều trong Thánh kinh đã mô tả; một người bình thường không thể có được
như thế. Cha Oánh hăng hái trình bày quan điểm đức tin bằng Kinh Thánh.
- Thưa cha, Thánh kinh đã chứng minh được điều gì khi mà nhân loại ngày nay ,
cuộc sống thực dụng,cần một minh chứng cụ thể như hai với hai là bốn vậy. Chưa
nói quá nhiều vô lý huyển hoặc của Thánh kinh. Tuấn biện luận
- Vâng, đó là điều mà nhân loại ngày nay xa dần với Thượng đế, đánh mất đức
tin. Hồi giáo có lý khi bảo xã hội Tây Phương là xã hội tội lỗi cần tiêu diệt để
làm đẹp lòng Thánh Allah, như Chúa từng tiêu diệt loài người tội lỗi bằng Đại Hồng
Thủy . Con người ngạo mạn muốn vượt quyền Thượng đế, nên phải bị tiêu diệt;
Loài người bị hủy diệt nhiều lần khi trình độ khôn ngoan lên tột đỉnh. Khoa học
biểu hiện trí khôn của quỷ dữ con ạ; Làm người phủ nhận sự cứu rỗi của Thượng đế
mà Ngài đã cho con một xuống thế chịu tội, là một điều không thể chấp nhận, phải
sa hỏa ngục đời đời. Vị linh mục dọ ý mong thấy có sự thay đổi nơi kẻ ngoại đạo
cứng cỏi niềm tin, mà Tuấn biểu hiện cho thế hệ trẻ ngày nay.
- Tuấn im lặng, miên man nghĩ ngợi, đây là một vấn nạn mà chàng đi tìm giải đáp
thật hữu lý. Thưa cha, con không phủ nhận Thiên chức cứu rỗi của Chúa, nhưng
con muốn biết sự thọ nạn của Chúa đúng như một Thiên chức hiện thực. Kinh Thánh
nói, tổ tông Adam Eva phạm tội, con cháu phải đền tội, làm lụng vất vả mới có
ăn; đàn bà mang nặng đẻ đau, đàn ông phải cày bừa để nuôi gia đình; Sau ngày
Chúa con đổ máu chịu tội trên cây Thập ác, cứu chuộc cho loài người,cuộc sống
cũng vẫn thế, có thay đổi gì hơn; làm sao kẻ ngoại đạo như con tin đó là một sự
cứu chuộc tội lỗi loài người?
- Lạy chúa, hãy ban niềm tin cho kẻ ngoại đạo cứng lòng nầy. linh mục Oánh thầm
cầu nguyện.
Dũng quen tính bướng bỉnh của Tuấn, nhưng chàng là người tốt và trung thực, nên
vẫn gắn bó với vợ chồng Dũng. Tuấn tôn trọng đức tin của kẻ khác, riêng chàng, ảnh
hưởng sâu đậm giáo lý đạo Phật, mọi đức tin phải được kiểm chứng cụ thể.
Sương khuya phủ xóa làm tăng cái lạnh mùa Đông, chiếc bàn tròn kê giữa nhà, bốn
người quây quần thật ấm cúng; nhớ lại lúc nảy, Tuấn đứng bên ngoài sân giáo đường
quan sát cây thông nhấp nháy ánh đèn, phía trái là hang đá, Chúa Hài đồng nằm
giữa bò lừa và ba vua, nghĩa là lúc ra dời, Chúa đã hoà mình với người và thú,
giữa cảnh nghèo khó; Bên trong Giáo đường, ca đoàn trổi bài Đêm Đông. Từ mái
vòm cao, ánh sáng rọi xuống làm không gian trở nên huyền ảo lạ kỳ. Kiều Nhung
ngoan ngoãn quỳ, tựa nắm tay trên bàn, như đang cầu nguyện một ước mơ. Dũng
khoanh tay đứng cuối góc Thánh đường, hồi tưởng lại giây phút thiêng liêng ra đời
của một đấng cứu thế. Các cô cậu trẻ lảng vảng quanh khu họ đạo không để chiêm
ngưỡng Chúa Hài đồng mà chiêm ngưỡng đối tượng thích hợp; Nếu nhân loại đều
ngoan hiền như lúc dự lễ thì dể thương biết bao.
Trên bàn, con gà quay, con cầy tơ mà Dũng giới thiệu như món ăn quốc hồn quốc
túy; Dũng nói: Thưa cha, bạn Tuấn nhà mình, đáng ra chúng ta có ngổng quay đúng
truyền thống Tây phương, nhưng món trước mặt chúng ta, vừa đơn giản, vừa rẻ lại
là mang tính dân tộc, mừng chúa ra đời, chúng con xin mời cha nâng ly, chúc mừng
Giáng sinh, mời bạn Tuấn, qua mùa Noel nầy, bạn sẽ được ân Chúa, có một niềm
tin vững chắc nơi đấng tối cao mà tình thương bao la của Ngài đang phủ trùm khắp
nhân loại.
Tuấn rùng mình, ngần ngại không cầm đủa, vợ chồng Kiều Nhung không biết Tuấn ăn
chay trường; chàng cầm bánh mì chấm vào chén tương, K.N lại gắp thịt bỏ vào
chén Tuấn. Chàng mời linh mục Oánh, mời vợ chồng Dũng, chàng nói:
Thưa cha, và hai bạn, mình hân hạnh tham dự đêm noel với cha và hai bạn, kỷ niệm đấng
cứu thế ra đời, một sự giáng sinh toàn hảo trong bác ái và bình đẳng giữa mọi tạo
vật, như hang đá họ đạo vừa thể hiện, nhưng mình lấy làm lạ, Chúa mang tình
thương đến cho loài người, ngược lại con Chúa nhân danh Ngài, mang đau khổ cho
đồng loại suốt bao thế kỷ; vì cưỡng đạo; một trong những tạo vật của Thượng đế,
ngoài con người là muôn thú, chúng ta xem đó là tặng vật của Ngài nuôi dưỡng
chúng ta, cùng một cha sinh ra, phải là anh em mới đúng, chúng ta tàn sát không
thương tiếc những đứa em khờ dại, yếu đuối đáng thương nầy, đang nằm trước mặt
chúng ta, nhân mừng đêm Ngài có mặt; cũng như sự có mặt của ngài mà bao trẻ em
phải bị sát hại.
Mình thật đau lòng mỗi khi tôn giáo của quý vị ăn mừng lễ, đặc biệt đêm Noel,
quá nhiều gia súc bỏ mạng, nhất là chó, người ngoại đạo gọi đây là MÙA CHÓ CHẾT,
xin mời quý vị nâng ly chúc mừng, Mùa Giáng sinh hay mùa chó chết cũng thế thôi.
MINH MẪN
24/12/06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét