NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (4)
Tác giả: Đức Dalai Lama - 1994
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 2012
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 2012
HỎI: Có sự khác biệt nào giữa tâm linh quang và Phật tính?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chúng là giống nhau. Phật tính[1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
HỎI: Có phải thiền quán chiếu tuệ minh sát hay vipassana là con đường duy nhất để giác ngộ không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tùy thuộc vào ý nghĩa của chúng ta về giác ngộ là gì. Trên một trình độ, chúng ta nghĩ về một tâm giác ngộ như thể hiện phức tạp hơn hay thông tuệ hơn. Nhưng tôi nghĩ giác ngộ có những trình độ đa dạng. Cũng thế tuệ minh sát có những sự đa dạng và trong khi một số hình thức nào đấy là hữu ích trong việc đạt đến những hình thức nào đấy của giác ngộ, thật khó khăn để nói, không có sự hạn chế, rằng qua tuệ minh sát người ta có thể đạt đến giác ngộ. Đây là một câu hỏi khó.
HỎI: Tại sao năng lực của xấu ác lại to lớn hơn thánh thiện?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không nghĩ điều này là sự thật. Năng lực của xấu ác đôi khi là rất mạnh mẽ, nhưng chỉ tạm thời. Về lâu về dài, tôi không nghĩ nó hùng mạnh hơn thánh thiện.
HỎI: Tự ngã và tự trọng là hai cảm xúc xung đột nổi bật trong bản chất con người. Người bình thường rút ra những giá trị tích cực từ hai cảm nhận này qua việc áp dụng hành xả như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, tôi không nghĩ tự ngã và tự trọng nhất thiết là những thuật ngữ mâu thuẩn. Khi chúng ta nghĩ về việc phát triển những phẩm chất tích cực như tâm giác ngộ (bodhicitta) hay vị tha, chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một cảm giác mạnh mẽ của tự ngã và tự trọng. Tôi cho rằng chúng ta có thể nói có hai loại tự ngã. Một là tích cực. Một thí dụ của điều này là khi chúng ta phát triển tự ngã của chúng ta, nghĩ rằng chúng ta phải đạt đến giác ngộ để có thể làm lợi ích cho tất cả những chúng sinh khổ đau. Một trong những lời nguyện cầu tôi mến chuộng là , "Khi không gian còn tồn tại, tôi sẽ hiện hữu." Ở đây, chúng ta cần một ý thức mạnh mẽ của 'cái tôi', một tự ngã mạnh mẽ nhằm để hữu dụng cho người khác. Nhưng tự ngã tiêu cực là lòng vị kỷ cực đoan. Tự ngã ấy đưa đến việc làm tổn hại và khai thác người khác.
HỎI: Ai là đấng tạo hóa, ai tạo ra đấng tạo hóa, và tại sao?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với những người Phật tử, đấy là vấn đề: một đấng tạo hóa xuất hiện như thế nào? Đấy là tại sao Phật Giáo đồ không công nhận một đấng tạo hóa. Nhưng, dĩ nhiên, như tôi đã đề cập phía trước, chúng tôi tôn trọng khái niệm và tầm quan trọng của nó với những người khác.
HỎI: Nếu chúng ta không phát huy luyến ái hay gắn bó (mà cũng là dính mắc), làm thế nào những mối quan hệ phát triển?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tình bạn và dính mắc là hai thứ khác nhau. Một trong những người bạn của tôi, một nhà khoa học nguyên tử người Chi lê, một lần đã nói với tôi rằng khi chúng ta tiến hành trong bất cứ sự nghiên cứu và phân tích thuộc phạm vi khoa học nào, chúng ta phải duy trì tính khách quan. Chúng ta phải tiến hành một cách hoàn toàn trong sự phân tích, nhưng cùng lúc ấy, chúng ta phải vô tư. Điều ấy cũng áp dụng ở đây như thế.
HỎI: Điều gì quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để đạt đến một thế giới hòa bình và khoan dung?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ việc đạt đến một thế giới hòa bình phải cần thời gian. Điều ấy phải được bắt đầu tại những trình độ căn bản nhất, với những cá nhân và gia đình, và lớn mạnh từ đấy.
HỎI: Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt giữa lòng bi mẫn ngốc ngếch và lòng rộng lượng?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi không rõ ràng. Lòng bi mẫn ngốc ngếch là thế nào?
THÍNH CHÚNG: Thưa Đức Thánh Thiện, nó có nghĩa là thể hiện lòng bi mẫn một cách mù quáng, không có đường hướng mục tiêu.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thế thì, một cách thật sự, bi mẫn ngốc ngếch hoàn toàn không phải là lòng bi mẫn hay từ bi.
HỎI: Thông điệp của ngài gởi cho những nhà chính trị trên thế giới là gì?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hãy chân thật. Hãy ân cần.
HỎI: Một người bình thường với những trách nhiệm gia đình đạt đến niết bàn và giác ngộ được không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, không cần phải hỏi về điều ấy.
HỎI: Chúng ta tìm hạnh phúc chân thật như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo quan điểm của nhà Phật, hình thức hòa bình tối thượng là sự chấm dứt thật sự hay niết bàn. Thể trạng của của sự ngừng dứt thật sự không phải là kinh nghiệm tinh thần thoáng qua. Một khi chúng ta đạt được thể trạng ấy, chúng ta sở hữu một niềm hòa bình và hạnh phúc trường cửu, ổn định.
HỎI: Người Phật tử hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng ở Ấn Độ và ở phương Tây như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ngày nay, trong những người Hoa, sự quan tâm về Giáo Pháp đang lớn mạnh, một cách tổng quát, và trong Phật Giáo Tây Tạng nói riêng. Về lâu về dài, điều này là một nhân tố tích cực cho những vấn đề của Tây Tạng. Vì thế, chúng ta phải làm rõ ràng những gì thật sự là truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Đấy là một truyền thống thuần khiết của Na Lan Đà. Nhiều người Ấn Độ tỉnh thức rằng Na Lan Đà là một trung tâm học tập, một nơi cho sự phát triển những truyền thống thông tuệ. Kém may mắn thay, Đạo Phật Tây Tạng đôi khi được trình bày trong những khía cạnh nông cạn của nó, với những mặt nạ và vô số nghi thức. Trong điều này, tôi nghĩ có một hiểm họa thật sự trong việc thấu hiểu sai lầm Phật Pháp. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng rằng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng là một sự tiếp nối của truyền thống Na Lan Đà thuần khiết, sự hiểu sai lạc sẽ không sinh khởi.
HỎI: Ai phụng sự chúng sinh tốt hơn? Thập địa Bồ tát hay Đức Phật?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi có một yếu tố nào đấy ngớ ngẫn. Nếu một vị Bồ tát Thập địa có trình độ khả năng cho phép một sự so sánh trực tiếp với Đức Phật, ngay câu hỏi về việc trở nên giác ngộ xa hơn không phát sinh. Tuy thế, như được nói rằng, một vị Bồ tát Thập địa đã đạt được một trình độ mà trên ấy ngài có thể phụng sự chúng sinh trong một phong cách hoàn toàn có thể so sánh với thể trạng của một vị Phật.
So sánh với những vị Bồ tát trong chín địa đầu tiên[2], một vị Bồ tát ở địa thứ mười ở trình độ cao nhất được gọi là Bồ tát Pháp Vân Địa. Sau địa này là tầng bậc của việc đạt đến giác ngộ, và một sự tôn trọng đặc biệt được biểu lộ cho trình độ bồ tát này (Đẳng Giác Bồ tát[3]). Đôi khi ngay cả danh xưng cũng được gọi là "Phật địa" (the bhumi of the Buddha).
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, khi người ta ngã bệnh, họ trải qua những sự kích động kinh khủng và đánh mất tính hành xả, trầm tĩnh của họ. Chúng tôi quan tâm muốn biết những gì Đức Thánh Thiện trải nghiệm khi ngài không được khỏe?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã ở Bihar, một trong những tiểu bang nghèo nhất. Trong khi tôi đi ngang qua Na Lan Đà, Ragir, Bodhgaya, và Patna, tôi đã thấy nhiều người nghèo khổ, đặc biệt là những đứa con nít và người già, nhiều người trong họ rất bệnh hoạn. Dường như không có ai chăm sóc những người như vậy. Ở khách sạn Patna, tôi bị bệnh và trải qua những cơn đau kinh khiếp. Nhưng, về tinh thần, tôi bắt đầu quán chiếu trên những người nghèo mà tôi đã thấy trước đây, đặc biệt là những đứa con nít. Thế nào đấy, tâm tư tôi đã chệch hướng khỏi cơn đau. Đấy là một thí dụ về việc thực hành từ bi và có ý thức ân cần cho người khác đã làm lợi ích cho chính mình rất nhiều. Nổi đau của chính mình thế nào đấy bị quên đi.
Thông thường, khi có những sự tập hợp của Phật tử, chúng ta tụng lại những câu kệ cho việc phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) và quán chiếu trên ý nghĩa ấy.
Câu thứ nhất liên hệ đến việc tiếp nhận quy y trong Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Câu thứ hai liên hệ đến việc phát sinh tâm giác ngộ và vị tha. Và câu thứ ba liên hệ đến việc làm mạnh mẽ và nổi bật những sự thực hành của bồ tát. Thông thường, khi tôi tiến hành một nghi thức ngắn cho việc phát triển tâm giác ngộ, tôi căn cứ trên những câu kệ này.
Quý vị nên quán tưởng, trước tiên nhất, rằng trong sự hiện diện của một tranh tượng thangka hay một hình tượng của Phật, quý vị ở trong sự hiện diện thực sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, trong sự hiện diện của sáu Đức Trang Nghiêm[4] và hai Đức Tối Thượng[5].
Đối với những ai thuộc truyền thống khác, quý vị có thể quán chiếu trên những vị thầy của tôn giáo quý vị.
Lập lại những dòng kệ này ba lần. Tôi cũng đã liên hệ trước đây. Năng lực của những dòng kệ này không bao giờ sai chạy:
Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sinh Con luôn luôn quy y Trong Phật, Pháp và Tăng Cho đến khi con đạt được giác ngộ. Được làm cho nhiệt tình bởi từ bi và tuệ trí Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật Con phát sinh tâm vì sự tỉnh giác trọn vẹn Vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Khi không gian còn tồn tại Khi chúng sinh còn hiện hữu Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện Để xua tan khổ đau cho trần thế. Talkotora Indoor Stadium, 2003
Nguyên tác: trích từ chương Cultivating Equanimity của quyển Many Way to Nirvana
Ẩn Tâm Lộ ngày 2011
[1] Phật tánh: Linh quang bản nhiên mà tất cả chúng sinh sở hữu, là nhân tố có khả năng để tất cả chúng sinh trở nên giác ngộ bằng việc loại trừ hai chướng ngại: chướng ngại cho giải thoát và chướng ngại cho toàn giác.
Buddha nature: The clear light nature of mind possessed by all sentient beings, which is the potential for all sentient beings to become enlightened by removing the two obscurations: the obscuration to liberation and the obscuration to omniscience.
[2] 1- Hoan hỉ địa, 2- Ly cấu địa, 3- Phát quang địa, 4- Diệm tuệ địa, 5- Nan thắng địa, 6- Hiện tiền địa, 7- Viễn hành địa, 8- Bất động địa, 9- Thiện tuệ địa, 10- Pháp vân địa
[3] 11- Đẳng giác, 12- Diệu giác, 13- Toàn giác (Phật quả).
[4] 1- Long Thọ, 2- Thánh Thiên, 3- Vô Trước, 4- Thiên Thân, 5- Trần Na, 6- Pháp Xứng.
[5] Gunaprabha và Shakyaprabha.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chúng là giống nhau. Phật tính[1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
HỎI: Có phải thiền quán chiếu tuệ minh sát hay vipassana là con đường duy nhất để giác ngộ không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tùy thuộc vào ý nghĩa của chúng ta về giác ngộ là gì. Trên một trình độ, chúng ta nghĩ về một tâm giác ngộ như thể hiện phức tạp hơn hay thông tuệ hơn. Nhưng tôi nghĩ giác ngộ có những trình độ đa dạng. Cũng thế tuệ minh sát có những sự đa dạng và trong khi một số hình thức nào đấy là hữu ích trong việc đạt đến những hình thức nào đấy của giác ngộ, thật khó khăn để nói, không có sự hạn chế, rằng qua tuệ minh sát người ta có thể đạt đến giác ngộ. Đây là một câu hỏi khó.
HỎI: Tại sao năng lực của xấu ác lại to lớn hơn thánh thiện?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không nghĩ điều này là sự thật. Năng lực của xấu ác đôi khi là rất mạnh mẽ, nhưng chỉ tạm thời. Về lâu về dài, tôi không nghĩ nó hùng mạnh hơn thánh thiện.
HỎI: Tự ngã và tự trọng là hai cảm xúc xung đột nổi bật trong bản chất con người. Người bình thường rút ra những giá trị tích cực từ hai cảm nhận này qua việc áp dụng hành xả như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, tôi không nghĩ tự ngã và tự trọng nhất thiết là những thuật ngữ mâu thuẩn. Khi chúng ta nghĩ về việc phát triển những phẩm chất tích cực như tâm giác ngộ (bodhicitta) hay vị tha, chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một cảm giác mạnh mẽ của tự ngã và tự trọng. Tôi cho rằng chúng ta có thể nói có hai loại tự ngã. Một là tích cực. Một thí dụ của điều này là khi chúng ta phát triển tự ngã của chúng ta, nghĩ rằng chúng ta phải đạt đến giác ngộ để có thể làm lợi ích cho tất cả những chúng sinh khổ đau. Một trong những lời nguyện cầu tôi mến chuộng là , "Khi không gian còn tồn tại, tôi sẽ hiện hữu." Ở đây, chúng ta cần một ý thức mạnh mẽ của 'cái tôi', một tự ngã mạnh mẽ nhằm để hữu dụng cho người khác. Nhưng tự ngã tiêu cực là lòng vị kỷ cực đoan. Tự ngã ấy đưa đến việc làm tổn hại và khai thác người khác.
HỎI: Ai là đấng tạo hóa, ai tạo ra đấng tạo hóa, và tại sao?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với những người Phật tử, đấy là vấn đề: một đấng tạo hóa xuất hiện như thế nào? Đấy là tại sao Phật Giáo đồ không công nhận một đấng tạo hóa. Nhưng, dĩ nhiên, như tôi đã đề cập phía trước, chúng tôi tôn trọng khái niệm và tầm quan trọng của nó với những người khác.
HỎI: Nếu chúng ta không phát huy luyến ái hay gắn bó (mà cũng là dính mắc), làm thế nào những mối quan hệ phát triển?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tình bạn và dính mắc là hai thứ khác nhau. Một trong những người bạn của tôi, một nhà khoa học nguyên tử người Chi lê, một lần đã nói với tôi rằng khi chúng ta tiến hành trong bất cứ sự nghiên cứu và phân tích thuộc phạm vi khoa học nào, chúng ta phải duy trì tính khách quan. Chúng ta phải tiến hành một cách hoàn toàn trong sự phân tích, nhưng cùng lúc ấy, chúng ta phải vô tư. Điều ấy cũng áp dụng ở đây như thế.
HỎI: Điều gì quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để đạt đến một thế giới hòa bình và khoan dung?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ việc đạt đến một thế giới hòa bình phải cần thời gian. Điều ấy phải được bắt đầu tại những trình độ căn bản nhất, với những cá nhân và gia đình, và lớn mạnh từ đấy.
HỎI: Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt giữa lòng bi mẫn ngốc ngếch và lòng rộng lượng?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi không rõ ràng. Lòng bi mẫn ngốc ngếch là thế nào?
THÍNH CHÚNG: Thưa Đức Thánh Thiện, nó có nghĩa là thể hiện lòng bi mẫn một cách mù quáng, không có đường hướng mục tiêu.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thế thì, một cách thật sự, bi mẫn ngốc ngếch hoàn toàn không phải là lòng bi mẫn hay từ bi.
HỎI: Thông điệp của ngài gởi cho những nhà chính trị trên thế giới là gì?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hãy chân thật. Hãy ân cần.
HỎI: Một người bình thường với những trách nhiệm gia đình đạt đến niết bàn và giác ngộ được không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, không cần phải hỏi về điều ấy.
HỎI: Chúng ta tìm hạnh phúc chân thật như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo quan điểm của nhà Phật, hình thức hòa bình tối thượng là sự chấm dứt thật sự hay niết bàn. Thể trạng của của sự ngừng dứt thật sự không phải là kinh nghiệm tinh thần thoáng qua. Một khi chúng ta đạt được thể trạng ấy, chúng ta sở hữu một niềm hòa bình và hạnh phúc trường cửu, ổn định.
HỎI: Người Phật tử hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng ở Ấn Độ và ở phương Tây như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ngày nay, trong những người Hoa, sự quan tâm về Giáo Pháp đang lớn mạnh, một cách tổng quát, và trong Phật Giáo Tây Tạng nói riêng. Về lâu về dài, điều này là một nhân tố tích cực cho những vấn đề của Tây Tạng. Vì thế, chúng ta phải làm rõ ràng những gì thật sự là truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Đấy là một truyền thống thuần khiết của Na Lan Đà. Nhiều người Ấn Độ tỉnh thức rằng Na Lan Đà là một trung tâm học tập, một nơi cho sự phát triển những truyền thống thông tuệ. Kém may mắn thay, Đạo Phật Tây Tạng đôi khi được trình bày trong những khía cạnh nông cạn của nó, với những mặt nạ và vô số nghi thức. Trong điều này, tôi nghĩ có một hiểm họa thật sự trong việc thấu hiểu sai lầm Phật Pháp. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng rằng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng là một sự tiếp nối của truyền thống Na Lan Đà thuần khiết, sự hiểu sai lạc sẽ không sinh khởi.
HỎI: Ai phụng sự chúng sinh tốt hơn? Thập địa Bồ tát hay Đức Phật?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi có một yếu tố nào đấy ngớ ngẫn. Nếu một vị Bồ tát Thập địa có trình độ khả năng cho phép một sự so sánh trực tiếp với Đức Phật, ngay câu hỏi về việc trở nên giác ngộ xa hơn không phát sinh. Tuy thế, như được nói rằng, một vị Bồ tát Thập địa đã đạt được một trình độ mà trên ấy ngài có thể phụng sự chúng sinh trong một phong cách hoàn toàn có thể so sánh với thể trạng của một vị Phật.
So sánh với những vị Bồ tát trong chín địa đầu tiên[2], một vị Bồ tát ở địa thứ mười ở trình độ cao nhất được gọi là Bồ tát Pháp Vân Địa. Sau địa này là tầng bậc của việc đạt đến giác ngộ, và một sự tôn trọng đặc biệt được biểu lộ cho trình độ bồ tát này (Đẳng Giác Bồ tát[3]). Đôi khi ngay cả danh xưng cũng được gọi là "Phật địa" (the bhumi of the Buddha).
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, khi người ta ngã bệnh, họ trải qua những sự kích động kinh khủng và đánh mất tính hành xả, trầm tĩnh của họ. Chúng tôi quan tâm muốn biết những gì Đức Thánh Thiện trải nghiệm khi ngài không được khỏe?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã ở Bihar, một trong những tiểu bang nghèo nhất. Trong khi tôi đi ngang qua Na Lan Đà, Ragir, Bodhgaya, và Patna, tôi đã thấy nhiều người nghèo khổ, đặc biệt là những đứa con nít và người già, nhiều người trong họ rất bệnh hoạn. Dường như không có ai chăm sóc những người như vậy. Ở khách sạn Patna, tôi bị bệnh và trải qua những cơn đau kinh khiếp. Nhưng, về tinh thần, tôi bắt đầu quán chiếu trên những người nghèo mà tôi đã thấy trước đây, đặc biệt là những đứa con nít. Thế nào đấy, tâm tư tôi đã chệch hướng khỏi cơn đau. Đấy là một thí dụ về việc thực hành từ bi và có ý thức ân cần cho người khác đã làm lợi ích cho chính mình rất nhiều. Nổi đau của chính mình thế nào đấy bị quên đi.
Thông thường, khi có những sự tập hợp của Phật tử, chúng ta tụng lại những câu kệ cho việc phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) và quán chiếu trên ý nghĩa ấy.
Câu thứ nhất liên hệ đến việc tiếp nhận quy y trong Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Câu thứ hai liên hệ đến việc phát sinh tâm giác ngộ và vị tha. Và câu thứ ba liên hệ đến việc làm mạnh mẽ và nổi bật những sự thực hành của bồ tát. Thông thường, khi tôi tiến hành một nghi thức ngắn cho việc phát triển tâm giác ngộ, tôi căn cứ trên những câu kệ này.
Quý vị nên quán tưởng, trước tiên nhất, rằng trong sự hiện diện của một tranh tượng thangka hay một hình tượng của Phật, quý vị ở trong sự hiện diện thực sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, trong sự hiện diện của sáu Đức Trang Nghiêm[4] và hai Đức Tối Thượng[5].
Đức Phật Thích Ca với sáu Đức Trang Nghiêm và hai Đức Tối Thượng
Quý vị quán tưởng rằng quý vị đang thấy tám vị đại đạo sư của Na Lan Đà. Hãy quán tưởng rằng đây không chỉ là hình tượng thangka, mà có ý nghĩa sự hiện diện thật sự của các ngài. Và quán tưởng rằng trong sự hiện của Đức Phật và những đại đạo sư này, những vị đại thành tựu cao cả, quý vị tiếp nhận quy y, phát tâm giác ngộ vì lợi ích của tất cả những chúng sinh khổ đau.Đối với những ai thuộc truyền thống khác, quý vị có thể quán chiếu trên những vị thầy của tôn giáo quý vị.
Lập lại những dòng kệ này ba lần. Tôi cũng đã liên hệ trước đây. Năng lực của những dòng kệ này không bao giờ sai chạy:
Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sinh Con luôn luôn quy y Trong Phật, Pháp và Tăng Cho đến khi con đạt được giác ngộ. Được làm cho nhiệt tình bởi từ bi và tuệ trí Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật Con phát sinh tâm vì sự tỉnh giác trọn vẹn Vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Khi không gian còn tồn tại Khi chúng sinh còn hiện hữu Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện Để xua tan khổ đau cho trần thế. Talkotora Indoor Stadium, 2003
Nguyên tác: trích từ chương Cultivating Equanimity của quyển Many Way to Nirvana
Ẩn Tâm Lộ ngày 2011
[1] Phật tánh: Linh quang bản nhiên mà tất cả chúng sinh sở hữu, là nhân tố có khả năng để tất cả chúng sinh trở nên giác ngộ bằng việc loại trừ hai chướng ngại: chướng ngại cho giải thoát và chướng ngại cho toàn giác.
Buddha nature: The clear light nature of mind possessed by all sentient beings, which is the potential for all sentient beings to become enlightened by removing the two obscurations: the obscuration to liberation and the obscuration to omniscience.
[2] 1- Hoan hỉ địa, 2- Ly cấu địa, 3- Phát quang địa, 4- Diệm tuệ địa, 5- Nan thắng địa, 6- Hiện tiền địa, 7- Viễn hành địa, 8- Bất động địa, 9- Thiện tuệ địa, 10- Pháp vân địa
[3] 11- Đẳng giác, 12- Diệu giác, 13- Toàn giác (Phật quả).
[4] 1- Long Thọ, 2- Thánh Thiên, 3- Vô Trước, 4- Thiên Thân, 5- Trần Na, 6- Pháp Xứng.
[5] Gunaprabha và Shakyaprabha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét