Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

THỎANG HƯƠNG VESAK


Gần một tháng trôi qua, thời gian như vẫn còn đọng lại hương vị Vesak trong tâm hồn người con Phật Việt Nam!

Buồn vui, được mất cứ nhứ món lẩu thập cẩm chế tác một loại thực đơn kỳ lạ chưa hề xuất hiện trong bất cứ Menu nào của một tổ chức vừa mang tầm vóc Quốc tế, vừa phát tiết âm hưởng dân tộc, cộng thêm một loại bầy nhầy gân nạm, nhưng không thuần là đồ mặn(mạng). Khó diễn đạt đúng nghĩa của chất liệu Vesak vừa qua!

Xét Vesak thuần tuý là một lễ nghi nghị trường Quốc tế, tạm đủ thủ tục và gia vị theo tiêu chuẩn, tuy chưa đậm đà thoả mãn quan khách trong và ngoài nước bởi quá cứng ngắc về một tổ chức an ninh hoàn hảo, đưa đến vài chi tiết cản trở không cần thiết nhưng hậu quả không kém to lớn, đó là Thẻ Đại Biểu.( giao cho Quán Sứ quản lý vụng về, tắc trách). Hà Nội là thế, nhưng không là thế đối với Huế, bởi lẽ Huế không đại diện chính thức cho Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế, nhưng vẫn có đại biểu IOC, một số quan chức Quốc tế tham dự, như: Vương Quốc Thái do HT. Phramaha Prasert Thamchong làm trưởng đoàn, GS Sarao Ấn Độ, HT Nhemkim Teng Campuchea, BS. Wulff Cộng Hòa Liên bang Đức; - sinh khí hài hoà của Lễ và Hội như truyền thống đã từng.

Cái lạ là Huế có nhiều điểm lễ chính thức như Diệu Đế - Từ Đàm – Thương Bạc; chưa nói đến chỉ 8 quận mà có 18 lễ đài. Và vô số điểm nghệ thuật, văn hoá, kể cả văn hoá ẩm thực chay, phân bố rộng khắp kinh kỳ, vì thế, toàn bộ quần chúng đều được thưởng lãm, một số đồng bào vùng biên cũng đổ về trong những ngày lễ hội Vesak; chính vì thế mà Vesak tồn tại trong tâm khảm dân đất Thần Kinh.

Hà nội thì khác, trong phạm vi Trung Tâm Mỹ Đình rộn rã bao nhiêu thì ngoài phố người dân ít ai biết và quan tâm đến Vesak. Ngay các bác tài Taxi còn hỏi: Các Bác đổ về Hà Nội dự lễ gì mà đông thế! Dân lao động mãi bận sinh kế nên không được thông tin rộng rãi, nhưng giới sinh viên học sinh, giới trí thức , họ cập nhật hàng ngày trên mạng, báo đài…nên không thiếu tuổi trẻ đã hưởng ứng tình nguyện một cách dễ thương. Nhất là các em tiếp đón khách tại phi trường, được hướng dẫn kỷ, tuy ngày đầu chưa quen, nhưng sau đó đã thể hiện phong cách văn minh lịch sự khi giúp đỡ các đoàn đại biểu từ xa về.

Khu triển lãm văn hoá cổ vật, Nghệ Thuật Điêu Khắc Phật Giáo Châu Á từ thế kỷ XII đến XIX cũng chưa thoả mãn khách tham quan, phần lớn theo những nhà quan sát tham dự, họ không chính thức diện kiến được cổ vật mà đó chỉ là những phiên bản.

Ngoài nghị trình hội trường tạo cho quan khách có cảm tưởng đến để làm việc, thì nhạc Giao hưởng, đêm văn nghệ, cải lương và thắp nến cầu nguyện đã cùng với thực phẩm chay Âu Lạc tạo nên sinh khí của lễ hội truyền thống. IOC và BTC chỉ xoay quanh sinh hoạt tại Mỹ Đình, bỏ quên quần chúng trong Thủ Đô, An ninh đã kịp thời nhanh nhạy sáng kiến huy động toàn bộ trên 20 chiếc xe hoa các vùng lân cận về diễu hành cũng vớt vác được chút hồn lễ hội tại phố phường. BTC nên khen thưởng ngành nghiệp vụ nầy cộng thêm sáng kiến kia. Ngoài ra, IOC và BTC chính phủ có nghĩ đến mở một dạ tiệc chiêu đãi, khen thưởng các tình nguyện viên, các nhân sự, các tổ chức góp phần thành công cho Vesak?

Có lẽ đây là lần đầu tiên tổ chức một lễ hội vừa công vừa tư nên IOC và BTC chưa được hoàn chỉnh như Huế. Huế đã có quá nhiều kinh nghiệm tổ chức lễ hội, lần nầy Vesak có sự cộng tác chặt chẽ giữa chính quyền và Phật giáo. Phần chủ động vẫn là BTS PG Huế.

Điều rất lạ là Huế không cứng ngắc, kế hoạch vạch ra như thế, nhưng tuỳ các ban ngành linh động mà làm, và chính quyền cũng không chi phối quá sít sao nên tùy tính của một tổ chức đưa đến thành công ngoài dự tưởng.

Qua Vesak tại Hà Nội và Huế, cùng một số tỉnh thành, mới thấy được tiềm năng của tu sĩ trẻ Phật giáo mà suốt 33 năm qua cứ ngỡ bị thui chột. Nếu không có nhân sự trẻ trong IOC, chưa chắc Vesak đã đạt kết quả tốt. Nếu không có tăng ni trẻ ở Huế, làm sao có được 7 Đoá Sen Tịnh Nâng Gót Ngọc trên Sông Hương và 7 cổng Sen hồng chạy dài trên đường rước Phật. từ hướng Nam đến hướng Bắc TP Huế, có hai biều tượng Đại Lễ Liên Hiệp Quốc nằm ngay lối vào TP; chưa nói đến hàng vạn cánh sen vải nở trên khắp phố phường, và vũng sen “nhân tạo” do sáng kiến Tăng Ni trẻ thực hiện; Gọi là nhân tạo, thật ra là sen chính hiệu, nhưng không có gốc, thu mua khắp nơi đem về cắm vào hai lớp lưới chìm dưới nước, cứ như hoa cắm vào miếng sốp trên đĩa trang trí trong phòng khách, tuy hồ sen nhân tạo nhưng vẫn làm tươi ngát phố phường như toả thơm trí tuệ của hàng tu sĩ hậu duệ .

Các nghệ sĩ, nghệ nhân cũng tô điểm một lễ hội đa sắc. Huế là nơi đầu tiên thể hiện hình ảnh panorama của đôi vợ chồng Nguyễn Thịnh và Ngô Thúy Hồng trong dịp Vesak. Các trí thức Phật tử không ai bảo ai, tất cả đều mặc áo tràng lam thay vì veston trong các đại lễ. Một số đoàn thể Phật tử cũng mặc áo soir lửng màu lam trắng trông rất dễ thương; mỗi đoàn thể có một lối trang phục thật nhã.

Quần chúng cũng tự trang hoàng nhà cửa, khu phố ; từ trẻ đến già tự nguyện tham gia theo khả năng của mình, biến Phật Giáo Huế thành một Đoá sen vĩ đại.

Qua đại lễ tại Huế, mới thấy tinh thần đoàn kết từ khắp mọi tầng lớp. tôn giáo, chính quyền, trí thức, học sinh, tiểu thương…Điều đặc biệt là quý thầy trong Tăng Đoàn ở Huế kể cả TT.Trí Tựu đều tự nguyện tham gia mừng Đại lễ. Thầy vui vẻ thay mặt BTC đón tiếp quan khách. Quý thầy đã ý thức ngày trọng đại của đấng từ Phụ không để tạp ý xen vào cản trở. Tuy không có mặt của HT Chơn Thiện; HT Thái Hoà, HT Chí Thắng, HT Thiện Hạnh trong cuộc vui, nhưng các thầy cũng đã có lời chia xẻ đến lễ Hội truyền thống đạo Phật.

Có người ví Hà Nội là nơi diễn ra Lễ nghị trường và Huế là nơi phô bày Hội văn hoá Vesak.

Các tỉnh thành cũng cố biểu dương tinh thần Đại lễ bằng khả năng sẳn có, nhìn chung, tuổi trẻ và Tăng Ni sinh có công không nhỏ góp phần sáng tạo cho một đất nước khởi sắc văn hóa lễ hội;


Nói làm sao cho hết được niềm phấn khởi rạo rực ai từng được tham dự đại lễ năm nay, chỉ một huyện lỵ ngoại thành như Hốc Môn cũng đủ nói lên tầm vóc của Phật giáo và khả năng của tu sĩ trẻ như ĐĐ Minh Thanh, TT, Thiện Minh.TT Chơn Trí…và chư ni trong huyện, cùng Phật tử tham gia công quả. Huống nữa những tỉnh thành như Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, xuôi dọc vào Nam.

Qua cuộc lễ nầy, chư tôn đức đủ cơ sở tin vào hàng truyền đăng tục diệm mà lâu nay chồi non chưa có dịp vươn khỏi mặt nước.

Tuy nhiên
Dẫu sao, Vesak 2008 vẫn là niềm tự hào của dân tộc, chứng tỏ thế giới thấy được tinh thần đoàn kết, sáng tạo, an ninh, văn hoá, hiếu khách của một Việt Nam, và khả năng tu sĩ trẻ Việt Nam.

Riêng TP HCM, ngoài mặt bằng không như ý và thời gian kiến tạo có 2 ngày mà đã một tỷ bạc; Đại lễ Diễn tuồng như gánh hát “Sống Dang”. Đã thế, Ban Văn Hoá Thành Hội Phật Giáo TP HCM, Hội thi văn nghệ Phật giáo tại rạp hát Hoà Bình, ngày 05/5/08, vé mời in rất trang trọng, nhưng hai mặt đều có hình đức Bổn sư ở hai góc, khi soát vé vào cửa, vé được xé ngay mặt dức Bổn sư, một số quan khách Phật tử bất mãn bỏ ra về, chưa nói đến vé hết hiệu lực bị vứt dẫm đạp bừa bải, chả lẽ BTC Thành Hội vô tình, thiếu tế nhị đến thế sao???

Tổ chức nào không vướng phải khuyết, nhưng cái ưu còn tồn đọng mãi trong tâm khảm người trong cuộc mới là vấn đề đáng nói; Đáng nói nhất là tinh thần Phật Giáo thể hiện qua Vesak, nhất là tại Huế, hàng vạn người tham dự mà an ninh vẫn tốt, cảnh sát không phải vất vả, quần chúng có tinh thần tự giác. BTC không lạm dụng loa phát thanh để điều động Phật tử mà đâu vào đó thật nề nếp. Tuy nhộn nhịp nhưng không lao xao lộn xộn, tuy hùng tráng nhưng trầm lắng; giòng sông Hương lặng lờ thế nào thì nhịp độ sinh hoạt và hành hoạt của người dân Huế cũng tương thích như thế, vì thế khó ai đoán được Huế nghĩ gì và sẽ làm gì khi giòng cuộn cơn thác xẩy đến, nhưng rồi người dân Huế vẫn hiền hoà, sâu lắng như nước sông Hương, đó là nét đẹp văn hoá muôn đời từng là kinh đô nước Việt.

Tu sĩ Phật giáo Việt Nam cũng thế, đủ loại màu sắc trang phục, diễn ra khắp phố phường hàng ngày trong nhịp sống xã hội, nhưng vẫn có nét riêng của phong cách. Phong cách riêng của áo tràng nâu Làng Mai, phong cách riêng của áo Nhật Lam ni sinh xứ Huế, tất cả đều trang phục nón lá, trông từ tốn dễ thương như dễ thương hình ảnh một ni sinh gánh đèn hoa vào dịp Phật Đản trên trang 11 của Bản Tin Phật Đản số 3&4 của BTS PG TT.Huế.
Đó là nét đẹp bình dị giữa muôn sắc phô hương trong mùa Vesak còn đọng lại.
Ai đó sinh ra tại Huế, hay gốc gác Việt Nam, lâu ngày xa quê, khi trở về chứng kiến Lễ Hội toàn quốc như thế, làm sao ngăn nổi bồi hồi xúc động lẫn tự hào trào dâng khoé mắt mà GS.Cao Huy Thuần, BS Trần Kiêm Đoàn là một trong những người con Phật đã có dịp phát tiết



MINH MẪN
08/6/08

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét