VỀ VIỆC ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA SẼ KHÔNG TÁI SANH
By CHRIS BUCKLEY MARCH 11, 2015 |Tịnh Thủy chuyển ngữ
Lời Ban Biên Tập TVHS:
Trong
tuần qua quốc hội Trung Quốc đã tranh luận sôi nổi về nỗi lo sợ khi Đức
Đạt Lai Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa, họ ra lệnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma
phải tái sinh. Bài viết dưới đây của Chrish Buckley của New York Times
phân tích về sự kiện này. Thêm một nguồn tin chưa được xác nhận, Đức Đạt
Lai Lạt Ma sẽ thăm viếng diễn giảng với nhiều sự kiện ở Anaheim và Đại
học University of California, Irvine miền Nam California vào tháng
7-2015.
HONG
KONG – Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng Đức Đạt Lai
Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa sau khi ngài qua đời. Họ lo lắng suốt tuần
này, các quan chức liên tục cảnh báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái
sinh, ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh.
Căng
thẳng đã bốc cháy nghị trường tại cuộc họp thường niên của các nhà lập
pháp của Trung Quốc ở Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt
Ma thứ 14, hiện nay 79 tuổi sẽ qua đời, và đặc biệt là đối với những
người lập quyết định ai sẽ kế nhiệm ngài - nhà lãnh đạo nổi bật nhất của
Phật giáo Tây Tạng.
Các
quan chức đã khuếch đại lập luận của họ rằng chính phủ Cộng sản Trung
Quốc là người giám hộ thích đáng việc bổ nhiệm vị Đạt Lai Lạt Ma kế qua
một tiến trình tuyển lựa.
Các
quan chức Đảng đã tức giận bởi suy đoán gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma
lưu vong rằng ông có thể kết thúc dòng tâm linh của mình và không tái
sinh nữa. Điều đó sẽ làm đảo lộn kế hoạch của chính phủ Trung Quốc dự
trù cho ra đời một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 giả định, người sẽ chấp nhận sự
hiện diện và các chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng. Sự tức giận của
nghị trường dâng cao vào ngày thứ tư.
Zhu
Weiqun, một quan chức Đảng Cộng Sản, người xử lý lâu năm các vấn đề Tây
Tạng, nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Tư rằng Đức Đạt Lai
Lạt Ma đã, về cơ bản, không có nói về việc liệu ông có tái sinh nữa
không. Đó là cơ hội cuối cùng cho chính phủ Trung Quốc quyết định, ông
cho biết, theo một bản sao ý kiến của mình trên website của tờ Nhân
dân, tờ báo chính của đảng.
“Thẩm
quyển quyết định về sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma và sự sống còn của
dòng truyền thừa này, nằm trong chính quyền trung ương của Trung Quốc,”
Ông Zhu nói như vậy. Ông Zhu nguyên là Phó chủ tịch Mặt trận Thống nhất
của Đảng Cộng sản, chuyên giám sát các giao dịch với các nhóm tôn giáo
và trung lập khác. Hiện tại ông là Chủ tịch Ủy ban Sắc tộc và Tôn giáo
trong Quốc hội Trung Quốc.
Ông Zhu cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chà đạp lên truyền thống linh thiêng của Phật Giáo Tây Tạng.
"Về phương diện tôn giáo, đây là một việc phản bội của sự kế thừa ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma trong Phật giáo Tây Tạng," ông nói.
"Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã có một thái độ cực kỳ phù phiếm và thiếu tôn trọng đối với vấn đề này," ông Zhu nói thêm.
Ý
tưởng của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo vệ thuyết luân
hồi, chấp nhận niềm tin tôn giáo trong cộng đồng trong khi Đảng lại cam
kết chủ nghĩa vô thần trong hàng ngũ của họ có thể làm ông Marx sống lại
trong mộ phần của ông. Và chính chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên thệ
trung thành chủ nghĩa Mác-Lênin duy vật biện chứng.
Nhưng
những tranh chấp về thuyết luân hồi có ý nghĩa sâu sắc đối với Bắc Kinh
và họ vẫn duy trì nó trên các vùng Tây Tạng, nơi mà các cuộc biểu tình
và tự thiêu đã dấy lên sự bất mãn trong công luận. Chính phủ Trung Quốc
đã xác định quản lý tất cả các khía cạnh của truyền thống Phật giáo Tây
Tạng, bao gồm các nghi lễ thiêng liêng nhất của việc kế thừa, nhằm đảm
bảo rằng các khu vực bất ổn vẫn còn vững chắc dưới sự kiểm soát của
chính quyền Trung Quốc.
Các
nhà lãnh đạo Đảng muốn lén lút đặt để người kế vị trong một quy trình
tuyển lựa theo truyền thống Tây Tạng hơn là cài đặt một Đạt Lai Lạt Ma
mới, mà gần như chắc chắn sẽ làm suy yếu uy tín các nhà lãnh đạo tôn
giáo mới bên trong Tây Tạng.
Vì
vậy, nếu vị Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14),
người vẫn được tôn kính ở Tây Tạng hơn nửa thế kỷ sau khi ngài đã trốn
đi lưu vong vào năm 1959, sử dụng sức mạnh của mình để vô hiệu hóa các
quá trình lựa chọn lịch sử, Trung Quốc phải đối mặt với những bất mãn
của dân chúng sau khi ngài viên tịch. Thực chất đây là một hành động
thách thức cuối cùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã không bình luận về những lời cảnh báo mới nhất từ
Trung Quốc, nhưng Lobsang Sangay, thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu
vong, có trụ sở tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, đã gay gắt hôm thứ Ba,
sau khi cựu thống đốc Tây Tạng Padma Choling do Bắc Kinh bổ nhiệm đã nói
với phóng viên rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xúc phạm đến niềm tin Phật
giáo Tây Tạng bởi gợi ý rằng ngài có thể không tái sinh nữa sau khi viên
tịch.
"Nó
giống như Fidel Castro nói," Tôi sẽ chọn vị Giáo hoàng mới và tất cả
những tín hữu Ki Tô Giáo phải vâng lời theo. "Đó là vô lý", ông Sangay
nói với Reuters hôm thứ Ba. "Đó không phải là Padma Choling hoặc bất kỳ
hoạt động kinh doanh nào của Đảng Cộng sản, chủ yếu là vì chủ nghĩa cộng
sản tin vào vô thần và tôn giáo là thuốc độc."
Đức
Đạt Lai Lạt Ma sẽ bước qua tuổi 80 vào tháng Bảy năm nay, và như ngài
đã lớn tuổi, ngài và chính phủ Trung Quốc vẫn còn có một ví dụ để nhớ
đến việc kế thừa vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), một nhân vật cao
cấp trong Phật giáo Tây Tạng trước đây. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 viên
tịcch vào năm 1989. Năm 1995, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma công bố kết
quả tìm kiếm cho thấy một bé trai ở Tây Tạng chính là Ban Thiền Lạt Ma
tái sinh, Trung Quốc bèn bắt giữ cả gia đình đem đi giấu biệt và đưa một
cậu bé khác lên thay thế. Nhiều người dân Tây Tạng không chấp nhận Ban
Thiền Lạt Ma này, coi đây là Ban Thiền Lạt Ma giả. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã
nói rằng ngài không muốn trải nghiệm những số phận tương tự.
"Cho
dù ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma nên tiếp tục hay không là tùy thuộc vào người
dân Tây Tạng," Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết trong một cuộc phỏng vấn với
BBC vào tháng Mười Hai, "Không có gì đảm bảo rằng một Đạt Lai Lạt Ma
ngu ngốc sẽ không được chọn. Điều này sẽ rất buồn, chỉ làm xấu đi vai
trò của Đạt Lai Lạt Ma. Vì vậy, tốt hơn nhiều là một truyền thống hàng
trăm năm tuổi nên chấm dứt tại thời điểm này."
Từ
năm 1995, nhà chức trách Trung Quốc đã đóng một vai trò tích cực trong
việc tuyển chọn người thừa kế của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh đạo
Phật giáo Tây Tạng khác, ông Barnett, giám đốc nghiên cứu về Tây Tạng
tại viện đại học Columbia nói. Dưới triều đại nhà Thanh, ông nói, các
hoàng đế Mãn Thanh cai trị Trung Quốc đã duy trì một vai trò hạn chế
trong việc khẳng định sự tiếp nối của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh
đạo Phật giáo Tây Tạng khác, nhưng Đảng Cộng sản đã tích cực trong vấn
đề thừa kế này. "Họ cuối cùng đã kết thúc rằng nhà nước quyết định ai có
thể tái sinh," ông nói. "Các vị Lạt Ma chỉ còn một vai trò như là con
sắc trong quá trình đó."
Người
dân Tây Tạng chắc chắn sẽ từ chối bất kỳ một Đạt Lai Lạt Ma giả định
nào trong tương lai được lựa chọn bởi chính phủ Trung Quốc, Dicki
Chhoyang, người đứng đầu Sở Thông tin và Quan hệ Quốc tế của chính phủ
Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tây
Tạng, tuy nhiên, vẫn tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng sẽ tiếp tục
dòng truyền thừa của các nhà sư hàng đầu của trường phái Gelugpa của
Phật giáo Tây Tạng, một kế thừa mà từ thế kỷ thứ 14, ông Barnett nói.
Cảnh báo về sự kế thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông nói, được hiểu tốt
nhất là cách khuyến khích người dân Tây Tạng tập trung vào các vấn đề và
các giải pháp tuỳ chọn.
"Người dân Tây Tạng sẽ không bao giờ có niềm tin vào một sự tái sinh giả định do chính phủ Trung Quốc dàn dựng",
Tsering Woeser, một nhà văn Tây Tạng có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết
trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến. "Nhưng tôi tin rằng Đức Đạt Lai Lạt
Ma sẽ đầu thai tái sinh.”
Tịnh Thủy (theo New York Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét