Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

THỬ ĐẶT VẤN ĐỀ


Chìêu 2/12/07, tai Học Viện Vạn Hạnh tổ chức buổi gặp mặt với chủ ý:



THÔNG BÁAO


MỜI VIẾT BÀAI VỀ ĐỀ TÀAI PHẬT GIAÁO
Nhââan dịp đại lễ kỷ niệm ngaày Phật đản Quốc tế lần thứ 5
Tổ chức ở Việt Nam. (thaáng 5-2008)


Do TT T.Chân Quang thay mặt Ban Tổ Chức đứng tên mời. Tôi không có giấy mời chính thức, tôi lại mời những người bạn khác như Luật sư Võ Văn Quới, nhà văn, thơ Trần Xuân An và vài thân hữu cò trình độ đến tham dự.

Anh Trần Xuâh An, thành viên trong Hội nhà văn TP nói: Nếu Ban tổ chức mời tôi thì phải có giấy mời mới danh chánh ngôn thuận, anh không phải BTC, anh cũng không được BTC mời, anh là người của PG, họ không mời, anh đến cũng được, còn tôi với tư cách là nhà Văn, nhà thơ…Chả khác nào anh không có giấy tờ Chứng Minh Thư, Hộ Khẩu mà anh đòi bảo lãnh một Việt Kiều hồi hương, thảo nào viên chức nhà nước bảo: Bản thân anh bất hợp lệ mà anh còn đòi bảo lãnh người khác! Tôi xuề xoà: Thôi, cũng được, vậy 16 giờ chiều hôm đó, mấy anh em mình đi uống trà Đạo! anh đến Vạn Hạnh nhé. Tuy nhiên, anh Trần Xuân An cũng có mặt đúng giờ họp, đi cùng một nhà thơ, cô Diệu Thi hỏi mấy anh có giấy mời?, tôi vụt miệng: Chả ai có giấy mời cô a!, nhưng nhà thơ kia và anh TXA vội mở cặp chìa ra một bao bì trắng; Ối trời, tôi đã hố, chính tôi mời anh ta, mà anh ta lại nhanh nhẩu tìm đâu ra được thư mời, tôi, LS Quới, Nguyễn văn Hoá, Phạm văn Xuân…trở thành quan sát viên không chính thức của buổi hợp!

Qua lời giới thiệu của TT Chân Quang, từng người đứng lên trình diện cho nhau. Số người có mặt không quá ba mươi, nhưng thành phần trong BTC cũng gần hết mười người.

Tôi tự hỏi: Đây là buổi họp dành riêng cho nhà văn, nhà thơ, nhà báo viết bài về lễ Vesak, hay cho những nghệ sĩ các bộ môn? Vì Thư pháp, hội hoạ, điêu khắc, kịch nghệ, nhạc sĩ, ca sĩ…không thấy ai tham dự!

Nếu chỉ dành riêng buổi họp cho nhà thơ, nhà văn, nhà báo thì quá phí phạm. Phòng rộng quá nên số người có mặt như lẻ loi, cũng may trời miền Nam không rét như phía Bắc, nên chỗ ngồi cũng dàn trải mỏng, chiếm được một góc phòng.

Với tầm vóc một đại lễ quốc tế như Vesak mà sự góp mặt của những nhà sáng tác chưa tạo được chỗ đứng trong Phật Giáo, chứng tỏ họ chưa thâm nhập vào PG, thì làm sao có những tác phẩm, bài viết xuất sắc về ngày lễ trọng đại dó! Hầu hết họ là những cảm tình viên của PG hơn là một nhà nghệ sĩ PG thực thụ.

Trong TP Hồ Chi Minh, không thiếu nhà văn, nhà thơ, nổi tiếng trong PG, có lẽ, BTC không quen biết, thiếu giao lưu, nên những văn nghệ sĩ đó đều đứng vòng ngoài; Anh Hùng, trong BTC, có thể tổ chức nhiều cuộc triển lãm như anh tự giới thiệu, nhưng tổ chức mạng lưới kiểm duyệt bài vỡ thì không đơn giản như thế.TT Chân Quang giới thiệu những người có trách nhiệm nhận bài, chuyển bài, thế còn người chịu trách nhiệm kiểm duyệt Thi ca, văn chương, nhiều loại văn phẩm dưới nhiều thể loại khác nhau thì sao?ít ra phải là người có quá trình sáng tác, khả năng thẩm thấu một tác phẩm, và có một uy tín nhất định trong PG, người sáng tác mới yên lòng giao con mình cho các bác sĩ thẩm định tầm vóc, sức khoẻ, mẫu mã, bao bì…

Đây là lần đầu tiên,PGVN đứng ra đảm trách đại lễ Phật Đản Quốc tế, nên không trách khỏi…

Về mặt Tôn giáo và Hoà Bình Nhân loại, hay Danh nhân Văn Hoá Thế giới, được nhà nước rút kinh nghiệm trong những quốc gia đăng cai vừa qua, nhân sự và tài chánh có thừa, đi vào ổn định. Không lâu trước đây, đã có những buổi họp mang tầm quốc gia để phân nhiệm cho ngày Đại lễ; riêng bộ môn sáng tác văn hoá PG cho ngày Vesak mang tính nội bộ Phật giáo, BTC Vesak giao khoán cho những người chịu trách nhiệm bộ môn nầy trong khi chưa ai đủ kinh nghiệm điều tiết, phấn kích và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của PG để một tác phẩm, ngoài ngôn ngữ nhà Phật, phải chuyển tải chất Phật thấm mùi tương chao, bằng không, cái vỏ bề ngoài thì nhờ ai viết cũng được; qua những tác phẩm nầy, ta sẽ đánh giá được PG đang và sẽ làm được gì cho nền văn hoá dân tộc!

Một quá khứ vang bóng của PG thời Lý Trần Lê chỉ thích nghi với trình độ dân trí, tình hình đất nước thời bấy giờ. Hiện tại, suốt nhiều trăm năm qua, PG chưa có một đóng góp khả dĩ cho vấn đề văn hoá, giáo dục mà Đài Loan và Hàn Quốc đang thực hiện; Sự cố gắng qua các tác phẩm giá trị của GS Lê Mạnh Thát, thầy Tuệ Sĩ, Thiền sư Nhất Hạnh chưa đủ năng lực tạo dấu ấn cho thời đại.vì mang tính kinh viện! Việc giáo dục hiện nay của PG chỉ là trang bị cho tăng ni một số kiến thức và tạo điều kiện đi du học lấy một học vị mà ít ai có khả năng đóng góp cho PG về hoạt động như thầy Nhật Từ và những tác phẩm giá trị như đàn anh hiện nay.

PG có một số tăng ni trẻ thực tài, nhưng chưa được định hướng và gia cố năng lực, còn để rơi rớt một cách phí phạm. Thiết nghĩ, sau lễ Vesak, PG nên có những khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho từng bộ môn nghệ thuật, văn hoá mà tu sĩ và cư sĩ hiện nay đang tiềm ẩn; Suốt thời chiến, PG dồn nội lực vào đấu tranh chính trị, hoà bình về, tu sĩ PG phần lớn bị quay cuồng trong nếp sống thực dụng hưởng thụ, một số ít vị có tâm huyết, có tài, có kiến thức đành thủ phận an thân!

PG không thiếu nhân tài, nhưng nhân tài chưa được trọng dụng, có thể vì chưa phát hiện, hay phát hiện nhưng kẻ khó bảo nên không dám tận dụng

Thời gian còn lại cho đến ngày Vesak không bao lâu nữa, các bộ phận đã cơ bản hoàn chỉnh, riêng mảng văn hoá nghệ thuật nếu không kịp thời chấn chỉnh, chắc chắn chúng ta sẽ không có những tác phẩm giá trị, sẽ làm mất một phần giá trị của Đại lễ mà đất nước ta
được đăng cai

Ban Tổ Chức nên thay đổi cách chiêu sinh và truy tầm thêm những nhân tài thơ văn trong tu sĩ lẫn cư sĩ có tên tuổi, không phân biệt phe ta, đối thủ hay bất cứ lý do nào chỉ vì để một Vesak thành công trọn vẹn.

Một buổi họp như thế chưa phải đủ, cần thường xuyên có nhiều cuộc họp tiếp theo để rút kinh nghiệm tổ chức, để hâm nóng hồn thơ và để khích lệ nhiệt tâm của văn nghệ sĩ PG mà từ lâu bị chôn vùi trong quên lãng.

Những tăng ni, cư sĩ có năng lực, nên tham gia để ngày lễ đấng cha lành muôn loài được mỹ mãn, trách nhiệm nầy không chỉ riêng a!


MINH MẪN
03/12/07

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét