Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?


Đọc bài VN ta Nhỏ hay Không Nhỏ của CHU VĂN KHANH, trong báo THANH NIÊN ngày 27/5/06, độc giả lấy làm lạ, tác giả là người Việt đang sống trên nước Việt, chịu sự giáo dục của Việt hay là người nước ngoài đang nghiên cứu văn hoá Việt, có cái nhìn của một người ngoại cuộc?

“Anh đi, anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Câu ca dao thật xúc động, nhưng nghe không khỏi chạnh lòng. Mái nhà tranh, manh áo vá, quả cà muối, chum tương bần…đã thành biểu tượng nghèo của người VN ta từ bao giờ không biết! Các nhà khoa học khẳng định, tình trạng nghèo truyền kiếp của người Việt ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những yếu tố thuộc về truyền thống….”
Đó là đoạn mở đầu thật xúc động, nhưng nghe không khỏi chạnh lòng của Chu Văn Khánh. Tác giả nói tiếp: Các nhà khoa học khẳng định.. nhà khoa học nào khẳng định về cái nghèo truyền kiếp của nhân dân ta?, nhà nghiên cứu Dân Tộc học, Kinh tế học,xã hội học.?.nhưng chưa chắc khẳng định cái nghèo đó do những nguyên nhân mà tác giả đã trình bày.

Lối Tư Duy Tiểu Nông.
Nền kinh te tiểu nông, canh tác lúa nước kiểu “ chồng cày, vợ cấy,con trâu đi bừa”…Ở miền Bắc miền Trung, diện tích ruộng trên đầu người không cao, việc tư hữu hóa ruộng đất bị hạn chế đã cản trở sự hình thành một nền nông nghiệp lớn. Do sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, lại phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên,nên năng xuất nông nghiệp thấp…
Như vậy do địa lý, thời tiết, do hoàn cảnh khách quan chứ đâu phải do LỐI TƯ DUY TIỂU NÔNG mà nhân dân ta không thể phát triển và làm nghèo đất nước?
Thập niên 1960, Nam Triều Tiên, không bị chi phối bởi chiến tranh, tuy đất nước chia đôi sau đệ nhị thế chiến như ta, vẫn còn trì trệ nông nghiệp, đâu phải do Lối Tư Duy Tiểu Nông…

ĐỊNH KIẾN VỚI THƯƠNG NGHIỆP
Trước đây định kiến với việc buôn bán rất nặng. Trong phân tầng xã hội theo mô hình tứ dân ( sĩ, nông,công, thương)…Các triều đại phong kiến VN nối tiêp nhau duy trì chính sách trọng nông, ức thương ( khuyến khích nông nghiệp, hạn chế thương nghiệp ) và nhiều giai đoạn còn thi hành bế quan tỏa cảng, hạn chế thông thương với nước ngoài…Các lý do ấy góp phần gây nên sự thấp kém về năng lực kinh doanh của người VN.
Mô hình tứ dân mà C-V-K vừa nêu, chúng ta ảnh hưởng quan niệm phân cấp của Tàu, nhưng không hẳn vì quan điểm ấy mà nhân dân ta bài bác thương nghiệp, vì cũng có quan niệm PHI THƯƠNG BẤT PHÚ thì sao? Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau..Tác giả chỉ thấy mặt hiện tượng xã hội mà không thấy yếu tố lịch sử và địa lý.
Thời phong kiến, trước khi Bắc thuộc và trong khi Bắc thuộc, lãnh thổ chạy dài từ hồ Động Đình, Ngũ Lĩnh, Quảng Đông, Quảng Tây đếnPhú Xuân, đất rộng người thưa; đến khi các chúa Nguyễn mở nước, tiền về phương Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18; chỉ vùng đồng bằng sông Hồng và miền tây Nam bộ là vựa lúa, xuyên suốt miền Trung, dãy Trường sơn vừa là xương sống của đất nước, vừa là cái lưng làm điểm tựa day mặt ra biển, vì vậy núi và biển đã lấn át vùng đất khô cằn duyên hải, tạo thành cái eo hẹp, chỉ có rừng rú hoang dã, việc giao thương khó khăn, giới thương buôn đổ về mạn Bắc giáp giới Trung Hoa,phía Tây nguyên thú dữ đe dọa (cọp Khánh Hòa ) vả lại, Lào, Campuchea không có hàng hóa giá trị trao đổi, việc giao thương cầm chừng. Một số lên núi khai thác trầm , quế, lâm sản mang tính thủ công, vì thế thị trường thương mãi chỉ gom vào phố thị hay những buổi chợ phiên, đa phần người dân phải sống nghề nông, vì thế mà thương nghiệp phải đứng vào hàng thứ tư theo điều kiện sinh hoạt xã hội và địa lý là vậy, các vua chúa phong kiến cũng vì tình trạng chung mà xem nông nghiệp làm trọng, thương mãi thứ yếu chứ không phải kiềm hãm thủ công ngiệp và thương nghiệp như tác giả trình bày và đồng quan điểm với GS Phan Ngọc.
. Chưa bao giờ nhân dân ta gọi Thương nghiệp là vô loại như xướng ca ,vậy tại sao gọi là định kiến với thương nghiệp?
CVK bảo vua chúa ta có những giai đoạn bế quan tỏa cảng, hạn chế thông thương với nước ngoài; Hình như tác giả không nắm vững lịch sử phát triển của dân tộc ta.Từ thời triệu Đà, VN ta đã có giao thương buôn bán với Tàu qua những mặt hàng như, vàng, sắt, nông cụ, lương thực, vải sợi, mặc dù dân số bấy giờ chỉ có 400.000 của Giao Chỉ và Cửu Chân. Suốt 100 năm độc lập từ thời Triệu Đà đến 400 năm an bình thời Lý Trần, VN luôn mở cửa thông thương với phương Bắc, thỉnh thoảng các thương thuyền An cũng lưu trú nước ta,sau thế kỷ 15 trở lại, các thương buôn phương Tây bắt đầu dòm ngó đất nước, trong đó có Pháp, lấy cớ truyền đạo và giao thương để xâm chiếm, đặt ách thống trị lên đất nước ta, lúc đầu các vua chúa đồng ý mở cửa, nhưng càng ngày họ càng lộ rõ chân tướng khuynh loát đất nước, bắt được những giám mục tình báo có đủ chứng liệu vẽ sơ đồ cho Pháp đổ quân lên đất nước ta. Alexandre de Rhodes bị trục xuất nhiều lần, dâng quà mua chuộc triều đình; nhiều tu sĩ giòng Tên và Thừa Sai Pháp lộng hành, buộc lòng triều đình phải bế quan tỏa cảng tạm thời để ổn định quốc nội, vì khả năng tình báo của triều đình kém, lực lượng vũ trang thô sơ, lại thêm bị một số tu sĩ và tín đồ làm nội gián, tham quan ô lại đầy dẫy trong triều chính, phương cách đóng cửa là phản ứng tất yếu sau khi thất bại về ngoại giao, không vì thế mà đổ lỗi làm nghèo đất nước.
Gần ta, Philippines được đở đầu bởi các nước phương Tây, do chính quyền Kito giáo lãnh đạo, không bế quan tỏa cảng mà mức sống người dân có hơn ta đâu. Một chính quyền Tahiti do linh mục Aristide cầm quyền, bạo loạn, nghèo đói hơn một chế độ CS cầm quyền; Những thể chế như thế trong thời hiện tại, vẫn giao thương bên ngoài, đất nước ấy giàu hơn ai?

CƠ Chế Thăng Tiến: Học – làm Quan – Làm Giàu
Xưa kia học là con đường duy nhất để thay đổi thân phận, đem lại vinh thân phì da….
Như vậy học để làm gì? Thông thường, ai cũng muốn con mình có một trình độ, có một bằng cấp để, không những có một kiến thức nhất định mà còn bảo đảm một cuộc sống ổn định. Bảo rằng học chỉ để giúp đời, xây dựng đất nước là một lý tưởng hảo; thực tế một bác sĩ ra trường, có ai khám và chữa bệnh miễn phí cho dân đâu; có ông tiến sĩ, kỷ sư nào tốt nghiệp tình nguyện làm không lương để xây dựng tổ quốc? Không những xưa kia mà cả ngày nay, không những Tư Bản mà ngay cả CS cũng cần một sở học, vừa nâng cấp xã hội, vừa thừa hưởng bổng lộc xứng đáng công sức bao năm mài đủng quần trên ghế nhà trường , có gì là bất chính; thế thì những kẻ không học, vẫn làm quan tham nhũng, vinh thân phì da là đúng và tốt ư? Ngay cả các ông Linh Mục, các sư tăng còn muốn lấy một bằng cấp, muốn bon chen với thế học để có một địa vị trong tôn giáo, người trần tục không có quyền thăng tiến bằng học vấn? Và làm giàu bằng học vấn là sai???

Tư Tưởng Tiết Dục
VN vẫn còn bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, Nho giáo không khuyên diệt dục như Phật, nhưng nó chủ trương quả dục hay tiết dục, tức kềm chế nhu cầu. Những nhu cầu vật chất tầm thường…..Chấp nhận nghèo nàn, vui với đạo, được coi là lối sống thanh cao của nhà Nho xưa. An nhàn là một tiêu chuẩn của cuộc sống lý tưởng.
Hình như CVK chỉ thấy có một phần của vấn đề, và vấn đề nào cũng chỉ thấy một phần của tiêu cực; Nếu bảo vì Tiết dục hay quả dục mà làm nghèo đất nước thì tham dục thoải mái làm đất nước tiêu tán hàng tỷ đô la như Pmu18 là giàu xã hội? Do tự thân không biết tiết dục mà xã hội loạn, chỉ biết thụ hưởng cá nhân, không nghĩ đến quyền lợi kẻ khác và hy sinh cho xã hội, như thế xã hội giàu ư? Tuy Nho giáo khuyến tiết dục tự thân nhưng đâu khuyên ích kỷ với tha nhân; Do kiềm hãm ham muốn mà thiên hạ bớt loạn. Đây là ý đồ phá hoại đất nước vốn chịu ảnh hưởng Tam Giáo mà có nề nếp hiện nay! Và hiểu ngược vấn đề: Nho giáo chỉ khuyên Tiết dục mà còn làm nghèo đất nước huống nữa Diệt Dục như PG, xã hội sẽ bần cùng hóa? Dạ thưa, một VN từng lấy PG làm quốc đạo, Nhật, Thái, Trung Quốc,Srilanka,triều đại Asoka,Miến,Lào Campuchea…những quốc gia nào biến PG thành quốc đạo trong quá khứ, chưa từng nghèo, chẳng những thế mà cường thịnh, Lý Trần VN từng chống chỏi bờ cỏi trước đại quân Nguyên Mông, xã hội phồn thịnh; đời Đường Trung Hoa cực thịnh…Vậy tự thân không ham muốn nhưng biết xã kỷ hy sinh cho tha nhân, đó là tinh thần Bồ Tát nhập thế của Đạo Phật.Nếu vì Tiết dục, diệt dục mà mất nhuệ khí thì làm gì có một nguyện lực vĩ đại: Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập! Và liên tục nhờ tinh thần Tam giáo mà nhân dân ta đùm bọc lúc cơ hàn, bất khuất trước ngoại bang; CVK muốn đạp đổ lời dạy thánh hiền có nghĩa muốn VN trở thành một xã hội thiếu tiêu chuẩn đạo đức tự thân, dọn mình cho một xã hội đại loạn! Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an có nghĩa không nghĩ đến bản thân chứ không phải không cần biết đến thiên hạ, đói no mặc bây, tiền thầy bỏ túi !!!
Đã thế, tác giả lại suy diễn: Tiết dục tất yếu kéo theo tiết kiệm. Kiệm trở thành một giá trị, một tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách mỗi người. Vậy xấu hay là tốt? Nếu tốt, tại sao đưa vào mục phê phán những nguiyên nhân làm nghèo đất nước? Nếu Kiệm là xấu, tại sao Hồ chủ tịch đưa vào một trong những tiêu chuẩn đạo đức Cách Mạng? Đến Đây ta hiểu được ý đồ phá hoại văn hoá đạo đức dân tộc của CVK!

KHÔNG ĐỀ CAO CHỮ PHÚ
Người VN xưa chưa thực sự đề cao chữ phú, giàu không phải là mục đích để phấn đấu trong cuộc sống…Đúng, ông cha ta chú trọng đến đạo dức tự thân và của tộc họ trước khi nghĩ đến làm giàu, vì bản thân không có đạo đức thì việc làm giàu trở nên bất chánh, trong xã hội ngày nay cho ta thấy quá nhiều kinh nghiệm thương đau về việc chú trọng làm giàu mà không cần đạo đức!

NHẸ CHỮ TíN
Dường như người VN ta chưa thực sự coi trọng chữ tín…Chữ Tín cần cho ai? Kinh tế nông nghiệp không cần. Lao động nông nghiệp không phải là sản xuất mà chỉ là tác động lên quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi…
Tôi hoảng hồn khi nghe CVK bảo: Dường như người VN ta chưa thực sự coi trọng chữ tín, vì chữ tín cần cho ai? Có phải tác giả đang bôi bẩn bộ mặt VN chăng? Nhân lể nghĩa trí Tín là năm đức tính căn bản của con người đạo đức, chính nhân quân tử mà VN ảnh hưởng lâu đời của Nho giáo, vậy người VN ta không phải là người có đạo đức? Tác giả lý luận vì Kinh tế nông nghiệp không cần chữ tín, lạ thật, một dạ lúa gieo được một công mạ, vì không cần chữ tín nên nói láo chỉ gieo được phân nửa, nghe được không? Vay tiền làm kinh tế nông nghiệp, không cần chữ tín, quịt luôn, dược không? Và còn bao cái liên hệ trong kinh tế nông nghiệp mà tác giả bảo không cần chữ tín; lại nữa,Lao động nông nghiệp không phải là sản xuất, sao ta vẫn bảo sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa gạo? CVK chơi chữ: Lao động nông nghiệp chỉ là tác động lên quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi..Vâng, có thể lý luận như vậy – CVK không phải tham ô, mà chỉ là quá trình tác động của khối óc khiến đôi tay lấy tiền công quỹ, nhận tiền hối lộ!
Sau khi so sánh kinh tế nông nghiệp không cần chữ tín, tác giả nói tiếp:Một nền kinh tế hàng hóa thật sự thì khác. Trong sản xuất, kinh doanh, các yếu tố về sản phẩm như số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian hoàn thành và chuyển giao, là những chỉ số quan trọng.Chính chữ tín làm nên những thương hiệu lớn mạnh và bản thân thương hiệu cũng chính là một thứ hàng hóa..Nhưng CVK quên rằng có nhửng container xuất khẩu vẫn bị hoàn trả vì không đủ tiêu chuẩn hợp đồng, đâu phải nền kinh tế hàng hóa đều là chữ tín!
Canh rau muống, cà dầm tương chưa phải biểu hiện cho cái nghèo. Nguời VN sống trên đất Mỹ, vẫn thích canh rau muống. Trong thời chiến, một người Mỹ vào ăn tiệm ,đòi cho được tô rau muống luộc, thêm trái cà vắt tý chanh!
Đó là những yếu tố mà CVK cho là yếu tố truyền thống cản trở sự làm giàu của người VN. Xin nhường phần thẩm định cho độc giả.

MINH MẪN
28/5/06

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét