Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

XE HOA PHẬT ĐẢN 2550 (2)


Suốt tuần nay, không khí đón mừng Phật Đản 2550 thật nhộn nhịp. Từ Huế vào Đànẳng, không những các lể đài chính của tỉnh hội, thành hội, các am tự viện riêng lẻ, đều kết hoa treo đèn, lập vườn Lâm Tỳ Ni, cờ ngũ sắc sặc sỡ tung bay trong gió. Tín đồ tại gia cũng hồ hởi trưng bày tại nhà, cứ như chuẩn bị ngày tết! Một số vùng sâu, vùng cao, vùng xa, cờ ngũ sắc lác đác góp mặt đơn điệu giữa hoang vu;Riêng các tỉnh phía Nam bị những trận mưa rào, không khí ẩm ướt, bầu trời trong sạch, nhưng các lá cờ như những bành tráng nhúng nước.

Sau khi có cuộc họp liên ngành – Công an-Mặt trận- Ban tôn giáo chính phủ, thống nhất quyết định chọn đại lễ Phật Đản 2550 là lể lớn nhât của PG trong thời gian vừa qua; Vừa kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN, vừa hưởng ứng Phật Đản thế giới do Unesco tổ chức tại Thái Lan, vừa chào mừng những sự kiện lớn của đất nước và những thành quả đạt được trong thời gian qua của dân tộc; Văn bản phổ biến xuống các cấp cơ sở, thế mà, một vài địa phương , do sợ trách nhiệm, do trình độ cán bộ yếu kém, hiểu lệch lạc, không dám áp dụng công văn, ngần ngại trước một sự kiện mà 30 năm qua bị hạn chế, do vậy, chùa Phổ Đa Sơn đường Phạm Thế Hiển, chùa Huệ Lâm đường Tùng Thiện Vương, chùa Kim Liên quận 8, gặp phiền phức do vấn đề treo cờ. Một số Phật tử tại gia cũng e ngại trước sự cởi mở như vậy; Thầy Tâm Bình, trụ trì chùa Kim Liên cho biết, thầy Thiện Lương, chánh đại diện PG quận 8 yêu cầu ba chùa trên hạ cờ giăng từ chùa qua bên kia đường, nhà Phật tử của chùa. ( con đường hẹp chứ không phải đường rộng lớn như tại thành phố hay các quốc lộ ). Thầy Thiện Lương nói với thầy Tâm Bình là An Ninh ra lịnh.

Được tin, tôi liền tìm gặp thầy chánh đại diện, sau khi vòng vo trình bày, tôi hỏi: lịnh ai bảo hạ cờ?
Thầy nói : Ban Tôn Giáo! Tôi hỏi tiếp: Ban tôn giáo là ai? Thầy đáp: ông phó ban tên Quý.

Tôi giải thích: nếu có văn thư cho phép tổ chức lễ và quy định việc treo cờ, hình thức treo và phạm vi treo, tại sao GH không sinh hoạt nội bộ để hướng dẫn, đến khi chùa làm không đúng ý quý ngài, buộc hạ xuống, quần chúng họ sẽ nghĩ thế nào về chính sách nhà nước đối với tôn giáo nói một đàng làm một nẻo?

Rồi một tin khác cũng từ một quận ven đô cho biết, năm nay xe hoa tham dự diễu hành, không cho các xe phật tử ủng hộ, cổ động tham gia, dù xe gắn máy, xẹ 15 hay trên 25 chổ cũng vậy. Tôi hỏi thầy Thiện Lương, thầy đáp: năm vừa rồi cả thành phố chỉ có 10 chiếc mà đã gây ách tắc giao thông, do các trật tự viên tháp tùng theo xe tạo mất trật tư.
Tôi mĩm cười, không hiểu đó là lối giải thích của riêng cá nhân thầy Thiện Lương hay của Thành Hội. Thật sự chỉ có 10 chiếc mà không giữ trật tự được, quả là quá kém về mặt tổ chức. Năm nay Thành Phố HCM có khoảng 50 chiếc xe hoa tham dự, 24 quận huyện nội ngoại thành chia làm ba khu vực diễu hành tránh ách tắt giao thông. Nếu Thành Hội và Giao Thông cũng như Mặt trận chịu khó ngồi lại lên kế hoạch, quy định trách nhiệm trật tự cho mỗi đơn vị có cổ động viên tham gia, làm gì mất trật tự, và ngành Giao Thông có bổn phận dọn đường theo kế hoạch, làm gì ách tắc giao thông. Một buổi lể cung nghinh Ngọc Xá Lợi từ Trung Quốc sang Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam trong 37 ngày, với số lượng người chiêm bái, tháp tùng theo xe hàng triệu người, thế mà không hề trở ngại; và VN cũng từng tổ chức festival, Seagames hoành tráng hơn, có trở ngại chi đâu; Phải chăng đây là lý do hạn chế của thành phố hay ngại trách nhiệm của Thành Hội PG TP.HCM nhân ngày vui của PG đồ VN?

Thêm một mệnh lệnh nữa: tổ chức đại lể trang nghiêm nhưng không tốn kém. Không hiểu các ngài dịnh nghĩa thế nào là tốn kém hay không tốn kém khi mà không đưa ra định mức cụ thể. Ví dụ Noel vừa qua Kito giáo VN chi hết 6 tỷ mà vẫn cảm thấy chưa đủ; lể đưa đón và chiêu đải hồng y Sepe tại VN trên 800 triệu vẫn còn thiếu; Ngày vui của tổ phụ còn sợ tốn kém thà đừng làm ( khách đến nhà, miệng mời mà bụng vái trời đừng ăn, có nghĩa gì )

Những vùng ven thành còn gặp những điều ngoài ý muốn mà không phải chủ trương của nhà nước, các tỉnh xa xôi thì sao. Cuộc vui bị vài trục trặc, cuộc vui đó cũng mất phần trọn vẹn. Hy vọng những cuộc lễ tới, nhà nước có văn bản cụ thể và chi tiết để cán bộ thừa hành không tự tung tự tác hành động, tạo hiểu lầm cho dân; và các chức sắc PG cũng nhiệt tình, tích cực hơn, chủ động việc lễ nghi tôn giáo của mình mà không phải xin lịnh hay chờ lịnh, không gây khó nội bộ để lập công lấy điểm hoặc bảo vệ chiếc ngai của mình.
Dẫu sao, PD năm nay mang nhiều màu sắc tươi nhuận và phấn khởi hơn, báo hiệu một VN đang tiến dần đến tự do và hòa nhập với thế giới bên ngoài.

MINH MẪN
07/6/06

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét