Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009
XUÂN THẦM LẶNG
1. Xuân đến rất sớm trên quê hương từ Bình Thuận về đến đất Bắc, nhà nhà chuẩn bị hoa kiểng bánh mức, mọi thứ liên quan đến Xuân, vì thế không khí có vẽ trang trọng linh thiêng trên quê mình cả nửa tháng. Riêng Sài Gòn, cận Tết gần một tuần mới thấy được không khí chào Xuân. Những dân tha phương lập nghiệp vào Nam, họ cảm nhận cái Tết lạt lẽo hơn quê mình. Miền quê, ngày giờ chuẩn bị đón giao thừa thật trịnh trọng, trang nghiêm, nhưng phía Nam, cứ nhậu và đi chơi thỏai mái. Miền Trung và Bắc, tình làng nghĩa xóm thật đậm đà tình cảm, đến từng nhà chúc tụng nhau, mọi thù hận đều bỏ qua, giành cái gì tốt đẹp nhất cho năm mới, đó là đạo lý của dân tộc ta.
2. Những thanh niên nam nữ miền Bắc miền Trung vào Nam lập nghiệp, cuối năm không có điều kiện về đón tết quê hương, họ la cà ngòai phố xem kẻ qua người lại. Có những em ngồi bó gối trong phòng trọ, nhìn lọ hoa cỏ, đĩa bánh mức để tưởng nhớ giờ phút thiêng liêng mà gia đình đang đòan tụ, và cũng có những trẻ em bụi đời, không cha mẹ, ngồi trong bóng đêm cảm nhận sự thổn thức khi mùa Xuân trở về, Tết là cái tươi vui của tuổi trẻ có mái ấm, nhưng là nổi đau thương của kẻ không nhà.
3. Những Việt kiều xa quê không về ăn tết được, tụ tập dăm ba người nơi phố trọ, chúc tụng nhau theo tập quán dân mình. Những Việt kiều trở lại VN, họ hãnh diện đi trên mọi nẽo phố đầy hoa, suốt từ Nam ra Bắc, những ngày đón tết là những ngày hội hoa, đủ lọai bày bán hai bên đường, cây trái, bánh mức, lắm màu sắc biểu thị một sung mãn trong cơ chế thị trường, quan trọng hơn, đánh dấu một sự an ninh tuyệt đối cho người dân vui xuân hưởng tết.
4. Người nước ngòai cũng tận hưởng sinh khí đậm đà tết cổ truyền VN, họ đến VN trước cả tháng, có người đón giao thừa ngay trong nhà người Việt, thưởng thức bánh tét bánh chưng, càpháo mắm tôm, rau muốn luộc nặn chanh, họ cũng đi chùa hái lộc, hòa nhập tập quán dân Việt. Họ sung sướng sống trong an ninh của một đất nước chưa phát triển trọn vẹn. Nhưng mấy ai quan tâm cái không khí vui xuân, cái đẹp của tết cổ truyền có được hiện nay phải trả giá của nhiều sự hy sinh thầm lặng!
5. Trong văn phòng các cơ quan an ninh xã hội, các chiến sĩ công an trực, ra nhìn đòan người lũ lượt trên phố, lại vào ngồi tì tay trên bàn, nghĩ về gia đình, giờ nầy vợ con đang đón giao thừa mà đáng ra có quyềnb đòan tụ như mọi công dân khác, một số mặc thường phục trộn lẫn trong dân để giữ an ninh, ngăn ngừa thành phần bất hảo. Giữa mùa Xuân mà họ không hề cảm nhận được hương vị Xuân, trách nhiệm luôn canh cánh trong lòng. Các chiến sĩ biên phòng hải đảo, cũng đón Xuân bằng những họng súng lạnh lùng; gió rừng hay sóng biển bốn mùa vẫn là xuân của họ. Chai rượu, miếng khô bày ra đấy, kẻ cầm đàn, người gõ nhịp nghêu ngao hát bài Xuân nầy con không về…để giữ vững bờ cỏi cho nhân dân vui xuân hưởng tết.Đa phần họ rất trẻ, niềm vui của dân đón xuân là niềm vui của họ, và niềm hảnh diện lớn lao của họ làđem lại bình an cho cuộc sống người dân. Ai biết được trong mâm cơm ngày tết, con trẻ thấy thiếu bóng dáng cha mình. Những đứa trẻ đồng lứa được bố mẹ cầm tay dắt lên chùa lể Phật, đi công viên họặc dạo phố, còn chúng,cảm thấy cái gì trống vắng, chúng cũng hy sinh một phần niềm vui cho mọi người được vui trọn vẹn. Bố hứa chúng sẽ về ăn tết muộn, sẽ bù đắp cho con những trống vắng đó, sẽ lì xì cho con phong bì to nhất, nhưng con trẻ không biết tại sao bố vắng mặt trong giờ phút thiêng liêng đón ông bà về vui xuân với con cháu. Luôn luôn những chiến sĩ an ninh ăn tết sau cái tết của thiên hạ, vì các anh phải cảm nhận một vị xuân thầm lặng cho 80 triệu dân Việt và trên 500 ngàn ngọai kiều lẫn Việt kiều đang tận hưởng không khí thanh bình trên đất nước mến yêu nầy.
6. Mỗi người có một tâm trạng đón xuân. Cái thầm lặng của kẻ xa quê, niềm ray rức của kẻ không nhà, buồn man mát của người có trách nhiệm càng làm cho hương vị tết đậm đà hơn, để rồi sau ba ngày trọng đại đó, đời trở lại với sự tất bật đa đoan chờ 365 ngày kế tiếp, con người lại làm khổ nhau, những công dân thiếu ý thức lại gây khó cho nhà nước, các thành phần bất hảo tiếp tục xáo trộn xã hội, các chiến sĩ an ninh lại tiếp tục lầm lũi trong cuộc đời hoặc trên bàn giấy để tìm một phương án tối ưu giải quyềt một vấn đề khó xử. Vài chức sắc tôn giáo cũng thiếu cảm thông cho những chức năng chuyên nghành. Lắm khi họ mệt mỏi thật vô lý cho những vấn đề tôn giáo ngỡ chừng đơn giản, tại sao họ không có quyền vui hưởng hạnh phúc bên vợ con? Một lý do giản dị: vì còn lắm kẻ không muốn hòa mình cùng dân tộc.Những chiến sĩ an ninh luôn là người thầm lặng kể cả trong lúc hưởng xuân, người dân mấy ai thông cảm, chỉ có gia đình họ mới thấm thía một mùa xuân thầm lặng không riêng họ, mà cả một gia đình!
Nhóm Phật Giáo vì dân tộc xuân Bính Tuất
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét