Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

ĐỖ MẠNH TRI VÀ THÔNG ĐIỆP TĂNG THỐNG


NÓI CHUYỆN PHẢI TRÁI VỚI ĐỖ MẠNH TRI NHÂN ĐỌC “ĐỌC THÔNG THIỆP HƯỚNG VỀ THẾ KỈ XXI CỦA HÒA THƯỢNG HUYỀN QUANG”

I/ MỞ ĐẦU
Xem xong tập: “Đọc Thông điệp hướng về Thế kỷ XXI” của Đỗ Mạnh Tri, rất buồn, tự vấn có nên giải đáp chăng ? Nếu tất cả im lặng để “ kẻ mù múa gậy vườn hoang” thì hóa ra phật giáo chả hiểu gì trước thâm y của tác giả. Nếu trả lời mình sẽ là Đỗ Mạnh Tri thứ hai- kẻ hiếu chiến, háo đá?!
Nhưng đoạn cuối của tác giả: “và tôi cũng có bổn phận giữ trong sạch không khí đó…”
Tác giả không thể đứng ngoài bầu không khí có hương vị Phật giáo tại Việt Nam, tác giả phải lên tiếng để làm vệ sinh không khí đó, không ngờ vấy bẩn thêm. Một thái độ của đứa bé vơ lấy thức ăn khuấy vào phẫn vung tung tóe đầy nhà.
Tôi hy vọng khi trả lời nội dung của bản “ đọc Thông điệp” ấy, không vấy bẩn thêm cái không khí đầy hương vị mà tác giả có ý thức và trách nhiệm phải làm.
Nếu chả may bài này đến tay tác giả hay độc giả, xin hiểu rằng tôi không phải là người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” mà hãy nghĩ rằng đây là việc chẳng đặng đứng trước kẻ ham ăn, ham nói điều mà mình chưa hiểu thấu đáo về Phật giáo.
II / NỘI DUNG
Tôi không có trong tay toàn văn bản Thông điệp của Hòa thượng Huyền Quang, nên không nắm mạch văn và toàn ý của Thông điệp. Nhưng thiết nghĩ với tuổi đời 80, chức danh xử lý viện Tăng thống hơn nữa đời hoạt động lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, xuất thân từ trường lớp được Phật giáo đào tạo, cái hiểu của Hòa thượng về Phật giáo chắc chắn không thể là cái hiểu của một Linh mục hay một cán bộ Cọng sản về Phật giáo . Tôi tin rằng xuyên suốt mạch tứ của Thông điệp không chệch hướng Phật giáo thì không thể là lập luận của Marxist như Đỗ Mạnh Tri gán ép. Đỗ Mạnh Tri phê phán Bản Thông điệp lộn xộn về bố cục, lý luận lăng nhăng. Nhưng chính tác giả vẫn lẫm cẩm trong bài phê phán ấy. Ta hãy lần lượt đọc bài viết của Đỗ Mạnh Tri.
Vào đề, tác giả mở đầu mục “Đôi điều về Đại hội VIII”.
Với đầu đề như vậy, Đỗ Mạnh Tri phải viết về sự hình thành Đại hội, diễn tiến và kết qủa hoặc bươi móc thêm về cơ cấu tổ chức Đại hội, khuynh hướng Đại hội v.v.. Nghĩa là phải nhấn mạnh đến chủ đề mình nêu. Ngược lại treo đầu dê bán thịt chó, tác giả toàn phê phán cuộc phỏng vấn giữa Hòa thượng Quảng Độ và đài Á Châu Tự Do. Phỏng vấn là quyền của người phỏng vấn, trả lời là quyền của người được phỏng vấn. Đỗ Mạnh Tri với tư cách gì chỉ trích phê phán, đi ngược lại nội dung chủ đề tự mình đưa ra?
Phần chú thích của tác giả Đỗ Mạnh Tri viết rất hay về thái độ của Hòa thượng Quảng Độ với lập trường kiên định của Người: “… Mai này, khi hết độc tài, những Tăng Ni Phật tử thành tâm dù có chọn lựa gì đi nữa cũng phải bắt tay nhau. Lúc ấy, những con người cương nghị và dứt khoát như Hòa thượng Quảng Độ hẳn có vai trò quyết định hơn những người ra vẻ đứng trên mọi phe nhóm. Vì thực ra họ đứng ngoài. Ngoài ra thán phục thái độ cương nghị và dứt khoát của những Tăng Ni như thầy Quảng Độ không có nghĩa là tố cáo toàn thể các Tăng Ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.” Vâng cảm ơn Đỗ Mạnh Tri đã có ý kiến tốt đó. Nhưng ý tốt không có nghĩa Đỗ Mạnh Tri phải lên giọng dạy đời một bậc Tôn đức, chân tu. Nếu Đỗ Mạnh Tri có ý kiến đóng góp chấn chỉnh lời lẽ cực đoan của một lãnh đạo tối cao Vatican như Phao Lồ II thì điều dễ hiểu, vì trong nhà đấm đá nhau, con cái chửi bố mẹ còn hơn là xỏ xiên người ngoài không liên hệ gì đến việc của mình.
Phần chú thích của tác giả về Hòa thượng Đôn Hậu đãthoát ly vào chiến khu trong dịp tết Mậu Thân là điều bịa đặt. Đỗ Mạnh Tri hoàn toàn không hiểu nội tình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước các áp lực chíng trị các bên lúc bấy giờ.
Về lời nhắn nhũ của Hòa thượng Quảng Độ đối với Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước theo yêu cầu của đài Á Châu Tự Do được hứa vào dip khác không có nghĩa Hòa thượng không biết những điều Đỗ Mạnh Tri đã nêu. Một lãnh đạo, nhất là lãnh đạo Tôn giáo đang nằm ngoài vòng pháp luật không phải ham nói và nói ngoài trách nhiệm như Đỗ Mạnh Tri. Làm sao Đỗ Mạnh Tri hiểu câu : “Nói năng như chánh pháp, im lặng như chánh pháp.”
Tuy lời nhắn nhũ bình thường nhưng xét thấy thời cơ chưa thuận tiện và không cần thiết thì người lãnh đạo không cần phải tuyên bố. Lời đề nghị của đài Á Châu Tự Do biết đâu là một hàm ý kích động để Hòa thượng tuyên bố, kêu gọi những lời không thích hợp cho tình thế Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ. Nếu lời nhắn nhũ bình thường vô nghĩa thì không cần phải nhờ đài Á Châu Tự Do. Đỗ Mạnh Tri không phải Hòa thương Quảng Độ, lãnh đạo tinh thần Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, làm sao Đỗ Mạnh Tri hiểu được cái gì cần phải nói, cái gì nên khước từ im lặng?
Một điều rất hàm hồ của Đỗ Mạnh Tri đã kết tội Hòa thượng Quảng Độ tố cáo toàn thể Tăng Ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong phần chú thích trang 6.
Thật ra Hòa thượng nêu tên những nhân vật đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đại diện quận Phú Nhuận làm việc với Hòa thượng chứ Hòa thượng không hề tố cáo toàn thể. Vì hơn ai hết, Hòa thượng biết rất rõ rằng tất cả những Tăng Ni trên đất nước Việt Nam dù muốn dù không trong thế chẳng đặng đừng, phải gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tư thế bắt buộc . Có chăng Hòa thượng chỉ nói một bộ phận Tăng Ni Việt Nam thôi.
Cũng trang 6, tác giả viết : “… Bảo vệ, duy trì là nhiệm vụ cấp bách. Bổ sung nhân sự mới chỉ là việc hành chính, củng cố nếp sống tu hành mới thực sự là vấn đề quan trọng.”
Đúng là kẻ ham nói, nói để mà nói, không biết mình đang nói cái gì. Đỗ Mạnh Tri là sự hiểu biết rất mạnh đã bị đỗ nhào… Tác giả hãy trả lời xem – một tổ chức muốn bảo vệ và duy trì mà không cần đến hành chính thì không còn tổ chức , vậy bảo vệ và duy trì bằng cách nào ? Vatican không là tổ chức hành chánh ? Hay chỉ là tổ chức chính trị?
Trang 7, đại hùng, đại lực, đại từ bi :
Phần chú thích tác giả thú nhận sự hiểu biết của mình về đại từ bi, còn đại hùng đại lực tác giả hiểu rằng : chấp chính, làm chính trị, chắc chắn thế. Hình như xuyên suốt tập bài của Đỗ Mạnh Tri, tác giả thành thật xác định sự hiểu biết ấu trỉ của mình về kiến thức sơ đẳng Phật giáo. Thưa ông Đỗ Mạnh Tri, chuyện rất vặt vảnh đơn cử cho ông hiểu thế nào là đại hùng, đại lực không phải chấp chính , làm chính trị, ví dụ : Đỗ Mạnh Tri biết rất rõ về tính hèn mạc ác cảm của mình về ai đó, mình đủ can đảm dứt bỏ tính xấu ấy đi cũng gọi là đại hùng, đại lực. Một ung nhọt trên cơ thể, không cần thuốc tê tự mình khoét sâu, đào thải nó, phải đòi hỏi tính khí đại hùng đại lực, không nhất thiết phải bám theo gót chân xâm lược Đế quốc Pháp để cưu mang nước Chúa tại Việt Nam mới gọi là đại hùng, đại lực mà gọi là đại lợi dụng hoạt đầu…
Trang 8, tác giả “thắc mắc” : Thầy Quảng Độ yêu cầu người bên ngoài làm cái loa cho người bên trong.Tác giả đã méo mó khi nhìn chỉ thị của cấp lãnh đạo Phật giáo đề ra cho cơ cấu tổ chức Giáo hội ở Hải ngoại thực hiện. Có khi nào Đỗ Mạnh Tri bảo rằng, Giáo hội Công giáo Việt Nam là cái loa cho Vatican khi Giáo hoàng chỉ thị các Hồng y, Tổng Giám mục, Tu sĩ Công giáo Việt Nam kêu gọi, nói lên tiếng nói của Giáo hội đối với Giáo dân tại Viet Nam?
Qua phần phê phán diễn văn chào mừng Đại hội VIII của Hòa thượng Quảng Độ : “ ... bạo lực chuyên chính đang là một tiền đề triết học v.v…” Tác giả Đỗ Mạnh Tri viết : “ Tiền đề là một trong hai vế đầu của tam đoạn luận …” Đúng là con người được đúc khuôn từ nền giáo dục một chiều của Tây phương, con ếch ngồi đáy giếng ! Đỗ Mạnh Tri không thể hiểu hơn được nghĩa chữ tiền đề ngoài hai vế đầu của tam đoạn luận. Đỗ mạnh Tri hãy nghe một Chú tiểu ở một ngôi chùa xa thành phố định nghĩa chữ tiền đề : “ Tiền đề là một vấn đề được nêu ra để từ đó luận giải, suy nghĩ, phân tích …” Mong tác giả can đảm cởi bỏ kiến thức nhỏ hẹp của mình, hạ mình xuống tìm hiểu thêm ngôn ngữ Việt Nam vốn phong phú và đa dạng.
Đứng ở góc độ thực dụng mà tác giả được un đúc, vấn đề “ bạo lực chuyên chính đang là tiền đề triết học thách đố những dòng minh triết Đông Tây” nó trở thành văn chương và không còn là vấn đề, nhưng với cái nhìn ưu tư thâm viễn hơn, Phan Đăng Lưu, Hỏa Lò, Mafia đỏ và ngay cả tiếng dế đêm khuya vẫn là tiền đề triết học. Nếu không có ưu tư, thẩm định nghiêm túc, phân tích tận cùng thì mọi cái cực xấu sẽ tự do nẩy nở, há không là một thách đố đối với những khối óc minh triết Đông Tây?
Suy bụng ta ra bụng người, suốt tập bình luận của tác giả đều khoa trương kiến thức uyên bác. Ngược lại phê phán Hòa thượng Quảng Độ khoe chữ nghĩa là chuyện vô lối – chỉ có Đỗ Mạnh Tri mới có quyền sử dụng việc khoe khoang ? Chưa nói lời ngụy biện bóp méo sự thật. “ Nếu tiền đề triết học là một giả thiết, mà giả thiết thì không là sự thật”, tác giả lái câu nói của Hòa thượng Quảng Độ sang một lý luận phi thực mà chỉ những kẻ tráo trở mới làm việc ấy.
Cũng vẫn với lối lý luận suy diễn đánh lừa độc giả, Đỗ Mạnh Tri đã diễn đạt không đúng với ý nghĩa của câu : “ Không một hệ thống pháp chế nào tồn tại như một phạm trù tiên nghiệm, mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực thể xã hội, là tổng thể của những ước nguyện lý tưởng, chứ không phải là một phạm trù tiên nghiệm, nên vẫ tồn tại.”
Đỗ Mạnh Tri cố tình không hiểu câu văn của Hòa thượng Quảng Độ, bởi lẽ một trình độ bình thường cũng không nhầm lẫn được ý tứ của mạch văn.
Trang 9, tác giả lại lý luận : “… Đã là thực thể xã hội thì chẳng khi nào lý tưởng…” Như vậy ,theo Đỗ Mạnh Tri, những ai sống thực tế, thực dụng đều không có lý tuởng. Vậy thế giới lý tưởng chỉ có ở nước Chúa sau khi từ giả cõi đời này? Thế thì cuộc sống này do Chúa tạo ra chả có ý nghĩa gì, sống như con vật thỏa mãn trò chơi sáng tạo của Chúa và cái lý tưởng là cái gì ngoài tầm tay ! Đỗ Mạnh Tri còn nhấn mạnh, nếu là tổng thể thì không còn lý tưởng nào, không có ước nguyện nào của con người ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, giống như ông bố cho đứa con cái bánh mà nó thích, một kẻ khác bảo chiếc bánh là tình thương của cha mẹ, không có cái gì khác qúy hơn. Thật là một lý luận vô duyên !
Phần chú thích trang 10, tác giả sau một hồi phô diễn kiến thức lý luận của phương Tây như là uyên bác, kết luận : “ Siêu hình không phải là đối tượng của lý trí.” Có lẽ tác giả đã dẫm phân của Ngyễn Văn Trung : Phật giáo không hiểu nỗi siêu hình !!!
Có lẽ vì thế mà Công giáo có câu chuyện : Đứa bé dùng võ sò múc nước biển cho cạn, đã dạy cho một Giám mục hiểu rằng, không thể dùng lý trí suy diễn tìm hiểu Chúa ba ngôi như đứa bé kia?
Qua trang 11 : “ Thông Điệp hướng về thế kỷ XXI sau khi dông dài lý sự, tác giả kết luận : Qua năm 2000, Tín đồ Kyto giáo có lý do ăn mừng vì tính từ ngày sinh Jesus, Hòa thượng Huyền Quang cũng bị ảnh hưởng cái mốc lịch sử đó, nghĩa lá vẫn ảnh hưởng Tây phương”, tác giả kết luận.
Với lý luận suy diễn nghèo nàn này, tác giả có thể nói Chúa Jesus thức thời vì biết dùng tiếng nói quân Do Thái, mặc dù Chúa là con một ở thượng giới.
Ta hãy nghe tác giả phê bình Bản Thông điệp :
1/ Bản Thông điệp không lấy gì làm dài ( 11 trang khổ 5A)
Thế ra Đỗ mạnh Tri nghĩ rằng Bản Thông điệp phải dài mới có giá trị, phải là bài nói chuyện hằng mấy giờ đồng hồ của Giáo hoàng, của các nguyên thủ Quốc gia v.v… Đúng là có một ý nghĩ theo thói quen tê hại !
2/ Bản Thông điệp viết : “ Tranh chấp, ly dị, tự tử, những con số thống kê ấy là những con số miêu tả chính xác về thế giới hiện tại”. Đỗ Mạnh Tri viết : chắc tác giả( tức Hòa thựợng Huyền Quang) muốn nói tới những con số thống kê về ly dị, nhưng viết thế hóa ra ly dị tự tử là những con số thống kê. Ngoài ra chẳng hiểu tại sao tranh chấp được xếp loại với ly dị và tự tử.”
Có lẽ Đỗ Mạnh Tri nói qúa nhiều nên lú lẫn. Bản Thông điệp đưa ra những con số thống kê về ly dị, tự tử để nói lên tệ nạn xã hội chứ không phải ly dị tự tử là nhửng con số thống kê.
Tranh chấp cũng là một trong các biến trạng xã hội cần nêu ra chứ đâu phải tranh chấp xếp loại với ly dị, tự tử. Cũng như sình bụng, no hơi, tai biến mạch máu não, Aids … là những căn bệnh của con người chứ đâu phải sình bụng, no hơi trầm trọng ngang với Aids.
Trang 13 Bản đọc Thông điệp : “ Con người là nhân cách trung tâm trong việc chuyển hóa gia đình , xã hội.” Đỗ Mạnh Tri bảo ý tưởng đó không tất yếu ? Khổng Tử bảo : tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Con người là đơn vị nền tảng của xã hội, các Thánh nhân, nhất là Đông phương và Khổng Tử đều lấy con người làm đối tượng giải quyết các vấn đề xã hội. Thế mà Đỗ Mạnh tri bảo là không tất yếu. Vì Đỗ Mạnh Tri ảnh hưởng giáo dục Catholique. Chỉ có Thượng đế là tối thượng. Con người phải quên mình để phục vụ Thương đế. Dưới cặp mắt Kyto giáo con người chỉ la công cụ của Chúa. Không trách Đỗ Mạnh Tri đã đặt nhẹ vấn đề nhân cách. Cũng vì xem nhẹ nhân cách nên đã bán mình cho ngoại bang, bán nước cho Thực dân. Tiền và gạo đã lớn hơn nhân cách nên Thiên Chúa giáo đã mở nước Chúa bằng tiền và gạo chứ không phát triển nhân cách con người ngang tầm Thượng đế như Phật tử với đức Phật.
Phần chú thích trang 13, tác giả lại nói tiếp : Xã hội có căn bệnh của xã hội, con người cá nhân có những căn bệnh cá nhân. Vấn đề xã hội phải giải quyết trước hết bằng biện pháp xã hội …
Nói thật hay, có lẽ tác giả từ hành tinh khác mới đến ! Những căn bệnh xã hội do một loại virus ngoài trái đất thâm nhiễm? Xã hội là gì nếu không phài là do một cộng đồng con người cấu thành ? Con người xấu tất xã hội xấu, con người man rợ xã hội không thể văn minh, hà tất có biện pháp xã hội như tác giả quan niệm qúa ấu trỉ. Cỏ mọc từ lòng đất do hạt giống cỏ, muốn diệt cỏ phải nhổ tận gốc chứ đâu dùng biện pháp lấy đáđè cỏ. Đây là bài học sơ đẳng mà tác giả qúa siêu nên quên vỡ lòng !
Bản Thông điệp viết : “ Lịch sử 2000 năm chỉ là một giai đoạn ngắn trong một chu kỳ sinh thành và hủy diệt của thế giới và ... trong lịch sử thế giới văn minh nhân loại, không chỉ mới 2000 tuổi.”
Có nghĩa là trong một giai đoạn ngắn của chu kỳ sinh diệt nhưng nó vẫn mang màu sắc văn minh và trước đó nữa văn minh con người cũng đã hiện diện. Câu văn hàm ý như vậy có gì là mâu thuẫn ? Mâu thuẫn chăng là từ tác giả mà sanh.
Cũng trang 13, Đỗ Mạnh Tri thắc mắc “ nhân phẩm con người của Bản Thông điệp” (hai chữ con người Nếu nhân phẩm không phải là phẩm giá con người thì của loài vật nào mà tác giả phải thêm?)
Có lẽ tác giả xa quê hương , quên văn ngữ Việt Nam nên thắc mắc chuyện hết sức lẩm cẩm. Cái thằng cu tí này, Việt Nam ta vẫn thường gọi thế. Cu tí là cái thằng rồi còn thêm cái thằng là thừa ư ? Thế mà vẫn nghe trót lọt. Cái ông Linh mục này, Linh mục đã là đàn ông chứ đâu phải lại cái. Thế mà ta vẫn có thể gọi là cái ông Linh mục. Có gì mà thắc mắc vặt vãnh vậy hởi Đỗ Mạnh Tri ! Chính cái thắc mắc đó mơi vô ý thức, ngược lại tác giả ghép cho Bản Thông điệp hai chữ vô ý thức.
Qua trang 14 Bản Thông điệp “… Phát huy trọn vẹn tiềm năng giáo hóa của mình , để cho loài người bước lên cỏi chí thiện …” Tác giả Đỗ Mạnh Tri nghĩ rằng, cõi chí thiện là nơi thiên giới : “ … bước lên cỏi chí thiện cũng là ra khỏi cõi đời.” Sao mà kém hiểu thế !Cõi đây không phải là một cảnh giới mà là một tăm trạng. Không phải Thiên đàng, là nước Chúa ở trên trời mà là tình trạng hạnh phúc tại trần gian do mình cảm nghiệm. Nếu Đỗ Mạnh Tri cảm nhận được hạnh phúc ngay trong cuộc sống thì đâu cần hướng về nước Chúa, làm tôi cho Thượng đế sau khi mãn phần !!!
Trang 14, Đỗ Mạng Tri không hiểu nỗi thánh phàm đồng cư của Phật giáo, không hiểu nỗi luật hổ tương của Hoa Nghiêm, không thấu được vô thủy vô chung của vũ trụ và sinh vật vì Đỗ Mạnh Tri được nhồi sọ rằng Chúa tạo ra qủa đất này chỉ trong 7 ngày và mới hôm qua đây thôi (vì vài ngàn năm so với tuổi thọ hàng tỉ năm chỉ là thời gian cực ngắn) nên tác giả đã bảo rằng Bản Thông điệp lý luận lỏng lẻo và vô căn cứ.
Vào thập niên 1966, sau khi Ngô quyền tàn rụi, kéo theo thu hẹp hoạt động của đảng “Cần Lao Nhân Vị.” Chiến trường trên các mặt trận phát triển, kéo theo chính trường bát nháo của miền Nam Việt Nam. Các phe phái chính trị cài người vào Phật giáo để xách động gây ảnh hưởng và giành lợi thế một số lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị những cố vấn hoạt đầu lèo lái. Trước những thủ đoạn chính trị bên ngoài, các tu sĩ thiếu cảnh giác đã bị lung lạc. Thêm vào đó, sau 3 năm lật đổ Ngô quyền, Giáo hội Phật giáo Việt namThống Nhất non trẻ chưa kịp chỉnh đốn nội bộ, chưa đủ thời gian đào tạo nhân tài, phải đối mặt với trách nhiệm to lớn của dân tộc trước cuộc nội chiến, chủ trương hóa giải hận thù của Phật giáo. Các thế lực dĩ nhiên không chấp nhận và càng không chấp nhận thế trung dung. Do vậy những chiếc mũ thời trang đã thay nhau chụp lên đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất :
 Phật giáo là Cọng sản.
 Phật giáo là tay sai CIA v.v…
Trước những áp lực chính trị to lớn đó, Phật giáo đã bị chia năm xẻ bảy. Các hệ phái lần lượt rút khỏi Giáo hội. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cũng bị chia đôi :Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự.
Giáo hội vẫn lặng lẽ thực hiện sứ mạng : “ Hóa giải” mặc dù các bên phủ nhận vai trò của Phật giáo.
Đến năm 1975, cuộc diện thay đổi hoàn toàn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đứng trước một tình thế mới. Bên thất bại an phận ra đi, người chiến thắng vinh quang tự mãn. Sự hiện diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị xem là tổ chức Giáo hội chế độ cũ, bị phủ nhận. Giáo hội mới ra đời. Chuyện nội bộ Phật giáo không có vấn đề nan giải. Nhưng nan giải ở vấn đề pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vì đó là một tổ chức quần chúng tự phát chứ không phải của một chế độ sản sanh. Có chăng là hợp pháp hóa trên nguyên tắc hành chánh mà chính quyền đương nhiệm phải làm. Vì vậy chế độ mới không thể giải nhiệm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trên pháp lý. Nhưng tồn tại song song hai tổ chức Phật giáo tại Việt Nam là chuyện không thể.
Nếu vào những năm 1980, chính quyền tạo điều kiện cảm thông với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất để hòa hợp một tổ chức Phật giáo mới thì sự việc sẽ tốt đẹp hơn.Nhưng rất tiếc, cấp lãnh đạo đảng quen áp đặt chuyên quyền nên không thể khuất phục được cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Tuy rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không còn là một thực thể hoạt động. Cấp lãnh đạo Giáo hội cũng tan đàn xẻ nghé. Nhưng trên nguyên tắc pháp lý vẫn tồn tại một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và cơ sở Giáo hội đã hoạt động công khai ở Hải ngoại. Rất tiếc, lúc bấy giờ những người cầm quyền biết lắng nghe và tôn trọng Phật giáo thì … Do vậy trong Thông điệp, Hòa thượng Huyền Quang đã nói : “ Hiện tượng người bên này tố cáo Phật giáo làm lợi cho bên kia, người bên kia tố cáo Phật giáo làm lợi cho bên này đã nói lên một sự thật : Phật giáo thoát ly khỏi sự lạm dụng và lợi dụng cho các thế lự chính trị hoạt đầu.”
Đó là một sự thật khách quan mà ai là nhân chứng tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đều phải chấp nhận. Nhưng Đỗ Mạnh Tri đã đứng ở góc độ căm thù vì phe phái ông ta mất quyền đặc lợi thao túng nhân dân Việt Nam nên đã phủ nhận tình trạng chung của Phật giáo và méo mó chụp mũ : “ Đục nước béo cò”. Đỗ Mạnh Tri dùng ngôn ngữ ngụy biện đánh lừa những ai kém am hiểu Phật giáo và tình thế Việt Nam vào mhững năm trước 1975.
Trang 15, Đỗ Mạnh Tri thắc mắc : Phật giáo thịnh, đất nước thịnh; Phật giáo suy, đất nước suy. Tác giả đặt vấn đề : tại sao Phật giáo suy???
Thưa ông Đỗ Mạnh Tri đó là cách nói để minh chứng sự liên hệ hổ tương giữa đất nước và Phật giáo gắn liền hơn 2000 năm. Phật giáo suy có hai nguyên nhân :Nội tại và ngoại cảnh.
1/ Trên nguyên tắc triết học, cái cực thịnh sẽ đến cực suy. Khi Phật giáo thời Lý – Trần lên cực điểm, tu sĩ đông được vua, dân sùng kính, thái độ chểnh mảng trong việc tu học, đạo phong và kiến thức cũng như tổ chức càng lơ đểnh, cọng với thơi gian Bắc thuộc và gần thế kỷ Tây hóa, đất nước trong tình trạng rối ren, chinh chiến. Phật giáo không ngồi yên tu tập và vinh thân trên đau khổ của dân. Các Sư đã cùng các tổ chức của dân đấu tranh gìanh độc lập. Do vậy, kiến thức và nội lực đã kiệt quệ cùng với sự kiệt quệ kinh tế của dân tôc.
2/ Khi Thực dân Pháp đặt chân lên đất Việt, ngoài các thương nhân còn có các giáo sĩ của Roma yểm trợ dọn đường tư tưởng để bàn chân viễn chinh được an trụ. Súng đạn , tiền của đến đâu, nước Chúa mở mang đến đó, nghĩ rằng sẽ khống chế được dân tộc ta. Qua bàn tay ngoại ban, chúng đẩy Phật giáo vào bóng đen, hòng đè bẹp một dân tộc và một tôn giáo mà Tây phương ngày ấy nghĩ rằng là tà giáo ma qủy. Dân ta, ai không chấp nhận củ cà rốt thì nhận lấy chiếc gậy. Một số ít muốn vinh thân bơ sữa, chấp nhận tiếp tay kẻ thù, phản lại dân tộc, hân hoan vác thập giá rao truyền. An cơm dưới đất, làm việc trên trời. Trước áp lực nặng nề của ngoại ban, vua quan ta đã mạnh tay cấm đạo. Một số kẻ hãnh diện làm Thánh tử đạo cho một thánh địa xa vời mà cha mẹ ông bà đang rên siết dưối gót dày ngoại tộc, họ không dám hi sinh, bênh vực.
Suốt thời gian thống trị Việt Nam, họ tiếp tay cho Thực dân, ngoảnh mặt quay lưng với quyền lợi và sự sống còn của dân tộc, bòn rút tài sản đất nước cung phụng cho hội Thánh của Chúa. Dân tộc nghèo và lạc hậu càng lạc hậu và nghèo hơn. Rồi tiếp đến Nhật , Mỹ, Việt Nam rơi vào thế chẳng đặng đừng. Phật giáo đã bị mai một nhân tài. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Quán Sứ, Báo Quốc chớm nở đủ sản sanh số ít danh Tăng, vực dậy Phật giáo sau thời gian dài tăm tối.
Văn học, chính trị … mà Phật giáo đóng góp cho Lý – Trần – đã không còn khả năng đóng góp cho đất nước trong thời gian ấy. Vì nội lực đã cạn kiệt do yếu tố nội tại lẫn ngoại cảnh.
Sở dĩ nói dài dòng, không phải biện minh cho Phật giáo mà để trả lời Đỗ Mạnh Tri về nguyên nhân suy của đạo Phật Việt Nam. Vậy ai chịu trách nhiệm đó? Phật giáo, dân tộc hay những kẻ bán nước cầu vinh ?
Cũng trang 15, Đỗ Mạnh Tri không đồng quan điểm Bản Thông điệp : “ Chính con người đã sáng tạo ra một thế giới cho mình.”
Đúng, làm sao Đỗ Mạnh Tri cũng như 7 phần trăm dân số như Đỗ Mạnh Tri được nhồi nhét ý tưởng : “ Cọng lông sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn Thượng đế.” Một tư tưởng thụ động làm sao hiểu được câu : “ Nhất thiết duy Tâm tạo.” Ta nên cảm thông với những người như vậy !
Trang 17, ta hãy nghe Đỗ Mạnh Tri phê bình cái gọi là ý tưởng mâu thuẫn của Bản Thông điệp : “ Nhũng khám phá mới mẻ nhất của con người càng lúc càng gần gũi hơn với các nguyên lý Phật giáo đã từng có mặt 500 năm trước hai thiên niên kỷ đen tối.” Và “nhân loại đã đạt nhiều thành qủa trong hai thiên niên kỷ vừa qua.”
Đỗ Mạnh Tri hỏi “đen tối hay không đen tối?”
Tôi nghĩ rằng Đỗ Mạnh Tri không phải thiếu hiểu biết ý nghĩa hai câu trên để tự đặt nghi vấn ngớ ngẩn. Trong hai thiên kỷ đen tối vì đầy tội ác, nhưng trong số hàng tỷ con người, vẫn có một bộ phận khoa học tiến bộ khám phá những nguyên lý mà đức Phật đã nói trước 2500 năm. Không nên lầm lẫn những khám phá tiến bộ là không hề có tội ác. Và ngược lại con người chìm trong đen tối là không hề khám phá những tiến bộ và khoa học cũng như minh triết. Hai mặt đó nằm trong hợp thể chung của nhân loại. Chả lẽ tác giả phải học lại triết học nhị nguyên của Á Đông ! Vậy sao gọi là ăn tươi nuốt sống mọi mâu thuẫn khi lý luận và ba phải trong cuộc sống ?!
Bản Thông điệp Hòa thượng Huyền Quang đánh giá chung tiến trình loài người trong 2000 năm kinh qua bạo lực, Nô lệ, Phong kiến và nhiều tội ác. Một bộ phận tư tưởng gia đã ý thức tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, lý thuyết giải phóng loài người khỏi các tệ nạn nhưng trí óc con người còn lẩn quẩn trong tương đối, lý thuyết và thực hành vẫn có một khoảng cách nhất định, nhất là dù ý tưởng, lý thuyết hay nhưng được thực hiện bởi tham dục, sân hận, ích kỷ và cực đoan, thì sẽ dẫn từ tệ nạn này đến tệ nạn khác mà Hòa thượng Huyền Quang gọi là: : “ Những Thiên đường hạnh phúc ngay tên mặt đất được dự phóng đã để lộ nguyên hình là một quái thai lịch sử.” Tác giả Đỗ Mạnh Tri đặt câu hỏi : “ Con người có trưởng thành hay không trưởng thành, hay có trưởng thành nhưng đã hết trưởng thành hay chỉ trưởng thành một cách giả tạo ?”
Chả lẽ một Đỗ Mạnh Tri được giáo dục đào tạo qua trường lớp thế học và đạo học, lại ngây thơ đến độ ngớ ngẩn như vậy ?
Làm gì có trưởng thành rồi hết trưởng thành, hay chỉ trưởng thành giả tạo , trưởng thành một nữa …
Trưởng thành hay tiến bộ là đánh giá một giai đoạn tính từ khởi điểm này đến khởi điểm nọ , từ bản chất thấp đến trình độ cao hơn, nhưng nó sẽ lạc hậu, tụt hậu so với thời điểm tiếp theo. Ví dụ : Anh B trưởng thành hơn anh A nhưng so với anh C thì anh B chưa trưởng thành.
Tác giả ham nói nên nói càn, nói bừa đấy thôi !
Trang 19, Đỗ Mạnh Tri viết : “… dù sao những người suốt đời không làm điều gì đáng trách, thật đáng sợ ! Họ là thánh hay là qủy , không phải là người.”
Vâng, tác giả đặt vấn đề rất hay. Những vị chức sắc Giáo hội Công giáo được phong thánh, suốt đời chưa làm gì đáng trách, ví dụ các Thánh tử đạo tại Việt Nam tiếp tay bán nước cho bọn Tây là việc làm không co gì đáng trách, các Hồng y, Giám mục, đức Thánh cha là những người suốt đời thánh thiện không làm gì đáng trách, các Ngài không phải thánh cũng chả phải người, không là qủy, chảphải ma !!!
Cũng trang 19, phần chót, tác giả trách Bản Thông điệp thay vì nói về đạo Phật truyền vào Việt Nam như thế nào, lại nghĩ ngay đến kẻ khác : “ Đạo Phật được truyền vào đất nước này không theo sau những gót giày xâm lược, cũng không vinh danh đức Thích Ca Mâu Ni như đấng Chúa tể bắt mọi thần dân phải cuối đầu tuân phục.”
Có lẽ Đỗ Mạnh Tri bị chọc đúng chỗ nhột !
Trang 20 tác giả phân tích và phê bình đoạn : “ Thế giới đang chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI, khép lại hai Thiên niên kỷ đầy ấn tượng và biến động do chính con người gây nên trong chuổi dài tiến hóa của loài người.”
Đỗ Mạnh Tri đặt vấn đề :
1/ Con người có phải là chủ thể độc nhất của lịch sử không ?
Xin thưa : một câu hỏi qúa thừa. Chả lẻ lịch sử tiến hóa của loài người do loài khỉ, loài rắn là chủ thể ?
2/ Lịch sử có thật sự là một chuổi dài tiến hóa không?
Tôi thay mặt cháu bé nhà tôi học cấp một trả lời với ông Đỗ Mạnh Tri rằng : Con người từ ngày Thượng đế nỗi sân vì ăn trái cấm của Ngài, bị đuổi ra khỏi vườn Eden, phải ăn lông ở lỗ, tự tìm lá che thân. Biết mình là nạn nhân cay nghiệt của ông cha độc ác đó, con người dần dà thích ứng với môi trường sống, biết tạo dụng cụ, tìm lửa cho đến lên cả các tinh tú xa xăm mà ngày xưa Thượng đế đã làm con người không hiểu nhau qua nhiều ngôn ngữ khác nhau ( khi con người chỉ xây dựng tháp Ba bên) và bây giờ con người đã cướp quyền Tạo hóa để sinh sản vô tính v.v… và v.v… Con cừu Dolly là của con người hay của Thượng đế ? Nếu lịch sử không là chuổi dài tiến hóa, chả lẻ ngu dần mãi ? Hay Thượng đế nặn ra con người rồi phú cho tài năng ? Thế mà Đỗ Mạnh Tri dám bảo không có câu trả lời tất yếu ! Đỗ Mạnh Tri không đắn đo khi cầm bút hay tác giả Bản Thông điệp ?!
Phần chú thích trang 22 bàn đến chữ Mặc Khải, sau khi phân tích, giải thích, Đỗ Mạnh Tri kết hợp truyền thông từ cõi vô hình qua trung gian một người với trạng thái linh tính, người có giác quan thứ 6 và Ngộ. Tác giả kết luận : “ Hiểu như vậy Mặc Khải là một kiểu tiết lộ Thiên cơ, một loại bói toán, sấm ký. Nói chung con người rất mê mặc khải, ai cũng muốn có đường dây trực tiếp với chân lý, với hạnh phúc. Tâm lý Loto khỏi tìm kiếm , khỏi cố gắng, đi lối tắt. Trực giác ,Ngộ, phép lạ cũng có thể là một thứ mì ăn liền, một thứ Viagra “của siêu thị tôn giáo hiện đại.”
Đỗ Mạnh Tri ơi ! Tôi không ngờ ông có một kiến thức đa tạp đến vậy. Cái gì cũng biết, biết chả tới đau. Bá nghệ bá tri vị chi bá láp, ông bà ta đã nói rất đúng. Tôi xin lần lượt trình bày với tác giả từng vấn đề mà từ mặc khải lẫn qua Trực giác và Ngộ. Tác giả nên học lại siêu hình và linh thức học.
Cái mặc khải mà Đỗ Mạnh Tri phân tích là do từ một huyền cơ thông qua một con người, ví dụ : Tiên tri Mohamad, tiên tri Moise, rất nhiều bậc tịên tri mà từ thời xa xưa đến nay vẫn có tiết lộ những điều huyền nhiệm.( Vấn đề này sẽ được đào sâu, lý do nào con người có được việc tiên tri, thực chất của tiên tri, nơi đây ta không nên ra ngoài đề).
Nhưng qua trạng thái linh tính, trực giác lại là vấn đề khác ; tự bản thân đương sự, tâm linh có vấn đề, tầng sóng não bộ nhạy cảm bắt được độ giao cảm của tầng sóng và bước sóng bên ngoài.( Vấn đề này cũng là đề tài cần đào sâu ở trường hợp khác).
- Phép lạ là một dạng thần thông loại thấp trước khi bước qua lĩnh vực trực ngộ.
- Ngộ có hai trường hợp : Gặp một vấn đề mới mẻ hợp với tâm lý, làm thay đổi ý thức gọi là giác ngộ, ngộ pháp, đắc pháp …
- Trường hợp cao hơn, tâm lý trải qua thời gian dài chín muồi do tập trung đại định , thoát khỏi tầm nhìn và quan niệm bình thường, vượt qua tâm trạng mới lạ, khám phá điều kỳ bí. Nhưng các nhà khoa học, bác học qua năm tháng tìm tòi, nghiên cứu phát hiện một công thức, một khoa học mới lạ thì chưa gọi là ngộ. Các Đạo sư đã gọt bỏ hoàn toàn tam độc, sở tri chướng, mọi vọng tưởng để trực nhập sang lãnh vực tâm linh huyền nhiệm mới gọi là ngộ, một khi đã đắc đạo thì hành giả đó không bao giờ trở lại tâm thức phàm tục nhiều sai lầm, luôn chủ động và tỉnh thức, không để bất cứ đường dây thần linh nào lạm dụng để tiết lộ thiên cơ mà họ vẫn thấy và biết trước mọi vấn đề. Không thể đồng hóa ngộ và mặc khải làm một. Điều này cho thấy cái hiểu của Đỗ Mạnh Tri về thế giới tâm linh rất lơ mơ và phát ngôn cẩu thả.
Tác giả còn vơ đủa cả nắm, con người rất mê mặc khải ! Chỉ có những người mê như tác giả mới mê mặc khải. Chứ một Phật tử chân chính, một trí thức đứng đắn, trước vấn đề mặc khải phải xét lại.
Bói toán, sấm ký tác giả lại gom chung vào mặc khải. Bói toán, một khoa học thuộc dịch lý: Ngày xưa, Tàu tìm được những điều tương ứng, hiện tượng, triệu chứng để biểu thị qua các nét quẻ, sắp xếp, kết hợp lại. Các nước khác như Tây phương, bài cào cũng được tượng trưng các dạng bài cho từng vấn đề có chung trạng thái nào đó, người sáng tạo tìm ra một quy luật tương ứng. Thậm chí tại Việt Nam, có một số người vẫn dùng truyện Kiều để bói, lật ra trang nào, có cái gì tự họ suy diễn ý nghĩa câu đó để áp dụng cho cá nhân. Sấm ký cũng y cứ vào hiện tượng dịch học để luận giải, hoàn toàn không phải mặc khải.
Rồi tác giả lại phán, tâm lý Loto. Tâm lý Loto là tâm lý hên xui may rủi. Như vậy, mặc khải của Do Thái, Công giáo, Hồi giáo là tâm lý may rủi ???
Cái buồn cười nhất, tác giả lại cho mặc khải, ngộ, bói toán, sấm ký là loại mì ăn liền, nhất là một thứ Viagra của siêu thị tôn giáo hiện đại.
Ta đã biết Viagra là loại thuốc khích dục, cường dương, chả hiểu tại sao tác giả lại so sánh những loại trên với khích dục !!! Hết ý kiến.
Trang 24 bàn về vấn đề chỉnh thể, Bản Thông điep trình bày Phật giáo và dân tộc là một chỉnh thể. Có nghĩa là hai bên hòa hợp như nước với sữa. Thế mà Đỗ Mạnh Tri suy diễn : “ Không có phật giáo, không có Việt Nam.” Thật là ngớ ngẩn. Thông điệp nói nếu không có đạo Phật thì ngay cái tên “ người Việt ngày nay cũng chỉ còn trong sử sách người Tàu.” Có nghĩa nhờ tinh thần Phật giáo mà dân tộc ta có thêm tinh thần tự cường, không muốn vong thân nô lệ, nên không bị đồng hóa với phương Bắc. Vì bị đồng hóa tức bị mất tính đặc thù của dân tộc xem như mất nước. Thế mà Đỗ Mạnh Tri đã bóp méo ý tưởng .
Đỗ mạnh Tri suy diễn : “ Chỉnh thể là một thể đã đạt mức hoàn hảo trong tư cách và bản chất của nó rồi. ( Trong viễn tưởng này tác giả vô tình từ khước mọi tiến hóa của dân tộc).” Đỗ Mạnh Tri qúa phong phú về tưởng tượng và dồi dào về suy diễn. Thật đáng nể !
Trang 28 và 29, Bản Thông điệp nói : Quan niệm của con người về thiên nhiên cũng đã thay đổi, từng giai đoạn, từng thời kỳ đều sản sinh những giả thuyết khác nhau, giả thuyết sau hợp lý hơn giả thuyết trước, càng ngày càng gần với quan điểm Phật giáo. Đỗ Mạnh Tri cũng muốn dành phần khoa học cho Thượng đế : “Gíao hoàng Piô XII cũng có lúc vin vào đó (big bang) để coi như khoa học hiện đại biện minh cho tín điều Tạo dựng ! Ling mục Lemaitre, người xướng ra giả thuyết vũ trụ bành trướng đã khá ngỡ ngàng với vận dụng khoa học của vị giáo chủ.
Suốt 46 trang, tác giả chỉ tìm được kẻ hở bé tí để nhét quan điểm khoa học của Giáo hoàng. Nhưng nếu big bang là biện minh cho tín điều Tạo dựng thì phản lại Sáng Thế ký mà Cựu ước đã dạy : Thượng đế tạo dựng trời đất, nước, không khí, muôn thú và con người trong 7 ngày. Rồi để đẩy luận cứ khoa học vào đứng cùng hầu tỏ rằng quyền năng của Chúa bằng câu hỏi : Trước big bang thì sao ? Hư vô ? Nghĩa là ai đứng phía sau vụ big bang để đạo diễn tiến trình ly tâm và phân hủy ? Tác giả lại ngớ ngẩn hỏi : Loãng tới độ nào ? Lan tới đâu ? Diễn trình vũ trụ hàng tỉ tỉ năm, đời người và khoa học chỉ là thước đo cực ngắn. Đặt vấn đề nêu trên chẳng khác nào hỏi một đứa bé 5 tuổi sau này mầy sẽ ở đâu, làm gì, lấy vợ lúc mấy tuổi và chết lúc mấy mươi !!!
Trang 30, Đỗ Mạnh Tri lại đặt vấn đề vũ trụ co lại, tụ lại thật nhỏ, thật đặc rồi nổ tung thành một big bang khác ? Có tận hay vô tận ? Không thể vin vào khoa học để trả lời câu hỏi này.
Nếu chấp nhận một giả thuyết big bang thì tại sao tác giả lại có cụm từ co cụm, đặc nhỏ lại ? Bất cứ một dạng thể cho dù vật chất hay dạng khí bị chi phối bởi lực ly tâm do big bang hay lực tác động nào đi nữa, tổng thể hay đơn thể nhỏ nhất trong trạng huống đó đều bị giản nở, bành trướng theo lực ly tâm. Làm gì co cụm, cô đặc ? Chính giản nở qúa mới đưa tới một big bang mới, cô đặc làm sao mà nổ tung ? Chả lẻ tác giả phải học lại chương vỡ lòng này sao ! Tác giả lẩm cẩm rồi tự bảo không thể vin vào khoa học để trả lời câu hỏi này. Thưa ông Đỗ Mạnh Tri, hiện tại có thể khoa học thiếu chứng lý để thỏa mãn tính hữu tận hay vô tận của Đỗ Mạnh Tri, nhưng mai sau khoa học sẽ vén thảm màng bí mật của cuộc sống, cái thắc mắc đó sẽ được giải đáp mà hơn nữa thế kỷ trước đây chưa có thuyết big bang để giải đáp về sự hình thành của vũ trụ.
Trong phần luận bàn đến thế giới văn minh của Tây phương, khía cạnh khoa học, văn học và chính trị trong các xã hội có một số phát triển nhất định từ kỹ thuật đến học thuyết, có những bước tiến rất xa so với Đông phuương. Tuy nhiên, cái tiến bộ đó vẫn không tránh khỏi khuyết tật do học lý một chiều và thực dụng đưa đến chủ quan tự mãn và áp đặt, nhìn về phương Đông với ý tự hào. Do vậy hành động quân sự đưa đến chủ nghĩa Thực dân, bị các nước nhược tiểu nổi lên chống đối. Những nước nào, dân tộc nào không được trang bị một tinh thần khai phóng, tự chủ và độc lập, bình đẳng, tất yếu sẽ bị xóa sổ trên bia sử.
Việt Nam ta, tuy nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu nhưng ý chí bất khuất, tinh thần học thuật mang đậm triết thuyết nhân bản, dẫu sao Phật giáo vẫn là mạng mạch, vẫn là nguồn sống thấm từng tế bào của con người Việt Nam, luôn thể hiện một tinh thần hiếu hòa, nhẫn nhục, kiên cường, tương nhượng. Việt Nam, Ấn Độ,Trung Hoa – các nước Á Châu thấm đẫm triết lý Vô vi, Huyền mặc và hướng nội, chiều sâu tâm linh tương kích hơn xãhội thuần lý khoa học vật chất. Do vậy, so với tiến độ kỹ thuật của Tây phương có chênh lệch. Nhưng triết thuyết đã tạo cho ta một cung cách kiên định, thâm thúy mà qua các cuộc chiến đối đầu với các cường quốc, ta vẫn không bị đè bẹp. Do đâu và tại sao, đó là câu hỏi mà các nhà lý thuyết chính trị vẫn tự vấn và tìm câu trả lời.
Thế thì vấn đề mà Đỗ Mạnh Tri bảo rằng Hòa thượng Huyền Quang vừa chửi người ta lại vừa khen và kêu gọi, là não trạng của một thứ Phật giáo Việt Nam hiện đại - hay là não trạng của một Đỗ Mạnh Tri hiện đại.?
Cảm ơn một Đỗ Mạnh Tri đã lo : “Nếu thế thì thật bất hạnh cho dân tộc việt Nam; truyền thống văn hóa và tinh thần của người Việt đương có nguy cơ mất đi một trong những chiều kích quan trọng nhất, chiều kích Phật giáo.”
Thiết nghĩ Đỗ Mạnh Tri lo qúa xa việc đó. Việt Nam sẽ không mất một trong những chiều kích quan trọng đó mà hiện đang mất đi những đứa con vong bản, vọng ngoaị, mất dần bản chất dân tộc, dòng máu Việt Nam chỉ còn trên ngôn từ và lí lịch của những kẻ bị Âu hóa bằng học lý và đời sống thực dụng. Phật giáo Việt Nam nói riêng và dân tộc ta nói chung không nhổ vào mặt ai mà chỉ có những con người Việt Nam mất gốc mới nhổ vào sĩ diện của dân tộc.
Trang 32 và 33, Đỗ Mạnh Tri đã bàn luận dông dài về sự sáng tạo những giá trị nhân bản của Bản Thông điệp.
Đỗ Mạng Tri lảm nhảm một mình một chợ. hình như Đỗ Mạnh Tri chịu khó nói, không cần ai nghe, lý luận cù nhằng Vấn đề “ai sáng tạo những giá trị nhân bản” Đỗ Mạnh Tri đặt ra, ta khỏi cần luận bàn, vì kẻ đứng góc Tây hiểu quan điểm của góc Tây. Người phía Đông nói theo luận thuyết phía Đông. Ông nói gà, bà nói vịt. Cứ việc nói...
Bản Thông điệp đã viết : “Chính con người, từng cá nhân một, với những hành động, nói năng và suy nghĩ của mình trong mối quan hệ hổ tương (…) đã sáng tạo những giá trị…” Đó la việc tất yếu, nói theo thuật ngữ nhà Phật – xúc cảnh sanh tình – do tác động ngoại cảnh, ý thức phát sanh, đồng thời ý thức quyết định và tác động lại ngoại cảnh. Đó là quy luật. Không thể hiểu một chiều như Đỗ Mạnh Tri rằng : “ Những điều kiện sinh sống cụ thể, có tính quyết định trong việc xác định những giá trị.” Rồi Đỗ Mạnh Tri kết luận : “ Đây không biết có phải thuyết pháp của Phật, nhưng đây chắc chắn có ảnh hưởng học thuyết Mác.”
Chứng tỏ Đỗ Mạnh Tri không hiểu và không nắm vững đạo Phật, muốn quy kết Phật giáo vào Cọng sản. Hình như phần lớn tác giả chỉ thấy những tương đồng giữa Phật giáo với Mác mà không thấy cái dị biệt to lớn : “ Theo Mác ý thức không quyết định cuộc sống, chính cuộc sống con người quyết định ý thức” Nhà Phật quan niệm : “ Nhất thiết duy tâm tạo.” Như vậy hai mặt của một vấn đề chứ không phải hai vấn đề là một. Cái tri thức của một trí thức được đào tạo căn bản nghèo nàn và lệch lạc đến thế sao?
Trang 33, ta hãy đọc lại Bản thông điệp mà tác giả dẫn chứng : “ Chính con người (…) đã sáng tạo ra những giá trị từ những khát vọng hoặc tạm thời hoặc vĩnh cửu của con người…”
Rồi Đỗ Mạnh Tri viết : “ Những khát vọng tạm thời, con người có thể tạo ra. Những khát vọng vĩnh cửu, vì là vĩnh cửu, con ngươi không thể tạo ra.”
Ta đã thấy Đỗ Mạnh Tri bợp chợp, lôi thôi, vội vả khi đọc câu văn ! Bản Thông điệp bảo rằng, con người tạo ra những giá trị từ những khát vọng, chứ không phải tạo ra những khát vọng. Có lẽ tác giả lập lòe đánh lận con đen đấy thôi !
Tác giả lại ngang nhiên khẳng định : “ Nếu khẳng định những khát vọng vĩnh cửu thì không thể nói rằng con người sáng tạo ra những giá trị từ những khát vọng.”
Khát vọng hướng đến Thiên đàng về hầu cạnh Chúa sau khi chết, đó là khát vọng vĩnh cửu của một Tu sĩ cũng như một Tín hữu chân chính. Để đạt đến mục đích đó, các điều răn, giới cấm được sáng tạo để thực hiện. Những điều răn, giới cấm đó không có giá trị sao ? Thế thì sáng tạo những giá trị từ những khát vọng tạm thời hay vĩnh cửu là một điều không thể ?
Trang 34, nói về tính bình đẳng, Đỗ mạnh Tri viết : “ Nếu đòi hỏi bình đẳng trên nguyên tắc mọi loài có máu đỏ đều có thuộc tính Phật thì chó mèo gà vịt cũng bình đẳng với người Hán chứ không riêng gì Mâu Tử. Tôi tôn tọng giáo thuyết nhà Phật nhưng không coi súc vật bình đẳng với người.”
Thật tội nghiệp Đỗ Mạnh Tri sợ phải bị sắp ngang hàng với súc vật, để khi nghe tiếng kẻng sắp hàng ra lãnh thực phẩm, kẻng báo hiệu sắp hàng ra lao động ! Chả lẽ Đỗ Mạnh Tri hiểu bình đẳng có thế thôi !?
Trang 37, tác giả hỏi : “ Một là tất cả, tất cả là một nghĩa là gì ?” Xin thưa một Đỗ Mạnh Tri là tất cả những hiểu biết hổ lốn, tất cả bá nghệ bá tri là một vị chi bá lốp ! Chấm hết.
Tác giả không phân biệt được thế nào là bản thể học, Đỗ Mạnh Tri viết : “ Nếu tất cả xuất hiện và biến mất trong từng khoảnh khắc sát na tâm thì làm gì có bản thể, tức một thể căn bản luôn luôn y nguyên.” Có nghĩa Đỗ Mạnh Tri thấy khúc cây muôn đời là khúc cây, không bị suy thoái với thời gian, khúc cây đó mới có một bản thể ! Nhưng chu kỳ thành trụ hoại không là một chu kỳ tất yếu chi phối mọi pháp hữu vi kể cả Thượng đế và 33 từng trời. Nhất thiết tướng hữu vi ấy không có một bản thể cửu trụ, nhưng bản thể bất di bất dịch đó vẫn là thành trụ hoại không, nghĩa là Vô thường của từng khoảnh khắc sát na tâm, không là một bản thể học ư ?!
Cái vòng thành trụ hoại không đó tuy là những cơn sóng thời gian mãi mãi luân lưu vô tận, có thể mới có tiến hóa, dẫm chân đứng yên là thoái hóa. Tiến hóa là cá vòng xoắn tuy gặp nhau tại một điểm tương đồng nhưng thời gian và không gian luôn sai biệt. Quan niệm tiến hóa của Phật giáo nói riêng và phương Đông nói chung là vòng xoắn ốc, không phải là đường thẳng như Tây phưong quan niệm. Vì đường thẳng nên có khởi, có tận, vòng xoắn ốc thì vô tận. Vì vậy, biện chứng Hegel mà tác giả trưng dẫn, trụ hoại chỉ là những giai đoạn đi tới Thành tuyệt hảo không trở lại phía sau. Đó chỉ là một lý thuyết mơ mộng trong một giai đoạn ngắn của chu kỳ vô tận, không thể bắt buộc, dù là một xã hội tuyệt hảo, có thể đứng yên như một xác ướp Ai Cập. Cho dù Thiên đàng tại thế mà một cá nhân ôm đầy tham lam và sân hận, chắc chắn Thiên đường đó sẽ bị mục ruỗng từ cán bộ đến nhân dân. Liệu tồn tại bao lâu cho một Thiên đàng mơ mộng ấy ? Một Thiên đàng không bị thối hóa, phân hủy là một Thiên đàng trên hình vẽ và Tiểu thuyết. Các tu viện và ngay cả Giáo hội Vatican là một tổ chúc chức chặt chẽ, quy mô về hành chánh, hình thức cho đến từng thành viên được đào tạo, trang bị một đức tin kiên cố, một chiều hướng thánh thiện, một kiến thức cập nhật ... thế mà nội bộ và bản thân từng vị cũng phải xét lại qúa trình tổ chức, qúa trình truyền giáo, đôi khi giáo hội cũng va vấp những lầm lỗi đối với loài người, cũng bị những lạm dụng tình dục lẫn tiền tài, vẫn tham quyền cố vị và mọi thói hư tật xấu của một con người, đi ngược lại những lời khấn khi chịu chức Linh mục. Ai bảo chiếc áo thầy tu không nhốm mùi tục lụy ?
Tôn giáo là một xã hội thánh thiện còn thế huống nữa một xã hội đa hợp làm sao vĩnh viễn tốt đẹp tuyệt hảo !
Tác giả thích lý sự và đa ngôn, tự đặt vấn đề rồi tự lệch lạc, méo mó, nặng nề ngôn từ và cố chấp phiến diện.
Trang 40, tác giả khá thông minh khi tự lý luận để đi đến kết luận : “ Nếu Thiên đường ngay trên mặt đất là một dạng của chất kia, và nếu cái dạng này lộ nguyên hình là một quái thai lịch sử, thì cái chất kia chính là nuyên hình của dạng này. Cọng sản ? Một tên gọi khác của Kyto giáo ! Không hơn không kém.”
Đến trang 41, Đỗ Mạnh Tri viết : “ Tác giả coi thường nguyên tắc phân quyền, một nguyên tắc then chốt của chế độ dân chủ.”
Đó là lối phê bình về câu trong Bản Thông điệp : “ Một nền văn minh dân chủ là sản phẩm của trí tuệ, chứ không chỉ là định chế xã hội dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực …”
Chả hiểu Đỗ Mạnh Tri ăn học tới đâu mà một câu văn đơn giản như thế lại hiểu lệch lạc. Xin nhắc lại câu văn của Bản Thông điệp : “ Một nền văn minh dân chủ là sản phẩm của trí tuệ, chứ không chỉ là định chế xã hội dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực …”
Có nghĩa phân quyền là điều tất yếu của một xã hội văn minh, nhưng cần phải có trí tuệ vì trí tuệ là chủ đạo đưa đến văn minh chứ không chỉ phân chia quyền lực. Thế mà Đỗ Mạnh Tri lại hiểu phải coi thường nguyên tắc phân quyền, đòi đưa điều này ra trước công luận !
Với lối viết của Đỗ Mạnh Tri, người ta sẽ nghĩ rằng mỗi mình Đỗ Mạnh Tri mới hiểu giá trị phân quyền của xã hội văn minh, tất cả đều không thấy được giá trị đó. Qủa là ngạo mạn lương lẹo.
Đỗ Mạnh Tri trang 42, dòng cuối đã viết : “ Từ năm 1954 đến năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã hành động chính thưc gì chống lại Cọng sản Việt Nam ?”
Xin thưa với ông Đỗ Mạnh Tri rằng, sau 1963 gia đình trị nhà Ngô sụp đỗ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời trong buổi tao loạn giữa hai ý thức hệ Bắc và Nam, giữa hai chính trường xôi thịt tranh nhau tại Sài Gòn, trong thời gian ngắn mà xuất hiện lắm anh tài như Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương v.v… Cuộc sống bát nháo giữa quân và dân thời bấy giờ, và nếp sống tha hóa sa đọa của một số nữ giới với sự hiện diện lính ngoại quốc. Phật giáo vừa kiện toàn tổ chức vừa đối đầu với âm mưu chia rẽ, phá hoại Giáo hội non trẻ, vừa xác định vị thế giữa lòng dân mà lúc bấy giờ các thế lực chính trị cố lợi dụng – thể hiện tính trung dung lúc gấy giờ, Giáo hội chủ trương hóa giải mọi dị biệt tranh chấp xâu xé đất nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không thể lập các giáo khu như Bùi Chu, Phát Diệm tại miền Bắc chôn giấu vũ khí chống phá nhà nước. Phật giáo Việt Nam bấy giờ cũng không đục nước béo cò vơ vét tiền bạc, đầu tư kinh tế như Giáo hội Công giáo ở các sòng bạc lớn, nhà hàng sang như : Majestic, Đại Thế Giới v.v… chuyển khoản ra nước ngoài góp vào nhà băng Roma cho Vatican. Phật giáo không chủ trương bạo động với bất cứ ai, chỉ kêu gọi và phân minh chuyện phải trái, cho dù bị kềm kẹp, giam cầm, hà tất có những hành động chính thức chống đối ? Ngay cả lúc Phật giáo có ưu thế trong xã hội, cũng không lợi dụng để bành trướng tôn giáo. Tại sao phải có ý tưởng như Đỗ Mạnh Tri khích động ?
Với tinh thần Bản Thông điệp, dân chủ tư sản hay dân chủ vô sản đều có những khuyết tật nhất định. Rút kinh nghiệm để từ đó kêu gọi một ý thức mới vì nền dân chủ có chắt lọc, định hình hợp với dân tộc và xã hội Việt Nam chứ không phải như Đỗ Mạnh Tri tâm lượng đầy hận thù, so đo hơn thua, không muốn để dân chủ Tư sản sánh ngang tầm với dân chủ vô sản. Rất tiếc trẻ con muốn dạy khôn người lớn !
Sau một hồi lý luận sơ đẳng và cù nhằng, Đỗ Mạnh Tri kết luận : “ Tác giả Thông điệp hướng về Thế kỷ XXI chống lại thể chế dân chủ.” Qủa là phù phép tài ba của một nhà ảo thuật. Hai chữ tư sản và vo sản phía sau chữ dân chủ đã bị Đỗ Mạnh Tri ngấu nghiến sau khi nhai thật kỹ, chỉ còn thấy chống lại thể chế dân chủ chứ không phải chống lại thể chế dân chủ vô sản và tư sản như lúc đầu nữa. Càng đọc càng thấy Đỗ Mạnh tri thật tội nghiệp như rắn bị đập, nhảy nhót lung tung. Cái tội của Độ Mạnh Tri chưa xứng đáng một viên kẹo đồng.
Trang 44, tại sao Đỗ Mạnh Tri nêu những từ Chư Tôn đức, Giáo lệnh, Giáo chỉ,Tuân hành ,Khâm thừa, Suy tôn, cung thỉnh … Để so sánh với tính dân chủ ? Ở mỗi lãnh vực có một số thuật ngữ, trong hành chánh tôn giáo cũng thế. Không thể bảo là dân chủ phải dùng ngôn ngữ thượng vàng hạ cám, cá mè một lứa. Dân chủ phải có tôn ti trật tự. Ngôn ngữ và văn từ biểu lộ tính nguyên tắc, tính tương kính hay bản chất vô giáo dục. Không thể bảo dân chủ là không nên sử dụng kính ngữ màvăn hóa và giáo dục Đông phương từ xa xưa đã thể hiện.
Có nói nhiều và nói cho lắm Đỗ Mạnh tri cũng không hiểu gì và chả chịu hiểu gì văn hóa tập quán Vịệt Nam khi mà được giáo dục và tự trang bị cho mình một nền giáo dục và một đức tin hổ lốn, vong bản. Huống nữa Phật giáo là cái gì rất xa vời, ngoài tầm hiểu biết của Đỗ Mạnh Tri. Mong tất cả ai đã đọc bài của Đỗ Mạnh Tri, hãy kính cẩn nghiêng mình bái phục một nhà trí thức ngoài hành tinh của chúng ta.
   
Nếp suy nghĩ của Đỗ Mạnh Tri :
Đỗ Mạnh Tri đại diện cho thiểu số trí thức “Cần Lao Nhân Vị”. Một đảng chính trị được khơi lập bởi Ngô Đình Nhu để bảo vệ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, một thời thao túng miền Nam, sử dụng dân tộc như một loại vũ khí chống Cọng hầu rút ruột dân tộc đem bồi đắp vào ngân hàng La Mã của Vatican. Y đồ biến Việt Nam thành một Philippine thứ hai thuần chủng Kyto giáo.
Sau hàng trăm năm Kyto giáo thất bại cắm rễ và truyền bá trên đất Việt Nam vì phản lại tập quán thờ cúng ông bà nên sau Cộng đồng Vatican II đã bãi bỏ lệnh cấm thờ phượng. Vì vậy, các Tín đồ được có thêm bàn thờ gia tiên ngoài bàn thờ Chúa. Chủ trương bất thành văn của Kyto giáo mang nặng tính cuồng tín, không nặng về tổ tiên ông bà, quốc gia chủng tộc chỉ có một đốt tượng duy nhất phải tôn kính và hy sinh đó là Chúa.
Một nền giáo dục nhất thần giáo đã sản sinh ra vô vàn trí thức Việt Nam vong quốc, xem nhẹ quyền lợi dân tộc và đất nước, sẳn sàng bán đứng dân tộc đồng bào vì quyền lợi tôn giáo.
Sau 1963, Ngô quyền sụp đỗ, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã mất quyền thao túng. Nhưng vẫn còn các vòi bạch tuột nắm quyền kinh tế sau người Hoa, các sòng bạc, nhà hàng, lâm sản, ngoại tệ, kim qúy đều có bàn tay kinh doanh của Giáo hội áo đen. Phải công nhận nhờ có sức mạnh quyền lực và tiền bạc mà việc bành trương đức tin có hiệu qủa. Ngoài hai yếu tố quyền và tiền còn có một ràng buộc quan trọng mà đã khiến số lượng Tín đồ gia tăng nhanh : Lợi dụng tình yêu để bắt buộc kẻ ngoại đạo phải bỏ đạo mình theo đạo Kyto của người tình, vào nhà thờ học giáo lý và rửa tội. Khuyến dụ kẻ khác theo Kyto giáo là một vinh trạng đối với nước chúa v.v…
Tóm lại, Kyto giáo đã đào tạo Tín đồ dâng trọn niềm tin và sự sống cho Chúa. Mọi việc làm và lời nói đều vì Chúa, vinh danh và mở mang nước Chúa, tuyệt đối vâng lệnh bề trên. Đỗ Mạnh Tri là một tronh những Tín đồ gương mẫu và lý tưởmg. Do vậy, mọi suy nghĩ và lời nói của Đỗ Mạnh Tri đều phản ánh thái độ cuồng tín và cực đoan. Không thể nghĩ và làm khác mà cái giáo dục và khuôn thước Kyto đã đào tạo.
Tự thân Bản Thông điệp :
Cho dù Bản Thông điệp có ngàn lời sai lầm và tệ hại, đó cũng chỉ là nội bộ của Phật giáoViệt Nam. Ví dụ nội quy hay diễn văn của một quan chức đầu ngành nào đó như hội bóng đá hay chợ Cầu Muối chẳng hạn, nó chịu tách nhiệm với cơ quan liên đới và chủ quản chứ khhông can dự đến kẻ bàng quan ! Đỗ Mạnh Tri dù là ông Bộ Trưởng văn hóa cũng chỉ là kẻ ngoại cuộc đối với nội bộ Phật giáo. Huống nữa Đỗ Mạnh Tri là kẻ vô danh tiểu tốt bá vơ, không có nhiệm vụ và quyền hạn để xen vào nội bộ Phật giáo, tư cách gì để thẩm định phê phán, dạy đời Hòa thượng Huyền Quang tuổi đời đáng bố Đỗ Mạnh Tri, đạo đức của Ngài, hẳn Đỗ Mạnh Tri đáng xách dép. Nền giáo dục đào tạo Việt Nam nói riêng, Đông phương nói chung không đào tạo kẻ hậu sinh có thái độ khiếm nhã như Đỗ Mạnh Tri.
Lời đầu của Đỗ Mạnh Tri tỏ ra “ ưu tư với hoàn cảnh đất nước nên không thể bỏ qua.” Vậy Đỗ mạnh tri đã làm được gì cho đất nước ngoài ba hoa chích chòe ? Một người có trách nhiệm với đất nước trên đầu môi chót lưỡi như Đỗ Mạnh Tri chỉ đứng bên ngoài thọc gậy bánh xe và xúi dục bạo loạn có đủ tư cách để đóng góp “thiện chí tay sai” đối với những người can đảm ở lại trên đất nước của mình gồng gánh nhiều áp lực như Hòa thượng Huyền Quang và Hòa thượng Quảng Độ ?
Bản Thông điệp không phải là bài luận viết ra để Đỗ Mạnh Tri đánh giá về lối hành văn, bút pháp, bố cục, lập luận, hình thức v.v… Đỗ Mạnh Tri cũng không phải là giáo sư môn văn đang kiểm tra học trò. Nếu ta xem Đỗ Mạnh tri chỉ là mấy mụ bán cá ngồi tán gẫu về thời sự Apghanistan, Palestine, Israel … thì có thể thông cảm nhưng nếu đặt Đỗ Mạnh Tri vào vị trí kẻ có ăn học thích xỏ mũi vào chuyện kẻ khác thì qủa là đáng tiếc một nền giáo dục Thần học đã đào tạo một kẻ gọi là trên bất kính, dưới tiểu nhân, ngang tầm hổ lốn, tự thân đá cá lăn dưa.
Thật sự tôi không muốn nói đến Đỗ Mạnh tri, vì khởi ý đồng nghĩa với kẻ mình đã nói. Nhưng dẫu sao tôi và đỗ Mạnh tri có thể bốp chác ngang cơ còn hơn Đỗ Mạnh Tri lếu láo với bậc Trưởng thượng.
Một chức sắc như Hòa thượng Huyền Quang nói lên đường hướng của mình đối với Giáo hội và Tín đồ mình đang lãnh đạo còn bị kẻ ngoại đạo như Đỗ Mạnh Tri sỉ nhục thì hàng triệu Tín đồ Phật giáo Viêt nam sẽ bị Đỗ Mạnh Tri xem thế nào ? Chưa nói đến giáo lý Phật giáo đã bị Đỗ Mạnh Tri có ý đồ xuyên tạc và đồng hóa với Karl Marx.
Ngôn ngữ và thái độ Đỗ Mạnh Tri qua bài đọc Thông điệp trên đây, cho người đọc bàng quang thấy rằng : Con thú vừa bị một cú đá hay vừa bị phỏng – tiếng gầm thét mang vẻ bất thường tội nghiệp. Cho dù đứng trước hoàn cản h bất ưng ý thế nào, một người được gọi là trí thức, cũng phải có một phong thái điềm đạm, ngôn từ chừng mực. Biết đâu trong cuộc hốt hoản chạy loạn năm 1975, nhiều kẻ cơ hội giang hồ thừa cơ tẩu thoát sang xứ người, được lồng vào cuộc sống khá giả, được môi trường tiến thân và trang bị kiến thức mới mà không qua trường lớp cơ bản từ thấp đến cao nên bản chất gian manh một lúc nào đó vẫn hé lộ !!!
Lối biện luận của Đỗ Mạnh Tri là lối biện luận phổ biến của kẻ được giáo dục một chiều, ta không ngỡ ngàng lắm. Có điều Đỗ Mạnh Tri ngụy biện, méo mó tài tình, lập lờ đánh lận con đen làm người đọc sơ ý cảm thấy có lý và cảm phục, nhưng thủ đoạn của Đỗ Mạnh Tri rập khuôn với những kẻ chống phá Phật giáo ở Hải ngoại mà ta thường thấy khi Đỗ Mạnh Tri được tiêm nhiễm nền giáo dục Catholique, chỉ thấy mọi sự do Chúa an bày, mọi an bày đều vinh danh Chúa, chứa đựng quyền năng của Chúa, mọi tổ chức tín ngưỡng ngoại đạo đều là của ma qủy nên không thể đứng ngang cấp với Chúa. Một nền giáo dục mà Đỗ Mạnh Tri chỉ thấy một đối tượng là một đối tượng không hơn không kém. Làm sao Đỗ Mạnh Tri hiểu được cai đối tượng ở nhiều mặt mà the, tướng và dụng của đối tượng nó chập chùng hư ảo từng cơn theo dòng tư biến của tâm thức mình. Cái đối tượng khô chết dưới lăng kính Đỗ Mạnh Tri chỉ là đối tượng đơn độc, cực đoan và bệnh hoạn, làm sao đồng cảm giữa đối tượng với mình, và hơn thế nữa hòa nhập giữa mình và đối tựong để có thể chung sống hòa bình một cách thanh thản. Nói thế sợ Đỗ Mạnh Tri không hiểu và không thể hiểu. Vậy Đỗ Mạnh Tri hãy bình tỉnh, nghiên cứu, tìm học và quay về triết Đông để thấy được chính mình trước khi muốn làm thầy đời. Và một khi Đỗ Mạnh Tri hiểu và sống đúng với triết Đông thì lúc ấy Đỗ Mạnh Tri hòa nhập với Chúa trọn vẹn nhất.
Tư cách của Đỗ Mạnh tri và tầm vóc Bản Thông điệp :
Nói thế nào đi nữa, đỗ Mạnh Tri chỉ là bóng lập lòe đôm đốm giữa đêm đen, danh tiếng Đỗ Mạnh Tri có xa lắm cũng chỉ trong thị trường chữ nghĩa bác nháo của xứ người. Còn Bản Thông điệp hay tự thân tác giả Bản Thông điệp, cho dù bức màn sắt chắn ngang, khắp Đông Tây ai cũng đã một lần nghe qua danh tiếng một Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ. Lấy đá ném núi là trò trẻ con. Không ai cấm. Nhưng hòn cụi đó có đến đựơc chân núi, có làm vỡ mãng bụi nào đó ở rìa núi không hay chỉ là viên cụi lạc lỏng rơi tỏm vào bụi rậm.
Bố cục của Đỗ Mạnh Tri khi viết về Bản Thông điệp có lẽ còn tệ hơn cả điều mà Đỗ mạnh Tri phê phán Bản Thông điệp. Nó lệch lạc, loảng choảng, vớ vẩn làm sao ?
Thâm ý của tập đoàn cuồng tín đối với Phật giáo và dân tộc :
Đến nay trên đất nước Cờ Hoa, ai cũng đã quen với văn trường chống báng nhau – chính trị đã thế và vẫn thường thế. Nhưng tôn giáo tại Việt Nam, Phật giáo cắm rễ sâu vào lòng đất Việt, hòa nhập, dung dị với tất cả các tôn giáo, cho dù tôn giào đó đến sau hàng thế kỷ như Kyto giáo, Phật giáo vẫn cố gắng đóng góp và xây dựng đất nước. Thế mà lắm kẻ cực đoan vẫn đả kích và chống phá Phật giáo. Không phải cá nhân mà là tập đoàn vì tập đoàn đó mất nhiều quyền lợi trên chính đất nước của họ. Một số kẻ cơ hội đã mất cơ hội, ra đi mang theo niềm uất hận đối với đất nước và đối với Phật giáo. Vì Phật giáo không cực đoan, không bạo động trong khi Phật giáo chiếm đa số ở đất nước này nên không thỏa mãn, không đáp ứng hoạt đầu cho họ. Họ chụp mũ Phật giáo đã tiếp tay biến họ thành kẻ lưu vong. Những tâm hồn hận thù, bệnh hoạn như vậy, đã gặp nhau một điểm, tập hợp nhau để bút chiến và bôi nhọ Phật giáo, xuyên tạc, bóp méo Phật giáo nhiều mặt ở phương diện tổ chức cũng như lãnh đạo, triết lý kinh điển cũng như tinh thần hòa nhập. Phật giáo biến thành đối tượng để họ giận cá chém thớt khi đã mất quyền lợi trên đất nước này.
Như những kẻ cuồng tín và hận thù khác, họ không trừ thủ đoạn nào đối với Phật giáo và dân tộc. Phật giáo là cái gai đối với họ và dân tộc là bàn đạp tiến thân, thủ lợi không hơn không kém. Ngoài ra dân tộc đối với họ là cái gì không cần thiết khi đã mất tiềm năng thụ hưởng. Có phải họ là những đứa con đáng thương !

III/ ĐOẠN KẾT
Rất buồn khi phải nói những lời nặng nề với người anh em của tôi. Nhưng không có cách gì khác đối với những người như Đỗ Mạnh Tri. “Đỗ Mạnh Tri buộc lòng phải nói vì muốn giữ trong sạch bầu không khí Việt Nam như ông ta viết trong đoạn cuối.” Nhưng nếu Đỗ Mạnh Tri không nói ra thì có lẽ không khí đó sẽ trong sạch hơn, bởi lẽ lời trong bản văn toàn những những khí đen độc hại và hận thù.
Đỗ Mạnh Tri và tập đoàn của ông ta làm được gì cho đất nước này ngoài những xuyên tac và kích động ? Lời phê phán của Đỗ Mạnh Tri giúp gì cho Phật giáo Việt Nam và giải quyếtt được gì ngoài thâm ý chia rẽ mà Đỗ Mạnh Tri vẫn lớn tiếng đòi đoàn kết để …lật đỏ ché độ 1
Ta đã thấy trên thế giới đang đỗ máu vì cực đoan và hận thù, cuồng tín, Đỗ Mạnh Tri muốn góp tay vào để đất nước ta xáo trộn như các vùng khác khi mà nhân dân ta đã qúa mệt mỏi, mất mát và đau khổ vì chiến tranh. Lời lẽ Đỗ Mạnh Tri muốn xây dựng đất nươc và Phật giáo nhưng thâm ý Đổ Mạnh Tri và tập đoàn ông ta lại muốn đổ máu, chia rẽ. Miệng là bảo vì Phật giáo Việt Nam nên ông ta viết những dòng ấy nhưng nội dung đã bêu xấu, hạ thấp Phật giáo Việt Nam một cách không nương tay. Khẩu Phật tâm xà thời nào cũng có. Đỗ Mạnh Tri có quyền nói cho sướng miệng ; giữa cá nhân và cá nhân còn để lại niềm đau, huống nữa xúc phạm đến bậc Cao tăng, đến đạo từ bi như Phật giáo. Qủa báo chả chừa một ai. Có lẽ Đỗ Mạnh Tri không chấp nhận thuyết nhân qủa, nhưng lương tâm của một trí thức tôn giáo, một lúc nào đó Đỗ Mạnh Tri chả lẽ không cảm thấy ăn năn !
Hởi những người anh em cuồng tín, đừng nên chống phá Phật giáo nữa. Vì bạn đã chấp nhận đang hít thở sinh khí đó. Chả lẽ bạn tự làm mình ngộ độc khi biến sinh khí đó thành độc khí. Đã là sinh khí, Phật giáo không thể biến hoại cấp thời. Bạn không nên ngông cuồng đấm vào hư không.



Minh Mẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét