NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO:
NHỮNG GỐC RỄ CỦA BẠO ĐỘNG
The Art of Happiness in a Troubled World
PHẦN HAI
BẠO ĐỘNG CHỐNG VỚI ĐỐI THOẠI
BẠO ĐỘNG CHỐNG VỚI ĐỐI THOẠI
Chương 8
NHỮNG GỐC RỄ CỦA BẠO ĐỘNG
Những Cảm Xúc của Chúng Ta và Sự Bóp Méo Thực Tại
Vì chiến tranh bắt đầu từ trong tâm thức con người, nên đấy là từ tâm thức con người mà chúng ta phải xây dựng lên những thành lũy của hòa bình.- HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC LIÊN HIỆP QUỐC – UNESCO
Thưa Đức Thánh Thiện, trong việc xác định những nguyên nhân của bạo động, chúng ta đã từng thảo luận về việc có thể có nhiều nguyên nhân và điều kiện trên những trình độ khác nhau như thế nào. Ngài đã đề cập, thí dụ, một số những nguyên nhân rộng rãi hơn nào đấy chẳng hạn như điều kiện xã hội, là thứ có thể làm cho một xã hội hướng về việc thực thi với bạo động hơn. Hay, trên một trình độ khác, ngài đã đề cập về những nhân tố chẳng hạn như những hoàn cảnh tình thế hay những sự ảnh hưởng của một cộng đồng hay gia đình đặc thù của một người. Những loại nguyên nhân này có thể xem một cách tổng quát như là những nhân tố ngoại tại. Nhưng ngài đã bắt đầu bằng việc nói rằng những gốc rể của bạo động có thể truy nguyên đến tâm thức con người, những cảm xúc tàn phá, và sự bóp méo tư duy hay vọng tưởng điên đảo.”
“Đúng đấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định.
“Vậy thì bây giờ, tôi muốn hướng đến một số nhân tố ngoại tại, những cảm xúc và những lối suy nghĩ đặc trưng có thể đóng một vai trò ở đây.”
“Vâng. Tốt đấy. Có lẽ, một trong những điều căn bản nhất để nhận ra tại gốc rể của nhiều sự xung đột bạo động của con người là những tình trạng tàn phá của tâm thức. Thí dụ, khi chúng ta ở dưới sự tác động của những cảm xúc phiền não như giận dữ, thù hận, sợ hãi, dính mắc cực đoan, và tham lam, điều này phục vụ để mở cho chúng ta đến những phóng chiếu và bóp méo tinh thần của suy tư hay vọng tưởng điên đảo là điều làm chướng ngại chúng ta với sự thấu hiểu chân thật về thực tế của hoàn cảnh, và điều này có thể đưa đến xung đột lớn lao.”
“Quan tâm đến những cảm xúc phiền não này, tôi chắc chắn có thể thấu hiểu nó quan trọng như thế nào để phát biểu về những điều này nhằm để tìm ra gốc rể của bạo động,” tôi đồng ý. “Cuối cùng, những cảm xúc như giận dữ và thù hận là cốt lõi chính của bạo động, và những cảm xúc như sợ hãi quện chặc những loại rắc rối này không thể tháo ra được – trong thực tế, sợ hãi không chỉ là tình trạng thâm nhập khắp tâm thức trong thế giới không đáng tin cậy ngày nay, như một kết quả của mọi thứ như đe dọa khủng bố, nhưng cũng đóng một vai trò trong việc phát sinh ra bạo động. Thí dụ, sự gây hấn là một cách mà con người có thể phản ứng đến sợ hãi.
“Nhưng khi mà ngài gợi ý rằng chúng ta không thấy thực tế một cách rõ ràng trong những tình trạng xung đột, tôi không hoàn toàn chắc về điều ấy,” tôi tranh luận, “bởi vì trong một ý nghĩa, khi ngài nhìn vào những tình trạng xung đột, ngài có thể thấy một hay cả hay bộ phận đang nhìn vào thực tế. Tôi muốn nói “thực tế” một cách căn bản là giống với những sự kiện khách quan. Và ngài có thể có những vụ xung đột mà trong ấy các phe phái đang nhìn vào những gì đã xảy ra, một cách khách quan, và phản ứng căn cứ trên đấy. Thí dụ, một kẻ ôm bom tự sát chủ tâm nổ tung và sát hại những em bé và học sinh ngây thơ. Hay, trên một trình độ cá nhân, có thể ai đấy bị làm tổn hại bởi một người khác, hành hung, hiếp dâm, hay có thể ai đấy bị cướp giật hay lừa đảo hay bất cứ điều gì. Nạn nhân có thể phản ứng với giận dữ và bạo động có lẽ thế, nhưng cùng lúc họ vẫn có thể nhìn vào chính những sự kiện thật sự và khách quan, của những gì mà người khác đã làm, bao nhiêu người họ đã giết hay bất cứ điều gì – tôi nghĩ không nhất thiết có một sự bóp méo của vọng tưởng về thực tế của hoàn cảnh. Nói cách khác, đôi khi thực tế của hoàn cảnh là nó là một tình trạng tệ hại. Đó là thực tế.”
“A, này Howard, những tình trạng này có thể rất là phức tạp, là tại sao, nếu chúng ta đang thảo luận về những thứ này, đôi khi tốt nhất là căn cứ trên căn bản từng trường hợp một. Nhưng thế nào đi nữa, những gì ông đang nói có thể là đúng. Nhưng trong thí dụ của ông, mặc dù người ta có thể đang nhìn vào những sự kiện khách quan, nhưng họ vẫn chỉ đang nhìn vào một số sự kiện, chỉ những bộ phận của toàn bộ bức tranh. Trong khi chứng cứ họ có thể đang nhìn vào có thể là đúng hay chính xác, nhìn vào chỉ một số sự kiện và phớt lờ những thứ khác tiêu biểu cho một loại bóp méo toàn thể thực tại. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, có nhiều trình độ, nhiều khía cạnh, nhiều nguyên nhân và điều kiện liên hệ đến một sự kiện đặc thù – và để thấy thực tế chân thật, chúng ta phải quan tâm đến tất cả những sự kiện then chốt.”
“Điều ấy đúng,” tôi thừa nhận.
“Vậy thì,” ngài tiếp tục, “nếu chúng ta thật sự thẩm tra những tình trạng xung đột này liên hệ đến bạo động, tôi nghĩ rằng chúng ta thường thấy rằng người ta không thấy vấn đề rắc rối một cách thật sự. Một loại quan kiến hẹp hòi chiếm cứ, giống như việc thấy vấn đề qua một bộ lọc tinh thần nào đấy. Và người ta nghĩ rằng dường như đúng là những cảm xúc mạnh mẽ đưa đến sự suy nghĩ không thực tế. Trong thực tế, tất cả những cảm xúc phiền não hay tàn phá có khả năng trở thành những chướng ngại để thấy thực tế một cách rõ ràng.”
“Sự liên kết này giữa cái thấy điên đảo và những cảm xúc tàn phá nhắc tôi về một phương pháp nhận thức của tâm lý họ, là điều căn cứ trên ý tưởng này,” tôi nhận xét. “Thí dụ, dễ dàng để nhận ra rằng những phương cách suy tư méo mó hay không hợp lý có thể đưa đến chán nản. Vì vậy, tôi chỉ đang tự hỏi – ngài đề cập việc những cảm xúc tàn phá có thể đưa đến những tư duy vọng tưởng điên đảo, nhưng ngài có cảm thấy rằng nó cũng hoạt động trong một phương cách khác không? Nói cách khác, ngài có nghĩ rằng vọng tưởng điên đảo hay nhận thức sai lạc trong suy tư có thể đưa đến những sự xáo trộn của cảm xúc không – và có thể tạo nên hay góp phần cho giận dữ, thù hận, sợ hãi, tham đắm, v.v… không?
“Ô, vâng. Nó cả hoạt động cả hai chiều,” ngài nói. “Trong thực tế, thù hận và tất cả những cảm xúc phiền não căn cứ trên một sự méo mó hay điên đảo về thực tại; chúng là những thể trạng của tâm thức sinh khởi trên căn bản của nhận thức sai lầm về thực tại của hoàn cảnh…”
“Thí dụ?”
“Thí dụ… tôi có kinh nghiệm cá nhân đầu tiên về việ thấy điều này bộc lộ như thế nào. Và những năm bảy mươi, tôi đã thăm Liên Bang Sô Viết và tôi nhận thấy rằng ngay cả những người bình thường ở đấy tin tưởng một cách chân thành rằng phương Tây rất ghét họ và đã sẳn sàng tấn công bất cứ lúc nào. Lúc ấy tôi đã từng ở những quốc gia Tây Âu rồi. Và tôi biết rằng điều này không đúng – đấy là một sự bóp méo hay xuyên tạc về thực tế. Nhưng nhận thức về phương Tây như một đe dọa thật sự đã làm họ thành một đối tượng chính đáng của thù hận.”
Điều gì đấy về thí dụ của ngài dường như thiếu chứng cứ đối với tôi. “Tôi không biết, thưa Đức Thánh Thiện, dường như rằng thí dụ của ngài liên hệ sợ hãi và thù hận sinh khởi từ một sai lầm thật sự, một niềm tin sai lầm về động cơ và xu hướng của phương Tây. Nhưng ở đây chúng ta đang nói về những cảm xúc tàn phá và những vọng tưởng về suy nghĩ như những nguyên nhân của bạo động. Và thế nào đấy dường như đối với tôi là vấn đề rắc rối hoạt động sâu hơn là một sai lầm đơn thuần trong thực tế, rằng những cảm xúc phiền não và những bóp méo của tư duy là một nguyên nhân của bạo động trên một mức độ rộng lớn hơn và căn bản hơn của nhân loại…”
Gật đầu đồng ý ngài nói một cách chậm rãi, “Vâng, điều ấy đúng.” Rồi thì trong một cung cách phân tích thứ tự, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục giải thích. “Thí dụ, một phương diện mà con người khác biệt với thú vật là chúng ta có óc thông minh tuyệt vời của nhân loại. Sự thông minh này có thể được sử dụng trong những cung cách kỳ diệu, xây dựng. Nhưng vào những lúc khác, nó có thể đưa chúng ta vào rắc rối. Vì vậy, thí dụ, khi so sánh với những động vậy khác, con người chúng ta có một khả năng to lớn hơn nhiều để lập trình cho tương lai. Chúng ta cũng có một trí nhớ phát triển cao độ, khả năng để nghĩ vể quá khứ xa xưa. Ạ, trong nhiều hoàn cảnh xung đột, chúng ta có thể thấy con người phản ứng căn cứ trên những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, đôi khi nhiều thế kỷ trước. Người ta không có thiện ý để nhìn vào thực tế của hoàn cảnh hiện tại, bám víu một cách mạnh mẽ đến những điều kiện thậm chí không còn hiện hữu nữa. Điều này biểu lộ cho một loại bóp méo tư duy hay vọng tưởng, một sự thu hẹp nhận thức của con người…”
“Trong cách nào mà những cảm xúc tàn phá liên hệ đến loại vọng tưởng điên đảo này?” tôi hỏi.
“Thí dụ, thù hận là một loại nhiên liệu mãnh liệt nhất cho những hoàn cảnh này. Giận tức là một thành phần của cảm nhận thù hận, nhưng thù hận dường như có một thành phần khác – nó khuyến khích một bám víu vào một sự kiện quá khứ, một loại nhận thức sai lạc nào đấy. Điều này tạo nên một mối ác cảm, và khao khát cho
một loại báo thù nào đấy. Do vậy, đôi khi tôi đề cập rằng thù hận ngăn cản chúng ta tiến tới – nó xích chúng ta với quá khứ. Trong thực tế, một chìa khóa coi như tiền đề mà trên ấy khái niệm hòa giải căn cứ là không phản ứng với sự giận tức mạnh mẽ đến những sự kiện đã qua rồi.”
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, tôi không thể nào không nghĩ đến khả năng hầu như vô hạn cùa con người trong việc nắm chặc lấy những nổi bất bình quá khứ. Dường như nó không có giới hạn. Sau này, khi từ Dharamsala trở về nhà, tôi bắt đầu chú ý, thí dụ, trong những sự tàn bạo như thế nào, trong thế kỷ hai mươi mốt, những người Hồi Giáo cực đoan thường day đi day lại vào những sự kiện đã xảy ra nhiều thế kỷ trước như một phần của việc biện hộ cho sự giết hại những thường dân vô tội ngày nay. Mặc dù tôi đã không chú ý nhiều về điều này trước đây, nhưng tôi đã bắt đầu chú ý những sự thực tập thông thường trong những nhóm Hồi Giáo khủng bố và những nhóm vũ trang thường viện cớ đến những cuộc Thập Tự Chinh để khích động thù hận và bạo động, sử dụng thuật ngữ “thập tự chinh” để liên hệ đến tất cả những quốc gia phương Tây cũng như tất cả những người Ki Tô Giáo…
Trong thực tế, nhiều lãnh tụ Hồi Giáo đã trở nên rất thành thạo trong việc gợi lên quá khứ để hoàn thành những mục tiêu của họ. Slobodan Milosevic, thí dụ, lãnh tụ Serbia đã bị truy tố vì tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng, đánh dấu sự nổi lên như một năng lực chính trị đầy quyền lực bằng việc thực hiện một hành động chắc chắn gây nên một sự đáp ứng cảm xúc và dấy động thù hận trong những người Serbia. Ông ta đã thận trọng đến Kosovo thực hiện một buổi diễn thuyết khuấy động tại Chiến Trường Kosovo Polje, địa điểm mà người Serbia đã bị đánh bại bởi quân của Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1389. Bằng việc vận dụng vào sự sợ hãi sâu xa của người Serbia về việc bị đánh bại và nô dịch hóa, ông ta có thể làm quyền lực của ông ta mạnh lên, và sau này đẩy người ta thực hiện những hành động mà nếu khác đi họ có thể từ chối thi hành.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra những vấn đề lịch sử thường đóng một vai trò trong những xung đột ở mức độ rộng lớn, các vấn đề gợi lên những cảm xúc tàn phá chẳng hạn như thù hận và sợ hãi – một hay cả hai nhóm phản ứng trong hiện tại căn cứ trên việc bị làm tổn thương hay xúc phạm trong quá khứ, phản ứng căn cứ trên những đe dọa lịch sử đến sự tồn tại của họ, những hoàn cảnh mà bây giờ chỉ hiện hữu trong sự tưởng tượng của những chiến binh. Tất cả những cảm xúc tàn phá chẳng hạn như thù hận và sợ hãi có gốc rể trong xã hội, xâm nhập tinh thần tập thể của dân chúng, sự phán đoán trở nên nhiễm độc, làm cho dân chúng dễ nhạy cảm đến những quyết định căn cứ trên suy tư bị bóp méo, thồi phồng, và lừa dối – và dễ xúc cảm hơn đến sự lôi kéo của những lãnh tụ hay sự tuyên truyền của chính quyền.
Về sau trong chương này, chúng tôi sẽ chỉ ra những cảm xúc tàn phá không chỉ làm thay đổi cung cách suy nghĩ của chúng ta mà chúng cũng làm nên những sự thay đổi đặc trưng trong thân thể chúng ta như thế nào. Những nhà nghiên cứu mới đây khám phá những kích thích tố (hormone) như epinephrine (adrenaline), được tiết ra khi chúng ta cảm thấy sợ hãi có thể làm những ký ức tiềm tàng trở nên sinh động hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều, và nhiều những ký ức ngoan cố hơn là những ký ức không cảm xúc. Dĩ nhiên, điều này có ý nghĩa bởi vì những chức năng sợ hãi cảnh báo chúng ta những sự đe dọa hay nguy hiểm, và nó thích nghi để chất chứa những ký ức mạnh mẽ những sự kiện là một sự đe dọa đến sự tồn tại của chúng ta. Nhưng khi những sợ hãi lan rộng sinh ra bởi chiến tranh, khủng bố, những sự tàn bạo, và ngay cả diệt chủng tở nên được chất chứa tỏng ký ức chung của toàn thể dân chúng, chúng cũng trở nên mạnh mẽ hơn và dẽo dai hơn – đấy là tại sao rất dễ dàng để cho những lãnh tụ lôi kéo dư luận công cộng bằng việc khơi lại những ký ức lịch sử, tại sao Osama bin Laden liên tục viện dẫn đến ”những cuộc thập tự chinh”, tại sao Slobodan Milosevic đã đi đến Chiến Trường Kosovo Polje để khuấy động những sợ hãi và thù hận chủng tộc.
Vì vậy, sử dụng thuật hùng biện để khuấy động sợ hãi căn cứ trên những sự kiện lịch sử này, những lãnh tụ có thể lôi kéo quần chúng chuyển động theo lối mòn đến chiến tranh, đến khủng bố, đến tàn bạo – không có sự xấu ác nào vượt khỏi mục tiêu của những ai bị đưa lối bởi rượu nhiễm độc của sợ hãi, thù hận, và thành kiến. Những bạo động như vậy thậm chí có thể trở thành một bộ phận của một vòng xoay bất tận truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, với sợ hãi làm nên khích động và bạo động, bạo động tạo nên nhiều sợ hãi hơn, là điều hóa ra lại tạo nên nhiều bạo động hơn nữa.
Nhận ra điều này, một cách căn bản phương pháp duy nhất để ngăn ngừa bạo động như vậy là nhổ gốc rể của chúng tại cội nguồn của nó, chúng tôi tiếp tục sự khảo sát của chúng tôi, theo vết sự tiến triển của bạo động ngược lại căn nguyên của nó trong tâm thức con người, đến những cảm xúc tàn phá và những bóp méo của vọng tưởng.
“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, khi thảo luận về những gốc rể của bạo động trên trình độ nội tại, thật dễ dàng để thấy những cảm xúc tiêu cực có thể đưa đến bạo động như thế nào – không chỉ những cảm xúc như giận tức, thù hận, và sợ hãi, mà những cảm xúc như ganh tỵ và tham đắm cũng thường ở phía sau những hành vi của bạo động. Nhưng giống như có sự đa dạng của những cảm xúc tiêu cực có thể liên hệ trong bạo động, cũng có thể có một sự đa đạng của những phương cách mà tư duy chúng ta có thể bị bóp méo, những phuong pháp khác nhau mà nhận thức chúng ta có thể trở nên hẹp hòi. Thí dụ, ngài vừa đề cập một cách – xu hướng tập trung một cách hạn hẹp về quá khứ, vì thế chúng ta đánh mất cái nhìn vào thực tế hiện tại và tương lai. Tôi tự hỏi ngài có thể thảo luận về một số những phương cách khác về sự suy nghĩ hay nhận thức của chúng ta có thể trở nên bị bóp méo, hay vọng tưởng điên đảo không.”
“Vâng,” ngài trả lời. “Bây giờ điều này là rất quan trọng. Sự hẹp hòi của nhận thức, thí dụ, có thể phối hợp với thất bại để thấy hoàn cảnh trong một phạm vi rộng rãi hơn, và không có khả năng để tiếp nhận một viễn kiến lâu dài. Điều này có thể hạn chế khả năng của chúng ta tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho một vấn đề. Dĩ nhiên, khuynh hướng để thấy mọi thứ trong những dạng thức tuyệt đối, như trắng hay đen, những điều thông thường ở phương Tây, là điều gì đấy mà chúng ta đã thảo luận trước đây. Những xu hướng này thường đưa đến sự không uyển chuyển trong quan điểm của chúng ta và sự thất bại để thấy bất cứ nền tảng trung đạo khả dĩ nào. Cũng có thể có một sự thiếu vắng ý chí để tìm kiếm sự quan tâm chung trong một hoàn cảnh, chỗ mà chúng ta đang cố gắng để giải quyết những xung đột qua đối thoại.”
Vấn đề trở nên sôi nổi hơn khi ngài thảo luận những vọng tưởng đa dạng, ngài giải thích, “tôi nghĩ một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của loại nhận thức hẹp hòi này là khuynh hướng của chúng ta để đơn giản hóa và tổng quát hóa, là điều thông thường một cách đặc thù những thời điểm của khủng hoảng. Tôi nhớ tại một cuộc họp báo, tôi được hỏi rằng tôi có thấy những gì xảy ra trong ngày 11 tháng Chín như biểu hiện của một xung đột nền tảng của hai nền văn minh không. Vì thế, tôi đã hỏi, “ông đang nói về hai nền văn minh nào?” Ông ta trả lời rằng một là nền Văn Minh Ki Tô Giáo Phương Tây và thứ kia là nền Văn Minh Hồi Giáo. Và tôi lập tức nói với ông, ‘Chắc chắn là không!’ đó không phải là việc tôi thấy sự kiện như thế nào. Đối với tôi, bin Laden là một cá nhân, ông ta là một người Ả Rập, và ông ta cũng là một người Hồi Giáo, vâng, nhưng cùng lúc ông ta không thể đại diện cho toàn thể nền Văn Minh Hồi Giáo. Đối với tôi, những gì xảy ra trong ngày 11 tháng Chín là phạm vi mở rộng một hậu quả của một cá nhân đặc thù và hành động của nhóm ông ta cũng như động cơ của họ, sự oán giận và thù hận của họ. Vì thế nó không đại diện cho một sự xung đột của những nền văn minh!”
Luôn luôn như thế, sự trong sáng tâm thức và lý trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là hoàn mỹ. Nhưng buồn thay, tôi nghĩ, luôn luôn có những người khác không đồng ý: “Trong một cuộc chiến của những nền văn minh,” Osama bin Laden đã từng nói, “mục tiêu của chúng tôi là vì quốc gia của chúng tôi để thống nhất trong diện mạo của cuộc thập tự chinh Ki Tô Giáo… Đây là một cuộc chiến tranh tái diễn.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “tôi nghĩ ‘sự xung đột của những nền văn minh” là một ngôn ngữ rất nguy hiểm. Nếu chúng ta bắt đầu thấy những cuộc xung đột trong nhãn quan của một sự xung đột những nền văn minh, sau đó chúng ta sẽ bắt đầu tin tưởng rằng những nền văn minh là cố hữu trong việc xung đột với nhau, vì thế chúng ta bắt đầu để cư xử thích hợp với quan điểm ấy – làm khó khăn hơn để đồng nhất hóa với những nhóm khác.”
Thở dài, ngài tiếp tục. “Nhưng dường như rằng người ta sẽ có khuynh hướng này để tổng quát hóa và đơn giản hóa mọi thứ. Và tôi nghĩ rằng một trong những nhân tố then chốt của việc đơn giản hóa này, như tôi đã đề cập, là một sự bóp méo hay vọng tưởng về thực tại. Trong trường hợp này, vọng tưởng liên hệ chính yếu về một sự thổi phồng – thổi phồng về bản chất và phạm vi của một sự kiện đặc thù, thí dụ thế, mà cũng là khuynh hướng nguy hiểm để thổi phồng những sự khác nhau của chúng ta, như đối kháng đến những gì liên kết chúng ta lại với nhau.
“Trong thực tế, chúng ta thấy rằng sự việc thứ này là ở khắp nơi. Ở Ấn Độ đây, thí dụ, đôi khi ông có thể có một vụ bạo động nào đấy xảy ra trong một cộng đồng. Nhưng thay vì tập trung trên việc giải quyết tình trạng đặc thù ấy và đối phó với những cá nhân đặc biệt chịu trách nhiệm cho hành động, một lãnh tụ Ấn Giáo nào đấy có thể tuyên bố rằng, ‘Hãy nhìn xem, đây là những gì mà các người Hồi Giáo đã làm đối với những người Ấn Giáo!’ Hay một số lãnh tụ Hồi Giáo nào đấy có thể nói tương tự, ‘Hãy nhìn xem những gì người Ấn Giáo đã làm với chúng ta!’ Và lúc mà họ tổng quát quá đáng và thổi phồng trong cách này, nó gợi lên một loại đáp ứng khác, tạo nên tình trạng bất ổn trong những cộng đồng này. Tôi cảm thấy rằng điều này không tốt, nó hoàn toàn sai. Thật sự, nó là một loại kích động.”
Đột nhiên ngài bắt đầu cười khúc khích. “Ông biết không, nói về khuynh hướng thổi phồng của chúng ta, điều này làm tôi nhớ lại một câu chuyện. Tôi nhớ lại một lần nọ, một bà lão từ miền Tây của Tây Tạng đến gặp tôi và bà nói với tôi về kinh nghiệm của bà đối với việc ngược đãi của Trung Cộng. Dĩ nhiên, những gì bà nõi với tôi là một vấn đề rất nghiêm trọng và thảm thương, nhưng khi bà kể chuyện, giọng nói và cử chỉ của bà trở nên càng lúc càng thổi phồng, cho đến kết thúc câu chuyện, bà la lên, “Và tất cả chúng tôi đã bị cầm tù, và tất cả chúng tôi đã chết!” Đức Đạt Lai Lạt Ma cười. “Tôi muốn nói, ở đây là bà đang đứng ngay chỗ đấy trước mặt tôi, và trong một giọng điệu thật sự cường điệu, nói với tôi rằng bà đã chết!”
Giọng cười của ngài phai dần khi ngài nói, “Một cách nghiêm trọng hơn, tôi nghĩ rằng thật sự có một cách khác là khuynh hướng để đơn giản hóa và tổng quát hóa có thể rất nguy hiểm. Bây giờ đôi khi chúng ta sẽ thấy rằng những lãnh tụ, cho dù là chính trị hay tôn giáo, thich dùng những nhãn hiệu đơn giản nào đấy như “Nhóm này là xấu ác” hay “Nhóm đó là xấu ác” để khuấy động quần chúng. Có thể ngay cả có một loại vận động cân nhắc. Tôi nghĩ khuynh hướng này để thấy mọi chuyện là trắng hay đen, như hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu, thật sự có thể đưa đến nhiều rắc rối.”
“Những rắc rối như …?”
“Nếu chúng ta xem một người vốn thực chất là xấu ác, như một bộ phận thường trực và không thể thay đổi trong bản chất của họ, sẽ có một khuynh hướng to lớn hơn để thấy việc loại bỏ người ấy như giải pháp duy nhất. Trong Đạo Phật, chỗ mà chúng ta nhận ra nguyên nhân và hệ quả, và thấu hiểu rằng có những nguyên nhân và điều kiện nào đấy đã đưa con người ấy hành động trong một cách tiêu cực hay tàn phá, và vì thế nhận ra nó có thể là một điều kiện tạm thời, nó mở ra khả năng để thay đổi.”
Ngài tiếp tục. “Vì thế, một cách căn bản, nếu chúng ta đang nhìn vào những nguy hiểm của loại người mang nhãn nhiệu “xấu ác”, tôi thấy hai hiểm họa chính. Thứ nhất, khi chúng ta phân định người nào đấy như xấu ác bản chất và giải thích thái độ của họ trên căn bản ấy, nó ngăn trở chúng ta trong việc nhìn vào chiều sâu bên trong những gốc rể và nguyên nhân thật sự của thái độ đó. Nó có thể ngay cả có kết quả trong việc lẫn tránh vấn đề rắc rối thật sự một cách thận trọng. Khi điều này xảy ra, bất hạnh thay chúng ta sẽ thất bại để nghiên cứu làm thế nào để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Đó là cái giá. Bằng việc đổ lỗi cho Hitler như một năng lực độc ác phía sau tất cả những sự tàn bạo thực thi trong Thế Chiến Thứ Hai, thí dụ, có thể có một khuynh hướng để không tìm kiếm những nguyên nhân khác, vì thế chúng ta có thể quên đi vai trò của người Đức thể hiện và những điều kiện chính trị cũng như văn hóa của xã hội trong thời kỳ Quốc Xã.
“Hiểm họa thứ hai”, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “là khi nhãn hiệu ‘xấu ác’ được dán lên cho một cá nhân hay một nhóm người, thì tự nhiên hầu như biến cá nhân ấy hay nhóm ấy thành hung ác dã man. Một khi loại nhận thức này bén rể, một tiến trình của việc làm cho trở nên vô nhân đạo xảy ra. Họ được thấy như không phải con người. Và nếu chúng ta không còn thấy một cá nhân như một con người, khi ai đó như chính chúng ta, rồi thì chúng ta sẽ không có một nền tảng chung. Họ được xem như không phải loài người. Và với việc không có căn bản chung, sẽ không có cơ sở cho cảm thông phát sinh. Kết quả sau cùng của điều này là nó mở ra cánh cửa để biện minh cho bất cứ sự bất công nào được thực thi để chống lại họ, bất cứ sự kinh khiếp nào, bất cứ sự tàn nhẫn nào, ngay cả diệt chủng.”
Lắc đầu, ngài thở đài và nói thêm một cách nhẹ nhàng, “Ông biết không, Howard, khi mà nó đi đến chỗ những cảm xúc phiền não và vọng tường điên đảo phối hợp với nhau, những thứ này có thể trở thành nguồn gốc không chỉ của bạo động mà cũng của nhiều thứ rắc rối. Chúng ta thấy rằng những tư tưởng méo mó này, loại hậu quả của hẹp hòi trong suy tư hay nhận thức, có thể biểu hiện trong rất nhiều cung cách để làm khốn đốn và đục khoét nền tảng hạnh phúc của chúng ta.”
“Ạ, thưa Đức Thánh Thiện, bây giờ chúng ta có được loại chẩn đoán vấn nạn, xác định những cảm xúc tàn phá này, những cung cách suy nghĩ vọng tưởng hẹp hòi như gốc rể làm nên bạo động, chúng ta có thể tiêp tục để nói về việc chửa trị ngày mai, đối phó với những cảm xúc và vượt thắng những cung cách suy nghĩ hẹp hòi.”
“Tốt lắm”, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, với một nụ cưởi mĩm ấm áp, cởi mở. “Vậy thì tôi sẽ gặp ông vào ngày mai.”
Khi hóa ra là, chừng nào chúng tôi thật sự kết thúc việc thẩm tra một cảm xúc quan trọng – sợ hãi – trong chiều sâu tuyệt vời vào tuần ấy, sẽ là một lúc nào đấy khá sớm hơn, trước khi chúng tôi trở lại một cuộc thảo luận về việc vượt thắng những cảm xúc tiêu cực và những cung cách suy tư vọng tưởng hẹp hòi mà có thể đưa đến hành động như cả nguyên nhân và kết quả của những cảm xúc tiêu cực.
***
Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng những gốc rể của bạo động có thể truy nguyên một cách căn bản từ những cảm xúc tàn phá của chúng ta và khả năng của chúng để bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tại. Nhằm để thấu hiểu vài trò của những cảm xúc tiêu cực và suy tư điên đảo như nguyên nhân của bạo động, có thể rất lợi ích để ôn lại tóm tắt những gì là cảm xúc, tại sao chúng ta có chúng, và tại sao chúng phối hợp với vọng tưởng. Đầu tiên, mặc dù chúng ta phân loại những cảm xúc nào đấy như tiêu cực hay tàn phá, thật quan trọng để nhớ rằng mỗi cảm xúc của con người tiến triển cho một mục tiêu kiến tạo – từ quan điểm tiến hóa rộng rãi, mọi cảm xúc được kết cấu để giúp chúng ta tồn tại và sinh sôi nẩy nở. Những cảm xúc tiến hóa đã tiến hóa để chuẩn bị cho chúng ta đối phó một cách rất nhanh chóng với những sự kiện sống còn trong đời sống của chúng ta. Thuật ngữ tiếng Anh “cảm xúc” đến từ một danh từ La tinh phát biểu ý tưởng “chuyển động”, và những cảm xúc trong phổ quát là những cơ cấu hiệu quả cao độ để làm cho chúng ta đặt sự chú ý đến một hoàn cảnh và chuyển chúng ta trong một phương hướng quan trọng cho lợi ích và sự sống còn của chúng ta. Những cảm xúc “tàn phá” nói chung thật sự là được kết cấu để giúp chúng ta lập tức phản ứng đến những hiểm nguy hay những hoàn cảnh đe dọa đời sống và đáp ứng trong một cung cách sẽ gia tăng những đặc dị của chúng ta cho sự sống còn. Chúng nói với chúng ta rằng điều gì đấy “xấu” đã xảy ra hay sắp xảy ra, và gợi ra một đường lối hành động giải quyết. Trong thực tế, chúng khuyến nghị mạnh mẽ một cung cách cư xử nào đấy. Dĩ nhiên, những cảm xúc cũng có những vai trò hữu ích khác – một cách đặc biệt trong giao tiếp, nơi mà chúng hổ trợ sự truyền đạt tình trạng nội tại của chúng ta đến người khác, qua những biểu hiện đặc trưng trên khuôn mặt hay tư thế của thân thể. Trong những năm gần đây, cũng đã có một số lý thuyết về những chức năng của những cảm xúc tích cực, là những điều chúng tôi sẽ khám phá sau này.
Như chúng tôi đã thảo luận trước đây, bộ xương căn bản của não bộ tiến hóa trong kỷ nguyên Canh Tân (Pleistocene), một thời điểm khi môi trường của chúng dường như sản xuất vượt xa hơn những hoàn cảnh có khả năng chết người như ngày nay. Những cảm xúc tiêu cực căn bản – thí dụ: sợ hãi, ghê tởm, giận tức, buồn đau – tiến triển như chính giải pháp đầy đủ để đối phó với những vấn nạn lập đi lập lại mà những tổ tiên xa xưa của chúng ta phải đối diện. Mỗi thứ cảm xúc này có chức năng thích ứng của chính chúng. Thí dụ, sợ hãi giúp chúng ta đáp ứng đến những đe dọa hay nguy hiểm; ghê tởm với sự thôi thúc chính của nó để xua tan, được kết cấu để giúp chúng ta tránh sự ô uế hay từ chối những thực phẩm nhiễm độc tiềm tàng; giận tức giúp chúng ta chuẩn bị để chiến đấu hay tấn công, dĩ nhiên, nhưng cũng có thể phục vụ như một dấu hiệu hay cảnh báo khi điều gì đấy ngăn trở chúng ta; và buồn đau dường như động viên chúng ta có một thời gian ngơi nghĩ cần thiết để tái tập họp sau một sự tổn thất, để thận trọng, để duy trì năng lượng, và không nghi ngờ gì nó cũng đánh thức sự giúp đở từ những người khác. Vì thế, mỗi cảm xúc có mục tiêu riêng của nó, vì thế mỗi thứ phối hợp với những cung cách đặc trưng của cảm giác, suy nghĩ, và hành động được kết cấu theo tập quán để giúp chúng ta hoàn thành những mục tiêu ấy.
Vì hầu hết những cảm xúc tiêu cực này được thiết lập để giúp chúng ta đối phó với những sự kiện nghiêm trọng hay de dọa sự sống, nơi mà sự phân tâm trong một giây có thể làm nên một sự khác biệt, chúng phải đưa chúng ta chuyển động một cách nhanh chóng và chính xác. Trong những loại hoàn cảnh nguy hiểm này, không có thời gian để phân tích một cách ý thức vấn đề trong chiều sâu, vì thế các cảm xúc kích động vào ngay cả trước khi thông tin được tiến triển đầy đủ ở vỏ não, trung tâm suy tư của não bộ. Như chúng tôi đã đề cập trước đây, vị trí biểu hiện của những cảm xúc tiêu cực là ở trong hệ thống phía bờ rìa của não bộ, trong những cấu trúc như amygdala[1], là thứ có trách nhiệm cho việc sản xuất những cảm xúc như sợ hãi hay hung bạo. Âm hưởng cảm giác khó chịu của một cảm xúc tiêu cực có thể không thú vị lắm, nhưng nó phục vụ chúng ta rất tốt bằng việc kêu gọi một sự chú ý đển những gì đang xảy ra, làm cho chúng ta ở vào tư thế sẳn sàng và “chuyển dịch” chúng ta hướng tới việc đối phó với tình trạng. Cảm nhận của sự kiện không may sắp xảy ra biểu thị đặc điểm của cảm giác sợ hãi, thí dụ thế, có thể hoàn toàn không dễ chịu, nhưng chính sự khó chịu ấy bảo đảm sự chú tâm hoàn toàn của chúng ta, động viên chúng ta không nên chần chừ và kích động chúng ta thực hiện những hành động ngăn ngừa.
Dĩ nhiên, những cảm xúc không chỉ phối hợp với một “cảm giác”; mỗi cảm xúc cũng phối hợp với những thay đổi trong cung cách suy nghĩ của chúng ta và những đặc trưng thay đổi trong thân thể. Những thông điệp gởi ra theo những lối mòn thần kinh từ hệ thống một nhóm cấu trúc bên trong não bộ đến vỏ não có thể ảnh hưởng những cung cách suy nghĩ của chúng ta. Cũng có những liên hệ phức tạp giữa hệ thống bên trong não bộ và những phần khác của não bộ cũng như những cơ quan trong thân thể. Những thông điệp chuyển giao theo những lối mòn thần kinh hay vòng quanh có thể tạo nên những thay đổi nhanh chóng suốt khắp thân thể. Trong sự quan tâm đến những thay đổi vật lý này, mỗi cảm xúc tiêu cực phối hợp với một “xu hướng hành động” đặc thù, một loạt những thay đổi tâm lý huy động sự hổ trợ cho những hành vi đặc thù – những hành vi có ý nghĩa chuẩn bị chúng ta đáp ứng đến hiểm họa hay giúp chúng ta bảo đảm cho sự sống còn của chúng ta.
Để thấu hiểu tiến trình này tốt hơn, chúng ta có thể sử dụng “sợ hãi” như một thí dụ. Sợ hãi là cơ cấu bảo vệ cảnh báo chúng ta đến hiểm họa, đặc biệt những hoàn cảnh đe dọa đời sống, và giống như những cảm giác khác, nó chuẩn bị cho chúng ta để đáp ứng nhanh chóng trong một cung cách sẽ giúp chúng ta bảo đảm cho sự sống còn của chính mình. Vì vậy, nó làm điều này như thế nào? Sau khi những cơ quan cảm giác của chúng ta nhận thức khả năng đe dọa, thông tin cảm giác được truyền tới amygdala, là điều đầu tiên bảo đảm chúng ta được khuyến khích để thực hiện một hành động nào đó bằng việc tạo nên cảm giác khó chịu về hiểm họa sắp xảy đến. Sau đó nó làm cho thân thể chúng ta sẳn sàng để hành động: Những thông tin lập tức được gởi ra qua những mạch thần kinh liên hệ, thực hiện sự tiếp xúc trực tiếp với những giác quan mục tiêu trong một vài trường hợp, và trong những trường hợp khác là những tuyến kích thích để phát ra những sứ giả hóa học chẳng hạn như những kích thích tố (hormone), là những thứ du hành qua dòng chảy của máu đến những cơ quan mục tiêu khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét