GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA:
Và trong Tập Lokâtîta-stava (« Tán tụng của người Siêu thế tục », phân đoạn 12) có nói như sau :« Vì chưng tinh túy của Tánh không được giảng dạy để đánh đổ tất cả các quan niệm sai lầm, kẻ nào còn bám níu vào đấy (và xem như là thật) sẽ bị Ngài (Phật) quở phạt nặng nề ». Như vậy, khi chúng ta tìm kiếm phương thức hiện hữu của một gốc cây chẳng hạn, có nghĩa là ta không đi tìm gốc cây mà chính là đi tìm bản thể thật của nó, tức là Shûnyata; nếu ta khảo sát bản thể thật đó, ta lại tiếp tục không tìm ra được nó, vì thực ra ta đang tìm kiếm cái tánh không của Tánh không và ta gọi nó là Shûnyatâ-Shûnyatâ.
Gốc cây là một sự thực tương đối hay quy ước và cách thức hiện hữu thật của nó là Sự thật Tối thượng. Nếu đem Sự thực Tối thượng ra làm căn bản cho sự khảo sát, thì nó lại trở thành một cách biểu lộ cho bản thể thực của chính nó; vì thế nên người ta cũng có thể giải thích rằng Sự thực Tối thượng khi đem ra làm đối tượng khảo sát cũng có thể được xem như là một sự thực tương đối.
Mặc dù, đương nhiên không có một khác biệt nào nơi « bản thể » của Tánh không (Shûnyatâ), nhưng bằng cách phân tích vẫn có thể phân chia ra làm 4, 16, 18 và 20 loại tùy theo căn bản khảo sát; nhưng tất cả đều gồm chung trong tính chất phi-thực-thể đối với con người và đối với mọi hiện tượng (pugdala-dharmanairâtmya).
Ví dụ trường hợp ta đã đạt được sự hiểu biết tốt bằng trí óc về Tánh không, và khi ta đem sự hiểu biết ấy ra thực
1- Theo tôi hiểu đây là những người đã giác ngộ, chiến thắng được vô minh.
nghiệm, sự thực nghiệm cho thấy đó là một thứ hư vô, một thứ gì mà tất cả đều bị hũy diệt, cái trống không có tính cách hư vô như thế vẫn không phải là Tánh không. Cũng thế, nếu ta chỉ đạt được sự hiểu biết quy ước đơn thuần về ý nghĩa của Tánh không, thì đấy chưa phải là sự thực hiện Tánh không.
Vì vậy, Kinh Arya-Prajnâ-pâramitâ-sanchaya- gâthâ (« Bản Kinh thu gọn về Hoàn thiện Trí tuệ ») đã giải thích trường hợp ấy như sau :
« Dù cho một người Bồ-tát đã thực hiện được : « Những cấu hợp ấy là trống không », nhưng người này vẫn còn duy trì cái ký hiệu trống không, cái ý nghĩ về trống không, và vẫn chưa tin tưởng hết vào thể dạng phi-tạo-tác ».
Cái gì ta gọi là Tánh không chính là một sự phủ nhận, sự phủ nhận này phải làm cho nó trở thành hiển nhiên bằng cách loại trừ đơn giản đối tượng của sự phủ nhận, đối tượng của sự phủ nhận chính là sự hiện-hữu-của-cái-ngã.
Có hai phương thức phủ nhận : phương thức thứ nhất gọi là sự phủ nhận khẳng-định-tích-cực, nó đòi hỏi phải có một cái gì đó thay vào chỗ đối tượng bị phủ nhận; phương thức thứ hai không lưu lại một thứ gì cả để thay thế vào chỗ của đối tượng, phương thức thứ hai này gọi là « sự phủ nhận phi-khẳng-định ».
Tánh không thuộc vào loại thứ hai, thực hiện được Tánh không chính là làm cho sự vắng mặt của vật thể được phân tích trở thành hiển nhiên. Những gì hiện ra trong tâm trí phải là một thứ Tánh không trong sáng, một sự phi-hiện-hữu hoàn toàn về thể dạng chắc nịch của mọi vật thể; bản chất tột cùng hay là sự phi-hiện-hữu thật sự và đơn thuần ấy chính là Tánh không...Một tâm thức như thế mới gọi là đã thực hiện được Tánh không. Tịch Thiên (Shântideva) giải thích trong Bodhicaryâvatara (chương IX, 34-35) như sau :
« Khi ta bảo rằng : « Nó không hiện hữu », tức hiện tượng phân tích sẽ được nhận biết như không mang một sự hiện hữu nội tại nào; thì làm thế nào cái tính chất phi-thực-thế không cơ sở như thế có thể lưu lại trong tâm trí ? ».
« Khi nào những đặc tính của hiện tượng và cả những đặc tính của phi-hiện-tượng đều không còn trú ngụ trong tâm thức nữa, và vì lẽ không còn một thứ hình tướng nào khác hiển hiện ra, tất cả mọi tạo dựng sẽ chấm dứt ».
Nếu Tánh không vẫn còn là một sự phủ-nhận-tích-cực (đòi hỏi phải có sự hiện hữu của một vật thể khác) sự nhận thức của nó vẫn còn lưu giữ một vật thể quy chiếu, một tín hiệu nào đó, và rồi khả năng tạo lập một sự hiện hữu thật, liên đới với tín hiệu đó, vẫn chưa có thể gạt bỏ hẵn...và như vậy, Trí tuệ nhận thức được Tánh không chưa phải là liều thuốc hoá giải của tất cả mọi nhận thức và sẽ chưa đủ khả năng loại trừ những chướng ngại (âvaranâ).
Chính vì nghĩ đến điều này nên Tịch Thiên (Shântideva) trong Bodhicaryâvattara (chương IX, 110-111) đã nói rằng :
« Khi tâm thức, phân tích các hiện tượng, xác định là chúng trống không về hiện hữu nội tại, (như thế) còn phải khảo sát giá trị của chính sự phân tích ấy nữa, quá trình sẽ trở nên vô tận.
« Khi đối tượng phân tích đã được nhận định là không hiện hữu, (như thế) cơ sở thăm dò cũng sẽ không còn; thiếu cơ sở (thăm dò) sự phân tích sẽ không tiến hành nữa, như vậy gọi là : sự đình chỉ (Niết bàn) ». (1)
Khi ta chiêm nghiệm về một vật (hay là chính-ta, hoặc là những kẻ khác), ta nhận thức được nó không có một bản-thể-thực nào cả cũng không có một sự hiện hữu thật nào cả. Khi ta đã quen như thế rồi, vật thể sẽ hiện ra với ta như một ảo giác ma thuật hoặc giống như trong một giấc mơ, mặc dù không hiện hữu thật, nó vẫn hiển hiện ra như thế.
1- Tôi hiểu rằng : khi nghiên cứu để nhận biết thì phải khảo sát sự vững chắc của sự nghiên cứu nữa, nên quá trình sẽ trở nên vô tận. Nhưng nếu quán nhận trực tiếp được đối tượng phân tích không hiện hữu, thì không cần thêm sự khảo sát nào nữa.
Cũng có thể ta tự hỏi thực hiện được điều ấy thì có ích lợi như thế nào ? Long Thọ (Nâgârjuna) trả lời thắc mắc ấy như sau trong Prajnâmûla (chương XXIV, 18) :
« Những gì được tạo tác bằng lệ thuộc, ta xem chúng là Tánh không. Đấy chỉ là sự hiện hữu bằng tên gọi mà thôi, và như thế chính là Trung Đạo ».
Vậy chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của sự tạo tác liên đới chính là sự vắng mặt của hiện hữu nội tại và ý nghĩa của sự vắng mặt của hiện hữu nội tại chính là sự tạo tác liên đới. Vậy tạo tác liên đới và Tánh không bổ túc lẫn cho nhau. Khi đã nhận định minh bạch như thế rồi, ta hãy đem ra ứng dụng vào thực tế, dùng những phương tiện do sự hiểu biết quy ước có giá trị để nhận biết những gì cần gạt bỏ và những gì phải chấp nhận trong phạm vi của sự hiện hữu đơn thuần bằng tên gọi. Kết quả gặt hái được từ sự áp dụng ấy là những thể dạng tâm thần bấn loạn, chẳng hạn như sự ham muốn, ghét bỏ, v.v., kích động bởi sự bám níu vào tính cách hiện hữu nội tại, không nhận ra đấy chỉ là sự hiện hữu đơn giản bằng danh xưng, sẽ dần dần giảm thiểu sức mạnh và sau cùng sẽ biến mất.
Những điều trên đây có thể tóm lược như sau : Khi ta đã có kinh nghiệm sâu xa về quán nhận Tánh không, ta có thể ý thức được bất cứ gì hiển hiện qua sự cảm nhận của ta đều bộc phát một cách tự nhiên giống như những gì hiện hữu thật và đồng thời ta cũng nhận ra rằng khi nào càng quan tâm vào các vật thể, ý niệm về sự hiện hữu nội tại sẽ sinh khởi và càng bám níu chặt hơn vào thể dạng bên ngoài của những vật thể ấy và xem chúng như có thật một cách không chối cải được. Bất kể những loại xúc cảm nào và những đam mê nào được sinh khởi, chẳng hạn như sự bám níu, tham lam, hung hãn, v.v., chúng sinh ra từ sự kiện một chủ thể biến sự hiện hữu nội tại thành cơ bản và nguyên nhân (1).
Chúng ta có thể nhận thấy một cách chính xác và sâu xa là chủ thể vừa nói đã rơi vào một cảm nhận sai lầm, bị đánh lừa
1- Thay vì đấy chỉ là trống không hay Tánh không.
bởi đối tượng quy chiếu, một đối tượng thiếu hẳn nền tảng vững chắc, ngược lại thực hiện được phi-thực-thể là một sự cảm nhận đúng đắn.
Ngài Pháp Xứng (Dharmakîrti) vinh quang tuyên bố như sau trong Prâmâna-vârtica (« Bình giải và phê phán những phương pháp đúng đắn về sự hiểu biết », chương I, 49 và 220) :
« Một tâm thức thực hiện được và một tâm thức chỉ biết áp đặt một cách sai lầm tự hủy hoại lẫn nhau từ bản chất. Những gì méo mó và những gì lành mạnh đối nghịch với nhau từ bản chất; và những ai đã quen thuộc với cách hiểu biết lành mạnh sẽ cởi bỏ được mọi dục vọng ».
Vì lẽ hai thể dạng tâm thức trên đây đã nhận biết các vật thể bằng hai cách trái ngược với nhau, cho nên chúng tự hũy hoại lẫn nhau, hậu quả là một tâm thức trở nên mạnh hơn, và tâm thức thứ hai trở nên yếu kém hơn.
Long Thọ (Nâgârjuna) cũng nói đến điều này trong Darmadhâtu-stotra (« Tán tụng về Dharmadhâtu » (1), tiết 20-21) như sau :
« Giống như một vật trang trí bằng kim loại có vết bẩn không tinh khiết cần phải làm cho tinh khiết bằng lửa, khi đưa nó vào lửa các phần không tinh khiết đều bị cháy, nhưng nó thì không.
« Những gì thuộc về tâm thức cũng thế, bản chất của nó là ánh sáng trong suốt nhưng nó bị ô uế bởi những thứ không tinh khiết của dục vọng ; những thứ không tinh khiết ấy sẽ bị đốt hết bởi ngọn lửa của trí tuệ, nhưng bản thể của nó, tức là ánh sáng trong suốt, vẫn tồn tại... ».
1- Dharmadhâtu : dịch âm là Đạt-ma-đà-đô, dịch nghĩa là Giới Pháp, còn gọi là Pháp tính, Thực tính. Nghĩa từ chương theo tiếng Phạn là : không gian của sự thực tuyệt đối, tức là cảnh giới của tất cả các pháp (dharma). Chữ này có nhiều nghĩa, chỉ xin đưa ra định nghĩa theo Đại thừa : đó là tổng thể không gian, cảnh giới chung không nhị nguyên đối nghịch, cảnh giới của bản thể đích thật của mọi hiện tượng, của Tánh không vượt ra ngoài những nguyên nhân và điều kiện. Trong cảnh giới đó mọi hiện tượng có vẽ sinh khởi như là « thật », biểu lộ rồi biến mất.
Trong Kinh « Khoa học Tuyệt vời của kẻ Chiến thắng là Maitreya (1) (Uttaratantra) » có nói như sau :
« Vì rằng [những hành vi] từ nơi thân xác Hoàn hảo của Phật tỏa ngời [trên mọi chúng sinh]
Vì rằng sự thật không thể phân tách ra được, [vì nó là bản thể tối thượng chung của mọi chúng sinh và cả của Phật] và vì rằng tất cả đều hàm chứa tiềm năng của Phật tính, nên tất cả mọi chúng sinh đều mang bản thể của Phật ».
Chẳng những chỉ có phần bản thể tối thượng của tâm thức, mà cả bản thể quy ước của nó cũng không bị ô uế ; sự hiểu biết trong suốt không thể bị những ô nhiễm làm cho vấy bẩn. Vì thế tâm thức có thể trở nên tốt nhất hay tồi tệ nhất, và tâm thức lại có thể biến cải được. Mặc dù ta dễ gần gũi hơn với những thể dạng tâm thức xấu (đó là sự kiện mà một chủ thể tạo dựng sự hiện hữu tự tại), nhưng những thể dạng ấy có giới hạn, trái lại những thể dạng tâm thức cao cả lại có thể trải rộng đến vô cực. Dựa vào các lý lẽ đó, ta có thể vững tin rằng những dấu vết ố tạp không tinh khiết « bao bọc » tâm thức (nhưng chúng không phải là tâm thức) có thể lột bỏ và một khi chúng đã bị loại trừ hẳn không còn trở ngược lại được, bản thể của tâm thức sẽ trở thành sự Giải thoát; điều này chứng minh cho thấy sự Giải thoát có thể đạt được. Không những chỉ là những ảo giác của xúc động, mà kể cả những vết hằn (2) của chúng (những chướng ngại cuối cùng cản trở sự Hiểu biết Hoàn hảo) cũng đồng thời được hoàn toàn loại bỏ; và như thế bản thể của tâm thức sẽ trở thành Pháp thân (Thân xác của Chân lý), còn gọi là « Niết bàn phi thường trú » (3). Vì vậy, có thể lập luận rằng sự Giải thoát và sự Thông hiểu Toàn năng là những gì hiện hữu. Trong Prajnâmûla (chương I), Long Thọ (Nâgârjuna) tuyên bố như sau :
1- Phật Di-Lặc.
2- Tức là ngiệp (karma).
3- Không trụ ở một nơi nào cả.
« Tôi xin quỳ lạy trước người Thầy toàn năng nhất, vị Phật Hoàn hảo, đã giảng dạy rằng những gì tạo tác bằng lệ thuộc [vào những nguyên nhân và điều kiện] không có tử, không có sinh, không phải hư vô, không trường tồn, không đi cũng không đến, không độc nhất cũng không khác biệt, chúng vượt thoát ra ngoài những ý niệm và được làm cho lắng xuống ».
Chính như thế đó, Như lai đã giảng đi giảng lại và nhấn mạnh rằng sự tạo tác liên đới chứng minh cho thấy rằng, vì các hiện tượng được tạo tác bằng cách lệ thuộc, nên chúng mang bản thể của Tánh không, thoát ra ngoài tám cực đoan như vừa kể trên đây. Ta đặt lòng tin nơi đấng Thế tôn đã chỉ cho ta không sai lạc sự Tốt lành Tối thượng và cả những phương tiện để đạt đến sự Tốt lành ấy, ta cũng tin chắc chắn những lời giảng huấn của Ngài đã chỉ cho ta con đường tự do tạm thời (1), thoát ra ngoài những sự tái sinh bất hạnh, là những lời giảng huấn không lầm lẫn.
Ngài Pháp Xứng (Dharmakîrti) Vinh quang, trong Tập Prâmâna-vârtika của ngài (I, 127) đã tuyên bố như sau :
« Vì rằng [Lời nói của Phật] chính xác đối với ý nghĩa chính yếu (Shûnyata), nên người ta xem lời nói ấy cũng [đúng đắn] đối với những ý nghĩa khác nữa (tức là những ý nghĩa tiềm ẩn) ».
Và Thánh Thiên (Arya-Deva) trong Chatuhsataka (« Tập luận gồm bốn trăm tiết ») XII,5 đã viết như sau :
« Nếu như có một sự nghi ngờ nào nổi lên liên quan đến những lời giảng huấn bị che lấp (thiếu minh bạch) của Phật, thì quý vị cứ căn cứ vào sự thuyết giảng của Ngài về Tánh không và hãy đặt lòng tin trong đó ».
Một cách vắn tắt, khi đã hiểu được những Lời giảng của Phật và những lời bình giải, trong mục đích giúp ta thực hiện hạnh phúc nhất thời và trường cữu, chúng ta sẽ tin vào những
1- Chưa hoàn toàn giải thoát, còn vướng trong luân hồi, nhưng tái sinh trong một hoàn cảnh thuận lợi bằng một thân xác tốt lành .
Lời giảng huấn và bình giải ấy, và trong thâm tâm sâu kín của ta sẽ phát hiện sự kính cẩn rộng lớn và lòng tin sâu xa đối với vị Phật Phúc hạnh và đối với các vị thầy người Ấn, và cả các đồ đệ của họ nữa. Tiếp theo đó, ta sẽ có đủ khả năng phát huy lòng tôn kính vững chắc đối với vị Thầy đã vạch cho ta con đường không sai lạc, và cả đối với Tăng đoàn, tức là những người bạn tinh thần đã bước theo con đường mà chính Phật trước đây đã từng bước lên. Nguyệt Xứng (Chandrakîrti) cũng đã đề cập đến điều này trong Trisarana-saptati (« Bẩy mươi tiết về Tam Quy ») như sau :
« Phật, Pháp và Tập đoàn Tuyệt vời (Tăng đoàn) là những nơi Nương tựa cho những ai ước mong được giải thoát ».
Hiển nhiên chúng ta sẽ tin tưởng Tam Bảo là nơi nương tựa duy nhất. Những ai nhận thức được khổ đau trong thế giới luân hồi sẽ sẳn sàng Quy y nơi Tam Bảo, với nguyện vọng được Giải thoát, một nguyện vọng vững chắc và bền bỉ. Với kinh nghiệm sống của ta, và khi đã ý thức được nỗi thống khổ của mọi sinh linh, ta sẽ phát động lòng nhiệt tâm dẫn dắt tất cả đến nơi Giải thoát và Hiểu biết Toàn năng (Phật tính). Để có thể thực hiện được điều ấy chính ta phải đạt được Giác ngộ trước đã. Vì thế ta phải phát động trong ta một nghi lực vững vàng và mạnh mẽ để đi đến đích trong mục tiêu duy nhất đem đến lợi ích cho tất cả mọi sinh linh (Bồ-đề Tâm). Nếu ta được thúc đẩy bởi nguyện vọng đạt được Giải thoát cho riêng cá nhân ta, đấy là ta đã chọn lựa cách vun trồng đạo đức của những người xuất gia và thế tục, và như thế có nghĩa là ta đang bước trên con đường Tích lũy (Tiểu thừa). Dần dần khi ta đã quen với cái nhìn tinh tế và sâu xa về Tánh không bằng tu tập và suy tư, cái « nhìn » ấy sẽ tuần tự cải thiện để trở thành Trí tuệ sâu xa tạo dựng bằng thiền định, từ đó sự Tập trung Bình lặng (Sammatâ) và sự Quán nhận Cao độ (Vipâsyana) sẽ phối hợp với nhau để giúp ta nhận biết bằng khái niệm về ý nghĩa của Tánh không. Được như thế tức là ta đã khởi sự bước vào được con đường Chuẩn bị (Prayogamârga). Sau đó, sự quán nhận trực tiếp về Tánh không (Shûnyata) sẽ đưa ta vào con đường Quán nhận (Darshanamârga), và đấy mới chính là Con đường Đích thực, là hạt bảo châu của Đạo Pháp (Dharma). « Con đường » này là một « liều thuốc » giúp ta bước vào Sự thực của sự Cởi bỏ (1), loại trừ các cấp bậc thô thiển của Sự thực về Nguyên nhân của Khổ đau (khái niệm về sự hiện hữu thật) và Sự thật của Khổ đau (những tái sinh bất hạnh v.v.). Bằng con đường Triển khai (Bhâvanâmârga), ta sẽ quen dần với Sự thật đã quán nhận và ta sẽ đạt được sự Tịch diệt Thật sự. Những ô uế của xúc cảm sẽ dần dần bị loại bỏ, bắt đầu bằng những gì lộ liễu nhất. Sau cùng, ngay cả những xúc cảm tinh tế nhất và cả tiềm năng (2) của chúng cũng sẽ được xoá bỏ. Chuyến du hành của ta hoàn tất, sự Giải thoát đã thực được hiện, và đấy là thể dạng mà ta chẳng còn gì để tu tập hay là học hỏi thêm nữa, thể dạng ấy thuộc vào hàng La Hán của Đại thừa.
Mục đích đạt được Phật tính của ta chính là vì sự tốt lành cho tất cả chúng sinh, và rồi từ đạo đức mà ta chọn lựa, cho đến trí tuệ phát sinh từ tu tập và suy tư, kể cả thiền định hướng vào ý nghĩa của Tánh không, tất cả sẽ được kích động bởi Bồ-đề tâm và tiếp sức bởi những « phương tiện khéo léo » của sự hoàn thiện (Pâramitâ). Sự Quán nhận Tánh không dần dần trở nên sâu xa hơn và khi sự Quán nhận ấy được nhận biết một cách trực tiếp, và khi ta đã trải qua hết con đường Tích lũy ta sẽ đạt được Trí tuệ hoàn hảo của người Bồ-tát, đó là « trí tuệ của địa giới thứ nhất » của Đại thừa, tức là « kalpa » thứ nhất của trí tuệ và những gì xứng đáng ». Như đã trình bày trên đây, ta bắt đầu thực hiện giai đoạn của sự Cởi bỏ Thực sự (Tịch diệt Thực sự). Người Bồ-tát bắt buộc phải trải qua « bẩy địa giới đầu tiên » gọi là « những địa giới không tinh khiết » và đồng
1- Sự Giải thoát, sự Tịch diệt.
2- Tiềm năng của những xúc cảm tức là những gì sẽ tạo ra nghiệp.
thời thu góp một « sưu tập » về trí tuệ và những gì xứng đáng thuộc kalpa thứ hai. Trong « ba địa giới sau cùng » ta tuần tự loại trừ những chướng ngại cản trở sự hiểu biết toàn năng, loại trừ cả những vết hằn từ những ý niệm của ta về sự hiện hữu thật đã lưu lại, cũng như những khuynh hướng xấu và tinh vi mà chúng đã tạo ra. Khi nào « kalpa vô tận thứ ba về tích lũy » hoàn tất, ta sẽ chắc chắn đạt đến sự Tịch diệt Tối thượng, tức là Dharmakâya (Pháp thân). Tam Thân là : Dharmakâya (Pháp thân), Sambhokâya (Báo thân), và Nirmânakâya (Ứng thân), đồng thời cùng hiển hiện, và như vậy ta đã thực hiện được Thể dạng của Phật, tức Phật tính, hoàn tất một cách rốt ráo về Trí tuệ, Từ bi và Sức mạnh.
Tuy nhiên một « chúng sinh thành đạt » khắc phục được tâm trí mình nhờ phát huy lòng khát vọng đạt được Giải thoát, đạt được Bồ-đề tâm và cả sự Quán nhận đúng đắn về Tánh không (Shûnyata), tiếp tục gom góp hậu quả mang đến từ những nguyên nhân xứng đáng và từ trí tuệ, như thế sinh linh này đã chuẩn bị xong để bước vào Con đường Tan-tra.
Nếu như trong số các con đường tu tập thuộc về Tan-tra
Thần bí, ta đã chọn những con đường thuộc Ba loại Tan-tra thấp, ta có thể sẽ được giác ngộ nhanh hơn cả Thừa Hoàn thiện. Sự nhanh chóng đó là nhờ những phương tiện tuyệt vời giúp loại trừ những chướng ngại cản trở sự hiểu biết toàn năng, nhắm vào sự phát hiện Thân Hình tướng (Rûpakâya) bằng cách thực hiện du-già, xử dụng sự kết hợp giữa Bình lặng của sự Tập trung và sự Quán nhận Tối thượng.
Đặc biệt khi ta tu tập về cấp bậc cao nhất trong Thừa Tan-tra là Anuttara-yoga-tantra, ta sẽ tập nhận biết « các khí và tri thức » thuộc những cấp bậc thô thiển, tinh tế và thật tinh tế, và rồi tri thức tinh tế nhất sẽ phát huy như chính bản thể tinh túy của con đường tu tập. Tập luyện theo phương cách đó, sự quán nhận Tánh không sẽ trở nên cực kỳ mãnh liệt. Con đường Tan-tra vì thế có khả năng đặc biệt loại trừ nhanh chóng những chướng ngại.
Sau đây là cách giải thích thật ngắn gọn về phương pháp giúp hiểu được chính xác về Tánh không (Shûnyatâ). Phương pháp đề nghị này là cách dùng thiền định loại bỏ những chướng ngại ngăn chận sự quán nhận Tánh không; muốn thực hiện được điều này phải có sự hỗ trợ rộng lớn của những hành vi đạo đức. Trong lãnh vực của « phạm vi tích lũy » mỗi người hành động tùy theo xu hướng của mình (1), hoặc có thể hướng sự quán tưởng vào một Đối tượng Quy y (2) đặc biệt nào đó trước mặt ta. Phương pháp hữu hiệu nhất là tu tập « Pujâ gồm bẩy phần ».
Trong bước đầu tu tập, như đã nói trước đây, thiền định về tính cách phi-thực-thể của con người tương đối dễ (vì lý do chủ thể luôn luôn hiện diện). Trước hết ta phải nhận thấy thật minh bạch phương cách một con người đang thiền định hiển hiện ra trong tâm trí khi ta suy nghĩ rằng : « Giờ đây » tôi « đang suy tư về Tánh không ». Ta phải hết sức chú tâm vào phương cách xem cái « tôi » đó hiển hiện ra sao vào những lúc ta đang cảm thấy vui sướng hay lo buồn, và nhất là chú tâm đến sự bám níu của ta vào những thể dạng xúc động ấy như thế nào. Sau khi đã nắm vững được những căn bản nhận biết như thế, ta mới có thể tiếp tục quán xét về « cái tôi » theo cách thức nói đến trong các trang trên đây.
Khi nào sự hiểu biết của ta về sự quán nhận Tánh không đã trở nên sâu xa, ta mới có đủ kinh nghiệm để thực hiện sự cảm nhận rằng « cái tôi » đang hiển hiện một cách rất thật, rất độc lập, nhưng thực ra chẳng có một sự hiện hữu nào cả. Tập trung tâm thức một cách mạnh mẽ vào Tánh không trong sáng đó, và thấy Tánh không chính là sự vắng mặt của đối tượng cần phủ nhận, đấy là ta đang thực hiện sự thiền định bình lặng, không cần đến sự phân tích nữa. Khi sức tập trung của ta yếu
1- Để gom góp (tích lũy) những hành vi đạo đức, mỗi người tự hành động tùy theo khả năng , sinh hoạt và xu hương của mình.
2- Trong khi thiền định, quán tưởng ra trước mặt một vị Phật (hay một thánh nhân). Sức quán tưởng cực mạnh sẽ giúp hành giả nhập vào và biến thành đối tượng thiền định, tức vị Phật hay thánh nhân.
xuống và Tánh không có thể trở thành một thứ hư vô đơn giản, trường hợp này ta phải xử dụng cách tập luyện thiền định phân giải bằng cách phải « xua đuổi » cái « tôi » như đã nói đến trên đây. Luyện tập luân phiên giữa thiền định phân giải và thiền định bình lặng là phương cách biến cải tâm linh.
Khi biết xử dụng phương cách ấy để đạt được sự hiểu biết (dù đơn sơ) về tánh không của « cái tôi », ta mới có thể tiếp tục quan tâm đến những phần tử cấu hợp lệ thuộc, trên đó « cái tôi » được xây dựng. Thật hết sức hệ trọng phải phân tích kỹ lưỡng các thành phần cấu hợp (chẳng hạn như hình tướng, những giác cảm, sự nhận biết v.v.) và nhất là các cấu hợp thuộc những ý niệm. Nhận biết được bản chất tương đối của những ý niệm (1) thật là khó, nhưng lại rất là quan trọng. Khi nào ta nhận ra được bản chất tương đối của tâm thức, tức là sự hiểu biết minh bạch và đơn giản (2), ta mới có thể dần dần đi đến chỗ hiểu được Bản thể Tối thượng của nó. Thực hiện được như thế sẽ là một sự tiến bộ đáng kể. Để khởi sự, thiền định cần kéo dài độ nữa giờ. Khi xuất thiền, các hiện tượng lẫn lộn, tốt hay xấu, mang đến cho ta vui sướng hay buồn khổ, lại tiếp tục phát hiện qua ý niệm của ta. Ta phải dùng hết sức để quán thấy rằng các hiện tượng đó không hiện hữu một cách khách quan, nó chỉ là những biểu hiện bên ngoài, mang những nguồn gốc tương liên mà thôi, giống như những ảo ảnh ma thuật. Cách thiền định như thế cần thực hiện làm bốn lần : lúc hừng đông, buổi sáng, buổi chiều và tối, hoặc sáu lần (ba lần ban ngày và ba lần ban đêm) hoặc có thể tám lần (bốn ban ngày và bốn ban đêm). Nếu không thực thi được như vậy thì ta chia làm hai lần, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều (3).
Khi tu tập được như thế, sự hiểu biết và kinh nghiệm của ta sẽ biểu lộ một cách khẳng định hơn, và trong từng hành
1- Sự nhận biết, sự hiểu biết.
2- Tức là sự hiểu biết quy ước.
3- Số buổi ngồi thiền đề nghị trong chương « Chìa Khóa của Trung Đạo » trên đây áp dụng cho những người ẩn cư tu học về chủ đề này. (đây là ghi chú trong nguyên bản, không phải của người dịch sang tiếng Việt).
động của ta, khi đi đứng, lúc làm việc, hay ăn uống, sự « quán thấy » Tánh không lúc nào cũng trỗi dậy trong ta, không cần đến cố gắng. Nhưng nếu chưa đạt được sự bình lặng trong sự tập trung tâm thức (sâmatâ) hướng dẫn bởi Tánh không, thì ta vẫn chưa có thể thiết lập được sự Quán thấy cao độ (vipâsyanâ); vì thế, trước hết phải tập thế nào để có thể đạt được sự tập trung an bình của tâm thức (phương pháp có thể học trong các trường hợp khác). Nếu ta không bằng lòng với mớ kiến thức bằng trí óc về Tánh không, nhưng ta thiết tha mong mỏi được thực nghiệm thực sự, trường hợp như thế ta cần phải dựa vào những gì đã được trình bày trên đây, sau đó phải học hỏi các Kinh sách Su-tra và suy tư về những lời bình giảng liên hệ đến sự giảng dạy về cách quán thấy sâu xa của Tánh không, cũng như những lời giải thích tuyệt diệu về vấn đề này của các học giả Tây tạng.
Chúng ta phải đem ra thử thách kết quả từ những kinh nghiệm do chính bản thân ta thu thập với những gì đã học hỏi, cũng như những lời giảng của một vị thầy đúng đắn mà ta đã được nghe.
Với sự chung góp của những gì xứng đáng mang đến từ những cố gắng trên đây, xin ước mong rằng tất cả mọi chúng sinh cầu mong tìm được hạnh phúc sẽ đạt được con mắt nhìn thấy Tánh không, thoát khỏi những « cái nhìn » cực đoan, để bước vào Cảnh giới của sự Giải thoát Lớn lao.
Những điều trên đây cũng đã được viết một cách thật giản dị trong mục đích làm thế nào cho dễ hiểu và có thể dịch được sang các ngôn ngữ khác trong mục đích đem đến lợi ích cho những ai đi tìm Đạo Pháp của Phật, dù đến từ phương Đông hay phương Tây, và nhất là cho những ai ước mong hiểu được ý nghĩa sâu xa và tinh tế của Tánh không, nhưng lại không đủ phương tiện để học hỏi những Tập luận vĩ đại của Trung đạo hoặc không thể đọc được những gì đã viết về các trước tác này bằng tiếng Tây tạng.
Ước mong rằng những điều trên đây, được viết bởi một người tu hành tên là Sakya Tenzin Gyatso, Đat-lai Lạt-ma thứ XIV, có thể góp công giúp cho lòng Từ tâm và sự Tinh khiết được nẩy nở một cách hài hòa.
Gốc cây là một sự thực tương đối hay quy ước và cách thức hiện hữu thật của nó là Sự thật Tối thượng. Nếu đem Sự thực Tối thượng ra làm căn bản cho sự khảo sát, thì nó lại trở thành một cách biểu lộ cho bản thể thực của chính nó; vì thế nên người ta cũng có thể giải thích rằng Sự thực Tối thượng khi đem ra làm đối tượng khảo sát cũng có thể được xem như là một sự thực tương đối.
Mặc dù, đương nhiên không có một khác biệt nào nơi « bản thể » của Tánh không (Shûnyatâ), nhưng bằng cách phân tích vẫn có thể phân chia ra làm 4, 16, 18 và 20 loại tùy theo căn bản khảo sát; nhưng tất cả đều gồm chung trong tính chất phi-thực-thể đối với con người và đối với mọi hiện tượng (pugdala-dharmanairâtmya).
Ví dụ trường hợp ta đã đạt được sự hiểu biết tốt bằng trí óc về Tánh không, và khi ta đem sự hiểu biết ấy ra thực
1- Theo tôi hiểu đây là những người đã giác ngộ, chiến thắng được vô minh.
nghiệm, sự thực nghiệm cho thấy đó là một thứ hư vô, một thứ gì mà tất cả đều bị hũy diệt, cái trống không có tính cách hư vô như thế vẫn không phải là Tánh không. Cũng thế, nếu ta chỉ đạt được sự hiểu biết quy ước đơn thuần về ý nghĩa của Tánh không, thì đấy chưa phải là sự thực hiện Tánh không.
Vì vậy, Kinh Arya-Prajnâ-pâramitâ-sanchaya-
« Dù cho một người Bồ-tát đã thực hiện được : « Những cấu hợp ấy là trống không », nhưng người này vẫn còn duy trì cái ký hiệu trống không, cái ý nghĩ về trống không, và vẫn chưa tin tưởng hết vào thể dạng phi-tạo-tác ».
Cái gì ta gọi là Tánh không chính là một sự phủ nhận, sự phủ nhận này phải làm cho nó trở thành hiển nhiên bằng cách loại trừ đơn giản đối tượng của sự phủ nhận, đối tượng của sự phủ nhận chính là sự hiện-hữu-của-cái-ngã.
Có hai phương thức phủ nhận : phương thức thứ nhất gọi là sự phủ nhận khẳng-định-tích-cực, nó đòi hỏi phải có một cái gì đó thay vào chỗ đối tượng bị phủ nhận; phương thức thứ hai không lưu lại một thứ gì cả để thay thế vào chỗ của đối tượng, phương thức thứ hai này gọi là « sự phủ nhận phi-khẳng-định ».
Tánh không thuộc vào loại thứ hai, thực hiện được Tánh không chính là làm cho sự vắng mặt của vật thể được phân tích trở thành hiển nhiên. Những gì hiện ra trong tâm trí phải là một thứ Tánh không trong sáng, một sự phi-hiện-hữu hoàn toàn về thể dạng chắc nịch của mọi vật thể; bản chất tột cùng hay là sự phi-hiện-hữu thật sự và đơn thuần ấy chính là Tánh không...Một tâm thức như thế mới gọi là đã thực hiện được Tánh không. Tịch Thiên (Shântideva) giải thích trong Bodhicaryâvatara (chương IX, 34-35) như sau :
« Khi ta bảo rằng : « Nó không hiện hữu », tức hiện tượng phân tích sẽ được nhận biết như không mang một sự hiện hữu nội tại nào; thì làm thế nào cái tính chất phi-thực-thế không cơ sở như thế có thể lưu lại trong tâm trí ? ».
« Khi nào những đặc tính của hiện tượng và cả những đặc tính của phi-hiện-tượng đều không còn trú ngụ trong tâm thức nữa, và vì lẽ không còn một thứ hình tướng nào khác hiển hiện ra, tất cả mọi tạo dựng sẽ chấm dứt ».
Nếu Tánh không vẫn còn là một sự phủ-nhận-tích-cực (đòi hỏi phải có sự hiện hữu của một vật thể khác) sự nhận thức của nó vẫn còn lưu giữ một vật thể quy chiếu, một tín hiệu nào đó, và rồi khả năng tạo lập một sự hiện hữu thật, liên đới với tín hiệu đó, vẫn chưa có thể gạt bỏ hẵn...và như vậy, Trí tuệ nhận thức được Tánh không chưa phải là liều thuốc hoá giải của tất cả mọi nhận thức và sẽ chưa đủ khả năng loại trừ những chướng ngại (âvaranâ).
Chính vì nghĩ đến điều này nên Tịch Thiên (Shântideva) trong Bodhicaryâvattara (chương IX, 110-111) đã nói rằng :
« Khi tâm thức, phân tích các hiện tượng, xác định là chúng trống không về hiện hữu nội tại, (như thế) còn phải khảo sát giá trị của chính sự phân tích ấy nữa, quá trình sẽ trở nên vô tận.
« Khi đối tượng phân tích đã được nhận định là không hiện hữu, (như thế) cơ sở thăm dò cũng sẽ không còn; thiếu cơ sở (thăm dò) sự phân tích sẽ không tiến hành nữa, như vậy gọi là : sự đình chỉ (Niết bàn) ». (1)
Khi ta chiêm nghiệm về một vật (hay là chính-ta, hoặc là những kẻ khác), ta nhận thức được nó không có một bản-thể-thực nào cả cũng không có một sự hiện hữu thật nào cả. Khi ta đã quen như thế rồi, vật thể sẽ hiện ra với ta như một ảo giác ma thuật hoặc giống như trong một giấc mơ, mặc dù không hiện hữu thật, nó vẫn hiển hiện ra như thế.
1- Tôi hiểu rằng : khi nghiên cứu để nhận biết thì phải khảo sát sự vững chắc của sự nghiên cứu nữa, nên quá trình sẽ trở nên vô tận. Nhưng nếu quán nhận trực tiếp được đối tượng phân tích không hiện hữu, thì không cần thêm sự khảo sát nào nữa.
Cũng có thể ta tự hỏi thực hiện được điều ấy thì có ích lợi như thế nào ? Long Thọ (Nâgârjuna) trả lời thắc mắc ấy như sau trong Prajnâmûla (chương XXIV, 18) :
« Những gì được tạo tác bằng lệ thuộc, ta xem chúng là Tánh không. Đấy chỉ là sự hiện hữu bằng tên gọi mà thôi, và như thế chính là Trung Đạo ».
Vậy chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của sự tạo tác liên đới chính là sự vắng mặt của hiện hữu nội tại và ý nghĩa của sự vắng mặt của hiện hữu nội tại chính là sự tạo tác liên đới. Vậy tạo tác liên đới và Tánh không bổ túc lẫn cho nhau. Khi đã nhận định minh bạch như thế rồi, ta hãy đem ra ứng dụng vào thực tế, dùng những phương tiện do sự hiểu biết quy ước có giá trị để nhận biết những gì cần gạt bỏ và những gì phải chấp nhận trong phạm vi của sự hiện hữu đơn thuần bằng tên gọi. Kết quả gặt hái được từ sự áp dụng ấy là những thể dạng tâm thần bấn loạn, chẳng hạn như sự ham muốn, ghét bỏ, v.v., kích động bởi sự bám níu vào tính cách hiện hữu nội tại, không nhận ra đấy chỉ là sự hiện hữu đơn giản bằng danh xưng, sẽ dần dần giảm thiểu sức mạnh và sau cùng sẽ biến mất.
Những điều trên đây có thể tóm lược như sau : Khi ta đã có kinh nghiệm sâu xa về quán nhận Tánh không, ta có thể ý thức được bất cứ gì hiển hiện qua sự cảm nhận của ta đều bộc phát một cách tự nhiên giống như những gì hiện hữu thật và đồng thời ta cũng nhận ra rằng khi nào càng quan tâm vào các vật thể, ý niệm về sự hiện hữu nội tại sẽ sinh khởi và càng bám níu chặt hơn vào thể dạng bên ngoài của những vật thể ấy và xem chúng như có thật một cách không chối cải được. Bất kể những loại xúc cảm nào và những đam mê nào được sinh khởi, chẳng hạn như sự bám níu, tham lam, hung hãn, v.v., chúng sinh ra từ sự kiện một chủ thể biến sự hiện hữu nội tại thành cơ bản và nguyên nhân (1).
Chúng ta có thể nhận thấy một cách chính xác và sâu xa là chủ thể vừa nói đã rơi vào một cảm nhận sai lầm, bị đánh lừa
1- Thay vì đấy chỉ là trống không hay Tánh không.
bởi đối tượng quy chiếu, một đối tượng thiếu hẳn nền tảng vững chắc, ngược lại thực hiện được phi-thực-thể là một sự cảm nhận đúng đắn.
Ngài Pháp Xứng (Dharmakîrti) vinh quang tuyên bố như sau trong Prâmâna-vârtica (« Bình giải và phê phán những phương pháp đúng đắn về sự hiểu biết », chương I, 49 và 220) :
« Một tâm thức thực hiện được và một tâm thức chỉ biết áp đặt một cách sai lầm tự hủy hoại lẫn nhau từ bản chất. Những gì méo mó và những gì lành mạnh đối nghịch với nhau từ bản chất; và những ai đã quen thuộc với cách hiểu biết lành mạnh sẽ cởi bỏ được mọi dục vọng ».
Vì lẽ hai thể dạng tâm thức trên đây đã nhận biết các vật thể bằng hai cách trái ngược với nhau, cho nên chúng tự hũy hoại lẫn nhau, hậu quả là một tâm thức trở nên mạnh hơn, và tâm thức thứ hai trở nên yếu kém hơn.
Long Thọ (Nâgârjuna) cũng nói đến điều này trong Darmadhâtu-stotra (« Tán tụng về Dharmadhâtu » (1), tiết 20-21) như sau :
« Giống như một vật trang trí bằng kim loại có vết bẩn không tinh khiết cần phải làm cho tinh khiết bằng lửa, khi đưa nó vào lửa các phần không tinh khiết đều bị cháy, nhưng nó thì không.
« Những gì thuộc về tâm thức cũng thế, bản chất của nó là ánh sáng trong suốt nhưng nó bị ô uế bởi những thứ không tinh khiết của dục vọng ; những thứ không tinh khiết ấy sẽ bị đốt hết bởi ngọn lửa của trí tuệ, nhưng bản thể của nó, tức là ánh sáng trong suốt, vẫn tồn tại... ».
1- Dharmadhâtu : dịch âm là Đạt-ma-đà-đô, dịch nghĩa là Giới Pháp, còn gọi là Pháp tính, Thực tính. Nghĩa từ chương theo tiếng Phạn là : không gian của sự thực tuyệt đối, tức là cảnh giới của tất cả các pháp (dharma). Chữ này có nhiều nghĩa, chỉ xin đưa ra định nghĩa theo Đại thừa : đó là tổng thể không gian, cảnh giới chung không nhị nguyên đối nghịch, cảnh giới của bản thể đích thật của mọi hiện tượng, của Tánh không vượt ra ngoài những nguyên nhân và điều kiện. Trong cảnh giới đó mọi hiện tượng có vẽ sinh khởi như là « thật », biểu lộ rồi biến mất.
Trong Kinh « Khoa học Tuyệt vời của kẻ Chiến thắng là Maitreya (1) (Uttaratantra) » có nói như sau :
« Vì rằng [những hành vi] từ nơi thân xác Hoàn hảo của Phật tỏa ngời [trên mọi chúng sinh]
Vì rằng sự thật không thể phân tách ra được, [vì nó là bản thể tối thượng chung của mọi chúng sinh và cả của Phật] và vì rằng tất cả đều hàm chứa tiềm năng của Phật tính, nên tất cả mọi chúng sinh đều mang bản thể của Phật ».
Chẳng những chỉ có phần bản thể tối thượng của tâm thức, mà cả bản thể quy ước của nó cũng không bị ô uế ; sự hiểu biết trong suốt không thể bị những ô nhiễm làm cho vấy bẩn. Vì thế tâm thức có thể trở nên tốt nhất hay tồi tệ nhất, và tâm thức lại có thể biến cải được. Mặc dù ta dễ gần gũi hơn với những thể dạng tâm thức xấu (đó là sự kiện mà một chủ thể tạo dựng sự hiện hữu tự tại), nhưng những thể dạng ấy có giới hạn, trái lại những thể dạng tâm thức cao cả lại có thể trải rộng đến vô cực. Dựa vào các lý lẽ đó, ta có thể vững tin rằng những dấu vết ố tạp không tinh khiết « bao bọc » tâm thức (nhưng chúng không phải là tâm thức) có thể lột bỏ và một khi chúng đã bị loại trừ hẳn không còn trở ngược lại được, bản thể của tâm thức sẽ trở thành sự Giải thoát; điều này chứng minh cho thấy sự Giải thoát có thể đạt được. Không những chỉ là những ảo giác của xúc động, mà kể cả những vết hằn (2) của chúng (những chướng ngại cuối cùng cản trở sự Hiểu biết Hoàn hảo) cũng đồng thời được hoàn toàn loại bỏ; và như thế bản thể của tâm thức sẽ trở thành Pháp thân (Thân xác của Chân lý), còn gọi là « Niết bàn phi thường trú » (3). Vì vậy, có thể lập luận rằng sự Giải thoát và sự Thông hiểu Toàn năng là những gì hiện hữu. Trong Prajnâmûla (chương I), Long Thọ (Nâgârjuna) tuyên bố như sau :
1- Phật Di-Lặc.
2- Tức là ngiệp (karma).
3- Không trụ ở một nơi nào cả.
« Tôi xin quỳ lạy trước người Thầy toàn năng nhất, vị Phật Hoàn hảo, đã giảng dạy rằng những gì tạo tác bằng lệ thuộc [vào những nguyên nhân và điều kiện] không có tử, không có sinh, không phải hư vô, không trường tồn, không đi cũng không đến, không độc nhất cũng không khác biệt, chúng vượt thoát ra ngoài những ý niệm và được làm cho lắng xuống ».
Chính như thế đó, Như lai đã giảng đi giảng lại và nhấn mạnh rằng sự tạo tác liên đới chứng minh cho thấy rằng, vì các hiện tượng được tạo tác bằng cách lệ thuộc, nên chúng mang bản thể của Tánh không, thoát ra ngoài tám cực đoan như vừa kể trên đây. Ta đặt lòng tin nơi đấng Thế tôn đã chỉ cho ta không sai lạc sự Tốt lành Tối thượng và cả những phương tiện để đạt đến sự Tốt lành ấy, ta cũng tin chắc chắn những lời giảng huấn của Ngài đã chỉ cho ta con đường tự do tạm thời (1), thoát ra ngoài những sự tái sinh bất hạnh, là những lời giảng huấn không lầm lẫn.
Ngài Pháp Xứng (Dharmakîrti) Vinh quang, trong Tập Prâmâna-vârtika của ngài (I, 127) đã tuyên bố như sau :
« Vì rằng [Lời nói của Phật] chính xác đối với ý nghĩa chính yếu (Shûnyata), nên người ta xem lời nói ấy cũng [đúng đắn] đối với những ý nghĩa khác nữa (tức là những ý nghĩa tiềm ẩn) ».
Và Thánh Thiên (Arya-Deva) trong Chatuhsataka (« Tập luận gồm bốn trăm tiết ») XII,5 đã viết như sau :
« Nếu như có một sự nghi ngờ nào nổi lên liên quan đến những lời giảng huấn bị che lấp (thiếu minh bạch) của Phật, thì quý vị cứ căn cứ vào sự thuyết giảng của Ngài về Tánh không và hãy đặt lòng tin trong đó ».
Một cách vắn tắt, khi đã hiểu được những Lời giảng của Phật và những lời bình giải, trong mục đích giúp ta thực hiện hạnh phúc nhất thời và trường cữu, chúng ta sẽ tin vào những
1- Chưa hoàn toàn giải thoát, còn vướng trong luân hồi, nhưng tái sinh trong một hoàn cảnh thuận lợi bằng một thân xác tốt lành .
Lời giảng huấn và bình giải ấy, và trong thâm tâm sâu kín của ta sẽ phát hiện sự kính cẩn rộng lớn và lòng tin sâu xa đối với vị Phật Phúc hạnh và đối với các vị thầy người Ấn, và cả các đồ đệ của họ nữa. Tiếp theo đó, ta sẽ có đủ khả năng phát huy lòng tôn kính vững chắc đối với vị Thầy đã vạch cho ta con đường không sai lạc, và cả đối với Tăng đoàn, tức là những người bạn tinh thần đã bước theo con đường mà chính Phật trước đây đã từng bước lên. Nguyệt Xứng (Chandrakîrti) cũng đã đề cập đến điều này trong Trisarana-saptati (« Bẩy mươi tiết về Tam Quy ») như sau :
« Phật, Pháp và Tập đoàn Tuyệt vời (Tăng đoàn) là những nơi Nương tựa cho những ai ước mong được giải thoát ».
Hiển nhiên chúng ta sẽ tin tưởng Tam Bảo là nơi nương tựa duy nhất. Những ai nhận thức được khổ đau trong thế giới luân hồi sẽ sẳn sàng Quy y nơi Tam Bảo, với nguyện vọng được Giải thoát, một nguyện vọng vững chắc và bền bỉ. Với kinh nghiệm sống của ta, và khi đã ý thức được nỗi thống khổ của mọi sinh linh, ta sẽ phát động lòng nhiệt tâm dẫn dắt tất cả đến nơi Giải thoát và Hiểu biết Toàn năng (Phật tính). Để có thể thực hiện được điều ấy chính ta phải đạt được Giác ngộ trước đã. Vì thế ta phải phát động trong ta một nghi lực vững vàng và mạnh mẽ để đi đến đích trong mục tiêu duy nhất đem đến lợi ích cho tất cả mọi sinh linh (Bồ-đề Tâm). Nếu ta được thúc đẩy bởi nguyện vọng đạt được Giải thoát cho riêng cá nhân ta, đấy là ta đã chọn lựa cách vun trồng đạo đức của những người xuất gia và thế tục, và như thế có nghĩa là ta đang bước trên con đường Tích lũy (Tiểu thừa). Dần dần khi ta đã quen với cái nhìn tinh tế và sâu xa về Tánh không bằng tu tập và suy tư, cái « nhìn » ấy sẽ tuần tự cải thiện để trở thành Trí tuệ sâu xa tạo dựng bằng thiền định, từ đó sự Tập trung Bình lặng (Sammatâ) và sự Quán nhận Cao độ (Vipâsyana) sẽ phối hợp với nhau để giúp ta nhận biết bằng khái niệm về ý nghĩa của Tánh không. Được như thế tức là ta đã khởi sự bước vào được con đường Chuẩn bị (Prayogamârga). Sau đó, sự quán nhận trực tiếp về Tánh không (Shûnyata) sẽ đưa ta vào con đường Quán nhận (Darshanamârga), và đấy mới chính là Con đường Đích thực, là hạt bảo châu của Đạo Pháp (Dharma). « Con đường » này là một « liều thuốc » giúp ta bước vào Sự thực của sự Cởi bỏ (1), loại trừ các cấp bậc thô thiển của Sự thực về Nguyên nhân của Khổ đau (khái niệm về sự hiện hữu thật) và Sự thật của Khổ đau (những tái sinh bất hạnh v.v.). Bằng con đường Triển khai (Bhâvanâmârga), ta sẽ quen dần với Sự thật đã quán nhận và ta sẽ đạt được sự Tịch diệt Thật sự. Những ô uế của xúc cảm sẽ dần dần bị loại bỏ, bắt đầu bằng những gì lộ liễu nhất. Sau cùng, ngay cả những xúc cảm tinh tế nhất và cả tiềm năng (2) của chúng cũng sẽ được xoá bỏ. Chuyến du hành của ta hoàn tất, sự Giải thoát đã thực được hiện, và đấy là thể dạng mà ta chẳng còn gì để tu tập hay là học hỏi thêm nữa, thể dạng ấy thuộc vào hàng La Hán của Đại thừa.
Mục đích đạt được Phật tính của ta chính là vì sự tốt lành cho tất cả chúng sinh, và rồi từ đạo đức mà ta chọn lựa, cho đến trí tuệ phát sinh từ tu tập và suy tư, kể cả thiền định hướng vào ý nghĩa của Tánh không, tất cả sẽ được kích động bởi Bồ-đề tâm và tiếp sức bởi những « phương tiện khéo léo » của sự hoàn thiện (Pâramitâ). Sự Quán nhận Tánh không dần dần trở nên sâu xa hơn và khi sự Quán nhận ấy được nhận biết một cách trực tiếp, và khi ta đã trải qua hết con đường Tích lũy ta sẽ đạt được Trí tuệ hoàn hảo của người Bồ-tát, đó là « trí tuệ của địa giới thứ nhất » của Đại thừa, tức là « kalpa » thứ nhất của trí tuệ và những gì xứng đáng ». Như đã trình bày trên đây, ta bắt đầu thực hiện giai đoạn của sự Cởi bỏ Thực sự (Tịch diệt Thực sự). Người Bồ-tát bắt buộc phải trải qua « bẩy địa giới đầu tiên » gọi là « những địa giới không tinh khiết » và đồng
1- Sự Giải thoát, sự Tịch diệt.
2- Tiềm năng của những xúc cảm tức là những gì sẽ tạo ra nghiệp.
thời thu góp một « sưu tập » về trí tuệ và những gì xứng đáng thuộc kalpa thứ hai. Trong « ba địa giới sau cùng » ta tuần tự loại trừ những chướng ngại cản trở sự hiểu biết toàn năng, loại trừ cả những vết hằn từ những ý niệm của ta về sự hiện hữu thật đã lưu lại, cũng như những khuynh hướng xấu và tinh vi mà chúng đã tạo ra. Khi nào « kalpa vô tận thứ ba về tích lũy » hoàn tất, ta sẽ chắc chắn đạt đến sự Tịch diệt Tối thượng, tức là Dharmakâya (Pháp thân). Tam Thân là : Dharmakâya (Pháp thân), Sambhokâya (Báo thân), và Nirmânakâya (Ứng thân), đồng thời cùng hiển hiện, và như vậy ta đã thực hiện được Thể dạng của Phật, tức Phật tính, hoàn tất một cách rốt ráo về Trí tuệ, Từ bi và Sức mạnh.
Tuy nhiên một « chúng sinh thành đạt » khắc phục được tâm trí mình nhờ phát huy lòng khát vọng đạt được Giải thoát, đạt được Bồ-đề tâm và cả sự Quán nhận đúng đắn về Tánh không (Shûnyata), tiếp tục gom góp hậu quả mang đến từ những nguyên nhân xứng đáng và từ trí tuệ, như thế sinh linh này đã chuẩn bị xong để bước vào Con đường Tan-tra.
Nếu như trong số các con đường tu tập thuộc về Tan-tra
Thần bí, ta đã chọn những con đường thuộc Ba loại Tan-tra thấp, ta có thể sẽ được giác ngộ nhanh hơn cả Thừa Hoàn thiện. Sự nhanh chóng đó là nhờ những phương tiện tuyệt vời giúp loại trừ những chướng ngại cản trở sự hiểu biết toàn năng, nhắm vào sự phát hiện Thân Hình tướng (Rûpakâya) bằng cách thực hiện du-già, xử dụng sự kết hợp giữa Bình lặng của sự Tập trung và sự Quán nhận Tối thượng.
Đặc biệt khi ta tu tập về cấp bậc cao nhất trong Thừa Tan-tra là Anuttara-yoga-tantra, ta sẽ tập nhận biết « các khí và tri thức » thuộc những cấp bậc thô thiển, tinh tế và thật tinh tế, và rồi tri thức tinh tế nhất sẽ phát huy như chính bản thể tinh túy của con đường tu tập. Tập luyện theo phương cách đó, sự quán nhận Tánh không sẽ trở nên cực kỳ mãnh liệt. Con đường Tan-tra vì thế có khả năng đặc biệt loại trừ nhanh chóng những chướng ngại.
Sau đây là cách giải thích thật ngắn gọn về phương pháp giúp hiểu được chính xác về Tánh không (Shûnyatâ). Phương pháp đề nghị này là cách dùng thiền định loại bỏ những chướng ngại ngăn chận sự quán nhận Tánh không; muốn thực hiện được điều này phải có sự hỗ trợ rộng lớn của những hành vi đạo đức. Trong lãnh vực của « phạm vi tích lũy » mỗi người hành động tùy theo xu hướng của mình (1), hoặc có thể hướng sự quán tưởng vào một Đối tượng Quy y (2) đặc biệt nào đó trước mặt ta. Phương pháp hữu hiệu nhất là tu tập « Pujâ gồm bẩy phần ».
Trong bước đầu tu tập, như đã nói trước đây, thiền định về tính cách phi-thực-thể của con người tương đối dễ (vì lý do chủ thể luôn luôn hiện diện). Trước hết ta phải nhận thấy thật minh bạch phương cách một con người đang thiền định hiển hiện ra trong tâm trí khi ta suy nghĩ rằng : « Giờ đây » tôi « đang suy tư về Tánh không ». Ta phải hết sức chú tâm vào phương cách xem cái « tôi » đó hiển hiện ra sao vào những lúc ta đang cảm thấy vui sướng hay lo buồn, và nhất là chú tâm đến sự bám níu của ta vào những thể dạng xúc động ấy như thế nào. Sau khi đã nắm vững được những căn bản nhận biết như thế, ta mới có thể tiếp tục quán xét về « cái tôi » theo cách thức nói đến trong các trang trên đây.
Khi nào sự hiểu biết của ta về sự quán nhận Tánh không đã trở nên sâu xa, ta mới có đủ kinh nghiệm để thực hiện sự cảm nhận rằng « cái tôi » đang hiển hiện một cách rất thật, rất độc lập, nhưng thực ra chẳng có một sự hiện hữu nào cả. Tập trung tâm thức một cách mạnh mẽ vào Tánh không trong sáng đó, và thấy Tánh không chính là sự vắng mặt của đối tượng cần phủ nhận, đấy là ta đang thực hiện sự thiền định bình lặng, không cần đến sự phân tích nữa. Khi sức tập trung của ta yếu
1- Để gom góp (tích lũy) những hành vi đạo đức, mỗi người tự hành động tùy theo khả năng , sinh hoạt và xu hương của mình.
2- Trong khi thiền định, quán tưởng ra trước mặt một vị Phật (hay một thánh nhân). Sức quán tưởng cực mạnh sẽ giúp hành giả nhập vào và biến thành đối tượng thiền định, tức vị Phật hay thánh nhân.
xuống và Tánh không có thể trở thành một thứ hư vô đơn giản, trường hợp này ta phải xử dụng cách tập luyện thiền định phân giải bằng cách phải « xua đuổi » cái « tôi » như đã nói đến trên đây. Luyện tập luân phiên giữa thiền định phân giải và thiền định bình lặng là phương cách biến cải tâm linh.
Khi biết xử dụng phương cách ấy để đạt được sự hiểu biết (dù đơn sơ) về tánh không của « cái tôi », ta mới có thể tiếp tục quan tâm đến những phần tử cấu hợp lệ thuộc, trên đó « cái tôi » được xây dựng. Thật hết sức hệ trọng phải phân tích kỹ lưỡng các thành phần cấu hợp (chẳng hạn như hình tướng, những giác cảm, sự nhận biết v.v.) và nhất là các cấu hợp thuộc những ý niệm. Nhận biết được bản chất tương đối của những ý niệm (1) thật là khó, nhưng lại rất là quan trọng. Khi nào ta nhận ra được bản chất tương đối của tâm thức, tức là sự hiểu biết minh bạch và đơn giản (2), ta mới có thể dần dần đi đến chỗ hiểu được Bản thể Tối thượng của nó. Thực hiện được như thế sẽ là một sự tiến bộ đáng kể. Để khởi sự, thiền định cần kéo dài độ nữa giờ. Khi xuất thiền, các hiện tượng lẫn lộn, tốt hay xấu, mang đến cho ta vui sướng hay buồn khổ, lại tiếp tục phát hiện qua ý niệm của ta. Ta phải dùng hết sức để quán thấy rằng các hiện tượng đó không hiện hữu một cách khách quan, nó chỉ là những biểu hiện bên ngoài, mang những nguồn gốc tương liên mà thôi, giống như những ảo ảnh ma thuật. Cách thiền định như thế cần thực hiện làm bốn lần : lúc hừng đông, buổi sáng, buổi chiều và tối, hoặc sáu lần (ba lần ban ngày và ba lần ban đêm) hoặc có thể tám lần (bốn ban ngày và bốn ban đêm). Nếu không thực thi được như vậy thì ta chia làm hai lần, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều (3).
Khi tu tập được như thế, sự hiểu biết và kinh nghiệm của ta sẽ biểu lộ một cách khẳng định hơn, và trong từng hành
1- Sự nhận biết, sự hiểu biết.
2- Tức là sự hiểu biết quy ước.
3- Số buổi ngồi thiền đề nghị trong chương « Chìa Khóa của Trung Đạo » trên đây áp dụng cho những người ẩn cư tu học về chủ đề này. (đây là ghi chú trong nguyên bản, không phải của người dịch sang tiếng Việt).
động của ta, khi đi đứng, lúc làm việc, hay ăn uống, sự « quán thấy » Tánh không lúc nào cũng trỗi dậy trong ta, không cần đến cố gắng. Nhưng nếu chưa đạt được sự bình lặng trong sự tập trung tâm thức (sâmatâ) hướng dẫn bởi Tánh không, thì ta vẫn chưa có thể thiết lập được sự Quán thấy cao độ (vipâsyanâ); vì thế, trước hết phải tập thế nào để có thể đạt được sự tập trung an bình của tâm thức (phương pháp có thể học trong các trường hợp khác). Nếu ta không bằng lòng với mớ kiến thức bằng trí óc về Tánh không, nhưng ta thiết tha mong mỏi được thực nghiệm thực sự, trường hợp như thế ta cần phải dựa vào những gì đã được trình bày trên đây, sau đó phải học hỏi các Kinh sách Su-tra và suy tư về những lời bình giảng liên hệ đến sự giảng dạy về cách quán thấy sâu xa của Tánh không, cũng như những lời giải thích tuyệt diệu về vấn đề này của các học giả Tây tạng.
Chúng ta phải đem ra thử thách kết quả từ những kinh nghiệm do chính bản thân ta thu thập với những gì đã học hỏi, cũng như những lời giảng của một vị thầy đúng đắn mà ta đã được nghe.
Với sự chung góp của những gì xứng đáng mang đến từ những cố gắng trên đây, xin ước mong rằng tất cả mọi chúng sinh cầu mong tìm được hạnh phúc sẽ đạt được con mắt nhìn thấy Tánh không, thoát khỏi những « cái nhìn » cực đoan, để bước vào Cảnh giới của sự Giải thoát Lớn lao.
Những điều trên đây cũng đã được viết một cách thật giản dị trong mục đích làm thế nào cho dễ hiểu và có thể dịch được sang các ngôn ngữ khác trong mục đích đem đến lợi ích cho những ai đi tìm Đạo Pháp của Phật, dù đến từ phương Đông hay phương Tây, và nhất là cho những ai ước mong hiểu được ý nghĩa sâu xa và tinh tế của Tánh không, nhưng lại không đủ phương tiện để học hỏi những Tập luận vĩ đại của Trung đạo hoặc không thể đọc được những gì đã viết về các trước tác này bằng tiếng Tây tạng.
Ước mong rằng những điều trên đây, được viết bởi một người tu hành tên là Sakya Tenzin Gyatso, Đat-lai Lạt-ma thứ XIV, có thể góp công giúp cho lòng Từ tâm và sự Tinh khiết được nẩy nở một cách hài hòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét