Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

THỜI GIAN CÒN LẠI


Tuy hai tháng rưỡi làm việc liên tục, tuổi gần 80 của một Thiền sư, so với người thường, vẫn có cái gì đó vượt trội, ưu việt! Thật vậy, Giáo hoàng Kito 84 tuổi nhiều bệnh hoạn và yếu ớt, HT HQ 86 mà vẫn còn mạnh khoẻ,tinh anh; có lẽ ăn uống và pháp hành giúp cải thiện sức khoẻ đáng kể.
Qua lịch trình làm việc, hình như Thiền sư không có thời gian nghĩ ngơi, chưa nói đến chương trình phát sinh như tại Hà Nội, sau những ngày gần cuối, Ngài phải thuyết giảng liên tục bốn đêm, gặp Thủ tướng và các Đại sứ rồi vào Bình Định,có ngày giảng hai thời như ngày 02/4/05, 9 giờ giàng Phương pháp điều phục cơn giận, 18giơ 30 lại giảng truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán; ngày 03/4, ngày 09 và 10 đều hai thời, những ngày khác đều có thời giảng kèm theo Thiền hành, pháp đàm, thiền buông thư, thiền lạy, hướng dẫn khoá tu Tăng ni…suốt ba tháng như thế với một Lão tăng kể ra cũng cừ!
Nhưng cái cừ không chỉ ở mật độ làm việc, mà ở tinh thần khoan dung, cảm thông, chịu đựng sự dằn vật tình cảm mà thần khí vẫn an nhiên, anh nghị;
Lúc ở Hải ngoại, Ngài không hẳn được suôn sẻ, vì kẻ đố kỵ luôn xuyên tạc, ở trong nước luôn hiểu lầm thiện ý và hành tung của Người, ngay trong nội bộ PG trước 1975 cũng hiểu không đúng về Người; Nhưng, qua công cuộc truyền bá tinh thần PG trong các nước công nghiệp, cảm hoá mọi tầng lớp, mọi tín ngưỡng, Au châu đã dành cho Ngài một sự tôn kính nhất định, uy tín đánh bạt bao hiểu lầm, để rồi VIỆT NAM mời ngài về làm một cuộc xây đựng nền tảng đạo đức xã hội và tâm linh, tuy ba tháng thử nghiệm, Ngài tạo được niềm tin trong quần chúng cũng như chính quyền; phía nhà nước, tuy ba tháng ngắn ngủi, nhưng thật vất vả về an ninh cho số lượng 200 mà đáng ra là 300 vị như dự tính ban đầu và theo dõi nội dung hoạt động để an lòng rằng nó thích hợp, không những tại nước ngoài, mà ngay cả XHCN cũng tương thích và bổ ích.
Ngoài xây đựng nền tảng đạo đức xã hội, Ngài còn dang tay rộng, ôm vào lòng anh em đồng đạo mọi hệ phái, để nhìn vào mắt nhau, không phải tìm sự rung động huyết hệ mà để sau ánh mắt, thấy được huyết thống tâm linh cùng cội nguồn; Một số vị nghi ngại, nhưng sau đó, tự thấm thía tình người, âm thầm tôn kính Ngài,thực hành theo pháp tu của ngài qua băng đĩa giảng; một số chống đối, cũng im lặng trước những thành quả cao đẹp đó, chỉ còn vài vị do vướng lớp áo Chính kiến ( không phải chánh kiến của Bát chánh đạo ), đành giữ khoảng cách tình đồng đạo; chắc chắn các ngài cũng buồn, cũng ray rứt, cũng ân hận khi từ chối gặp sư ông, vì ngoài tình pháp lữ, sư ông từng là đại ân nhân của chư tôn đức tại VN, từng là nhà văn hoá lớn của PGVN, Ngài chưa bao giờ có lỗi với bất cứ ai, vì năng lượng luôn toả từ trường thương yêu, thông cảm; nhưng cá nhân sư ông không đủ lực để hoá giải loại tri kiến đó, một loại tri kiến cô đặc thành một lực lượng trong bóng tối khống chế những người cùng chí hướng; người ta nghĩ sư ông là Giáo gian, tiếp tay cho ma quỷ, nhưng đối với tuệ tri của một bực chân tu, không đâu là ma quỷ, chỉ có tâm ta là ma quỷ, tất cả đều cần cảm hoá, đều cần làm mới cho tốt đẹp thôi, cần thích nghi mọi môi trường, vì thế Ngài không tránh né, chối bỏ bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ công việc nào, miễn đem lại lợi ích chung, không những lợi ích tâm linh, lợi ích xã hội về mặt tinh thần, như văn hoá, nghệ thuật,,thậm chí tài chánh, vật chất như ngài đã từng giúp đỡ những nhà giáo,cán bộ, người dân nghèo tại VIỆT NAM với mức thu nhập không đủ sống, có thêm thu nhập…Với việc làm vô tư, không tính toán đó, ngài không thể là đối thủ của những người tốt, và những người có tâm đại từ không thể xem Ngài là người nối giáo cho giặc, một Bồ Tát có thể ở trong địa ngục, có thể làm bạn với ma vương, có thể ở trong đám người sát sinh như tổ Huệ Năng…vì thế những kết án Ngài phải phát xuất từ những tâm hành ngoại đạo!
Ngày 04/4 khởi đầu cho khoá tu Tăng Ni tại Tu Viện Nguyên Thiều , số học Tăng tại chổ, hơn một trăm vị, Tu sĩ các tỉnh thành trong nước kéo nhau về gần hai trăm, và Tăng Thân của đoàn nữa, cọng chung lên 600 vị , không gian thoáng, rộng của núi dồi, rất thích hợp cho một khoá tu tập thể, mặc dù khoá tu được tu viện Nguyên Thiều chấp nhận diễn ra tại cơ sở, nhưng thật tâm, phần lớn tại đây miễn cưỡng chấp hành; Thêm một lần nữa, Thiền sư viết thư tay kính mời HT HQ đến khoá tu để tâm sự cùng Thiền sư, để thăm và vấn an sức khoẻ nhau, lá thư đưa cho thầy Minh Tuấn, nhưng cánh nhạn đường mây vẫn bặt vô âm tín, không biết lá thư có đến tay HT hay sự phản hồi không bao giờ Thiền sư nhận được, vẫn là cái im lặng sấm sét! Buổi giảng, đoàn bắt loa xoay về hướng tư thất của HT HQ, nhưng một số học tăng trẻ, tuổi chưa tới 20, lạnh lùng phản đối, hầu hết học tăng nơi đây mang thành kiến với đoàn; vì họ được trợ cấp bởi quỷ học bổng nào đó từ bên ngoài, họ là lớp hậu học, không hiểu gì về uy đức của sư ông, không biết tầm vóc, thậm chí không hề đọc một tác phẩm nào của sư ông, được nghe sự xuyên tạc về sư ông, nên thái độ đầy thành kiến không tránh khỏi, lại có thêm những tâm hồn bảo thủ; ngôi nhà PGVN trì trệ đen tối thế sao! Quần chúng và chư Tăng thực tu quá mệt mỏi những tranh chấp, họ chỉ muốn nương vào uy đức của một bậc chân tu, đạo hạnh để giải toả bức bách tâm linh, để có lý tưởng mà sống; họ không cần một Giáo Hội nào nữa, vi GH chỉ trên bề mặt tổ chức hành chánh, chẳng những không giải quyết được tâm linh mà còn tranh chấp nhau, những Thiền sư như HT Thanh Từ, sư Ông và một vài vị ẩn tu, có đạo lực, mới là chổ cần cho quần chúng nương tựa; trong tương lai, khi mà quần chúng hướng vào tu tập, các tổ chức danh xưng GH không còn là vấn đề nhạy cảm nữa;
Những Tăng sĩ đã từng tham dự các khoá tu của Thiền sư trong ba tháng qua, tâm hồn họ mềm ra, tinh thần tươi nhuận hơn, cái nhìn đổi khác hơn, ngôn ngữ và phong cách hoàn toàn mới, nhưng những học tăng tại Nguyên Thiều, từ lâu bị đóng khung trong phạm vi hạn hẹp, chưa có tầm nhìn thông thoáng, lần đầu tiêp xúc với đoàn, tham dự khoá tu, họ ngỡ ngàng xa lạ, tuy chia từng nhóm sinh hoạt do các Tăng Thân Làng Mai hướng dẫn, họ như em bé tập đi những bước đầu đời, ngượng ngùng, thích thú, xen lẫn một ít mặc cảm, vì ngoài Tu Viện Nguyên Thiều, được xem là cơ sở được sự chiếu cố giúp đở của chư tôn đức GHPGVNTN, họ không biết Thiền sư là ai, Làng Mai là gì, hình ảnh Tăng Thân Au châu cũng là điều xa lạ đối với họ, họ nghĩ rằng sự hiện diện của sư Ong làm cho thầy họ, GH họ gặp thêm khó khăn hơn, nhưng nếu chịu suy nghĩ thêm, thầy họ GH họ chịu hoà nhập cởi mở với đoàn, biết đâu mọi mắc mứu được giải toả dể dàng hơn, một lối thoát dung hoà mà không cần đòi hỏi một pháp lý khô cứng như vậy.
Khoá tu vẫn diễn tiến trên bề mặt nổi, các Tăng Thân làng Mai vẫn hồn nhiên thanh thảng sinh hoạt, tăng sinh nội trú vẫn một ít lợn cợn trong hồn, Thiền sư vẫn ban rải tâm từ và những kiến thức của tâm lực, một ít tình cảm gợn sóng vì thương yêu đạo lữ tự cuốn mình trong lớp tơ giả tạo; Đặc biệt, một phát sinh ngoài chương trình tại Bình Định, Cổ Phật Khất Thực được thực hiện từ chùa Long Khánh, đường Trần Cao Vân, qua Phan Bội Châu, đến 3/2 ra vườn dừa, thọ trai Picnic; buổi sinh hoạt ngoài trời thật thú vị cho Tăng Ni tại Bãi Bàu, đây là nét văn hoá PG kết hợp với thiên nhiên như thời Bụt sinh tiền; đồng thời một buổi giảng cho cán bộ viên chức Bình Định cũng được thực hiện. Trong chương trình sinh hoạt ba tháng của Thiền sư, luôn kết hợp Thi ca nhạc, kinh thơ, khất thực, diễn giảng, thực hành thiền pháp và hoà nhập thiên nhiên, thể hiện một lối sống trọn vẹn của một người con Bụt;
Thiền sư và đoàn sẽ rời VIỆT NAM trong vài ngày tới, để lại lắm ấn tượng cho Tăng tín đồ tại VIỆT NAM mà chưa từng có, sẽ là nền tảng cho đoàn thiết lập làng tu tại VN, giúp đem lại an bình và tạo một văn hoá, đạo đức cho xã hội đang hoà nhập vào cộng đồng thế giới; Đó là cách hiện đại hoá PG, nói cách khác, PG vẫn là nhân tố cần thiết và hữu ích cho xã hội.

Minh.Mẫn
08/4/05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét