Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông
bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt
đãi thế!
6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh
xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cỏi mộng.Bận
rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đich thân sư bê lên ly bột.
Tờ mờ sáng, anh chị đã tụ tập đông đủ, chim rừng ríu
rít rộn rã tiễn chuyến đi.Lại cụ “nhông nhông” với bộ râu mép nhúch nhích như
con sâu rọm vắt ngang môi trên, nhí nhô nhí nhảnh như trẻ lên ba được bánh; ai
cũng ngạc nhiên trước sự xuất hiện của lữ khách đồng bằng không được biết trước.
Rời Daklak hơn 6 giờ 30 sáng 27/4/2021, thẳng tiến
miền Trung, trên đường, đoàn ghé lại TX Ngọc Bửu và những TX Khất sĩ mà sư đã đặt
“hàng” trước, điểm tâm, giải khát thật thịnh soạn. Chắc chắn sau chuyến đi mọi
người đều lên cân. Những điểm giao lưu đã được chuẩn bị quà cáp thật chu đáo; lạ
là một vị Bắc tông như TT T. Chánh Tài, một vị hệ phái Khất sĩ như sư Giác Phổ
có nhiều điểm chung của nhân cách lãnh đạo. chu đáo từng khâu, tỉ mỉ từng việc,
đến đâu quà cáp đến đó. Ưu ái anh em văn nghệ sĩ, dứt khoác những gì phiền phức,
năng động điều hành, hy sinh cá nhân, trọng dụng nhân tài…nhưng khác nhau chút
xíu, một vị nóng tánh ngầm, một vị bộc lộ hẳn nhưng xong rồi thì đâu vào đó xem
như không có gì phải bận tâm.Sư Giác Phổ là một Tăng Khất sĩ ngoại lệ, thường
chư Tăng ít giao tiếp xã hội, ít linh hoạt, có lẽ do sư từng du học, từng xuất
ngoại nhiều nơi nên phong cách, nhận thức, hành hoạt như một chính khách chuyên
nghiệp.Những yếu tố tối cần như thế, công việc pháp sự dễ trôi chảy, chỗ dựa của
những anh chị nhiệt tâm với đạo. Các trưởng Ban trị sự có được phẩm chất như
trên,Phật giáo sẽ đoàn kết và phát triển không khó.
Tạp chí Vô Ưu do anh Tạ Nam Trân khởi đầu đã chiêu mộ
được anh em có khả năng, có tầm vóc,không phân biệt chánh kiến, tuổi tác, sắc tộc;
vượt qua nhiều gian khó suốt nhiều chục năm. Anh em tuy lớn tuổi, kinh tế không
dễ dàng, thế nhưng chung tay trong những điều kiện như nước xuôi qua ghềnh đá,
cũng do nhân cách lãnh dạo khôn khéo, chân tình vì văn hóa để có tiếng nói nổi
trội như là tiếng nói chung của Phật giáo năm tỉnh Tây nguyên, Tạ Nam Trân xứng
là đàn anh cho những lão tướng thi ca hội tụ.
Tây nguyên là vùng đất mới nuôi dưỡng cư dân miền
Trung và miền Bắc, hội tụ nhiều nhân sĩ trí thức Phật giáo, nhất là Daklak. Một
Hằng Vang, một Phan Phan Nguyễn là trụ cột lão thành âm nhạc Phật giáo, đàn anh
của đoàn thể lam hiền, cho nhiều đàn em tiếp nối về sau.Thơ văn như Dzạ lữ Kiều
một loại trầm hương lẻ loi trên vùng đất bazan; chàng nhông nhông Lê sa Đà
ngoài bảy mươi cũng ngoi lên như tai nấm
hương vừa nhú trên thân cây già cỗi; một giọng ca như họa mi líu lo trong rừng
lạ, sáng tác nhạc như lãng đãng mây trôi, hoa nở muộn cho Vô Ưu thêm sắc; còn một
nhân vật đặc thù, tiếp sức cho hơi thở khó khăn như bệnh nân thiếu oxy, mỗi kỳ
Vô Ưu ra lò,bán buôn thâm vốn là chuyện đời thường, con nợ trong việc buôn bán
cũng là căn bệnh truyên kiếp, Vô Ưu không phải là mặt hàng kinh doanh kiếm lãi,
mục đích duy nhất là truyền tải Phật pháp đến với các tín đồ Phật giáo, thế
nhưng, một số chùa là điểm tiêu thụ, phân phối tạp chí; của đi thì có mà tiền về
hiếm khi; người được mệnh danh thu hồi nợ quả là công việc khó lòng.Thế gian
đòi nợ không to tiếng cũng xô xác, nhà chùa thiếu tiền tạp chí, người áo lam
kia xử sự sao nhỉ? Năn nỉ, lắng nghe chủ nợ khoe khoan tâm sự mất hàng giờ để rồi
ra về taykhông, quá lắm cũng chỉ trừng cặp mắt xoe tròn để nhát ma con nợ. Khổ
lắm, ai từng đòi nợ mới biết nỗi lòng Trịnh Dung, một vân động viên trên sân quần
vợt, một tiếp thị Bảo hiểm cũng phải
chào thua trước cửa Phật. Mỗi kỳ báo, các lão gia tụ tập nhà anh Trân được chủ
gia tiếp đãi chu đáo để chú tâm vào kiểm duyệt bài vở, giờ đây chuyển qua tinh
xá Ngọc Quang, sư chủ biên gánh thêm món nợ lo cho anh chị tròn nhiệm vụ.Báo xuất
bản, người đòi nợ còng lưng đóng gói đem đi phân phối, trưa Hè cũng như mưa sa,
cứ phải vừa chạy vừa ăn trên xe mà ngỡ chừng thong dong trên Tiên giới.
Ra tờ báo bao công sức vất vả cũng chỉ vì mục đích
truyền bá Phật pháp, người cầm tờ báo lắm khi xem qua loa hình ảnh hoặc mục lục
rồi vứt bỏ không thương tiếc. Một năm bị đình bản tạo khoản trống giữa núi rừng
Tây nguyên, thời may, con tạo đã đặt để TT Giác Phổ cưu mang mạng sống Vô Ưu thật
tuyệt vời. Để đáp lại sự hy sinh của các anh chị trong Ban biên tập, TT chủ
biên có những chuyến đi quá chu tất làm cho những lão gia biến thành trẻ thơ nhộn
nhịp như chưa từng được vui đến thế. Đoàn ra Huế có bốn lão và hai sắc hương,
suốt một ngày ra đến Huế, TX Ngọc Cẩm, giao lưu văn nghệ tại chùa Phật Bảo, là
điểm dừng chân từng đoạn dài. Hình như chưa hao tán năng lượng,lão nhông nhông
sung sức bày trò chơi chữ, lấy MM làm tiêu đề xem ai sử dụng hai chữ đó nhiều
nhất có vần MM.
***
Ra khỏi hầm, hai bên ruộng lúa lưa thưa như mái đầu
bạc tóc; cảnh vật lặng lẻ trời chiều như muốn ngái ngủ, thế nhưng, vừa vào
Thành phố Huế, sinh hoạt nhộn nhịp khác thường giữa mùa Covid, khác hẳn nếp sống
êm đềm năm xưa, một thời của Huế mộng mơ. Xa quê hương lâu lắm nay về lại, bổng
chợt thấy mình lạc lõng cô đơn.
Bao năm xa Huế, luôn nhớ Huế
Về lại quê hương tưởng xứ người
Nhộn đất thần kinh sông lặng tiếng
Trăng lạnh hồn đau kiếp lưu linh.
Rồi Từ Đàm, một thời dậy sóng, lửa bùng lên thắp
sáng quê hương; tiếp tục Phật sự qua thế hệ mới, Tăng tài lê gót từ đây, rồi
bây giờ lại là điểm bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông của Phật giáo;
Tăng, ni ba miền hội tụ như loài cá hiếm vượt biển về nguồn sinh sản. Chỉ có
đoàn Tạp chí Vô Ưu là mầm non của Diêm vương trong số hơn bốn trăm học viên còn
năng động, ôm tập đến học tập huấn. Rồi đến lúc cũng phải xa Huế, sống cuộc đời
lãng đãng phiêu linh.
Lúc về, anh em Vô Ưu mới cấp phép tách đoàn bềnh bồng
trên mây giạt trôi về quê vợ.Những dịp hội tụ như thế, chủ yếu tuổi già gặp nhau
tếu táo hơn là sống lại tuổi thơ cắp sách đến trường.
MINH MẪN 02/5/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét