Chức năng TTTT của Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra. Trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật, không ngoài mục đích đánh mất niềm tin của quần chúng nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng khi mà trình độ hiểu biết của quần chúng về giáo lý nhà Phật chưa đồng bộ với niềm tin thuần khiết.
Người ta vẫn thắc mắc,
tại sao tệ nạn tai tiếng những năm gần đây, ngày càng rộ nở, mà trước 1975, Phật
giáo chưa bao giờ phải đối mặt với những thành phần mất phẩm chất như thế. Trước
kia, tuy thời chiến tranh loạn lạc, PGVN phải đứng trước nhiều vấn nạn và trách
nhiệm sau khi GHPGVNTN ra đời, việc giáo dục đào tạo tu sĩ rất hạn chế trong
vài trường lớp chính quy. Ngoài ra truyền thống tông môn pháp phái cũng góp phần
không nhỏ bảo vệ giới luật tông quy. Nhất là Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền
Trung. Điệu chúng được rèn luyện nghiêm túc oai nghi, trước khi thọ Sa Di, giới
tử bắt buộc phải thuộc lòng bốn cuốn luật: “Tỳ Ni - Sa Di – Oai Nghi – Cảnh Sách”. Rồi hai thời công phu, giáo
lý cơ bản… chính vì thế, người tu ra bên ngoài đã tạo một hình ảnh đẹp dưới cái
nhìn của xã hội; ngay cả các chú Tiểu cắp sách đến trường, cung cách xử sự cũng
khác với đám trẻ cùng lứa.
Có ngưởi cho rằng, do
dân số gia tăng ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội qua các phương tiện truyền thông
báo mạng, báo giấy đã tác hưởng không nhỏ vào số tu sĩ trẻ… Nói thể chỉ là cách
chữa cháy. Tôn giáo bạn cùng tồn tại trong một xã hội, số tín đồ ngày càng gia
tăng nhanh hơn Phật giáo, thế tại sao ít thấy tai tiếng nào thông qua các
phương tiện truyền thông xã hội? Phải chăng Phật giáo đã bị xã hội hóa?
Ngày nay, PG có nhiều
trường lớp đào tạo tu sĩ: Học viện Sóc Sơn Hà Nội, Học viện Thừa Thiên Huế, Học
Viện Vạn Hạnh TP/ HCM, Học viện Phật giáo Nam Tông K’hmer. Riêng trung cấp Phật
học cũng đã có 32 trường. Như thế, việc đào tạo tu sĩ hiện nay so với trước
1975 có hệ thống toàn diện hơn, chặt chẽ hơn, tốt nghiệp cử nhân, tiến sĩ cũng
nhiều hơn, và tổ chức Giáo hội cũng thống nhất hơn. Hầu hết các hệ phái đều nằm
trong giáo hội, thế nhưng, việc kiểm soát Tăng Ni vẫn không toàn vẹn. Ngay cả
các chú điệu cũng ngoài tầm kiểm soát và giáo dục của thầy bổn sư. Tăng chúng
trong một già lam, một số chùa cũng sinh hoạt tùy tiện. Chùa Đ.L ở Tân Bình,
chư Tăng tham gia cúng ngọ, quả đường, hay công phu bái sám đều được HT trụ trì
cúng tiền khích lệ.
Đã từng có chú tiểu cầm
dao và tiền đưa lên face book mà thầy trụ trì hoặc thầy Bổn sư không hay biết.
Ngày nay, điệu chúng vào chùa được xuống tóc ngay, và tiếp tục theo học ngoại
điển mà không phải qua thời gian tập sự giới luật, nội quy ở chùa, không phải
thờ thầy theo luật định và tùng chúng theo thanh quy như xưa kia. Một số vị tuổi
trên 20, khi vào xuất gia hoặc tự cạo đầu, xin nhập chúng vài năm, nắm rõ kinh
kệ, không cần giáo lý, quen biết một số tín đồ, sau đó tự ý ra lập am thất sống
tự do, không ai kiểm soát. Những trường hợp như thế, nhân thân một vị tu sĩ
trên hình thức, nhưng tư cách không khác một người thế tục; rất nhiều tình trạng
không qua trường lớp nghiêm túc, đã dẫn đến hành sử thiếu oai nghi mất tế hạnh.
Đến nay, giáo hội thành
hình trên 30 năm, Ban kiểm soát, Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng Ni vẫn chưa có
một sách lược kiểm soát giáo dục tu sĩ theo quy củ. Tu sĩ đã như vậy thì làm
sao tránh khỏi hàng tín đồ nhiệt tâm quá mức, lợi dụng chức danh của thầy tổ để
hoạt động ra ngoài nội quy của tổ chức. Ví dụ, một số tín đồ nhiệt tâm với Phật
sự, lập đạo tràng mà nội quy Ban Văn Hóa không cho phép, căng biểu ngữ lên xe
chạy khắp phía Bắc, văn phòng 1 cũng không hề hay biết. Tóm lại, Giáo Hội là một
tổ chức nhưng thiếu tổ chức, vì thế nẩy sanh lắm tệ nạn, không ai chịu trách
nhiệm.
Nếu có một ban Kiểm Soát
tổng thể gồm nhân sự của các ban ngành đề cử, có trách nhiệm thường xuyên theo
dõi báo giấy, báo mạng và mọi tin tức xã hội để phản ảnh kịp thời cho ban TTTT
đối phó xử lý thì những tai tiếng, những tệ nạn sẽ được giảm thiểu. Khi phát hiện,
xác minh một cá nhân tạo ra tai tiếng, ban TTTT hợp tác với Ban Tăng sự, ban
Giám luật và các ngành liên đới đến tận nơi gặp trụ trì, bổn sư tìm hướng giải
quyết. Nếu là thành phần ngoài xã hội lạm dụng chiếc áo nhà tu, giáo hội có quyền
nhờ địa phương can thiệp. Các chúng điệu ngoài ngoại điển, bắt buộc phải qua
trường lớp Phật học để có chất Phật trong nhân cách và hiểu biết đúng lý tưởng.
Một Ban Kiểm soát tổng
thể gồm nhân sự của các Ban ngành trong giáo hội tham gia, thiết nghĩ không khó
để theo dõi mọi sinh hoạt trong nội bộ cũng như trên các trang mạng xã hội,
ngăn chận kịp thời các tệ nạn manh nha.
Tệ nạn hiện nay không
thể đổ lỗi cho ngành TTTT hay Ban Tăng sự… đây là trách nhiệm chung của các ban
ngành trong Phật giáo. Thầy Bổn sư, thầy trụ trì cũng có một trách nhiệm không
nhỏ trong việc góp phần nghiêm túc hóa cho các tu sĩ trẻ. Có như thế, Phật giáo
mới tạo được hình ảnh đẹp dưới mắt xã hội và củng cố niềm tin cho tín đồ Phật
giáo.
MINH
MẪN
15/3/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét