Ăn chay – Wikipedia tiếng Việt
Vegetarianism - Wikipedia, the free encyclopedia
VIDEO
1/. Ăn Chay Để Cứu Địa Cầu
Có rất nhiều cách để sống "xanh". Trong đó, ăn chay, có thể nói là lối sống xanh nhất lại ít thấy ai đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng.Tại thành phố Ghent (Bỉ), chiến dịch ăn chay đang được triển khai rầm rộ nhằm khuyến khích người dân mỗi tuần một ngày ăn chay để bảo vệ môi trường và chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Đây là thành phố đầu tiên ở châu Âu và có lẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới có cách làm mới này.
Ông Tom Balthazar, Hội viên Hội đồng thành phố cho biết: “Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp sản xuất thịt qui mô lớn có ảnh hưởng rất tiêu cực tới môi trường, ngành này thải ra 18% khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và chúng ta cần khắc phục điều này vì tương lai”.
Ông Balthazar cũng cho rằng, ăn chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước, vì để sản xuất 1 kg thịt tốn rất nhiều nước. Ngoài ra, ăn ít thịt cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ, vì giảm nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
Người dân thành phố 240 ngàn dân của Bỉ đã phản ứng rất tích cực với chiến dịch ăn chay. Barbara Ardenois, Sinh viên, 23 tuổi nói: “Tôi nghĩ, đây là một ý tưởng hay. Tôi thực sự ủng hộ chiến dịch này, vì trước đây khi muốn ăn chay ở nhà hàng thì ít sự lựa chọn hơn”.
Theo thống kê, người dân Bỉ trong suốt đời người tiêu thụ trung bình 1.800 vật nuôi gồm 891 con gà, 42 con lợn, 5 con bò, 789 con cá, 7 con cừu, 43 con gà tây và 24 con thỏ.
Các khoa học gia đã tính toán rằng thật ra chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều nước hơn bằng cách từ bỏ một cân Anh thịt bò, hoặc bốn bánh bơ-gơ, hơn là không tắm ít nhất sáu tháng.
1 Kg Thịt Bò=16kg Ngũ cốc + 10 Vạn lít nước + Ăn Mòn 36kg đất xốp + Sản Sinh 40kg chất thải + 13kg CO2 + Phân Bò có hơn 100 chất khí gây ô nhiễm
Để nuôi súc vật làm thịt ăn, loài người chúng ta đã sử dụng tới 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích bề mặt trái đất.
Tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) khuyên ta nên hành động gấp (Urgent action is required to remedy the situation). Nghĩa là phải giảm thiểu ít nhất là 50% công nghiệp sản xuất thịt. Và như vậy nhân loại phải bỏ ăn thịt bớt 50%.
Ngay ở Châu Mỹ La Tinh, 70% diện tích của các khu rừng đã phá là để làm đồng cỏ cho bò ăn. Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết rằng nuôi súc vật để ăn thịt tạo ra nhiều chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính nhiều hơn những chất khí do tất cả xe cộ trên trái đất nhả ra(1). Ông Henning Steinfeld, một viên chức cao cấp của tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) cho biết là kỹ nghệ nuôi súc vật để bán thịt là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa tới cuộc khủng hoảng sinh môi hiện đại (“the meat industry is one of the most significant contributors to today’s most serious enviromental problems”).
Tìm hiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính
Gà, lợn và bò ở các trại chăn nuôi lớn nhả ra những khối lượng khí mê-tan (methane – CH4) vĩ đại, từ sự tiêu hóa và từ phân chúng thải ra.
Các nhà khoa học cho biết là khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính hai mươi ba lần nhiều hơn khí các-bon-níc (khí CO2). Cơ quan Bảo Hộ Môi Trường (2) cho biết là chăn nuôi làm tiết ra khí mê-tan nhiều nhất ở Hoa Kỳ (3). Ngoài khí mê-tan, lại còn khí đinitơ-oxít (Nitrous Oxide – N2O) mà hiệu năng nhà kính còn lớn hơn hiệu năng của chất khí CO2 tới 300 lần. Mà khí N2O, cũng theo bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, là do kỹ nghệ chăn nuôi gây ra.
Nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, chế biến thực phẩm từ sữa và trứng chịu trách nhiệm chế tác ra khoảng 65% tổng số khối lượng chất khí N2O trên toàn thế giới.
Ngành chăn nuôi ở Mỹ thải ra một khối lượng khổng lồ phân thú vật, nhiều gấp 130 lần số lượng phân người trên thế giới, nghĩa là mỗi giây thú vật thải ra tới 97.000 pound phân. Các thứ phân này [COLOR="rgb(46, 139, 87)"]chảy ra sông hồ làm ô nhiễm nước uống tạo ra không biết bao nhiêu bệnh tật cho mọi loài.[/color]
Như ta đã biết phần lớn khí N2O do phân chăn nuôi mà phát xuất. Ngành chăn nuôi đã tàn phá hàng trăm triệu mẫu rừng ở khắp nơi trên thế giới. Phá rừng là để trồng bắp, trồng lúa nuôi súc vật và để có đồng cỏ cho bò gặm. Khi rừng bị phá, những khối lượng khí CO2 khổng lồ chứa trong cây cối được nhả ra không trung. Nuôi súc vật để bán thịt cũng làm hao hụt nước của thế giới. Chỉ cần 25 gallon nước là đủ tưới và sản xuất 1kg lúa. Trong khi đó muốn chế tác 1kg thịt thì phải dùng tới 2.500 gallon nước.
Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết rằng dù có giảm bớt 50% kỹ nghệ chăn nuôi thì ta cũng vẫn phải sử dụng những kỹ thuật mới để giúp cho phần kỹ nghệ còn lại ít gây ô nhiễm môi trường hơn, như chọn lựa thức ăn cho súc vật như thế nào để các thức ăn ấy không bị lên men nhiều trong đường tiêu hóa của súc vật. Chính sự lên men này tạo ra nhiều chất khí mê-tan nhất.
BẠN CÓ BIẾT
- Trên thế giới đang bị đói 862 triệu người trong năm 2008.
- Lúa gạo hiện được nuôi gia súc đủ để nuôi 2 tỷ người.
- 1 khẩu phần ăn THỊT BÒ Dùng hơn 1,200 ga-lông nước
- 1 khẩu phần ăn THỊT GÀ Dùng 330 ga-lông nước
- 1 bữa ăn THUẦN CHAY hoàn toàn với ĐẬU HỦ, GẠO, và RAU CẢI Dùng 98 ga-lông nước
Nếu tất cả mọi người cùng ăn chay thì, ta sẽ tiết kiệm được 1200 galong nước cho một phần thịt bò, 330 galong nước cho một phần thịt gà, 36% lượng ngũ cốc trên thế giới và 74% lượng đậu nành (mà bây giờ người ta đang dùng để nuôi gia súc), sẽ có dư dả lương thực để nuôi 2 tỷ người hơn cả số người đang chết đói hiện nay. giải quyết được nạn đói và thiếu nước hiện nay trên thế giới.
Nếu không có các biện pháp "chữa cháy" ngay từ bay giờ, các nhà khoa học tin rằng Trái đất sẽ không còn là nơi yên bình cho con người sinh sống nữa.
2/. Trường tiểu học ăn chay đầu tiên của Mỹ
09/03/2015
Không chỉ dừng lại ở “Ngày Thứ Hai không thịt”, một trường tiểu học tư thục ở miền Nam California đang nỗ lực triển khai kế hoạch loại bỏ toàn bộ các loại thịt và các sản phẩm từ động vật trong nhà ăn của trường, đồng thời cung cấp một thực đơn hoàn toàn từ các loại rau củ quả.
Kể từ mùa thu năm nay, ngôi trường tiểu học mang tên MUSE ở Calabasas, bang California sẽ hoàn toàn chuyển sang thực đơn ăn chay. Mặc dù trước đó đã có nhiều trường học thực hiện ăn chay nhưng MUSE là trường tiểu học hoặc trung học đầu tiên tại Mỹ cung cấp thực đơn chỉ gồm đồ ăn chay tại căn-tin trường.
Trường tiểu học MUSE do nữ diễn viên Suzy Amis Cameron và em gái Rebecca Amis thành lập vào năm 2006 và đặt trọng tâm của trường vào phát triển bền vững. Hội đồng quản trị và ban điều hành của MUSE đưa ra quyết định cung cấp thực đơn ăn chay cho học sinh trong trường vào mùa xuân năm ngoái. Nhờ có chương trình “từ hạt giống đến bàn học” do nhà trường xây dựng với 200 loại giống cây, toàn bộ rau salad và gần một nửa số thực phẩm sẽ được lấy từ trong khuôn viên trường và khu nhà kính trồng rau.
Từ tháng 9 năm 2013, nhà trường đã bắt đầu phục vụ các bữa ăn hoàn toàn từ rau củ quả cho 150 học sinh một ngày mỗi tuần. Mùa thu năm ngoái, trường tăng số ngày ăn chay lên hai ngày mỗi tuần, thêm vào đó là hai ngày ăn chay với mức giá thân thiện.
Thực đơn ăn chay 100% của trường tiểu học MUSE là thành quả của sáng kiến “từ hạt giống đến bàn học”
Phần lớn các bậc phụ huynh có phản ứng rất tích cực trước thay đổi này của nhà trường.
Hiệu trường nhà trường Jeff King trong một tuyên bố đã nói: “Cách chúng tôi ăn là con đường đơn giản nhất và có tác động mạnh mẽ nhất để có thể thay đổi dấu chân carbon của chúng tôi với tư cách là một trường học”. “Gia súc mới chính là nguồn tiêu thụ nước lớn nhất chứ không phải con người. Để thực sự thực hiện được sứ mệnh của chúng tôi về một sự phát triển bền vững, chúng tôi phải tìm ra một cách ăn uống bền vững. Câu trả lời của chúng tôi là xây dựng chương trình “Một bữa ăn mỗi ngày cho Hành Tinh” – bữa trưa và bữa ăn nhẹ chay cho học sinh trong trường”.
Các chuyên gia dinh dưỡng trả lời phỏng vấn trang The Huffington Post đã hoan nghênh hành động này của nhà trường. Nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng tiêu thụ thịt của một người không chỉ có tác động tích cực tới môi trường mà còn là đem lại những lợi ích cho sức khỏe như: giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường, cũng như hạn chế bệnh béo phì.
Theo Giáo sư Marion Nestle của Đại học New York, một chế độ ăn chay là phù hợp với khuyến cáo của y tế thế giới về việc nên ăn chủ yếu trái cây, rau và ngũ cốc. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh cần phải cung cấp được nhiều lựa chọn khác nhau.
Nestle cho biết thêm: “Thực đơn cũng cần phải đa dạng và cung cấp đủ calo và protein”.
Tại trường tiểu học MUSE, học sinh chỉ ăn một bữa trong ngày. Do đó, nhà trường rất cẩn trọng trong việc xây dựng thực đơn để đảm bảo các bữa ăn vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Theo giảng viên khoa Y tại trường đại học Yale, ông David Katz, nghiên cứu ban đầu cho thấy có một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao với việc hành vi và kết quả học tập của học sinh được cải thiện. Đó là minh chứng cho những nỗ lực của trường tiểu học MUSE có thể đem lại những lợi ích không chỉ về mặt sức khỏe cho học sinh trong trường.
Mầm ngô được trồng tại trường.
Chương trình thực đơn ăn chay 100% của MUSE được đưa ra trong thời điểm ngày càng có nhiều trường học trên khắp nước Mỹ đang bắt đầu giảm lượng thịt và các sản phẩm động vật được tiêu thụ trong trường.
Từ năm 2009, chiến dịch “Ngày Thứ Hai không thịt” do trường Y tế Công Cộng Bloomberg của bệnh viện John Hopkins phát động đã mở rộng vào các trường học, bắt đầu với Trường Công Lập Baltimore, trường công lập đầu tiên cung cấp thực đơn ăn chay để bắt đầu một tuần mới.
Kể từ đó, 53 thành phố cũng đã tham gia vào chiến dịch, bao gồm cả các trường ở Los Angeles, San Diego, Philadelphia, Boston và Detroit.
Chiến dịch “Ngày Thứ Hai không thịt” không nhằm mục đích chỉ vận động học sinh, sinh viên ăn chay hoặc thuần chay mà thay vào đó, mục tiêu của chiến dịch là để mọi người đa dạng hóa chế độ ăn của mình và thêm vào nhiều bữa ăn thực vật hơn. Phát ngôn viên Diana Rice nhấn mạnh rằng trẻ em là lứa tuổi đặc biệt quan trọng bởi thói quen ăn uống của chúng dễ thay đổi hơn so với người lớn.
Bà Rice cũng cho biết: “Đây là chương trình mọi người đều có thể tham gia mà không cảm thấy họ phải thay đổi chế độ ăn hoàn toàn. Nó dạy mọi người từ khi còn nhỏ rằng thức ăn cứng không nhất thiết là phải có thịt”.
Quách Yến (Theo Huffington Post)
|
3/. Thành phố ăn chay đầu tiên trên thế giới
15 tháng 05 năm 2009
TPO – Các quan chức của thánh phố Ghent, Bỉ vừa ra quyết định, quy định “ngày không ăn thịt” hàng tuần, nhằm khắc phục những ảnh huởng bất lợi của động vật nuôi tới môi trường.
Ghent trở thành thành phố ăn chay đầu tiên trên thế giới.
Ảnh: Getty.
Như vậy, Ghent sẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới ăn chay, ít nhất là một lần một tuần.
Theo Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), động vật nuôi chịu trách nhiệm khoảng 18% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới.
Do đó, các quan chức Ghent, với sự hợp tác của một tổ chức ăn chay quốc gia mang tên EVA, đã chọn ngày thứ Năm hàng tuần, là ngày ăn chay cho tất cả các quan chức và các trường học của thành phố. Quy định này có hiệu lực từ tháng Chín năm nay.
Ngày 14/5, hội đồng thành phố đã tổ chức ngày hội “ra mắt ngày ăn chay”. Khoảng 90.000 bản đồ đánh dấu các quán ăn chay được chuẩn bị, để phát miễn phí, giúp mọi người có thể tìm thấy cho mình một nhà hàng thích hợp tại Ghent.
Ủy viên hội đồng thành phố, ông Tom Balthazar cho rằng, giảm ăn thịt không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn có lợi cho sức khỏe: “Ăn quá nhiều thịt làm tăng lượng cholesterol và các nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như béo phì, đái đường và ung thư.”
Còn tổ chức EVA lập luận, việc giảm sản xuất và tiêu thụ thịt, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường sống, như làm giảm nguy cơ phát thải khí nhà kính, giảm sự phá hoại đất, nước, không khí, cũng như quá trình sa mạc hóa và phá rừng.
Trong tuyên bố của mình, EVA viết: “Ghent, với sự hợp tác của tổ chức ăn chay EVA, quyết định tiến một bước dài trên con đường chống lại sự biến đổi khí hậu.”
Linh Huy Theo DailyMail, Telegraph
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét