- Thích Nhật Từ
CHƯƠNG 4: VẤN ĐÁP VỀ SÂN HẬN (TT)
Hỏi: Gốc rễ sân hận có phải từ sự chấp trước của ngã si, ngã ái, ngã kiến và của thức mạt na hay không?
Nói theo tâm lý học Phật giáo thì tất cả sự chấp trước đều có ảnh hưởng tác động đến sự chấp mắc, sân hận từ bốn loại tâm lý là ngã si (trạng thái nhận thức sai lầm), ngã ái (nhận thức sai lầm về thân thể vật lý, thương yêu thân tới mức trở thành chủ nghĩa thần tượng, đề cao thân thể quá mức (các cuộc thi hoa hậu), ngã kiến (cái nhìn sai lệch về nhân sinh quan trong cuộc đời), ngã mạn (thấy mình hơn người khác trong khi chưa bằng hoặc cho rằng mình hơn, tự ti, mặc cảm, sợ hãi, rụt rè…). Đó là những loại tâm lý làm mất những giá trị vốn có thể giúp thăng hoa trong cuộc đời, mất sự thăng bằng về giá trị.
Không đề cập đến những khái niệm này, mà đề cập đến thái độ si mê của sự bực tức, chi tiết hoá những vướng mắc có thể xảy ra trong đời. Nói theo ngôn ngữ duy thức học truyền thống thì bao gồm bốn trường hợp đó. Còn khi phân tích chi tiết thì có thể giúp người nghe liên hệ đến những trường hợp sân hận cụ thể của chính mình ở từng góc độ, để từ đó ứng dụng những giá trị, phương pháp của Phật dạy cho được an vui và hạnh phúc!
Hỏi: Khi một người đã mang sự oán hận trong lòng mà kiếp này chưa hoá giải được. Như vậy, kiếp sau có tiếp tục tìm người đó để oán hận hay không?
Đây là câu hỏi liên hệ đến thuyết tâm lý học tái sinh. Phật
giáo phân tích về giá trị hạt giống ứng xử, hành động con người trong kiếp quá khứ và có liên hệ đến kiếp sau. Thông thường, những hạt giống tính cách của con người vào cuối cuộc đời, trở thành la bàn chỉ dẫn con người tái sinh. Ví dụ: người bị ngộ độc do một món ăn nào đó, thì khi tái sinh ở kiếp sau và nhìn thấy món ăn đó không dám ăn mà không lý giải tại sao không thích dù rất ngon. Bởi vì, món ăn gây ngộ độc đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt quá trình thân trung ấm đến khi được tái sinh. Trường hợp này, tần số ám ảnh lớn đến độ chỉ còn nhớ một việc là món ăn bị ngộ độc nên không còn nhớ những gì xảy ra xung quanh nữa.
Nếu từng bị phỏng thì khi gặp lửa, nước sôi là sợ liền. Nếu đã bị đứt tay rất đau, khi thấy dao là run. Bởi vì, ấn tượng khổ đau trong tâm thức quá lớn nên chi phối đời sống hiện tại và trong tương lai. Một người với trạng thái còn hận thù thì lòng hận thù đó sẽ đưa họ tái sinh trở thành con người có tính tình nóng nảy, ứng xử kiểu giang hồ… là điều rất tự nhiên.
Là người Phật tử, hãy nuôi dưỡng chất liệu buông xả, nhất là những giờ phút cuối cuộc đời. Nếu người thân còn chất liệu thù hận trước khi chết phải tìm mọi cách, có thể nhờ nhà sư đạo cao đức trọng để giúp họ buông xả hạt giống sân hận. Nếu không, hạt giống sân hận đó sẽ tiếp tục diễn ra ở đời sau. Do đó, những lận đận, khổ đau trong các mối quan hệ dễ dàng phát sinh.
Một người có tuệ giác không bao giờ chất chứa những cơn sân hận. Đặc biệt, cơn giận trong lúc qua đời sẽ trở thành hận thù, xung đột rất lớn cho kiếp sau với người tương ứng.
Quan sát các loài động vật, thấy độ nhạy cảm của chúng với nhau. Ví dụ, loài chó có những con nhìn người khác rất hung dữ, có những con nhìn người nào đó vui mừng, ngoắc đuôi, nhảy vào lòng… Theo cách lý giải của nhà Phật, donhững con chó này có những mối thù hận trong quá khứ nên thể hiện sự hung dữ. Độ nhạy giác quan của chó mạnh hơn con người nên cảm nhận được người đã gây ra khổ đau cho nó, còn con người thì không hiểu tại sao nó sủa như vậy.
Tần số phản kháng giữa tâm lý học tái sinh trong đời kiếp hiện tại và sau là thực tế phải chấp nhận. Khi chấp nhận tiến trình câu sinh, cần có trách nhiệm ý thức với lòng sân hận của chính mình. Nếu không buông xả lòng sân hận với kẻ thù thì tự trở thành nạn nhân mang theo sân hận từ đời này sang kiếp khác, chồng chất không bao giờ chấm dứt khổ đau.
Quan sát những nơi diễn ra chiến đấu thì thấy, vài chục hay vài trăm năm sau, nơi đó cũng diễn ra cuộc chiến khác. Sân hận của những oan hồn trong các trận chiến nếu không buông xả thì tái sinh sẽ trở thành chiến sĩ, lính và tiếp tục lận đận vì chiến đấu bằng nhiều cách.
Giã từ sân hận càng sớm càng tốt. Nếu tiếc nuối, thương tưởng sân hận như ôm ấp đứa con trong lòng là đang “nhận giặc (sân hận) làm con” (nói theo kinh Pháp Hoa). Dĩ nhiên, nó sẽ phá huỷ tài sản tâm linh của mình. Giặc sân giống như tên gián điệp, có thể làm bạn bên ngoài nhưng là kẻ thù bên trong, có thể giết không bằng dao, súng nhưng làm chết dần từ kiếp này sang kiếp khác. Do đó, không thể xem thường.
Nếu hạt giống sân hận và nội kết chưa nỗ lực loại trừ trong kiếp này thì cũng phải nêu quyết tâm, ra lệnh, “ta phải mạnh dạn nhổ hạt giống khổ đau của sân hận đó lên trong tương lai”. Như vậy là đang thương mình! Dĩ nhiên, thông qua sự thương mình là thương người khác. Bằng không, sẽ tiếp tục biến người khác thành nạn nhân.
Tâm lý học của sự tái sinh chính là cơ hội để nuôi dưỡng ý thức về trách nhiệm đạo đức ở đời hiện tại và đời sau!
Hỏi: Người ta nói sự căm thù tạo nên sức mạnh, vậy không sân hận thì xã hội sẽ ươn hèn, huỷ bại hay sao?
Đây là câu hỏi đặt đến hai khả thể sử dụng về tiềm năng của cơn giận. Dĩ nhiên, trong cuộc chiến, sự sân hận là vũ khí. Cuộc chiến không nhất thiết là chiến tranh bằng vũ khí của hai ý thức hệ đối lập. Nó có thể được xem là những cuộc đấu đang diễn ra trong ý thức hệ của từng con người, trong hành động, ý nghĩ, nhận thức của mỗi người.
Đức Phật thường ví hành giả tu tập là chiến sĩ, trong tình huống cuộc chiến diễn ra trên mảnh đất tâm, qua hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm. Đối tượng cần phải chiến đấu chính là những phiền não, nghiệp chướng, thái độ tâm lý âm tính. Vũ khí của hành giả là từ, bi, hỷ, xả, tuệ giác hay những đức tính tốt. Nói cách khác, tâm lý tốt hay xấu đều là vũ khí phục vụ hai mục đích đối lập. Khi đặt mình trong trận chiến, người thắng và kẻ bại ấy chính là mình. Thậm chí, kẻ thù, người thân, người đồng minh cũng chính là mình.
Phân tích trạng thái tâm lý như giận dữ, có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thái độ muốn chiến thắng, tranh luận, kháng cự… đều là hình ảnh biểu đạt hoạt dụng của cơn sân hận. Đối với những cuộc chiến mang lại giá trị đạo đức, chiến sĩ phải đặt mình trong tình huống biến cơn giận thành năng lực của lòng từ bi. Năng lực từ bi có khả năng thôi thúc thăng tiến về phía trước để dấn thân phục vụ, bất chấp tất cả mọi cản lực xung quanh. Trong cuộc chiến như vậy, không có sự thắng bại mà chỉ có giá trị của sự chuyển hóa, từ phàm thành thánh, phiền não thành bồ đề, đau khổ thành hạnh phúc!
Trường hợp thứ hai, nếu trong cuộc chiến đó gồm hai đối tượng là đối thủ của nhau thì sự sân hận đôi lúc trở thành nhu cầu lớn. Ví dụ, nếu là chiến sĩ ở biên cương, sự sân hận đủ năng lực khiến chiến sĩ hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Đó là cách gần như tất cả các chiến sĩ đều được huấn luyện rằng, tại chiến trường, hoặc sẽ bị chết hoặc sẽ giết người, tốt hơn nên giết người khác. Như vậy, giết người khác là sự lựa chọn được nung nấu bằng sân hận. Sân hận có thể được kích thích bằng cái chết của những người thân. Khi người chiến sĩ được hun đúc bằng các yếu tố sân hận vừa nêu thì quên nỗi sợ hãi về chết chóc, thương tật và những đổ nát do chiến tranh gây ra, nên y có thể tiến đến phía trước để chiến thắng địch thủ.
Học hỏi theo tinh thần từ bi của Phật giáo, nếu làm chiến sĩ hay phục vụ trong quân sự, hoạt động binh nghiệp nên nuôi dưỡng lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình thương vào chí nguyện mang lại hòa bình cho mọi người, cản trở những người ác không để họ có cơ hội làm những việc xấu. Khi mang tâm niệm như vậy, dù vẫn là hành động bóp cò bắn súng, xông pha trận tuyến nhưng lòng không sân hận. Lúc đó, nỗi đau trộn lẫn với tình thương và trở thành năng lực giúp chiến sĩ dấn thân phục vụ. Do đó, nghiệp sát hại có thể rất nhỏ và người gieo nghiệp sát bằng lý tưởng yêu nước, hộ dân không bị tổn hại nhiều như trường hợp do sân hận mà giết hại.
Đây là giải đáp tại sao cũng là chiến sĩ hay vị tướng mà có người chết yểu, sống thọ dầu làm chiến sĩ, nếu không trực tiếp cũng gián tiếp gây ra cái chết của người khác qua sát nghiệp. Nhưng nếu chiến sĩ rải tình thương, tinh thần yêu nước vào hành động, không vì mục đích giết người để hả giận, nhất là cơn hận thù vì những người thân bị kẻ thù giết chết, giá trị nhân quả trong hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Thay vì xông lên phía trước bằng cơn giận dữ thì chiến sĩ hiểu nhân quả xông tới phía trước bằng tất cả tình thương, sự vô uý và nhận thức sáng suốt rằng việc làm đó là vì yêu nước, thương dân tộc, bảo vệ hòa bình. Người chiến sĩ trong trường hợp này có thể mang nghiệp sát về phía bản thân mình, dành hạnh phúc, hòa bình cho người khác. Nhờ đó, quả sát nghiệp nhỏ hơn, phước báu của tình yêu nước và hoà bình nhiều hơn.
Phần lớn các cuộc chiến, lòng sân hận thường trở thành trục xoay. Ví dụ trong kinh doanh, sự cạnh tranh giữa công ty A với công ty B, tập đoàn này với tập đoàn nọ và thường có thái độ bất mãn, bực tức. Thái độ này trở thành xung lực giúp người ta làm việc thành công hơn.
Nhà Phật dạy, tiêu diệt lòng sân hận không có nghĩa sân hận xuất hiện ở đâu liền chặt đứt tại đó. Chẳng hạn, sân hận thể hiện ở cánh tay đánh đập, tàn phá, bóp cò thì chặt đứt cánh tay. Chuyển hoá sân hận là thay đổi năng lực bạo động bằng năng lực tình thương, thể hiện qua sự dấn thân phục vụ, giúp đỡ tha nhân. Những hành động tốt, thiện, có ích và giá trị chuyển hóa trong trường hợp này sẽ rất lớn. Tinh thần chuyển hoá của đạo Phật dạy, thay vì chặt đứt bàn tay bạo động, hãy thay thế động cơ hành động thành phục vụ và bảo hộ sự sống thì bàn tay tiêu cực sẽ trở thành tích cực. Chặt đứt hay hành hạ không phải giải pháp chấm dứt lòng sân.
Đừng sợ khi bỏ lòng sân hận sẽ không có thái độ nỗ lực vươn lên trước mọi áp lực. Ngược lại, người chuyển hoá được sân hận sẽ có nhiều năng lực tích cực như, tinh tấn để vươn lên thành công trong đạo đức và hạnh phúc. Chuyển hoá sân hận không phải là sự mất mát, mà là đổi cách nhìn về hành vi huỷ diệt, chuyển năng lực khủng bố thành năng lực xây đắp và phục vụ. Chuyển phần nào được giá trị phần đó. Từ những gì vừa trình bày, nhờ vượt qua lòng căm thù, chẳng những không chết mà ngày càng mãnh liệt. Tương tự, người không sân hận chẳng những không ươn hèn mà còn là người rất có bản lĩnh chuyển hoá xấu thành tốt, huỷ diệt thành xây dựng và thù thành bạn.
Hỏi: Khi đi họp ở trong hãng, nếu không tìm mọi cách để loại trừ đối thủ thì làm sao con còn động cơ để làm việc? Làm như vậy có phải là tội lỗi không?
Câu hỏi này liên hệ đến chức nghiệp, sự tồn tại của công việc và hạnh phúc có được từ công ăn việc làm. Theo tinh thần hoà hợp đức Phật dạy, thay vì lao vào xung đột loại trừ nên chọn khuynh hướng hợp tác. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến tình trạng một mất một còn, không thương tiếc. Tức là mạnh thắng yếu, lớn thắng nhỏ, đại thương diệt tiểu thương. Quy luật loại trừ, các đối tác có thể kết thành liên minh để tạo hành lang an toàn về quyền lợi thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các công ty nhỏ có thể bị đè bẹp bất cứ lúc nào. Trường hợp đó, thay vì cạnh tranh loại trừ vì quyền lợi kinh tế, Phật giáo khuyến khích thái độ hợp tác. Do vậy, lòng tuỳ hỷ phát sinh và sân hận được thay thế.
Liên minh trong sân hận và loại trừ là liên minh mang tính độc tôn, sự kết thành của bên này thường kéo theo sự sụp đổ của bên khác. Với tinh thần hợp tác, nhà kinh tế giỏi không cần triệt tiêu các đối thủ, mà tìm cách phát huy chất lượng và sản lượng, nhằm khẳng định giá trị của các thành phẩm kinh tế do mình đầu tư sản xuất. Ví dụ, các mặt hàng điện tử dù cùng đặc tính và chức năng nhưng thường khác nhau về giá cả do chính sách giá của các công ty khác nhau. Cùng mặt hàng, mua ở hãng Sony thì giá khác hãng Sam- Sung. Giá cả của sản phẩm lệ thuộc vào thương hiệu, tính năng, chất lượng... Mỗi thương hiệu có chỗ đứng và đối tượng khách hàng khác nhau. Không cần phải đối lập loại trừ nhau để khẳng định thế đứng riêng. Điều quan trọng là, làm thế nào tạo ra sắc thái riêng trong phục vụ bằng cách tăng cường chất lượng và giá trị sản phẩm, để khẳng định tính ưu thế của mình.
Thông qua chính sách khuyến mãi, thị trường ở các nước tự do thường gồm ba hay hai trong một, tức là tăng thêm giá trị bằng cách giảm giá để sản phẩm có thể dễ dàng đến với khách hàng hơn. Không cần mang tâm niệm loại trừ trong cạnh tranh. Các công ty thực hiện đúng chính sách “chánh mệnh” và “chánh nghiệp” vẫn có chỗ đứng vững trong thị trường. Với cái nhìn tích cực đó, nếu là cây thì đừng sợ không có đất vươn lên để sống mà chỉ sợ không đủ sức để vươn lên. Ngay cả trong tình huống cây Bồ đề bám trên nóc nhà vẫn có chỗ sống và mọc lên. Hãy tự khẳng định bằng chất lượng và giá trị hơn là nỗ lực loại trừ người, công ty khác.
Nếu người Phật tử không may mắn, làm việc trong công ty mà giám đốc có chủ trương triệt hạ công ty khác thì không nên đồng tình với cộng nghiệp đó. Khi có mặt trong công ty như một thành viên, người Phật tử không nên có thái độ cạnh tranh triệt tiêu ai. Thông qua công việc nên nghĩ, sự góp mặt của mình nhằm tạo chất lượng cho sản phẩm và uy tín cho công ty, làm thế nào để phục vụ tốt khách hàng là được. Tâm niệm làm việc như vậy sẽ tránh được nghiệp tranh chấp loại trừ, nhờ vậy, lòng sân sẽ vắng mặt. Cũng cùng công việc nhưng nếu nghĩ đến chuyện triệt tiêu lẫn nhau thì mang nghiệp sân hận, còn chỉ mong mỏi được đóng góp với giá trị phục vụ thì sẽ được nhân quả tốt. Bản chất và giá trị của sự hợp tác nhằm nỗ lực tập thể trên nền tảng hiểu biết và cảm thông, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Do vậy, tính xây dựng và phát triển trong hợp tác rất lớn. Ngược lại, cạnh tranh loại trừ, hận thù thì sẽ khổ đau.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có ghi lại câu chuyện, khi Bồ tát Quan Thế Âm được Bồ tát Vô Tận Ý tặng viên ngọc như ý, Ngài không nhận vì tất cả công đức mà Bồ tát Quan Thế Âm đóng góp cho cuộc đời không phải để được viên ngọc. Ngài dấn thân để cuộc đời có thêm nhiều viên ngọc, nhiều người nhờ có viên ngọc đó nên thoát khỏi lầm than đau khổ. Ngài dấn thân phục vụ để mang lại giá trị viên ngọc cho mọi người chứ không phải dành riêng cho Ngài. Khi phải nhận viên ngọc, Bồ tát Quan Âm đã phân làm đôi và dâng cúng hai vị Phật, một phần cúng đức Phật Thích Ca, phần còn lại cúng đức Phật Đa Bảo. Đây là tinh thần cúng dường bình đẳng và là một trong các tinh thần cộng tác mang lại hạnh phúc và an vui cho mọi người.
Làm kinh tế cũng vậy, đừng sợ không cạnh tranh loại trừ người khác sẽ bị đối thủ loại trừ trước. Triệt tiêu lẫn nhau không phải là phương thức tồn tại chân chính, mà cộng tồn thường mang tính hỗ trợ và bổ sung. Nguyên lý cộng tồn và cộng tác không cần phải chỉ trích, nói xấu người khác để tự xiển dương mặt tốt của mình. Hãy để quyền tự do lựa chọn thuộc về khách hàng, còn uy tín về sản lượng như thế nào thuộc về quyền của nhà sản xuất. Có người thích mua hàng giá cao, thấp, có trị, hàng đẹp về mẫu mã… Tuỳ theo thị hiếu của khách hàng mà thôi. Sợ hãi bị loại trừ sẽ dẫn đến khuynh hướng cạnh tranh không từ bi. Giá trị và đặc điểm của mặt hàng giúp có chỗ đứng trong sự lựa chọn của khách hàng. Đừng bận tâm loại trừ nhau mà mang nghiệp tiêu diệt và huỷ hoại người.
Hỏi: Nếu như bị người cố tình dùng những lời lẽ thô tục khiến phải nổi sân, khi mình cố gắng kiềm chế để không nổi sân. Những người tu tập thì cho đó là hành vi buông xả, nhưng đối với những người không có tu tập thì cho đó là ngu dại và nhu nhược. Vậy, tôi phải làm sao để giữ vững lập trường của người tu tập?
Ý thức về danh phận đôi lúc trở thành động lực để tinh tấn và dấn thân. Nhưng, ý thức danh phận dưới góc độ của bản ngã khiến con người không dám làm những việc tốt cần phải làm. Trên tinh thần câu hỏi vừa nêu, có hai vấn đề lien hệ đến thái độ nhận định.
Thái độ nhận định thứ nhất là buông xả lòng sân như sự lựa chọn duy nhất trong tình huống không còn sự lựa chọn nào khác, dù kháng cự cũng không mang lại bất kỳ giá trị gì. Sự buông bỏ lòng sân trong tình huống này giống như lấy đá đè cỏ. Thái độ nhận định thứ hai là nhìn thấy được bản lĩnh và sự sáng suốt trong tiến trình vượt qua nghịch cảnh, tâm hành giả vẫn luôn giữ trạng thái không bị nhiễm ô. Ví dụ, trường hợp đất nước Tây Tạng và Trung Quốc. Một bên là nước nhỏ, một bên là nước lớn. Một bên quân đội thưa thớt và vũ khí thô sơ, bên kia quân đội hùng mạnh và vũ khí tối tân. Một bên quanh năm toàn tuyết phủ, bên này có nhiều sản lượng kinh tế. Khi Tây Tạng bị Trung Quốc thôn tính, có đấu lại cũng không đi tới đâu vì không có lợi. Quan trọng hơn là tinh thần từ bi, hiếu hoà và tôn trọng sự sống của đạo Phật đã ảnh hưởng sâu rộng trong văn hoá Tây Tạng, làm dân tộc này thích mưu cầu hoà bình bằng hòa đàm, hòa ước, thương lượng và bất bạo động. Đức Dalai Lama, vị lãnh tụ tinh thần quốc gia Tây Tạng đã sử dụng con đường đó. Giải pháp lý tưởng này phù hợp với lý trí, đạo đức và không có các phản ứng phụ về khổ đau cho cả hai dân tộc.
Đối với người quen sống bằng tâm lý cái tôi, bất khuất trong háo thắng có thể cho con đường hòa đàm và thương lượng của Tây Tạng là thể hiện sự bạc nhược, sợ hãi bị thất bại. Các nhận định phê bình, chỉ trích thiển cận có thể làm kích động, kéo theo các phản ứng bất lợi.
Người có bản lĩnh, sáng suốt sẽ bất chấp, không quan tâm đến đánh giá tiêu cực khiêu khích của người khác. Bản chất sự phê bình khích động không phản ánh được giá trị thật của con đường bất bạo động. Tương tự, lời khen người khác về hành động tốt của mình cũng không làm tăng thêm giá trị nhân quả đạo đức. Trong sự chỉ trích và tán dương, giá trị con người bất kỳ vẫn bất tăng bất giảm. Phải biết vượt qua dòng cảm xúc dễ bị kích động, để tất cả vũ khí chỉ trích không thể tác động tiêu cực đến. Cần giữ lập trường để khỏi bị rơi vào trạng thái hối hận về sau. Sự buông xả sân hận trong quá khứ có thể làm cho lòng sân đó tái sinh. Trong trường hợp như vậy, hối hận chính là cục than thiêu đốt hết tất cả giá trị đóng góp từ hạnh nhẫn nhục, chịu đựng và không sân hận của bản thân.
Cuộc đời có thể nhìn với thái độ tiêu cực, xấu xa, giá trị người ta không theo đó mà bị biến dạng. Quan trọng là khi bị sợ hãi chi phối, con người có thể đánh mất lập trường, do đó, lòng hối tiếc về việc tốt sẽ xuất hiện, mở cửa ngõ cho bất hạnh phát sinh. Người Phật tử cần phải có lý tưởng, thái độ dứt khoát, dấn thân hành trì, bất chấp những lời đàm tiếu của người thiếu thiện chí để biến tình huống tiêu cực thành tích cực và khổ đau thành an vui. Thấy việc gì tốt cho mình, người trong hiện tại và tương lai thì mạnh dạn làm việc đó.
Tất cả những lời thị phi, chỉ trích nên quán chiếu như giọt sương rơi đầu cành, như làn điện chớp hay cơn gió thoảng. Nhờ quán chiếu như thế, hành giả sẽ không bị lòng sân chinh phục và khống chế.
Chạy theo sự kích động của người khác sẽ trở thành nạn nhân sân hận, giống con lật đật bị người ta sai sử. Người biết bình thường hoá những nghịch cảnh xảy ra đối với bản thân thì các tác động tiêu cực về phương diện cảm xúc và nhận thức không xuất hiện. Không nổi sân là bước đầu của chuyển hoá lòng sân. Nhờ không nổi sân, hành giả sẽ hoá giải tất cả bất hạnh. Nếu đề cao giá trị của cái tôi thì khó có thể thực hành buông xả. Đó là kết quả tất yếu, không chuyển hoá được dòng cảm xúc bất như ý. Nhờ buông xả, cái tôi dần dần được chuyển hoá. Theo đó, lập trường tu tập vô sân sẽ được kết quả tốt nhất.
Hỏi: Tôi có nhiều sự sợ hãi nhưng không đưa tới sân hận. Tôi sợ bệnh, sợ bị mổ, chích. Làm sao giải thoát được sự sợ hãi đó?
Sợ hãi là kẻ thù của tiến bộ. Sợ hãi thường kéo theo hành vi bạo động, nhằm tạo ảo giác trấn an tạm thời. Người sợ hãi mà không rơi vào tình huống sân hận là may phước, vì sân hận từ sợ hãi có thể dẫn đến các hậu quả bạo động và tác hại không lường trước được. Người sợ hãi về bệnh tật thường ao ước khỏe, đẹp mãi. Nhận thức vậy là sai lầm.
Phật dạy, mọi sự vật hiện tượng từ con người đến các loài động, thực vật đều được diễn ra theo quy trình xuất hiện, tồn tại, phát triển rồi lão hóa. Kết liễu tiến trình sự sống để hình thành hình thái tiếp nối. Bệnh thuộc mắt xích thứ ba, tất cả mọi người đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Để khắc phục sợ hãi về bệnh tật, phải quan niệm bệnh là quy luật không ai tránh khỏi. Nếu sống không có phương pháp, ăn uống không đúng cách, nghỉ ngơi không thích hợp, lạm dụng sức khỏe quá mức thì cơn bệnh sẽ xuất hiện như một hệ quả của đời sống. Khi hiểu bệnh là quy luật, nỗi sợ hãi sẽ giảm thiểu.
Lúc đầu mới thực tập có thể chưa đạt kết quả nhiều. Hãy tạo thói quen tâm niệm, lặp đi lặp lại có ý thức trong tâm thức rằng,“bệnh như một quy luật”. Lúc đó, trong tâm thức sẽ xuất hiện lệnh điều khiển tự động điều chỉnh lại các nhận thức sai lầm và giải phóng nỗi sợ hãi, giúp con người không bị khủng hoảng chi phối.
Nỗi sợ hãi về kim chích và máu chảy thường gắn liền với gốc rễ chính là sự sợ chết, gắn liền với kinh nghiệm khổ đau do huỷ diệt và chết chóc gây ra. Huấn luyện tâm lý không sợ chết, hành giả có thể vượt qua được các nỗi sợ hãi còn lại, vì bản chất của sợ luôn liên hệ đến sự kết thúc đời người, ngoài sợ chết thì còn gì sợ hơn nữa. Chuyện qua đời do bệnh tật hoặc thiên tai hay tai nạn gây ra, dù cá nhân hay tập thể đều ít nhiều liên hệ đến nghiệp khổ đau. Khi chứng kiến cảnh tượng chết chóc với máu chảy, nỗi ám ảnh, kinh hoàng đè nặng lên tâm lý con người. Ngay lúc đó, hạt giống về sợ hãi liên hệ đến máu và chết liền được gieo trồng trong mảnh đất tâm thức. Sau kinh nghiệm này, mỗi khi nhìn thấy máu qua kim chích, bỗng dưng tâm liên tưởng đến nỗi khổ đau và cái chết do đỗ máu kéo theo. Sự liên tưởng trong sợ hãi là phản xạ có điều kiện dẫn đến nguyên nhân hay kết quả của sợ hãi.
Trong nền y học phương Tây, cách tiêm chủng thuốc, rút và truyền máu cơ thể đều bằng ống chích. Sự liên tưởng đến nỗi đau vật lý từ truyền, rút máu cách trực hoặc gián tiếp sẽ xuất hiện ngay sau khi mắt nhìn thấy ống chích đang áp vào cơ thể. Cơn sợ hãi về ống chích lập tức xuất hiện trong đầu. Trường hợp này, có thể thấy được nguồn gốc sợ hãi ống chích và máu gắn liền với khổ đau về máu trong ở quá khứ.
Có nhiều cách giải phóng nỗi sợ hãi. Đơn giản là quán niệm về nỗi đau lớn hơn nỗi đau từ ống chích. Khi không sợ về các sợ hãi lớn hơn thì đâu có lý gì phải sợ khi nhìn thấy ống chích hay máu. Có thể quán tưởng khi ống chích đưa vào cơ thể sẽ tạo ra cái lỗ, kèm cảm giác đau. Nếu chịu đựng được cơn đau do kiến cắn hoặc ống chích thì cái đau của ống chích đưa vào cơ thể đâu còn là nỗi sợ.
Quán chiếu so sánh như vậy để thấy sợ hãi về ống chích thuộc về nỗi sợ hãi vô cớ, dù có liên hệ ít nhiều đến sợ hãi đã từng diễn ra trong quá khứ. Hãy nạp nội dung sau đây vào tâm thức: “Tôi không hề sợ hãi ống chích cũng như tôi không hề sợ hãi con kiến chích. Tôi không sợ máu như tôi đã từng thấy máu chảy trong các tình huống tổn thương thân thể”. Nếu cứ tiếp tục nạp dữ liệu không sợ hãi đó vào não, nó sẽ hoạt động và điều chỉnh nỗi sợ hãi, giúp không còn sợ hãi về ống chích lúc nào không hay. Sự hành trì này đòi hỏi lặp tới lặp lui nhiều lần với sự tập trung cao độ mới có thể chinh phục được sợ hãi. Thực tập cho đến lúc nào có hiệu quả mới ngừng. Niềm tin về tính hiệu quả của phương pháp mạnh chừng nào thì hiệu lực trị liệu của phương pháp tâm lý gia tăng chừng đó. Khi thực tập, sẽ thấy có nhiều sự vô lý trong nỗi sợ hằng ngày.
Có lần tôi tiếp xúc với một võ sư từng làm đại tá trước 1975, hiện tạm trú trong chùa Phật giáo ở Long Beach, ông này sợ hãi con sâu rợm, dù thân thể, cơ bắp của ông rất lực lưỡng và chưa từng bị bại trên võ đài với bất kỳ võ sĩ nào. Ông chưa từng sợ cọp, chó sói, thú dữ, cũng không hề sợ kẻ thù nhưng lại sợ con sâu nhỏ. Gặp sâu là ông thất thanh và bỏ chạy. Tâm lý học hiện đại cho rằng, trong tiềm thức của người sợ hãi sâu là biến dạng tâm lý về phương diện nhận thức, gọi là nỗi sợ hãi bị biến dạng hay sợ hãi không lý giải được.
Tâm lý học Phật giáo nói, nỗi sợ hãi về con sâu của ông võ sư có gốc rễ từ đời trước. Có thể cái chết của ông ta trong kiếp nào đó liên hệ đến con sâu bằng cách này cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp. Cái chết có yếu tố của con sâu quá ấn tượng và kinh hoàng đến độ trong quá trình tái sinh của ông ở kiếp này, nỗi sợ hãi đó hoạt động rất mạnh và khống chế sự hùng dũng cang cường của ông hơn cả thú dữ. Nỗi sợ hãi này bám vào tâm trên nền tảng kiến thức thiếu logic. Điều chỉnh kiến thức sai lầm này thì sẽ giải thoát nỗi sợ con sâu ra khỏi tâm thức.
Có thể thực tập như thế này, “Con sâu sợ tôi vì tôi lớn và mạnh hơn. Tôi là người khổng lồ, nó là con vật quá nhỏ bé. Tôi có thể giết chết nó bằng nhiều cách nhưng nó không thể giết được tôi. Do đó, tôi không có lý gì phải sợ hãi nó”. Cứ lặp đi lặp lại tâm lý ám thị đó vào tâm thức bằng nhận thức logic sáng suốt, nỗi sợ hãi con sâu sẽ không còn nữa. Sợ hãi về con sâu quá lắm cũng chỉ bằng sự sợ chết. Nếu không sợ chết thì cớ gì phải sợ con sâu. Không sợ chết ở chiến trường, thiên tai, tai nạn, trên võ đài thì tại sao phải sợ chết bởi con sâu. Phân tích mức độ và tỷ lệ sợ hãi như vậy, nỗi sợ hãi về con sâu sẽ biến mất dần dần. Dĩ nhiên, ông võ sĩ phải thực tập lâu dài mới có hiệu quả vì nỗi sợ hãi đó có thể đã đeo đuổi ông ta vài ba kiếp, mỗi kiếp đến mấy mươi năm. Ít nhất, nỗi sợ hãi con sâu có tuổi thọ hơn trăm tuổi rồi. Khi nạp năng lượng chống lại sợ hãi vào tiềm thức vài ba ngày vẫn chưa có kết quả, nếu sự vô lý của nỗi sợ chưa được nhổ lên tận gốc.
Nói cách khác, để thực tập chuyển hoá sợ hãi kết quả nhanh, cần phát triển trí tuệ song hành. Trí tuệ là phương tiện tốt nhất để chuyển hoá các sợ hãi vô cớ. Sự hỗ trợ tuệ giác rất cần thiết trong chuyển hoá sợ hãi. Con người có rất nhiều nỗi sợ hãi, không sợ kiểu này thì sợ kiểu khác. Có người sợ ma, thằn lằn, con sâu... rất nhiều, không thể kể hết. Hãy quán niệm so sánh bản thân với đối tượng mình sợ nhất. Chẳng hạn, nghĩ rằng, khi gặp mình, con sâu sợ đến độ bị khủng hoảng, bò không được, tại sao mình lại có nỗi sợ hãi vô lý như vậy.
Trong bệnh viện tâm thần, bệnh nhân sợ hãi cũng được thực tập tương tự vậy. Có một người sợ con gà, cứ mỗi lần nghe tiếng gà gáy là hoảng hốt bỏ chạy. Các bác sĩ đã khuyên anh ta tập bài tập: “Tôi không sợ con gà, con gà sợ tôi, con gà không thể giết tôi, tôi có thể giết con gà”. Khoảng một tháng, anh ta lên báo với bác sĩ đã tập thành công và yêu cầu được xuất viện. Bác sĩ chúc mừng anh nhưng trước khi cho xuất viện, bác sĩ phải thử lại để kiểm tra xem bệnh nhân có tiến bộ thực sự hay không. Trước đây, bệnh nhân mới gặp gà ác hay gà tre là đã bỏ chạy. Lần này, bác sĩ mang con gà cồ tới và cho phẩy cánh phành phạch và gáy vài tiếng. Nghe tiếng gáy của gà cồ, anh bệnh nhân liền bỏ chạy. Bác sĩ đuổi theo và yêu cầu bệnh nhân dừng lại, bảo: “Chẳng phải anh vừa nói đã không sợ con gà rồi sao?” Bệnh nhân trả lời: “Thưa bác sĩ, tôi hiểu và thành công trong thực tập rằng con gà không thể giết tôi, tôi có thể giết con gà nhưng làm thế nào để con gà hiểu được điều đó mà không cắn và không giết tôi chứ?”
Những nỗi sợ hãi vô cớ đều có gốc rễ từ vô minh. Quán niệm so sánh có phương pháp sẽ giúp người sợ hãi cấy vào tâm thức những hạt giống kiến thức cần thiết như con chíp sáng suốt về nhân quả, duyên khởi, vô ngã và sợ hãi sẽ được chuyển hoá tận gốc rễ. Con chíp này trở thành lệnh điều khiển tự động nhằm giải phóng tất cả các nỗi sợ hãi.
Hỏi: Bốn cái ngã vừa nêu, ta sẽ dùng tinh thần vô ngã để tháo gỡ phải không? Như thế sân hận, si mê cũng chỉ là hệ quả của sự thiếu vắng ứng dụng về pháp ấn, có phải chăng?
Đây là nhận định hay, phù hợp với tinh thần Phật dạy! Bốn trạng thái tâm lý hữu ngã được câu hỏi nêu ra đó: a) ngã si, là sự thiếu hiểu biết về cấu hình và bản chất của bản ngã; b) ngã kiến, là nhận thức sai lầm về bản ngã, cho rằng bản ngã thường còn, bất biến; c) ngã mạn, là những biểu hiện tâm lý đề cao cái tôi hơn mọi người, trở thành thái độ cống cao, tự hào, tự đại; d) ngã ái, là thái độ chấp trước, tôn bản ngã là thần tượng tuyệt đối, ai đụng đến là hận thù và thanh toán. Bốn trạng thái hữu ngã đó trở thành thành trì vững chắc, bảo vệ cái tôi trong vòng lao lung khổ luỵ. Ai đụng vào chúng là thách thức với sân hận và lòng căm thù. Đụng vào bất cứ yếu tố nào trong bốn yếu tố vừa nêu sẽ bị kháng cự, vì chúng là thành trì của bản ngã. Lửa sân hận có thể bốc cháy bất cứ lúc nào khi cái tôi bị thách thức.
Người Phật tử hành trì về quy luật vô ngã, sẽ hiểu, không có một bản ngã thường tồn bất biến. Ngã chỉ là hợp thể nhân tính gồm 5 nhóm yếu tố, vật lý, cảm thọ, ý niệm hóa, vận hành ý niệm, nhận thức của các giác quan.
Người nhìn thấy sự vận hành của hợp thể nhân tính như vừa nêu, sẽ không cho phép mình cuồng si về bản thân, vì sự nuông chiều ngã chấp dẫn đến khổ đau cho mình và người. Thái độ nhận thức vô ngã và vô thường giúp bỏ quan niệm thân thể là tuyệt đối, không bênh vực nó vô cớ. Có thể có những phản ứng tự vệ về phương diện sức khỏe vì thân thể là phương tiện phục vụ cho con đường hành đạo. Nhưng nếu cho thân thể là cứu cánh, sẽ trở thành nô lệ nó, thay vì nó phải phục vụ cho cuộc sống, hạnh phúc của mình và người.
Hiểu được duyên khởi, nhân quả, vô thường, vô ngã thì bốn trạng thái ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái vắng mặt, nếu không tuyệt đối cũng được vài mươi phần trăm. Các sân hận xuất phát từ ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái cũng theo đó chấm dứt. Đây là quy trình tu tập rất hay, áp dụng đúng sẽ mang lại kết quả tốt đẹp!
Hỏi: Thế nào là bất định và thế nào là kiết sử?
Bất định là trạng thái tâm lý thiếu sở trường, thiếu lý tưởng hay thiếu sự kiên định. Người có tâm tính bất định dễ bị chao đảo, ảnh hưởng của người khác, không có quan điểm và cái nhìn độc lập.
Người bất định không có lập trường, nếu lập trường là thái độ cương quyết, quả cảm trong tất cả hành vi, lời nói, việc làm thì bất định chính là kẻ thù. Tục ngữ Pháp có câu, “Trước khi nói một lời gì nên uốn lưỡi bảy lần”. Nhiều người ca tụng đây là lời khuyên về sự cẩn trọng cần thiết. Xét từ tâm lý học Phật giáo, thái độ câu nói này thuộc về do dự. Người có kiến thức vững chãi chỉ cần uốn lưỡi hai lần là đủ. Tái lập sự cẩn trọng nhiều lần sẽ làm tâm rơi vào bất định.
Người bất định, do dự không làm được điều gì lớn lao vì cơ hội bị trôi qua nhiều lần.
Nhận thức sáng suốt không cần đòi hỏi phải uốn lưỡi bảy lần, chỉ cân nhắc trong sát-na cũng đủ biết giá trị tốt hay xấu, lợi hay hại rõ ràng như nhìn những vân tay trong lòng bàn tay. Người có trí tuệ không cần do dự mà xác quyết rất nhanh, dẫn đến lý tưởng dấn thân và biết cách thức thực hiện. Hiểu rõ bản chất vấn đề, người sáng suốt không bị bất định nên dầu ai nói ngả nói nghiêng, họ không bị chao đảo với bất cứ tình huống nào trong cuộc đời.
Kiết sử hiểu theo nghĩa đen là sự trói buộc (kiết) và sai sử (sử). Hoạt dụng của kiết sử liên quan đến quán tính thói quen của con người. Ví dụ, nam giới ở Ấn Độ và Đài Loan hay phụ nữ Việt Nam có thói quen ăn trầu, dần dần sẽ biến thành một kiết sử. Hôm nào không có trầu, người nghiện cảm thấy uể oải, bần thần, rã rượi, mất hứng thú. Tương tự, người quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, tiêm chính xì ke ma tuý và thậm chí nghiện chat, game trên internet, hay nghiện nói chuyện qua điện thoại đều bị các quán tính này sai khiến như nô lệ. Không thoả mãn chúng thì càng bị trói buộc trong khổ đau nhiều hơn. Chỉ có chuyển hoá thói quen mới mang lại hạnh phúc trong cuộc sống. Người có thói quen tâm sự on- line, cứ đến giờ hẹn mà không nối kết internet sẽ cảm thấy áy náy, khó chịu vô cùng, có thể dẫn đến tình trạng ngủ không yên, tiếc nuối vì không nghe được giọng nói của người thân thương, mất cơ hội tâm sự nên cảm thấy trống vắng và cô đơn. Thái độ, suy nghĩ, ứng xử như vậy gọi là kiết sử, trói buộc và biến con người thành nô lệ.
Người có thói quen ăn uống xa hoa, phung phí cũng tạo thành kiết sử rất lớn. Ví dụ, người quen đi siêu thị, lúc đầu chỉ thích ngắm nhìn các sản phẩm, không hề muốn mua sắm.
Nhưng nhiều lần, thói quen mua sắm bắt đầu xuất hiện. Vào siêu thị mà ra về tay không thì thấy trống trải vô cùng, dù không có tiền nhiều. Kiết sử này trói buộc cuộc đời theo sự thỏa mãn chúng. Thoạt đầu, các kiết sử trói buộc xuất hiện theo tính điều kiện và tự nguyện. Lâu dài sẽ hoạt dụng vô điều kiện và khống chế tâm thức con người.
Tất cả thói quen trong đời đều tạo ra sự ràng buộc dù tốt hay xấu, ít hay nhiều. Ngay cả thói quen tu tập cũng là sự ràng buộc nhưng theo quỹ đạo mang lại an vui, hạnh phúc với những giá trị đạo đức và tâm linh cho người huấn luyện và nuôi dưỡng nó.
Tại các chùa Bắc tông Việt Nam, cứ 4 giờ là tụng thời kinh công phu khuya, tụng kinh Lăng Nghiêm và thập chú.
10h30, cúng ngọ dâng Phật. 16h, cúng thí thực cô hồn. 19h khóa tu Tịnh Độ. Thói quen tụng kinh này được lặp đi lặp lại hàng ngày như phản xạ có điều kiện, nhằm ôn lại lời Phật dạy để hành trì có kết quả hơn. Hôm nào không tụng kinh, lòng cảm thấy thiếu vắng. Thiếu vắng là sự trói buộc tâm lý nhưng là sự trói buộc mang tính bảo hộ. Các thói quen tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, ăn chay… là các trói buộc rất tốt, giống cái phao đưa người từ bờ sông này qua bờ sông kia. Nhờ những ràng buộc tốt đó hỗ trợ tích cực, hành giả được an vui và hạnh phúc lâu dài.
Để dễ hình dung, tạm gọi điều thiện và pháp lành là những trói buộc tích cực. Thuật ngữ chuyên môn trong Phật giáo không gọi các điều lành là kiết sử, mà là giải thoát kiết sử. Hành trì pháp môn, huấn luyện các giác quan là cách đặt thói quen tích cực vào mục đích phục vụ lợi lạc. Thói quen tích cực này có khả năng tháo mở các trói buộc chấp trước, giúp con người thoát khỏi khổ đau, mặc cảm, hãnh diện, tự hào. Ngược lại, các trói buộc phiền não từ dòng cảm xúc âm tính làm cuộc sống bất hạnh lâu dài. Sự vướng víu trong khổ đau gọi là kiết sử. Giải phóng khổ đau gọi là phương pháp tháo gỡ kiết sử.
Kiết sử và pháp môn đều là ràng buộc. Nếu kiết sử trói con người trong phạm vi thế tục khổ đau bất tận thì pháp môn hành trì là tâm siêu thế hướng đến Niết bàn. Kiết sử tạo ra người phàm pháp môn giúp chuyển hoá người thành thánh. Ai thích phàm tục sẽ bị trói buộc trong khổ đau. Ai thích hiền thánh sẽ được đưa về an lạc và giải thoát. Kiết sử hay giải thoát đều thuộc quyền tự do lựa chọn của con người. Người Phật tử chọn giải thoát, trong khi người thường chọn kiết sử. Lòng tham, sân, si đều là kiết sử, chính có khả năng dìm con người trong sinh tử luân hồi. Đối với các kiết sử, hành giả không nên giữ thái độ bất định mà cần phải dứt khoát trong nỗ lực chuyển hoá chúng. Nhờ nỗ lực chuyển hoá, hành giả đạt được an vui, thoát khỏi mọi kiềm toả của luân hồi.
Nói theo tâm lý học Phật giáo thì tất cả sự chấp trước đều có ảnh hưởng tác động đến sự chấp mắc, sân hận từ bốn loại tâm lý là ngã si (trạng thái nhận thức sai lầm), ngã ái (nhận thức sai lầm về thân thể vật lý, thương yêu thân tới mức trở thành chủ nghĩa thần tượng, đề cao thân thể quá mức (các cuộc thi hoa hậu), ngã kiến (cái nhìn sai lệch về nhân sinh quan trong cuộc đời), ngã mạn (thấy mình hơn người khác trong khi chưa bằng hoặc cho rằng mình hơn, tự ti, mặc cảm, sợ hãi, rụt rè…). Đó là những loại tâm lý làm mất những giá trị vốn có thể giúp thăng hoa trong cuộc đời, mất sự thăng bằng về giá trị.
Không đề cập đến những khái niệm này, mà đề cập đến thái độ si mê của sự bực tức, chi tiết hoá những vướng mắc có thể xảy ra trong đời. Nói theo ngôn ngữ duy thức học truyền thống thì bao gồm bốn trường hợp đó. Còn khi phân tích chi tiết thì có thể giúp người nghe liên hệ đến những trường hợp sân hận cụ thể của chính mình ở từng góc độ, để từ đó ứng dụng những giá trị, phương pháp của Phật dạy cho được an vui và hạnh phúc!
Hỏi: Khi một người đã mang sự oán hận trong lòng mà kiếp này chưa hoá giải được. Như vậy, kiếp sau có tiếp tục tìm người đó để oán hận hay không?
Đây là câu hỏi liên hệ đến thuyết tâm lý học tái sinh. Phật
giáo phân tích về giá trị hạt giống ứng xử, hành động con người trong kiếp quá khứ và có liên hệ đến kiếp sau. Thông thường, những hạt giống tính cách của con người vào cuối cuộc đời, trở thành la bàn chỉ dẫn con người tái sinh. Ví dụ: người bị ngộ độc do một món ăn nào đó, thì khi tái sinh ở kiếp sau và nhìn thấy món ăn đó không dám ăn mà không lý giải tại sao không thích dù rất ngon. Bởi vì, món ăn gây ngộ độc đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt quá trình thân trung ấm đến khi được tái sinh. Trường hợp này, tần số ám ảnh lớn đến độ chỉ còn nhớ một việc là món ăn bị ngộ độc nên không còn nhớ những gì xảy ra xung quanh nữa.
Nếu từng bị phỏng thì khi gặp lửa, nước sôi là sợ liền. Nếu đã bị đứt tay rất đau, khi thấy dao là run. Bởi vì, ấn tượng khổ đau trong tâm thức quá lớn nên chi phối đời sống hiện tại và trong tương lai. Một người với trạng thái còn hận thù thì lòng hận thù đó sẽ đưa họ tái sinh trở thành con người có tính tình nóng nảy, ứng xử kiểu giang hồ… là điều rất tự nhiên.
Là người Phật tử, hãy nuôi dưỡng chất liệu buông xả, nhất là những giờ phút cuối cuộc đời. Nếu người thân còn chất liệu thù hận trước khi chết phải tìm mọi cách, có thể nhờ nhà sư đạo cao đức trọng để giúp họ buông xả hạt giống sân hận. Nếu không, hạt giống sân hận đó sẽ tiếp tục diễn ra ở đời sau. Do đó, những lận đận, khổ đau trong các mối quan hệ dễ dàng phát sinh.
Một người có tuệ giác không bao giờ chất chứa những cơn sân hận. Đặc biệt, cơn giận trong lúc qua đời sẽ trở thành hận thù, xung đột rất lớn cho kiếp sau với người tương ứng.
Quan sát các loài động vật, thấy độ nhạy cảm của chúng với nhau. Ví dụ, loài chó có những con nhìn người khác rất hung dữ, có những con nhìn người nào đó vui mừng, ngoắc đuôi, nhảy vào lòng… Theo cách lý giải của nhà Phật, donhững con chó này có những mối thù hận trong quá khứ nên thể hiện sự hung dữ. Độ nhạy giác quan của chó mạnh hơn con người nên cảm nhận được người đã gây ra khổ đau cho nó, còn con người thì không hiểu tại sao nó sủa như vậy.
Tần số phản kháng giữa tâm lý học tái sinh trong đời kiếp hiện tại và sau là thực tế phải chấp nhận. Khi chấp nhận tiến trình câu sinh, cần có trách nhiệm ý thức với lòng sân hận của chính mình. Nếu không buông xả lòng sân hận với kẻ thù thì tự trở thành nạn nhân mang theo sân hận từ đời này sang kiếp khác, chồng chất không bao giờ chấm dứt khổ đau.
Quan sát những nơi diễn ra chiến đấu thì thấy, vài chục hay vài trăm năm sau, nơi đó cũng diễn ra cuộc chiến khác. Sân hận của những oan hồn trong các trận chiến nếu không buông xả thì tái sinh sẽ trở thành chiến sĩ, lính và tiếp tục lận đận vì chiến đấu bằng nhiều cách.
Giã từ sân hận càng sớm càng tốt. Nếu tiếc nuối, thương tưởng sân hận như ôm ấp đứa con trong lòng là đang “nhận giặc (sân hận) làm con” (nói theo kinh Pháp Hoa). Dĩ nhiên, nó sẽ phá huỷ tài sản tâm linh của mình. Giặc sân giống như tên gián điệp, có thể làm bạn bên ngoài nhưng là kẻ thù bên trong, có thể giết không bằng dao, súng nhưng làm chết dần từ kiếp này sang kiếp khác. Do đó, không thể xem thường.
Nếu hạt giống sân hận và nội kết chưa nỗ lực loại trừ trong kiếp này thì cũng phải nêu quyết tâm, ra lệnh, “ta phải mạnh dạn nhổ hạt giống khổ đau của sân hận đó lên trong tương lai”. Như vậy là đang thương mình! Dĩ nhiên, thông qua sự thương mình là thương người khác. Bằng không, sẽ tiếp tục biến người khác thành nạn nhân.
Tâm lý học của sự tái sinh chính là cơ hội để nuôi dưỡng ý thức về trách nhiệm đạo đức ở đời hiện tại và đời sau!
Hỏi: Người ta nói sự căm thù tạo nên sức mạnh, vậy không sân hận thì xã hội sẽ ươn hèn, huỷ bại hay sao?
Đây là câu hỏi đặt đến hai khả thể sử dụng về tiềm năng của cơn giận. Dĩ nhiên, trong cuộc chiến, sự sân hận là vũ khí. Cuộc chiến không nhất thiết là chiến tranh bằng vũ khí của hai ý thức hệ đối lập. Nó có thể được xem là những cuộc đấu đang diễn ra trong ý thức hệ của từng con người, trong hành động, ý nghĩ, nhận thức của mỗi người.
Đức Phật thường ví hành giả tu tập là chiến sĩ, trong tình huống cuộc chiến diễn ra trên mảnh đất tâm, qua hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm. Đối tượng cần phải chiến đấu chính là những phiền não, nghiệp chướng, thái độ tâm lý âm tính. Vũ khí của hành giả là từ, bi, hỷ, xả, tuệ giác hay những đức tính tốt. Nói cách khác, tâm lý tốt hay xấu đều là vũ khí phục vụ hai mục đích đối lập. Khi đặt mình trong trận chiến, người thắng và kẻ bại ấy chính là mình. Thậm chí, kẻ thù, người thân, người đồng minh cũng chính là mình.
Phân tích trạng thái tâm lý như giận dữ, có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thái độ muốn chiến thắng, tranh luận, kháng cự… đều là hình ảnh biểu đạt hoạt dụng của cơn sân hận. Đối với những cuộc chiến mang lại giá trị đạo đức, chiến sĩ phải đặt mình trong tình huống biến cơn giận thành năng lực của lòng từ bi. Năng lực từ bi có khả năng thôi thúc thăng tiến về phía trước để dấn thân phục vụ, bất chấp tất cả mọi cản lực xung quanh. Trong cuộc chiến như vậy, không có sự thắng bại mà chỉ có giá trị của sự chuyển hóa, từ phàm thành thánh, phiền não thành bồ đề, đau khổ thành hạnh phúc!
Trường hợp thứ hai, nếu trong cuộc chiến đó gồm hai đối tượng là đối thủ của nhau thì sự sân hận đôi lúc trở thành nhu cầu lớn. Ví dụ, nếu là chiến sĩ ở biên cương, sự sân hận đủ năng lực khiến chiến sĩ hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Đó là cách gần như tất cả các chiến sĩ đều được huấn luyện rằng, tại chiến trường, hoặc sẽ bị chết hoặc sẽ giết người, tốt hơn nên giết người khác. Như vậy, giết người khác là sự lựa chọn được nung nấu bằng sân hận. Sân hận có thể được kích thích bằng cái chết của những người thân. Khi người chiến sĩ được hun đúc bằng các yếu tố sân hận vừa nêu thì quên nỗi sợ hãi về chết chóc, thương tật và những đổ nát do chiến tranh gây ra, nên y có thể tiến đến phía trước để chiến thắng địch thủ.
Học hỏi theo tinh thần từ bi của Phật giáo, nếu làm chiến sĩ hay phục vụ trong quân sự, hoạt động binh nghiệp nên nuôi dưỡng lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình thương vào chí nguyện mang lại hòa bình cho mọi người, cản trở những người ác không để họ có cơ hội làm những việc xấu. Khi mang tâm niệm như vậy, dù vẫn là hành động bóp cò bắn súng, xông pha trận tuyến nhưng lòng không sân hận. Lúc đó, nỗi đau trộn lẫn với tình thương và trở thành năng lực giúp chiến sĩ dấn thân phục vụ. Do đó, nghiệp sát hại có thể rất nhỏ và người gieo nghiệp sát bằng lý tưởng yêu nước, hộ dân không bị tổn hại nhiều như trường hợp do sân hận mà giết hại.
Đây là giải đáp tại sao cũng là chiến sĩ hay vị tướng mà có người chết yểu, sống thọ dầu làm chiến sĩ, nếu không trực tiếp cũng gián tiếp gây ra cái chết của người khác qua sát nghiệp. Nhưng nếu chiến sĩ rải tình thương, tinh thần yêu nước vào hành động, không vì mục đích giết người để hả giận, nhất là cơn hận thù vì những người thân bị kẻ thù giết chết, giá trị nhân quả trong hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Thay vì xông lên phía trước bằng cơn giận dữ thì chiến sĩ hiểu nhân quả xông tới phía trước bằng tất cả tình thương, sự vô uý và nhận thức sáng suốt rằng việc làm đó là vì yêu nước, thương dân tộc, bảo vệ hòa bình. Người chiến sĩ trong trường hợp này có thể mang nghiệp sát về phía bản thân mình, dành hạnh phúc, hòa bình cho người khác. Nhờ đó, quả sát nghiệp nhỏ hơn, phước báu của tình yêu nước và hoà bình nhiều hơn.
Phần lớn các cuộc chiến, lòng sân hận thường trở thành trục xoay. Ví dụ trong kinh doanh, sự cạnh tranh giữa công ty A với công ty B, tập đoàn này với tập đoàn nọ và thường có thái độ bất mãn, bực tức. Thái độ này trở thành xung lực giúp người ta làm việc thành công hơn.
Nhà Phật dạy, tiêu diệt lòng sân hận không có nghĩa sân hận xuất hiện ở đâu liền chặt đứt tại đó. Chẳng hạn, sân hận thể hiện ở cánh tay đánh đập, tàn phá, bóp cò thì chặt đứt cánh tay. Chuyển hoá sân hận là thay đổi năng lực bạo động bằng năng lực tình thương, thể hiện qua sự dấn thân phục vụ, giúp đỡ tha nhân. Những hành động tốt, thiện, có ích và giá trị chuyển hóa trong trường hợp này sẽ rất lớn. Tinh thần chuyển hoá của đạo Phật dạy, thay vì chặt đứt bàn tay bạo động, hãy thay thế động cơ hành động thành phục vụ và bảo hộ sự sống thì bàn tay tiêu cực sẽ trở thành tích cực. Chặt đứt hay hành hạ không phải giải pháp chấm dứt lòng sân.
Đừng sợ khi bỏ lòng sân hận sẽ không có thái độ nỗ lực vươn lên trước mọi áp lực. Ngược lại, người chuyển hoá được sân hận sẽ có nhiều năng lực tích cực như, tinh tấn để vươn lên thành công trong đạo đức và hạnh phúc. Chuyển hoá sân hận không phải là sự mất mát, mà là đổi cách nhìn về hành vi huỷ diệt, chuyển năng lực khủng bố thành năng lực xây đắp và phục vụ. Chuyển phần nào được giá trị phần đó. Từ những gì vừa trình bày, nhờ vượt qua lòng căm thù, chẳng những không chết mà ngày càng mãnh liệt. Tương tự, người không sân hận chẳng những không ươn hèn mà còn là người rất có bản lĩnh chuyển hoá xấu thành tốt, huỷ diệt thành xây dựng và thù thành bạn.
Hỏi: Khi đi họp ở trong hãng, nếu không tìm mọi cách để loại trừ đối thủ thì làm sao con còn động cơ để làm việc? Làm như vậy có phải là tội lỗi không?
Câu hỏi này liên hệ đến chức nghiệp, sự tồn tại của công việc và hạnh phúc có được từ công ăn việc làm. Theo tinh thần hoà hợp đức Phật dạy, thay vì lao vào xung đột loại trừ nên chọn khuynh hướng hợp tác. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến tình trạng một mất một còn, không thương tiếc. Tức là mạnh thắng yếu, lớn thắng nhỏ, đại thương diệt tiểu thương. Quy luật loại trừ, các đối tác có thể kết thành liên minh để tạo hành lang an toàn về quyền lợi thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các công ty nhỏ có thể bị đè bẹp bất cứ lúc nào. Trường hợp đó, thay vì cạnh tranh loại trừ vì quyền lợi kinh tế, Phật giáo khuyến khích thái độ hợp tác. Do vậy, lòng tuỳ hỷ phát sinh và sân hận được thay thế.
Liên minh trong sân hận và loại trừ là liên minh mang tính độc tôn, sự kết thành của bên này thường kéo theo sự sụp đổ của bên khác. Với tinh thần hợp tác, nhà kinh tế giỏi không cần triệt tiêu các đối thủ, mà tìm cách phát huy chất lượng và sản lượng, nhằm khẳng định giá trị của các thành phẩm kinh tế do mình đầu tư sản xuất. Ví dụ, các mặt hàng điện tử dù cùng đặc tính và chức năng nhưng thường khác nhau về giá cả do chính sách giá của các công ty khác nhau. Cùng mặt hàng, mua ở hãng Sony thì giá khác hãng Sam- Sung. Giá cả của sản phẩm lệ thuộc vào thương hiệu, tính năng, chất lượng... Mỗi thương hiệu có chỗ đứng và đối tượng khách hàng khác nhau. Không cần phải đối lập loại trừ nhau để khẳng định thế đứng riêng. Điều quan trọng là, làm thế nào tạo ra sắc thái riêng trong phục vụ bằng cách tăng cường chất lượng và giá trị sản phẩm, để khẳng định tính ưu thế của mình.
Thông qua chính sách khuyến mãi, thị trường ở các nước tự do thường gồm ba hay hai trong một, tức là tăng thêm giá trị bằng cách giảm giá để sản phẩm có thể dễ dàng đến với khách hàng hơn. Không cần mang tâm niệm loại trừ trong cạnh tranh. Các công ty thực hiện đúng chính sách “chánh mệnh” và “chánh nghiệp” vẫn có chỗ đứng vững trong thị trường. Với cái nhìn tích cực đó, nếu là cây thì đừng sợ không có đất vươn lên để sống mà chỉ sợ không đủ sức để vươn lên. Ngay cả trong tình huống cây Bồ đề bám trên nóc nhà vẫn có chỗ sống và mọc lên. Hãy tự khẳng định bằng chất lượng và giá trị hơn là nỗ lực loại trừ người, công ty khác.
Nếu người Phật tử không may mắn, làm việc trong công ty mà giám đốc có chủ trương triệt hạ công ty khác thì không nên đồng tình với cộng nghiệp đó. Khi có mặt trong công ty như một thành viên, người Phật tử không nên có thái độ cạnh tranh triệt tiêu ai. Thông qua công việc nên nghĩ, sự góp mặt của mình nhằm tạo chất lượng cho sản phẩm và uy tín cho công ty, làm thế nào để phục vụ tốt khách hàng là được. Tâm niệm làm việc như vậy sẽ tránh được nghiệp tranh chấp loại trừ, nhờ vậy, lòng sân sẽ vắng mặt. Cũng cùng công việc nhưng nếu nghĩ đến chuyện triệt tiêu lẫn nhau thì mang nghiệp sân hận, còn chỉ mong mỏi được đóng góp với giá trị phục vụ thì sẽ được nhân quả tốt. Bản chất và giá trị của sự hợp tác nhằm nỗ lực tập thể trên nền tảng hiểu biết và cảm thông, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Do vậy, tính xây dựng và phát triển trong hợp tác rất lớn. Ngược lại, cạnh tranh loại trừ, hận thù thì sẽ khổ đau.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có ghi lại câu chuyện, khi Bồ tát Quan Thế Âm được Bồ tát Vô Tận Ý tặng viên ngọc như ý, Ngài không nhận vì tất cả công đức mà Bồ tát Quan Thế Âm đóng góp cho cuộc đời không phải để được viên ngọc. Ngài dấn thân để cuộc đời có thêm nhiều viên ngọc, nhiều người nhờ có viên ngọc đó nên thoát khỏi lầm than đau khổ. Ngài dấn thân phục vụ để mang lại giá trị viên ngọc cho mọi người chứ không phải dành riêng cho Ngài. Khi phải nhận viên ngọc, Bồ tát Quan Âm đã phân làm đôi và dâng cúng hai vị Phật, một phần cúng đức Phật Thích Ca, phần còn lại cúng đức Phật Đa Bảo. Đây là tinh thần cúng dường bình đẳng và là một trong các tinh thần cộng tác mang lại hạnh phúc và an vui cho mọi người.
Làm kinh tế cũng vậy, đừng sợ không cạnh tranh loại trừ người khác sẽ bị đối thủ loại trừ trước. Triệt tiêu lẫn nhau không phải là phương thức tồn tại chân chính, mà cộng tồn thường mang tính hỗ trợ và bổ sung. Nguyên lý cộng tồn và cộng tác không cần phải chỉ trích, nói xấu người khác để tự xiển dương mặt tốt của mình. Hãy để quyền tự do lựa chọn thuộc về khách hàng, còn uy tín về sản lượng như thế nào thuộc về quyền của nhà sản xuất. Có người thích mua hàng giá cao, thấp, có trị, hàng đẹp về mẫu mã… Tuỳ theo thị hiếu của khách hàng mà thôi. Sợ hãi bị loại trừ sẽ dẫn đến khuynh hướng cạnh tranh không từ bi. Giá trị và đặc điểm của mặt hàng giúp có chỗ đứng trong sự lựa chọn của khách hàng. Đừng bận tâm loại trừ nhau mà mang nghiệp tiêu diệt và huỷ hoại người.
Hỏi: Nếu như bị người cố tình dùng những lời lẽ thô tục khiến phải nổi sân, khi mình cố gắng kiềm chế để không nổi sân. Những người tu tập thì cho đó là hành vi buông xả, nhưng đối với những người không có tu tập thì cho đó là ngu dại và nhu nhược. Vậy, tôi phải làm sao để giữ vững lập trường của người tu tập?
Ý thức về danh phận đôi lúc trở thành động lực để tinh tấn và dấn thân. Nhưng, ý thức danh phận dưới góc độ của bản ngã khiến con người không dám làm những việc tốt cần phải làm. Trên tinh thần câu hỏi vừa nêu, có hai vấn đề lien hệ đến thái độ nhận định.
Thái độ nhận định thứ nhất là buông xả lòng sân như sự lựa chọn duy nhất trong tình huống không còn sự lựa chọn nào khác, dù kháng cự cũng không mang lại bất kỳ giá trị gì. Sự buông bỏ lòng sân trong tình huống này giống như lấy đá đè cỏ. Thái độ nhận định thứ hai là nhìn thấy được bản lĩnh và sự sáng suốt trong tiến trình vượt qua nghịch cảnh, tâm hành giả vẫn luôn giữ trạng thái không bị nhiễm ô. Ví dụ, trường hợp đất nước Tây Tạng và Trung Quốc. Một bên là nước nhỏ, một bên là nước lớn. Một bên quân đội thưa thớt và vũ khí thô sơ, bên kia quân đội hùng mạnh và vũ khí tối tân. Một bên quanh năm toàn tuyết phủ, bên này có nhiều sản lượng kinh tế. Khi Tây Tạng bị Trung Quốc thôn tính, có đấu lại cũng không đi tới đâu vì không có lợi. Quan trọng hơn là tinh thần từ bi, hiếu hoà và tôn trọng sự sống của đạo Phật đã ảnh hưởng sâu rộng trong văn hoá Tây Tạng, làm dân tộc này thích mưu cầu hoà bình bằng hòa đàm, hòa ước, thương lượng và bất bạo động. Đức Dalai Lama, vị lãnh tụ tinh thần quốc gia Tây Tạng đã sử dụng con đường đó. Giải pháp lý tưởng này phù hợp với lý trí, đạo đức và không có các phản ứng phụ về khổ đau cho cả hai dân tộc.
Đối với người quen sống bằng tâm lý cái tôi, bất khuất trong háo thắng có thể cho con đường hòa đàm và thương lượng của Tây Tạng là thể hiện sự bạc nhược, sợ hãi bị thất bại. Các nhận định phê bình, chỉ trích thiển cận có thể làm kích động, kéo theo các phản ứng bất lợi.
Người có bản lĩnh, sáng suốt sẽ bất chấp, không quan tâm đến đánh giá tiêu cực khiêu khích của người khác. Bản chất sự phê bình khích động không phản ánh được giá trị thật của con đường bất bạo động. Tương tự, lời khen người khác về hành động tốt của mình cũng không làm tăng thêm giá trị nhân quả đạo đức. Trong sự chỉ trích và tán dương, giá trị con người bất kỳ vẫn bất tăng bất giảm. Phải biết vượt qua dòng cảm xúc dễ bị kích động, để tất cả vũ khí chỉ trích không thể tác động tiêu cực đến. Cần giữ lập trường để khỏi bị rơi vào trạng thái hối hận về sau. Sự buông xả sân hận trong quá khứ có thể làm cho lòng sân đó tái sinh. Trong trường hợp như vậy, hối hận chính là cục than thiêu đốt hết tất cả giá trị đóng góp từ hạnh nhẫn nhục, chịu đựng và không sân hận của bản thân.
Cuộc đời có thể nhìn với thái độ tiêu cực, xấu xa, giá trị người ta không theo đó mà bị biến dạng. Quan trọng là khi bị sợ hãi chi phối, con người có thể đánh mất lập trường, do đó, lòng hối tiếc về việc tốt sẽ xuất hiện, mở cửa ngõ cho bất hạnh phát sinh. Người Phật tử cần phải có lý tưởng, thái độ dứt khoát, dấn thân hành trì, bất chấp những lời đàm tiếu của người thiếu thiện chí để biến tình huống tiêu cực thành tích cực và khổ đau thành an vui. Thấy việc gì tốt cho mình, người trong hiện tại và tương lai thì mạnh dạn làm việc đó.
Tất cả những lời thị phi, chỉ trích nên quán chiếu như giọt sương rơi đầu cành, như làn điện chớp hay cơn gió thoảng. Nhờ quán chiếu như thế, hành giả sẽ không bị lòng sân chinh phục và khống chế.
Chạy theo sự kích động của người khác sẽ trở thành nạn nhân sân hận, giống con lật đật bị người ta sai sử. Người biết bình thường hoá những nghịch cảnh xảy ra đối với bản thân thì các tác động tiêu cực về phương diện cảm xúc và nhận thức không xuất hiện. Không nổi sân là bước đầu của chuyển hoá lòng sân. Nhờ không nổi sân, hành giả sẽ hoá giải tất cả bất hạnh. Nếu đề cao giá trị của cái tôi thì khó có thể thực hành buông xả. Đó là kết quả tất yếu, không chuyển hoá được dòng cảm xúc bất như ý. Nhờ buông xả, cái tôi dần dần được chuyển hoá. Theo đó, lập trường tu tập vô sân sẽ được kết quả tốt nhất.
Hỏi: Tôi có nhiều sự sợ hãi nhưng không đưa tới sân hận. Tôi sợ bệnh, sợ bị mổ, chích. Làm sao giải thoát được sự sợ hãi đó?
Sợ hãi là kẻ thù của tiến bộ. Sợ hãi thường kéo theo hành vi bạo động, nhằm tạo ảo giác trấn an tạm thời. Người sợ hãi mà không rơi vào tình huống sân hận là may phước, vì sân hận từ sợ hãi có thể dẫn đến các hậu quả bạo động và tác hại không lường trước được. Người sợ hãi về bệnh tật thường ao ước khỏe, đẹp mãi. Nhận thức vậy là sai lầm.
Phật dạy, mọi sự vật hiện tượng từ con người đến các loài động, thực vật đều được diễn ra theo quy trình xuất hiện, tồn tại, phát triển rồi lão hóa. Kết liễu tiến trình sự sống để hình thành hình thái tiếp nối. Bệnh thuộc mắt xích thứ ba, tất cả mọi người đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Để khắc phục sợ hãi về bệnh tật, phải quan niệm bệnh là quy luật không ai tránh khỏi. Nếu sống không có phương pháp, ăn uống không đúng cách, nghỉ ngơi không thích hợp, lạm dụng sức khỏe quá mức thì cơn bệnh sẽ xuất hiện như một hệ quả của đời sống. Khi hiểu bệnh là quy luật, nỗi sợ hãi sẽ giảm thiểu.
Lúc đầu mới thực tập có thể chưa đạt kết quả nhiều. Hãy tạo thói quen tâm niệm, lặp đi lặp lại có ý thức trong tâm thức rằng,“bệnh như một quy luật”. Lúc đó, trong tâm thức sẽ xuất hiện lệnh điều khiển tự động điều chỉnh lại các nhận thức sai lầm và giải phóng nỗi sợ hãi, giúp con người không bị khủng hoảng chi phối.
Nỗi sợ hãi về kim chích và máu chảy thường gắn liền với gốc rễ chính là sự sợ chết, gắn liền với kinh nghiệm khổ đau do huỷ diệt và chết chóc gây ra. Huấn luyện tâm lý không sợ chết, hành giả có thể vượt qua được các nỗi sợ hãi còn lại, vì bản chất của sợ luôn liên hệ đến sự kết thúc đời người, ngoài sợ chết thì còn gì sợ hơn nữa. Chuyện qua đời do bệnh tật hoặc thiên tai hay tai nạn gây ra, dù cá nhân hay tập thể đều ít nhiều liên hệ đến nghiệp khổ đau. Khi chứng kiến cảnh tượng chết chóc với máu chảy, nỗi ám ảnh, kinh hoàng đè nặng lên tâm lý con người. Ngay lúc đó, hạt giống về sợ hãi liên hệ đến máu và chết liền được gieo trồng trong mảnh đất tâm thức. Sau kinh nghiệm này, mỗi khi nhìn thấy máu qua kim chích, bỗng dưng tâm liên tưởng đến nỗi khổ đau và cái chết do đỗ máu kéo theo. Sự liên tưởng trong sợ hãi là phản xạ có điều kiện dẫn đến nguyên nhân hay kết quả của sợ hãi.
Trong nền y học phương Tây, cách tiêm chủng thuốc, rút và truyền máu cơ thể đều bằng ống chích. Sự liên tưởng đến nỗi đau vật lý từ truyền, rút máu cách trực hoặc gián tiếp sẽ xuất hiện ngay sau khi mắt nhìn thấy ống chích đang áp vào cơ thể. Cơn sợ hãi về ống chích lập tức xuất hiện trong đầu. Trường hợp này, có thể thấy được nguồn gốc sợ hãi ống chích và máu gắn liền với khổ đau về máu trong ở quá khứ.
Có nhiều cách giải phóng nỗi sợ hãi. Đơn giản là quán niệm về nỗi đau lớn hơn nỗi đau từ ống chích. Khi không sợ về các sợ hãi lớn hơn thì đâu có lý gì phải sợ khi nhìn thấy ống chích hay máu. Có thể quán tưởng khi ống chích đưa vào cơ thể sẽ tạo ra cái lỗ, kèm cảm giác đau. Nếu chịu đựng được cơn đau do kiến cắn hoặc ống chích thì cái đau của ống chích đưa vào cơ thể đâu còn là nỗi sợ.
Quán chiếu so sánh như vậy để thấy sợ hãi về ống chích thuộc về nỗi sợ hãi vô cớ, dù có liên hệ ít nhiều đến sợ hãi đã từng diễn ra trong quá khứ. Hãy nạp nội dung sau đây vào tâm thức: “Tôi không hề sợ hãi ống chích cũng như tôi không hề sợ hãi con kiến chích. Tôi không sợ máu như tôi đã từng thấy máu chảy trong các tình huống tổn thương thân thể”. Nếu cứ tiếp tục nạp dữ liệu không sợ hãi đó vào não, nó sẽ hoạt động và điều chỉnh nỗi sợ hãi, giúp không còn sợ hãi về ống chích lúc nào không hay. Sự hành trì này đòi hỏi lặp tới lặp lui nhiều lần với sự tập trung cao độ mới có thể chinh phục được sợ hãi. Thực tập cho đến lúc nào có hiệu quả mới ngừng. Niềm tin về tính hiệu quả của phương pháp mạnh chừng nào thì hiệu lực trị liệu của phương pháp tâm lý gia tăng chừng đó. Khi thực tập, sẽ thấy có nhiều sự vô lý trong nỗi sợ hằng ngày.
Có lần tôi tiếp xúc với một võ sư từng làm đại tá trước 1975, hiện tạm trú trong chùa Phật giáo ở Long Beach, ông này sợ hãi con sâu rợm, dù thân thể, cơ bắp của ông rất lực lưỡng và chưa từng bị bại trên võ đài với bất kỳ võ sĩ nào. Ông chưa từng sợ cọp, chó sói, thú dữ, cũng không hề sợ kẻ thù nhưng lại sợ con sâu nhỏ. Gặp sâu là ông thất thanh và bỏ chạy. Tâm lý học hiện đại cho rằng, trong tiềm thức của người sợ hãi sâu là biến dạng tâm lý về phương diện nhận thức, gọi là nỗi sợ hãi bị biến dạng hay sợ hãi không lý giải được.
Tâm lý học Phật giáo nói, nỗi sợ hãi về con sâu của ông võ sư có gốc rễ từ đời trước. Có thể cái chết của ông ta trong kiếp nào đó liên hệ đến con sâu bằng cách này cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp. Cái chết có yếu tố của con sâu quá ấn tượng và kinh hoàng đến độ trong quá trình tái sinh của ông ở kiếp này, nỗi sợ hãi đó hoạt động rất mạnh và khống chế sự hùng dũng cang cường của ông hơn cả thú dữ. Nỗi sợ hãi này bám vào tâm trên nền tảng kiến thức thiếu logic. Điều chỉnh kiến thức sai lầm này thì sẽ giải thoát nỗi sợ con sâu ra khỏi tâm thức.
Có thể thực tập như thế này, “Con sâu sợ tôi vì tôi lớn và mạnh hơn. Tôi là người khổng lồ, nó là con vật quá nhỏ bé. Tôi có thể giết chết nó bằng nhiều cách nhưng nó không thể giết được tôi. Do đó, tôi không có lý gì phải sợ hãi nó”. Cứ lặp đi lặp lại tâm lý ám thị đó vào tâm thức bằng nhận thức logic sáng suốt, nỗi sợ hãi con sâu sẽ không còn nữa. Sợ hãi về con sâu quá lắm cũng chỉ bằng sự sợ chết. Nếu không sợ chết thì cớ gì phải sợ con sâu. Không sợ chết ở chiến trường, thiên tai, tai nạn, trên võ đài thì tại sao phải sợ chết bởi con sâu. Phân tích mức độ và tỷ lệ sợ hãi như vậy, nỗi sợ hãi về con sâu sẽ biến mất dần dần. Dĩ nhiên, ông võ sĩ phải thực tập lâu dài mới có hiệu quả vì nỗi sợ hãi đó có thể đã đeo đuổi ông ta vài ba kiếp, mỗi kiếp đến mấy mươi năm. Ít nhất, nỗi sợ hãi con sâu có tuổi thọ hơn trăm tuổi rồi. Khi nạp năng lượng chống lại sợ hãi vào tiềm thức vài ba ngày vẫn chưa có kết quả, nếu sự vô lý của nỗi sợ chưa được nhổ lên tận gốc.
Nói cách khác, để thực tập chuyển hoá sợ hãi kết quả nhanh, cần phát triển trí tuệ song hành. Trí tuệ là phương tiện tốt nhất để chuyển hoá các sợ hãi vô cớ. Sự hỗ trợ tuệ giác rất cần thiết trong chuyển hoá sợ hãi. Con người có rất nhiều nỗi sợ hãi, không sợ kiểu này thì sợ kiểu khác. Có người sợ ma, thằn lằn, con sâu... rất nhiều, không thể kể hết. Hãy quán niệm so sánh bản thân với đối tượng mình sợ nhất. Chẳng hạn, nghĩ rằng, khi gặp mình, con sâu sợ đến độ bị khủng hoảng, bò không được, tại sao mình lại có nỗi sợ hãi vô lý như vậy.
Trong bệnh viện tâm thần, bệnh nhân sợ hãi cũng được thực tập tương tự vậy. Có một người sợ con gà, cứ mỗi lần nghe tiếng gà gáy là hoảng hốt bỏ chạy. Các bác sĩ đã khuyên anh ta tập bài tập: “Tôi không sợ con gà, con gà sợ tôi, con gà không thể giết tôi, tôi có thể giết con gà”. Khoảng một tháng, anh ta lên báo với bác sĩ đã tập thành công và yêu cầu được xuất viện. Bác sĩ chúc mừng anh nhưng trước khi cho xuất viện, bác sĩ phải thử lại để kiểm tra xem bệnh nhân có tiến bộ thực sự hay không. Trước đây, bệnh nhân mới gặp gà ác hay gà tre là đã bỏ chạy. Lần này, bác sĩ mang con gà cồ tới và cho phẩy cánh phành phạch và gáy vài tiếng. Nghe tiếng gáy của gà cồ, anh bệnh nhân liền bỏ chạy. Bác sĩ đuổi theo và yêu cầu bệnh nhân dừng lại, bảo: “Chẳng phải anh vừa nói đã không sợ con gà rồi sao?” Bệnh nhân trả lời: “Thưa bác sĩ, tôi hiểu và thành công trong thực tập rằng con gà không thể giết tôi, tôi có thể giết con gà nhưng làm thế nào để con gà hiểu được điều đó mà không cắn và không giết tôi chứ?”
Những nỗi sợ hãi vô cớ đều có gốc rễ từ vô minh. Quán niệm so sánh có phương pháp sẽ giúp người sợ hãi cấy vào tâm thức những hạt giống kiến thức cần thiết như con chíp sáng suốt về nhân quả, duyên khởi, vô ngã và sợ hãi sẽ được chuyển hoá tận gốc rễ. Con chíp này trở thành lệnh điều khiển tự động nhằm giải phóng tất cả các nỗi sợ hãi.
Hỏi: Bốn cái ngã vừa nêu, ta sẽ dùng tinh thần vô ngã để tháo gỡ phải không? Như thế sân hận, si mê cũng chỉ là hệ quả của sự thiếu vắng ứng dụng về pháp ấn, có phải chăng?
Đây là nhận định hay, phù hợp với tinh thần Phật dạy! Bốn trạng thái tâm lý hữu ngã được câu hỏi nêu ra đó: a) ngã si, là sự thiếu hiểu biết về cấu hình và bản chất của bản ngã; b) ngã kiến, là nhận thức sai lầm về bản ngã, cho rằng bản ngã thường còn, bất biến; c) ngã mạn, là những biểu hiện tâm lý đề cao cái tôi hơn mọi người, trở thành thái độ cống cao, tự hào, tự đại; d) ngã ái, là thái độ chấp trước, tôn bản ngã là thần tượng tuyệt đối, ai đụng đến là hận thù và thanh toán. Bốn trạng thái hữu ngã đó trở thành thành trì vững chắc, bảo vệ cái tôi trong vòng lao lung khổ luỵ. Ai đụng vào chúng là thách thức với sân hận và lòng căm thù. Đụng vào bất cứ yếu tố nào trong bốn yếu tố vừa nêu sẽ bị kháng cự, vì chúng là thành trì của bản ngã. Lửa sân hận có thể bốc cháy bất cứ lúc nào khi cái tôi bị thách thức.
Người Phật tử hành trì về quy luật vô ngã, sẽ hiểu, không có một bản ngã thường tồn bất biến. Ngã chỉ là hợp thể nhân tính gồm 5 nhóm yếu tố, vật lý, cảm thọ, ý niệm hóa, vận hành ý niệm, nhận thức của các giác quan.
Người nhìn thấy sự vận hành của hợp thể nhân tính như vừa nêu, sẽ không cho phép mình cuồng si về bản thân, vì sự nuông chiều ngã chấp dẫn đến khổ đau cho mình và người. Thái độ nhận thức vô ngã và vô thường giúp bỏ quan niệm thân thể là tuyệt đối, không bênh vực nó vô cớ. Có thể có những phản ứng tự vệ về phương diện sức khỏe vì thân thể là phương tiện phục vụ cho con đường hành đạo. Nhưng nếu cho thân thể là cứu cánh, sẽ trở thành nô lệ nó, thay vì nó phải phục vụ cho cuộc sống, hạnh phúc của mình và người.
Hiểu được duyên khởi, nhân quả, vô thường, vô ngã thì bốn trạng thái ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái vắng mặt, nếu không tuyệt đối cũng được vài mươi phần trăm. Các sân hận xuất phát từ ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái cũng theo đó chấm dứt. Đây là quy trình tu tập rất hay, áp dụng đúng sẽ mang lại kết quả tốt đẹp!
Hỏi: Thế nào là bất định và thế nào là kiết sử?
Bất định là trạng thái tâm lý thiếu sở trường, thiếu lý tưởng hay thiếu sự kiên định. Người có tâm tính bất định dễ bị chao đảo, ảnh hưởng của người khác, không có quan điểm và cái nhìn độc lập.
Người bất định không có lập trường, nếu lập trường là thái độ cương quyết, quả cảm trong tất cả hành vi, lời nói, việc làm thì bất định chính là kẻ thù. Tục ngữ Pháp có câu, “Trước khi nói một lời gì nên uốn lưỡi bảy lần”. Nhiều người ca tụng đây là lời khuyên về sự cẩn trọng cần thiết. Xét từ tâm lý học Phật giáo, thái độ câu nói này thuộc về do dự. Người có kiến thức vững chãi chỉ cần uốn lưỡi hai lần là đủ. Tái lập sự cẩn trọng nhiều lần sẽ làm tâm rơi vào bất định.
Người bất định, do dự không làm được điều gì lớn lao vì cơ hội bị trôi qua nhiều lần.
Nhận thức sáng suốt không cần đòi hỏi phải uốn lưỡi bảy lần, chỉ cân nhắc trong sát-na cũng đủ biết giá trị tốt hay xấu, lợi hay hại rõ ràng như nhìn những vân tay trong lòng bàn tay. Người có trí tuệ không cần do dự mà xác quyết rất nhanh, dẫn đến lý tưởng dấn thân và biết cách thức thực hiện. Hiểu rõ bản chất vấn đề, người sáng suốt không bị bất định nên dầu ai nói ngả nói nghiêng, họ không bị chao đảo với bất cứ tình huống nào trong cuộc đời.
Kiết sử hiểu theo nghĩa đen là sự trói buộc (kiết) và sai sử (sử). Hoạt dụng của kiết sử liên quan đến quán tính thói quen của con người. Ví dụ, nam giới ở Ấn Độ và Đài Loan hay phụ nữ Việt Nam có thói quen ăn trầu, dần dần sẽ biến thành một kiết sử. Hôm nào không có trầu, người nghiện cảm thấy uể oải, bần thần, rã rượi, mất hứng thú. Tương tự, người quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, tiêm chính xì ke ma tuý và thậm chí nghiện chat, game trên internet, hay nghiện nói chuyện qua điện thoại đều bị các quán tính này sai khiến như nô lệ. Không thoả mãn chúng thì càng bị trói buộc trong khổ đau nhiều hơn. Chỉ có chuyển hoá thói quen mới mang lại hạnh phúc trong cuộc sống. Người có thói quen tâm sự on- line, cứ đến giờ hẹn mà không nối kết internet sẽ cảm thấy áy náy, khó chịu vô cùng, có thể dẫn đến tình trạng ngủ không yên, tiếc nuối vì không nghe được giọng nói của người thân thương, mất cơ hội tâm sự nên cảm thấy trống vắng và cô đơn. Thái độ, suy nghĩ, ứng xử như vậy gọi là kiết sử, trói buộc và biến con người thành nô lệ.
Người có thói quen ăn uống xa hoa, phung phí cũng tạo thành kiết sử rất lớn. Ví dụ, người quen đi siêu thị, lúc đầu chỉ thích ngắm nhìn các sản phẩm, không hề muốn mua sắm.
Nhưng nhiều lần, thói quen mua sắm bắt đầu xuất hiện. Vào siêu thị mà ra về tay không thì thấy trống trải vô cùng, dù không có tiền nhiều. Kiết sử này trói buộc cuộc đời theo sự thỏa mãn chúng. Thoạt đầu, các kiết sử trói buộc xuất hiện theo tính điều kiện và tự nguyện. Lâu dài sẽ hoạt dụng vô điều kiện và khống chế tâm thức con người.
Tất cả thói quen trong đời đều tạo ra sự ràng buộc dù tốt hay xấu, ít hay nhiều. Ngay cả thói quen tu tập cũng là sự ràng buộc nhưng theo quỹ đạo mang lại an vui, hạnh phúc với những giá trị đạo đức và tâm linh cho người huấn luyện và nuôi dưỡng nó.
Tại các chùa Bắc tông Việt Nam, cứ 4 giờ là tụng thời kinh công phu khuya, tụng kinh Lăng Nghiêm và thập chú.
10h30, cúng ngọ dâng Phật. 16h, cúng thí thực cô hồn. 19h khóa tu Tịnh Độ. Thói quen tụng kinh này được lặp đi lặp lại hàng ngày như phản xạ có điều kiện, nhằm ôn lại lời Phật dạy để hành trì có kết quả hơn. Hôm nào không tụng kinh, lòng cảm thấy thiếu vắng. Thiếu vắng là sự trói buộc tâm lý nhưng là sự trói buộc mang tính bảo hộ. Các thói quen tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, ăn chay… là các trói buộc rất tốt, giống cái phao đưa người từ bờ sông này qua bờ sông kia. Nhờ những ràng buộc tốt đó hỗ trợ tích cực, hành giả được an vui và hạnh phúc lâu dài.
Để dễ hình dung, tạm gọi điều thiện và pháp lành là những trói buộc tích cực. Thuật ngữ chuyên môn trong Phật giáo không gọi các điều lành là kiết sử, mà là giải thoát kiết sử. Hành trì pháp môn, huấn luyện các giác quan là cách đặt thói quen tích cực vào mục đích phục vụ lợi lạc. Thói quen tích cực này có khả năng tháo mở các trói buộc chấp trước, giúp con người thoát khỏi khổ đau, mặc cảm, hãnh diện, tự hào. Ngược lại, các trói buộc phiền não từ dòng cảm xúc âm tính làm cuộc sống bất hạnh lâu dài. Sự vướng víu trong khổ đau gọi là kiết sử. Giải phóng khổ đau gọi là phương pháp tháo gỡ kiết sử.
Kiết sử và pháp môn đều là ràng buộc. Nếu kiết sử trói con người trong phạm vi thế tục khổ đau bất tận thì pháp môn hành trì là tâm siêu thế hướng đến Niết bàn. Kiết sử tạo ra người phàm pháp môn giúp chuyển hoá người thành thánh. Ai thích phàm tục sẽ bị trói buộc trong khổ đau. Ai thích hiền thánh sẽ được đưa về an lạc và giải thoát. Kiết sử hay giải thoát đều thuộc quyền tự do lựa chọn của con người. Người Phật tử chọn giải thoát, trong khi người thường chọn kiết sử. Lòng tham, sân, si đều là kiết sử, chính có khả năng dìm con người trong sinh tử luân hồi. Đối với các kiết sử, hành giả không nên giữ thái độ bất định mà cần phải dứt khoát trong nỗ lực chuyển hoá chúng. Nhờ nỗ lực chuyển hoá, hành giả đạt được an vui, thoát khỏi mọi kiềm toả của luân hồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét