Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Làm Dịu Mát Địa Cầu và Khôi Phục

Môi Trường 
                                 

Loại Bỏ Khí Mêtan, Cacbon Đen và Các Khí Thải Nhà Kính Khác


Chăn Nuôi – Nguồn Phát Thải Khí Mêtan Lớn Nhất

Hiểm họa lớn nhất đối với chúng ta không phải là khí cacbon đioxit,
mà chính là khí mêtan thải ra từ ngành chăn nuôi.
                                                                                                         
Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách cắt giảm nguồn sản sinh khí mêtan lớn nhất trên thế giới, đó là ngành chăn nuôi gia súc. Do đó, cách nhanh chóng nhất để làm dịu mát Địa Cầu là ngừng tiêu thụ thịt để xóa bỏ ngành công nghiệp chăn nuôi, từ đó ngăn chặn các loại khí nhà kính, khí mêtan và những loại khí độc hại khác do ngành này thải ra.

Khí Nhà Kính và Khả Năng Gây Hâm Nóng Toàn Cầu

Khí thải nhà kính
CO2(cacbon đioxide)
CH4(mêtan)
N2O(đinitơ oxit)
Khả năng gây hâm nóng toàn cầu (GWP)*125*298*
Nồng độ trong khí quyển thời tiền
công nghiệp
280 ppm0,715 ppm0,270 ppm
Nồng độ trong khí quyển năm 2005379 ppm1,774 ppm0,319 ppm
Tỷ lệ thải khí từ ngành công nghiệp
chăn nuôi**
9%37%65%
* Nếu tính trung bình 100 năm, khí mêtan và khí đinitơ oxit có khả năng gây hâm nóng toàn cầu tương ứng mạnh hơn 25 lần và 298 lần so với khí cacbon đioxit. Nếu tính trung bình 20 năm, khí mêtan gây hâm nóng mạnh hơn 72 lần. (Một phần triệu (ppm) biểu thị 1/1.000.000.) (Đánh giá thường niên lần thứ tư, năm 2007, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu, bảng 2.14)
** “Bóng dài của ngành chăn nuôi”, Steinfeld và cộng sự, năm 2006

Nếu tất cả mọi cư dân thế giới đều áp dụng lối dinh dưỡng thuần chay đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu này, thì chúng ta có thể xoay chuyển những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu ngay lập tức. Sau đó chúng ta sẽ có thời gian để thực hiện những giải pháp dài hạn, chẳng hạn như phát triển thêm công nghệ xanh để loại bỏ khí cacbon đioxit khỏi bầu khí quyển. 

Thật ra, nếu chúng ta thờ ơ với việc chấm dứt ngành sản xuất thịt, thì tất cả những nỗ lực xanh đều sẽ trở nên vô hiệu hoặc Địa Cầu có thể sẽ không còn nữa trước khi chúng ta có điều kiện thiết lập bất cứ công nghệ xanh nào, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc xe dùng năng lượng hỗn hợp. 

Các nhà nghiên cứu của NASA gần đây đã công bố rằng khí mêtan có khả năng tích nhiệt nhiều hơn khí cacbon đioxit 100 lần trong khoảng thời gian 5 năm, mà nguồn phát thải khí mêtan lớn nhất do con người tạo ra lại chính là ngành công nghiệp chăn nuôi.
“Trong 20 năm, khí mêtan gây hâm nóng Địa Cầu
mạnh hơn gấp 72 lần so với khí CO2.”62 
— Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu
 “Trong 5 năm, khí mêtan gây hâm nóng Địa Cầu
mạnh hơn 100 lần so với khí CO2.”
“Trong thời gian một năm, một tấn khí mêtan thải ra
sẽ tích tụ một lượng nhiệt nhiều hơn so với lượng nhiệt
mà một tấn khí CO2 (thải ra cùng ngày) tích tụ cho đến năm 2075.”63 
— Tiến sĩ Kirk Smith, Giáo sư về Sức khỏe Môi trường Toàn cầu,
Đại học California, Berkeley

Cũng xin lưu ý rằng, mặc dù các báo cáo cho biết ngành chăn nuôi tạo ra 18% tổng lượng khí thải nhà kính, nhiều hơn lượng khí thải của tất cả các ngành giao thông trên thế giới gộp lại, nhưng con số này thực ra chưa phản ánh đúng mức, bởi vì theo những tính toán gần đây, ngành chăn nuôi có thể thải ra nhiều hơn 50% tổng lượng khí thải toàn cầu. Tôi xin nhắc lại: Ngành chăn nuôi đã được tính toán lại là có thể sản sinh ra trên 50% tổng lượng khí thải toàn cầu. Hơn 50% khí thải phát sinh từ ngành công nghiệp chăn nuôi. Vì vậy, xóa bỏ ngành công nghiệp chăn nuôi là giải pháp số một.64 


Sự Nguy Hiểm Của Mêtan Hyđrat và Hyđro Sunfua
Khi thời tiết lạnh, mêtan hyđrat bị nén giữ dưới đáy đại dương và được lưu giữ ở đó mà không gây hại gì. Nhưng hiện nay, vì thời tiết đang ấm dần lên, những khí này sẽ thoát ra. Chúng đang thoát vào bầu khí quyển, như quý vị đã biết từ các báo cáo khoa học. Lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy mỗi ngày.65 
                                                                                                               
Đã có những dấu hiệu cho thấy thời điểm nguy cấp đang đến gần. Tại các sông hồ và nhiều nơi khác, người ta quan sát thấy những bong bóng khí mêtan, loại khí vốn được nén giữ an toàn dưới lớp hàn băng của Địa Cầu.66 Không ai biết được khi nào lượng khí khổng lồ này sẽ ồ ạt thoát ra, làm nhiệt độ tăng đột ngột, châm ngòi cho hâm nóng toàn cầu bùng phát. Đây thực sự sẽ là hiểm họa đối với chúng ta. 
“Lớp băng vĩnh cửu giống như một quả bom hẹn giờ – vì lớp băng này đang tiếp tục tan chảy, hàng tỷ tấn khí mêtan có thể sẽ thoát vào bầu khí quyển, đẩy nhanh quá trình hâm nóng khí hậu. Cho đến nay, nguồn khí mêtan mới được phát hiện này chưa được đề cập trong các mô hình dự đoán khí hậu.”67 
— Tiến sĩ Katey Walters, nhà sinh thái học về hệ sinh thái đại dương 
thuộc Đại học Alaska
                                        
                                                                           

Vì vậy, mêtan không phải là loại khí duy nhất chúng ta phải quan tâm, mà còn có rất nhiều loại khí khác trong lòng đại dương. Ví dụ, trong lịch sử Địa Cầu của chúng ta, khí hyđro sunfua được ghi nhận là đã từng hủy diệt hơn 90% sinh vật sống.68 

Tùy thuộc vào nồng độ, chỉ riêng khí hyđro sunfua cũng có thể gây bỏng rát các bộ phận khác nhau trên cơ thể như mắt, mũi, họng, gây co thắt phế quản, sẩy thai, rối loạn các chức năng của cơ thể, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho, khó thở, tổn thương mắt, choáng, hôn mê, tử vong, v.v... 

Chúng ta thậm chí có thể chết vì khí độc, chứ chưa cần nói đến hâm nóng toàn cầu. Hiện nay, có quá nhiều khí mêtan đã thoát vào bầu khí quyển. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh tinh thần hay bị đau đớn về thể chất.
  
Khí mêtan có thể gây đau đầu, rối loạn hệ tuần hoàn và hệ hô hấp; với nồng độ cao hơn có thể gây tử vong do nghẹt thở. Nhiễm độc khí mêtan cũng tương tự như nhiễm độc khí cacbon monoxit. Khí mêtan thậm chí còn độc hơn khí cacbon monoxit đến 23 lần. 
                                                                       


Các Loại Khí Độc Gây Chết Người Khác Từ Ngành Chăn Nuôi

Ngành công nghiệp chăn nuôi còn thải ra nhiều loại khí độc khác. Đó là nguồn thải khí đinitơ oxit lớn nhất, chiếm 65% lượng khí đinitơ oxit toàn cầu, một loại khí nhà kính có khả năng gây hâm nóng mạnh hơn khoảng 300 lần so với khí CO2. Ngành chăn nuôi còn thải ra 64% tổng lượng khí amoniac – nguyên nhân gây nên mưa axit, và khí hyđro sunfua – một loại khí độc gây tử vong. Vì vậy, ngừng chăn nuôi gia súc sẽ giúp loại trừ khí mêtan cũng như tất cả các loại khí gây chết người này.69 
                                                                                                                       
Ảnh Hưởng Tàn Khốc Của Cacbon Đen 
Cacbon đen là một loại phân tử gây hiệu ứng nhà kính, có khả năng tích nhiệt nhiều hơn 680 lần so với khí CO2, khiến các dòng sông băng và các lớp băng trên thế giới tan chảy nhanh hơn. Có tới 40% lượng cacbon đen được sản sinh từ việc đốt rừng để chăn nuôi gia súc.  

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng 60% phân tử cacbon đen ở Nam cực là do gió thổi đến từ những cánh rừng bị đốt để lấy đất chăn nuôi gia súc ở Nam Mỹ.70 

                                                                                                                            
                                                                                                            Carbon Đen (Black Carbon) do bụi than từ việc đốt rừng theo không khí bay đọng lại tại Bắc Cực và Nam Cực góp phần rất lớn trong việc hấp thu năng lượng mặt trời gây ra việc tan chảy băng đá làm dâng cao mực nước biển

Ngừng Sản Xuất Thịt Để Nhanh Chóng Làm Dịu Mát Địa Cầu
Nếu chúng ta muốn thấy Địa Cầu dịu mát trong một hay hai thập niên tới, thì hiệu quả hơn hết là cắt giảm khí mêtan trước tiên. Và bởi vì nguồn phát thải khí mêtan lớn nhất trên Địa Cầu đến từ ngành chăn nuôi, cho nên thuần chay là giải pháp nhanh chóng nhất để cắt giảm lượng khí thải mêtan, nhờ vậy giúp làm dịu mát Địa Cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. 
Nhà nghiên cứu người Hoa Kỳ, thành viên của IPCC, Tiến sĩ Kirk Smith, đã chứng minh rằng chỉ trong vài năm, tốc độ tiêu tán của khí mêtan nhanh hơn nhiều so với khí CO2, và loại khí này hầu như hoàn toàn thoát khỏi bầu khí quyển chỉ trong vòng một thập niên, trong khi đó khí CO2 sẽ vẫn còn lưu lại gây hâm nóng Địa Cầu đến hàng ngàn năm! Do đó, nếu muốn làm nguội Địa Cầu nhanh hơn, chúng ta phải loại bỏ những loại khí có thể nhanh chóng thoát khỏi bầu khí quyển.71 

Nói cách khác, khí mêtan có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều trong thời gian ngắn, nên nếu ngăn chặn được loại khí này, chúng ta sẽ có thể nhanh chóng xoay chuyển được tình trạng hâm nóng toàn cầu. 

Cách tốt nhất là ngừng ăn thịt, ngừng sát hại thú vật và ngừng chăn nuôi gia súc.
Rồi sau đó khí mêtan và khí đinitơ oxit sẽ không còn nữa! Như vậy chúng ta đã cắt giảm được một lượng lớn khí ô nhiễm và chặn đứng được tiến trình hâm nóng toàn cầu. Như tôi đã nói, 80% hâm nóng toàn cầu sẽ được ngăn chặn gần như ngay lập tức, và chúng ta sẽ thấy được hiệu quả chỉ trong vài tuần. 


Bảo Tồn Đại Dương


Ngăn Chặn Sự Hình Thành Các Vùng Biển Chết                                                                                                    
Chấm dứt chăn nuôi sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn khác. Ví dụ, các vùng biển chết chủ yếu được hình thành do dòng chảy nhiễm phân bón hóa học từ ngành nông nghiệp, mà phần lớn sản phẩm được sử dụng để nuôi gia súc.  

Các vùng biển chết là hiểm họa đối với hệ sinh thái biển, nhưng chúng có thể được phục hồi, nếu chúng ta ngừng gây ô nhiễm bằng các hoạt động liên quan đến chăn nuôi.  

Vùng biển chết khổng lồ ở vịnh Mexico, có diện tích bằng tiểu bang New Jersey, đang làm ngạt các sinh vật biển do dòng nước thải có chứa nitơ từ chất thải gia súc và phân bón cho hoa màu chăn nuôi ở các khu vực vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Đây là loại chất thải độc hại, có chứa thuốc kháng sinh, kích thích tố, thuốc trừ sâu và tích tụ những mầm bệnh gây chết người như khuẩn E.coli, khuẩn salmonella nhiều gấp 10 đến 100 lần so với chất thải của con người.72 

Một lần vào năm 1995, ở tiểu bang North Carolina, một đầm chứa phân heo rộng tám mẫu Anh đã bị vỡ, làm tràn ra 25 triệu galông chất thải độc hại với khối lượng lớn gấp hai lần vụ tràn dầu nổi tiếng của tàu Exxon-Valdez. Hàng trăm triệu con cá ở sông New thuộc tiểu bang này đã chết ngay lập tức vì chất nitrat trong chất thải, cộng thêm các ảnh hưởng tai hại khác khi chất thải này lan tràn khắp đại dương.73 
                                                                                            
Số lượng vùng biển chết, thiếu ôxy đã tăng từ 49 vùng trong thập niên 1960
lên tới 405 vùng vào năm 2008.”
74         — Robert J. Diaz và Rutger Rosenberg, nhà sinh thái hải dương học hàng đầu 

Chấm Dứt Đánh Bắt Cá và Khôi Phục Đời Sống Sinh Vật Biển


Cá vô cùng cần thiết đối với chúng ta, vì cá giúp cân bằng đại dương;
nếu không có cá, sự sống của chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. 
                                                                                                               
Đánh bắt cá góp phần gây ra hâm nóng toàn cầu, bởi vì hoạt động này làm rối loạn những hệ sinh thái vốn đa dạng của các đại dương trên thế giới. Giữ cân bằng hệ sinh thái biển là điều vô cùng quan trọng, vì hơn hai phần ba bề mặt Địa Cầu được bao phủ bởi đại dương.  

Đại dương là hệ sinh thái rất phức tạp, nơi mỗi sinh vật sống đều đảm nhận một chức năng chuyên biệt. Cho nên, bắt đi dù chỉ một con cá nhỏ để làm thức ăn cho con người cũng có thể làm rối loạn sự cân bằng của hệ sinh thái biển. Trên thực tế, chúng ta đã thấy hậu quả của sự mất cân bằng này ở các loài hữu nhũ trong đại dương.  

Chỉ cần ngừng đánh bắt cá, thì đời sống của sinh vật biển sẽ được hồi phục. Kể từ khi việc đánh bắt cá hàng loạt khiến cho loài cá hồi biến mất khỏi bờ biển Namibia, sự phát tán của các loại khí độc đã tạo nên các vùng biển chết, phá hủy hệ sinh thái của khu vực do sự biến mất của một loài sinh vật tuy nhỏ bé nhưng có vai trò sinh thái quan trọng này.75 
Việc đánh bắt cá hồi quá mức khiến cho đại dương chỉ còn lại những loài cá nhỏ, vì thế kích thước mắt lưới đánh cá cũng được làm nhỏ lại để có thể bắt được số cá nhỏ này, kết quả là các loài cá khác cũng bị sa lưới. Do đó, hệ sinh thái biển càng bị suy kiệt trầm trọng hơn và số cá biển bị giết hại cũng tăng cao. Những con cá này hoặc bị xay nát làm thức ăn cho gia súc, hoặc bị sử dụng làm phân bón, hay bị ném trở lại biển khi đã chết. Ví dụ, cứ một tấn tôm đánh bắt được, thì có ba tấn cá khác cũng bị giết hại và đổ bỏ.  

Ngoài ra, một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết heo và gà đã bị ép tiêu thụ một lượng hải sản nhiều gấp đôi lượng tiêu thụ của người dân Nhật Bản và gấp sáu lần lượng tiêu thụ của người dân Hoa Kỳ. Ngày nay, tối thiểu một phần ba số lượng cá trên thế giới bị đánh bắt được dùng để nuôi gia súc, chứ không phải làm thực phẩm cho con người.

“Nếu những ước tính là chính xác thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng
không còn cá trong vòng 40 năm nữa.”
76
— Pavan Sukhdev, Chủ tịch Sáng kiến Kinh tế Xanh của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc

Còn một tình trạng khác gọi là axit hóa. Sự khan hiếm một số loài cá nhất định góp phần làm gia tăng nồng độ axit ở biển, do đó làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của đại dương.  

Các trại nuôi cá cũng giống như các nông trại chăn nuôi trên đất liền, đều gây ra các vấn đề môi sinh tương tự, với những ảnh hưởng liên quan đến tình trạng ô nhiễm nước. Cá được nuôi trong những khu vực rộng lớn ngoài khơi có lưới bao quanh. Thức ăn thừa, phân cá, thuốc kháng sinh hay các loại hóa chất cũng như dược phẩm khác tràn vào các vùng nước lân cận, gây tổn hại cho hệ sinh thái và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của chúng ta.  

Cho nên, với những ai cho rằng ăn cá không gây nhiều tổn hại đến môi trường thì xin hãy suy nghĩ lại. Tiêu thụ bất kỳ sản phẩm động vật nào cũng đều gây ảnh hưởng tiêu cực cho đại dương và Địa Cầu của chúng ta.



Chấm Dứt Tình Trạng Khan Hiếm Nước
                                     


Chăn Nuôi: Ngành Tiêu Hao Nhiều Nước Nhất
“Chúng ta phải xem xét lại các hoạt động nông nghiệp và cách chúng ta
quản lý nguồn nước của mình, ngành nông nghiệp và chăn nuôi
đã tiêu hao đến 70% lượng nước ngọt, là nguyên nhân của 80% nạn phá rừng.”
 
— Ban Ki-moon 
Nước vô cùng quan trọng cho sự sinh tồn của chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước; chúng ta phải làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình. Và bước đầu tiên là chuyển sang thuần chay, bởi vì ngành công nghiệp chăn nuôi sử dụng hơn 70% lượng nước sạch của Địa Cầu.  

Trong khi 1,1 tỷ người đang thiếu nước uống an toàn, thì mỗi năm chúng ta lại lãng phí 3,8 nghìn tỷ tấn nước sạch quý giá cho ngành chăn nuôi.  

Dân số thế giới hiện nay là trên 6 tỷ người, và mạch nước ngầm của các giếng nước cung cấp cho một nửa dân số thế giới đang ngày càng trở nên khô cạn, đang chết dần. Mười hệ thống sông ngòi chính trên toàn cầu đang dần khô cạn hoặc suy giảm và ba tỷ người đang thiếu nước.


Phải chăng chúng ta thiếu nước?

Một khẩu phần THỊT BÒ tiêu tốn hơn 1.200 galông nước.
Một khẩu phần THỊT GÀ tiêu tốn 330 galông nước.
Một bữa ăn hoàn toàn THUẦN CHAY gồm ĐẬU PHỤ,
CƠM và RAU QUẢ tiêu tốn 98 galông nước. 
77

Ngay cả nếu chúng ta không tắm và đánh răng thì lượng nước tiết kiệm được cũng chẳng đáng là bao, khi mà con người vẫn chưa ngừng ăn thịt.

Người Mỹ đã bắt đầu lo lắng về nạn khan hiếm nước. Sông băng của họ đã tan chảy rất nhiều, sông ngòi cũng trở nên khô cạn hơn. Chỉ trong vài năm nữa, thậm chí sẽ không còn đủ nước cho 23 triệu người đang sống phụ thuộc vào nguồn nước đó
.78 

Dinh Dưỡng Thuần Chay Hữu Cơ: Tiết Kiệm Trên 90% Lượng Nước Cho Thế Giới
                                                
 
Tư liệu: “Lượng nước sử dụng trong sản xuất thực phẩm ở California”, Marcia Kreith, Quỹ Giáo dục về Nước, tháng 9 năm 1991 (biểu đồ E3, trang 28)
Sản xuất thịt tiêu tốn một lượng nước khổng lồ. Để sản xuất một khẩu phần thịt bò phải cần tới 1.200 galông nước sạch.79 Ngược lại, một bữa ăn thuần chay đầy đủ dưỡng chất chỉ tiêu tốn 98 galông nước. Điều này có nghĩa là tiết kiệm được hơn 90% lượng nước sử dụng. 

Chúng ta có thể chấm dứt tình trạng khan hiếm nước. Chúng ta không thể lãng phí nước trong khi nhiều người đang khổ sở vì hạn hán. Cho nên, nếu muốn chấm dứt tình trạng thiếu nước và bảo tồn nguồn nước quý báu, chúng ta phải ngừng sản xuất các sản phẩm động vật.


Bảo Tồn Đất
Chấm Dứt Phát Hoang và Tình Trạng Sa Mạc Hóa

Chăn nuôi gia súc là ngành sử dụng nhiều đất đai nhất và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nạn chặt phá rừng mưa. 


Chúng ta phải ngừng chăn thả gia súc để bảo vệ đất và cuộc sống của mình. Chăn thả gia súc quá mức là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sa mạc hóa và những thảm họa khác, làm cho hơn 50% đất đai bị xói mòn.  

Chúng ta chỉ có 30% đất bao phủ Địa Cầu. Nhưng đến 1/3 diện tích của 30% quý báu đó lại được sử dụng, không phải cho sự sinh tồn chính đáng của chúng ta, mà để trồng các đồng cỏ chăn nuôi hay hàng tấn ngũ cốc làm thức ăn gia súc – tất cả chỉ để sản xuất một vài miếng thịt.  

Ví dụ, khoảng một tỷ mẫu Anh hay 80% diện tích đất nông nghiệp ở Hoa Kỳ, nghĩa là khoảng 1/2 tổng diện tích lãnh thổ Hoa Kỳ được dùng vào việc sản xuất thịt. Ngược lại, diện tích đất dành cho việc trồng hoa màu ở quốc gia này chỉ chiếm chưa đến ba triệu mẫu Anh.80 

Ở Mexico, một nghiên cứu gần đây cho biết 47% đất đai có nguy cơ bị sa mạc hóa do tác động của ngành công nghiệp chăn nuôi.81 Và 50% đến 70% phần đất còn lại của quốc gia này đang phải hứng chịu hạn hán ở một mức độ nào đó.  

Việc phát hoang đất để chăn nuôi gia súc đã gây mất ổn định và suy thoái đất nghiêm trọng trên khắp Mexico. Ở các vùng phía bắc Mexico, gần 2/3 diện tích lãnh thổ thuộc loại đất hoàn toàn xói mòn hoặc đang bị xói mòn nhanh chóng.82 Khi gia súc ăn hết hoa màu và giẫm nát đất đai, thì những gì còn lại chỉ là nền đất chai cứng như xi măng, không thể canh tác được nữa. Điều này khiến tình trạng hâm nóng toàn cầu càng trở nên trầm trọng hơn, bởi vì cây cối khô cằn và đất đai trơ trọi sẽ thải ra nhiều khí cacbonic hơn. 


                                                                                                   
Xóa Bỏ Nạn Đói Trên Thế Giới
                                 


Nếu mọi người đều ăn thuần chay thì sẽ có đủ thực phẩm
để nuôi sống 10 tỷ người.
 

Lãng Phí Đất Cho Ngành Chăn Nuôi
Phải chăng chúng ta thiếu lương thực?Bao nhiêu người trên thế giới bị đói? 1,02 tỷ người.
Cứ 5 giây lại có một trẻ em chết vì đói.
Lượng ngũ cốc đang được dùng để nuôi gia súc hiện nay đủ để nuôi gần 2 tỷ người.83— Julie Gellatley và Tony Hardle 
90% đậu nành, 80% ngô và 70% ngũ cốc trồng ở Hoa Kỳ được dùng làm thức ăn gia súc, trong khi đó lượng thực phẩm này có thể nuôi sống ít nhất 800 triệu người bị đói.84 Chúng ta vẫn còn có người bị đói; cứ vài giây lại có trẻ em chết vì đói, bởi vì chúng ta sử dụng quá nhiều đất, quá nhiều nước, quá nhiều lương thực để nuôi gia súc thay vì nuôi sống con người. 

Nếu không ăn thịt, chúng ta sẽ có thể dùng các nông phẩm và ngũ cốc để nuôi dưỡng con người thay vì nuôi thêm gia súc trong tương lai. Như vậy, nạn đói sẽ không còn nữa, và chiến tranh vì đói kém cũng sẽ chấm dứt. Hiệu quả vô cùng lớn lao.  


Hiệu Năng Sử Dụng Đất
                                                 
Tư liệu: USDA – Nhóm Tư vấn về Chất đạm thuộc FAO/WHO/UNICEF, năm 2004
“Phải mất từ 6 đến 12 cân Anh chất đạm thực vật để sản xuất một cân Anh thịt.
Sản xuất thịt tiêu hao nước nhiều hơn khoảng 1.000 lần
 so với việc trồng khoai tây hay lúa mì.
Phải mất 2 hecta đất để nuôi một người ăn mặn.
Chỉ cần 1,2 hecta đất để nuôi 20 người ăn thuần chay.
Vì vậy, về cơ bản, diện tích đất cần sử dụng để nuôi sống một người ăn mặn
nhiều hơn 80 lần so với diện tích đất cần cho một người ăn thuần chay."
85 
— Gary L. Francione, giáo sư khoa luật, Đại học Luật Rutgers, Hoa Kỳ
(người ăn thuần chay)
 

Ngoài ra, càng áp dụng nhiều phương pháp canh tác hữu cơ tự nhiên, chúng ta càng có nhiều lương thực, càng trở nên khỏe mạnh hơn và đất trồng sẽ càng thêm màu mỡ. Do đó, đất trồng sẽ được khôi phục và chúng ta sẽ ngày càng có nhiều lương thực hơn. 

Chấm Dứt Nạn Phá Rừng
                                        


Chúng ta phải cấm phá rừng, và dĩ nhiên là phải trồng thêm nhiều cây xanh. Chúng ta phải trồng cây trên đất trống đồi trọc hoặc ở bất cứ nơi nào đất đai bị xói mòn.  

Sản xuất thịt cũng là nguyên nhân chính gây nên nạn phá rừng. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, phá rừng là nguyên nhân tạo ra khoảng 20% tổng lượng khí thải nhà kính, hầu như mọi trường hợp phá rừng đều liên quan đến sản xuất thịt.
86 Rừng mưa Amazon bị phát hoang, 80% là để chăn thả gia súc lấy thịt, và phần đất còn lại là để trồng đậu nành, chủ yếu cũng được dùng để nuôi gia súc.  

Mỗi năm, chúng ta chặt phá một diện tích rừng tương đương với diện tích của nước Anh chỉ để chăn nuôi gia súc. Đó là lý do tại sao Địa Cầu của chúng ta đang nóng lên và những thiên tai như lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra ở khắp mọi nơi.  

Cứ mỗi giây, một diện tích rừng mưa bằng một sân bóng đá lại bị phá hủy chỉ để sản xuất 250 chiếc bánh mì kẹp thịt.87

Chúng ta mất 55 mét vuông rừng mưa cho mỗi chiếc bánh mì kẹp thịt bò.
88Rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí cacbonic. Ví dụ, những cánh rừng ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có khả năng hấp thụ một nửa lượng khí thải của tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.  

Theo tổ chức môi sinh Hòa Bình Xanh, 8% lượng khí cacbonic mà rừng hấp thụ được lưu giữ trong những khu rừng mưa rộng lớn ở lưu vực sông Congo của Trung Phi. Các nhà khoa học dự đoán rằng việc phá rừng liên tục ở Congo sẽ thải ra lượng khí CO2tương đương với lượng khí CO2 mà Vương quốc Anh thải ra trong hơn 60 năm qua!89Do vậy, việc quan trọng là phải bảo vệ rừng trong khi chúng ta còn có thể. 

Cây cối thu hút mưa, giữ đất và chống xói mòn. Cây cối cho chúng ta khí ôxy và bóng râm, cung cấp nơi cư trú cho các bạn thú, nhờ đó cũng giúp duy trì sự quân bình của hệ sinh thái trên Địa Cầu. 

Phá rừng không chỉ gây ra những biến động lâu dài về nhiệt độ, lượng mưa và các điều kiện thời tiết của Địa Cầu vốn được rừng điều hòa; phá rừng không chỉ làm cho hàng triệu người sống dựa vào rừng mất đi sinh kế mà còn gây ra nhiều hậu quả khác nữa. Các loài động thực vật hoang dã tuyệt chủng nhanh hơn gấp 100 lần so với tiến trình tự nhiên, và điều này đang phá hủy hệ sinh thái của chúng ta.  

May mắn thay, chúng ta đã có sẵn giải pháp trong tay, đó chính là lối sống thuần chay hữu cơ. Chúng ta phải xem lối sống này như giải pháp hàng đầu và duy nhất để cứu Địa Cầu ngay lúc này.

Đất dùng cho việc chăn thả gia súc và trồng trọt ngũ cốc để chăn nuôi có thể được chuyển thành đất trồng rừng, điều này sẽ giúp giảm bớt hâm nóng toàn cầu. Ngoài ra, nếu toàn bộ đất canh tác được chuyển sang đất trồng trọt hữu cơ, thì không những con người sẽ có đầy đủ thực phẩm, mà đến 40% lượng khí thải nhà kính trong khí quyển cũng sẽ được hấp thụ. Thêm vào đó việc này còn giúp loại bỏ hơn 50% lượng khí nhà kính thải ra từ hoạt động chăn nuôi.90 

Vì vậy, tóm lại, chúng ta sẽ loại bỏ được gần như tất cả các loại khí thải nhà kính đến từ hoạt động của con người chỉ đơn giản bằng việc chuyển sang lối sống không thịt, lối sống thuần chay hữu cơ. 



Bảo Tồn Năng Lượng
                                        


Chi Phí Năng Lượng Của Việc Sản Xuất Thịt

Sản xuất thịt tiêu hao nhiều năng lượng một cách không hiệu quả. Để sản xuất 1 kg thịt bò, phải sử dụng 169 megajun (169 triệu watt) năng lượng, tương đương với lượng năng lượng đủ cho một chiếc xe hơi châu Âu hạng trung chạy 250 km! 

Để sản xuất 6 oz thịt bò cần một lượng nhiên liệu hóa thạch nhiều gấp 16 lần so với một bữa ăn thuần chay gồm cơm và ba món rau.
Tư liệu:  “Dinh dưỡng, năng lượng và hâm nóng toàn cầu”, Gidon Eshel
và Pamela A. Martin, Tương tác Địa Cầu, tập 10 (năm 2006), trang 9 
Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu, Tiến sĩ Rajendra Pachauri, nhấn mạnh thêm rằng sản xuất thịt đòi hỏi khâu vận chuyển và bảo quản phải đảm bảo được điều kiện đông lạnh liên tục, phải trồng trọt và vận chuyển lương thực cho gia súc, cũng như công đoạn đóng gói công phu, chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ngoài ra, còn phải xử lý và tiêu hủy cả một khối lượng lớn chất thải gia súc. Sản xuất thịt quá tốn kém, không hiệu quả và thiếu bền vững, đó là một ngành kinh doanh bất lợi.91 
Chi Phí Thật Sư Của Thịt 
“Để sản xuất 1 cân Anh thịt bò phải tiêu tốn 2.500 galông nước,
12 cân Anh ngũ cốc, 35 cân Anh đất màu và năng lượng tương đương
với một galông xăng. Nếu giá thành sản phẩm phản ánh đúng phí tổn
để sản xuất ra sản phẩm đó, không tính những khoản trợ cấp,
thì giá tối thiểu của một chiếc bánh mì kẹp thịt ở Hoa Kỳ sẽ là 35 đô la Mỹ.”
92 
— John Robbins 

Phục Hồi Đa Dạng Sinh Học
                                   


Mọi thứ trên Địa Cầu này, bao gồm cả chúng ta, đều liên hệ với nhau,
và chúng ta hỗ trợ lẫn nhau để làm cho cuộc sống trở nên thoải mái,
dễ chịu. Nhưng nếu không biết điều đó, thì chúng ta đang tự giết
chính mình. Mỗi khi chúng ta đốn một cái cây hay giết một con vật,
lúc đó chúng ta đang tự giết một phần nhỏ bé của chính mình. 

Đánh Giá Toàn Diện Về Nguy Cơ Tuyệt Chủng Của Các Loài 
Tư liệu: “Viễn cảnh đa dạng sinh học toàn cầu”, Ban Thư ký Hội nghị về Đa dạng Sinh học, ấn bản kỳ 3, năm 2010, http://www.cbd.int/doc/publications/gbo/gbo3-final-en.pdf, trang 28
 Trong đại dương và các dòng nước ngọt, rất nhiều loài cá cùng hàng loạt các loài thủy sinh đã biến mất, chẳng hạn như những rạn san hô, chúng hầu như đã bị phá hủy bởi hoạt động kéo thả lưới và đánh bắt cá bằng chất nổ. Trên đất liền, việc tiêu thụ thịt đã làm cho nhiều vùng đất bị phát hoang để trồng hoa màu, như đậu nành làm thức ăn cho gia súc. 

Những hoạt động này có ảnh hưởng vô cùng bất lợi đến sự đa dạng sinh học và làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật đến mức báo động.93
 


Khôi Phục Sông Ngòi và Đất Đai Bị Ô Nhiễm
                                   


Nếu thật sự muốn bảo vệ nguồn nước sạch, an toàn cho bản thân
cũng như cho con cái mình, thì chúng ta phải ngừng sản xuất chăn nuôi
và thuận theo lối dinh dưỡng dựa trên thực vật. 

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ ước tính ngành nông nghiệp, chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất thịt, đã gây ra gần 3/4 các vấn đề ô nhiễm nước quốc gia này.94 Chỉ riêng một trang trại nuôi heo với quy mô 500.000 con, mỗi năm đã thải ra lượng chất thải nhiều hơn lượng chất thải của 1,5 triệu cư dân ở Manhattan thuộc thành phố New York. Ở tiểu bang Virginia, ngay cả trang trại chăn nuôi gia cầm cũng thải ra lượng khí nitơ ô nhiễm nhiều gấp 1,5 lần so với lượng khí nitơ của tất cả dân cư ở vùng đó gộp lại. Chưa có điều luật nào ngăn chặn những tình trạng này. 

1,8 triệu con heo ở Ireland thải ra lượng chất thải nhiều hơn lượng chất thải của tổng cộng 4,2 triệu dân của quốc gia này!  

Bởi vì đất chăn nuôi không thể hấp thụ hết toàn bộ lượng chất thải đó nên phần lớn lượng chất thải dư thừa sẽ chảy vào sông hồ và ngấm vào đất trồng trọt. Chúng ta đang nói về một lượng lớn các chất độc hại, gây ra hàng loạt các vấn đề đáng lo ngại, bao gồm các loại khí độc như hyđro sunfua, khí amoniac, dư lượng của thuốc trừ sâu, kích thích tố, thuốc kháng sinh và các vi khuẩn như E.coli, những thứ có thể gây ngộ độc thực phẩm và thậm chí dẫn đến tử vong. 

Cùng với chất thải là nước thải nhiễm phân bón hóa học sử dụng để trồng trọt hoa màu phục vụ cho chăn nuôi gia súc. Nguồn nước thải này được các nhà khoa học chứng minh là nguyên nhân tạo ra những vùng biển chết cũng như sự bùng phát của các loại tảo độc, một dạng rêu xanh mọc trong nước.

Một hiện tượng như vậy vừa xảy ra ở Brittany, Pháp, nơi tập trung phần lớn các trại chăn nuôi gia súc và 1/3 nông trại sữa của quốc gia này. Trên bờ biển Brittany, dòng nước thải và hóa chất đổ vào biển đã dẫn đến sự bùng phát của tảo độc, loài tảo thải ra khí hyđro sunfua độc hại, gây chết người. Vì vậy theo các bản tin gần đây, chúng tôi được biết về một chú ngựa đã chết trong vòng 30 giây sau khi giẫm phải loại tảo này, và hiện nay, cũng vì lý do này mà người ta đang khảo sát tình trạng sức khỏe của hơn 300 người sống quanh khu vực đó.

Việc phần lớn chất thải gia súc không được xử lý đã khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, nghĩa là vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn chặn những hoạt động gây ô nhiễm, làm phát sinh mầm bệnh hay thậm chí gây tử vong hàng loạt cho cả con người và loài vật. 

(Xin xem phụ lục 9 để biết thêm thông tin về ô nhiễm từ chất thải của gia súc.)
                                                                                          


Giảm Bớt Gánh Nặng Tài Chính và Chi Phí Y Tế
                                  Inline image 1

Tiết Kiệm Hàng Nghìn Tỷ Đô La Mỹ Cho Chi Phí Ngăn Chặn Biến Đổi Khí Hậu 
                                                             
Các nhà lãnh đạo đang lo lắng về phí tổn cho việc ngăn chặn nạn biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có một tin vui là nếu thế giới chuyển sang lối dinh dưỡng không thịt thì chúng ta có thể giảm được một nửa phí tổn hoặc nhiều hơn nữa. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đô la Mỹ.
                                                                                            
 Chi Phí Cho Biến Đổi Khí Hậu
“Một nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu ước tính rằng biến đổi khí hậu 
có thể tiêu tốn đến 74 nghìn tỷ đô la Mỹ. Mực nước biển dâng cao 1 mét 
sẽ tăng thiệt hại về tài sản do bão gây ra tới 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.”95
— F. Ackerman và E. Stanton, các nhà khoa học về môi trường
“Nếu không hành động thì đến năm 2100, Nhật Bản có thể phải tốn tới 
176 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.”96
— Giáo sư Nobuo Mimura và đồng nghiệp 

 Ngân Khoản Tiết Kiệm Được Nhờ Lối Dinh Dưỡng Thuần Chay

“Toàn cầu chuyển sang dinh dưỡng thuần chay có thể giảm tới 80%
(32 nghìn tỷ đô la Mỹ) tổng chi phí ước tính là 40 nghìn tỷ đô la Mỹ
cho việc làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu tính đến năm 2050.”
97
— Elke Stehfest, Cơ quan Đánh giá Môi sinh Hà Lan 
Giảm Thiểu Chi Phí Y Tế                                                               

Ngày càng có nhiều bằng chứng về những nguy cơ sức khỏe do việc ăn thịt gây ra. Gia súc thường bị tiêm định kỳ quá nhiều kích thích tố và thuốc kháng sinh, mà sau đó, khi được tiêu thụ dưới dạng thịt, có thể tiếp tục gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Ngoài ra, các lò sát sinh còn thải ra các sản phẩm phụ vô cùng độc hại như amoniac và hyđro sunfua. Những chất này đã gây tử vong cho những công nhân làm việc ở đó. 

Được gọi là thực phẩm, thịt đơn giản là một trong những mặt hàng không lành mạnh, độc hại, mất vệ sinh nhất mà con người từng tiêu thụ.Chúng ta không bao giờ nên ăn thịt, nếu chúng ta thương yêu và trân quý sức khỏe cũng như sinh mạng của mình. Chúng ta sẽ sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và thông minh hơn nếu từ bỏ thịt.

Khoa học đã chứng minh thịt gây ra tất cả các căn bệnh như ung thư, tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, béo phì và còn rất, rất nhiều các căn bệnh khác nữa. Những căn bệnh này đã giết chết hàng triệu người mỗi năm. Hàng triệu, hàng triệu người đã chết vì các căn bệnh có liên quan đến thịt, hàng triệu người khác đã lâm trọng bệnh cũng như bị khuyết tật. Những thảm trạng do ăn thịt gây ra là vô kể. Đến nay, chúng ta nên biết điều này qua tất cả những bằng chứng khoa học và y học. 

Chúng ta còn chưa đề cập đến các điều kiện kém vệ sinh, chuồng trại chật chội, nơi nuôi giữ thú vật cho đến lúc họ bị giết mổ, là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh lây lan, chẳng hạn như vi khuẩn cúm heo. Thật ra, một số bệnh truyền nhiễm từ thịt, chẳng hạn như bệnh bò điên, gây ra những bi kịch chết người trong mọi trường hợp. Bất cứ ai mắc phải bệnh bò điên đều không thể thoát khỏi cái chết thê thảm và thương tâm. Các vi khuẩn gây bệnh khác như E.coli, salmonella, v.v… cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, làm tổn thương suốt đời và thậm chí dẫn đến tử vong. 

Trong thế giới thuần chay, sẽ không còn những tin buồn như con cái của ai đó tử vong do bị hư hoại não bộ hay bại liệt vì vi khuẩn E.coli. Các loại vi khuẩn gây chết người hầu như đều có nguồn gốc từ gia súc. Sẽ không còn những đau khổ đến từ đại dịch cúm heo gây chết người, bệnh bò điên, ung thư, tiểu đường, đột quỵ, trụy tim hay nhiễm khuẩn salmonella, Ebola, v.v… Thậm chí bệnh AIDS mà chúng ta vô cùng sợ hãi cũng bắt nguồn từ việc giết hại thú vật để ăn. Những căn bệnh của thú vật đến từ môi trường chăn nuôi dơ bẩn và tàn nhẫn là nguyên nhân của 75% các căn bệnh truyền nhiễm hiện nay của con người. 

Ngay cả sữa, thực phẩm chính thức được thông báo là tốt cho chúng ta, ngược lại lại rất độc hại và gây nên nhiều bệnh tật (và dĩ nhiên cả thiệt hại về tài chính). Sau đây là một số dẫn chứng: Vi khuẩn, thuốc trừ sâu và các enzim tìm thấy trong pho mát được chiết xuất từ vách trong của dạ dày thú vật; các căn bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn đều do kích thích tố có trong sữa gây ra; vi khuẩn listeria và bệnh Crohn; kích thích tố và chất béo bão hòa dẫn đến chứng loãng xương, béo phì, tiểu đường và tim mạch.
 
 Chi Phí Y Tế Của Việc Ăn Thịt và Các Sản Phẩm Chế Biến Từ Sữa                                                                                                                           

Bệnh tim mạch tiêu tốn 503,2 tỷ đô la Mỹ ở Hoa Kỳ vào năm 2010.98
Điều trị ung thư tiêu tốn 6,5 tỷ đô la Mỹ ở Hoa Kỳ mỗi năm.
Điều trị tiểu đường tiêu tốn 174 tỷ đô la Mỹ ở Hoa Kỳ mỗi năm.
Riêng chi phí điều trị do thừa cân cũng tiêu tốn 93 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.99
 
Kéo Dài Thời Gian Để Thiết Lập Công Nghệ Xanh
                                    


Chúng ta không thể cắt giảm khí CO2 nhanh chóng bởi vì hiện tại chúng ta chưa có phát minh mới nào để thay thế cho những công nghệ cũ. Quý vị thấy có bao nhiêu xe hơi chạy bằng điện lưu hành trên đường phố Hoa Kỳ? Bao nhiêu lượng khí CO2 được cắt giảm? Không nhiều. Nhưng ô nhiễm khí mêtan lại xuất phát từ ngành chăn nuôi, vì vậy nếu chúng ta xóa bỏ ngành này thì sẽ không còn tình trạng hâm nóng nữa!

Khoa học đã đưa ra một số nghiên cứu tiến bộ để hấp thu khí CO2, sau đó hòa tan khí này vào nước biển để sản xuất xi măng. Như vậy sẽ giảm thiểu được lượng khí CO2sử dụng trong các phương pháp sản xuất xi măng khác cũng như lượng khí CO2 mới thải ra làm ô nhiễm không khí. Nhưng, bất kỳ công nghệ mới nào cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian để phát triển và phổ biến trên thị trường.
 
Theo Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc thì những khu rừng và các cánh đồng cỏ thiên nhiên hấp thu khí CO2 hiệu quả hơn công nghệ hấp thu loại khí này. Hơn nữa, tôi thiết nghĩ, thật mạo hiểm nếu chúng ta áp dụng công nghệ này, vì nó vẫn chưa được kiểm định. Điều gì sẽ xảy ra nếu khí cacbonic thoát lại vào bầu khí quyển với nồng độ cao như thế? Khi chúng ta tiếp tục hấp thu loại khí này từ năm này qua năm khác, từ thập niên này sang thập niên khác, nếu không may xảy ra sự cố nào đó làm nó thoát ra, thì chúng ta sẽ xử lý thế nào?

Bởi vậy, với lối dinh dưỡng thuần chay, chúng ta ăn những thực phẩm có lợi nhất cho sức khỏe của mình, cho thú vật cũng như cho môi trường, rồi thiên nhiên sẽ tự điều chỉnh phần còn lại để khôi phục sự cân bằng và cứu Địa Cầu.100
                                                                                                                        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét