Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

MỘT TÍN HIỆU TỐT ĐẸP


Sáng ngày 03/4/2003, đài BBC Luân Đôn thuật lại nguồn tin đài truyền hình V.N.thông báo Thủ Tướng Phan Văn Khải tiếp H.T. Thích Huyền Quang tại Hà nội; đài BBC phỏng vấn ông Võ Văn Ai, được ông Ai cho biết đó là kết quả từ áp lực nước ngoài.

Người Phật giáo V.N rất hoan hỷ đón nhận nguồn tin trên, vì đó là dấu hiệu tốt giải tỏa mắc mứu với P.G.V.N. suốt hai mươi mấy năm qua. Thiết nghĩ chính phủ V.N có lập trường dứt khoát và kiên định, vì vậy áp lực trên 20 năm chứ không phải mới có, thế mà nhị vị tôn túc GHPGVNTN vẫn bị quản thúc, các phái đoàn nước ngoài không được gặp, không thể bảo đó là do áp lực từ bên ngoài, có chăng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố; Những đòi hỏi, yêu sách từ bên ngoài mang tính bắt buộc, va chạm tự ái và chủ quyền của VN, dưới cặp mắt chính trị của giới lãnh đạo VN, những đòi hỏi từ bên ngòai đều tiềm ẩn ý đồ chính trị. Nhưng qua văn bản THỰC TRẠNG PGVN HIỆN NAY viết từ trong nước, mang nổi bức xúc trước tiền đồ PG và văn hóa dân tộc của người Phật tử, phân tích mặt lợi hại của việc loại trừ GHPGVNTN,những đóng góp của PG trước 1975,nổi khó xử của giới lãnh đạo GHPGVNTN khi bắt buộc hội nhập tổ chức giáo hội mới do nhà nước thành lập năm 1980 mà không hề được trình bày tỏ tường, việc hiểu lầm của nhà nước đối với hoạt động của GHPGVNT trước đây, và đưa ra phương hướng giải quyết một cách chân tình,phải chăng tiếng nói phát xuất từ thiện chí đó đã được nhà nước lắng nghe, là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước để nhà nước có thái độ đầy thiện chí như sự kiện đài truyền hình VN loan tin. Với thiện chí đó, chúng ta không nên va chạm lòng tự ái của giới lãnh đạo VN, vì không có áp lực nào có thể bắt buộc chính phủ VN có chủ quyền phải chấp nhận một sự kiện như vậy! Tuy nhiên việc lên tiếng từ hải ngoại cũng là một trong những yếu tố để nhà nước VN quan tâm. Đài BBC cũng nêu thắc mắc truyền hình VN chỉ loan tin thủ Tướng Phan Văn Khải tiếp HT Thích Huyền Quang mà không nói HT là ai, làm gì, ở đâu…ta cũng thừa hiểu VN rất dè dặt từng lời lẽ;GHPHVNTN không được nhà nước công nhận thì không thể công khai giới thiệu HT là vị Xử Lý Viện Tăng Thống của GHPGVNTN,ta phải thông cảm vấn đề đó. Ong Võ Văn Ai yêu cầu phóng thích nhị vị HT lãnh đạo GHPGVNTN và phục hồi quyền sinh hoạt của GHPGVNTN là việc làm đúng nhưng không đúng với chính sách của VN hiện nay, vì VN chưa chấp nhận đa nguyên, chưa chấp nhận tổ chức đối lập dù là tôn giáo, cho nên không thể có hai giáo hội song hành, một giáo hội do nhà nước bảo trợ và một giáo hội dân lập, vả lại GHPGVNTN đã không được nhà nước chấp nhận trên pháp lý giờ đương nhiên cho hoạt động là việc khó xử. Tuy GHPGVN hiện thời là tổ chức kém hiệu quả và nhiều bất toàn so với GHPGVNTN, nhưng nó là nền tảng khung đẻ thời cơ thuận lợi, hai giáo hội đi đến thỏa thuận nội bộ mà nhà nước không phải nằm trong thế kẹt, từ đó mọi khó khăn lần lượt được gở bỏ, kết hợp thành một tổ chức thống nhất,đoàn kết thật sự, phụng sự cho dân tộc hữu hiệu hơn, các nhân tài sẽ đóng góp,nhân tài PG từ hải ngoại cũng trở về chung vai gánh vác xây dựng một VN cường thịnh,ta không nên đòi hỏi quá đáng khi nhà nước VN tỏ thiện chí, điều tiên quyết là nhị vị HT được phục hồi quyền công dân mới đủ căn bản pháp lý để nói chuyện hòa hợp với giáo hội đương quyền. Khi nhà nước chấp nhận Phật giáo tự giải quyết nội bộ, dù muốn dù không các chức sắc giáo hội hiện tại cũng phải đồng thuận, cho dù địa vị uy danh của các ngài trong giáo hội đương quyền có bị đe dọa, các ngài cũng không có con đường nào khác buộc phải phục tùng những đối thủ đáng gờm của GHPGVNTN để vì quyền lợi cho đất nước mà gần 30 năm các ngài không đem lại lợi ích đáng kể nào cho PG cho dân tộc.

Thủ Tướng Phan Văn Khải xác nhận những công trạng của GHPGVNTN trong quá khứ cống hiến cho đất nước,và vấn an sưc khỏe của HT, đó là ngôn ngữ ngoại giao mà thật chất cũng đã là vậy, khi nhà nước chấp nhận những đóng góp đó thì không lý gì phải giam giữ các ngài trong thời gian gần phần tư thế kỷ, nếu bảo rằng cần cô lập để ổn định trật tự tổ chức và xã hội, thiết nghĩ 21 năm không phải là thời gian quá cần để làm như vậy nếu không vì bất đồng tư tưởng, bây giờ đất nước đã ổn định, gần 30 năm nhà nước đã hiểu nhiều về lập trường của GHPGVNTN và đạo phong của các cao tăng PG, cái đe dọa cho đất nước không phải từ PG mà từ nguồn văn hóa phi dân tộc,văn hóa nô dịch thực dân. Cái cung cách xử sự giải quyết mọi bất đồng của thời đại tinh tế hiện nay không phải cấm cố mà là đối thoại, tìm mẫu số chung hóa giải bất đồng. Mỹ thất bại trên nhiều cuộc chiến kể cả cuộc chiến chính nghĩa tại chiến trường Afganishtan, vì cậy thế quyền lực và bạo lực, không lắng nghe ý kiến đóng góp từ mọi phía,tự tôn và độc quyền, vì vậy đã dẩy những bộ tộc trứơc đây chống Sadam nay đoàn kết chống lại Mỹ.bất cứ vấn đề nan giải nào cũng có lối thoát bằng thiện chí và cảm thông, quyền lực và bạo lực không giải quyết tận căn vấn đề; Bạo lực mà Mỹ dành cho Iraq cũng chỉ kéo dài vài tháng thế mà đã khiến các bộ tộc cần sự đoàn kết, còn VN ta, tiềm lực đe dọa lớn hơn, vô hình hơn đó là văn hóa và tư tưởng ngoại lai phi dân tộc có thể ăn mòn thực lực đất nước trong nhiều thế hệ, cần có sự đoàn kết chặc chẽ hơn, cần PG hơn để làm lá chắn và trưởng dưỡng tinh hoa đất nước, nhà nước cũng đã thấy trước vấn đề dó, nhưng giáo hội Phật giáo hiện hữu không đủ khả năng làm công tác văn hóa,tư tưởng, không đủ uy tín vận động nhân dân, (ngay cả trong cung cách văn hóa của nội bộ PG như tốt nghiệp cử nhân Phật học cũng không tự mình có một sắc thái cá biệt biểu thị một bản lảnh đặc thù, đã phải mượn sắc phục của thế gian như một hãnh diện cho các cô cậu cử, một số tăng ni sinh cảm thấy mắc cở khi mặc áo đội mảo như vậy nên lẩn trách trong ngày cấp bằng tốt nghiệp) vì vậy nhà nước cần sự đoàn kết và góp mặt của PG, nhà nước từng bước gở bỏ những mắc mứu đối với PG, người phật tử cũng phải thấy được vấn đề và thiện chí đó đừng làm tình hình xấu hơn.Về phía chính phủ, thủ tướng chính phủ phải hành xử ngoại giao như vậy, nhưng đối với PG, việc khen chê, suy thạnh không đáng quan tâm, cái quan tâm của PG là thật lòng nhà nước có nghĩ đến quyền lợi dân tộc hay không, cái xác nhận của thủ tướng chính phủ đối với công trạng của PG đóng góp cho dân tộc có được thể hiện qua việc làm và chính sách hay cũng chỉ là lời lẽ ngoại giao ? có tạo điều kiện cho PG đoàn kết phục vụ quê hương hay còn một nghi ngại vu vơ nào đó! Và quan trọng nhất nhà nước giúp PG củng cố lại tổ chức có thực lực, tu sĩ có tăng phong đạo cách, thực tu, loại trừ những kẻ lạm dụng PG làm chuyện phi đạo đức,kém văn hóa.

Một phần trong đề nghị của bản THỰC TRẠNG PGVN HIỆN NAY là vấn an sức khỏe chư tôn đức GHPGVNTN đã được thủ tướng chính phủ thực hiện, các phần kế tiếp để đi đến xóa bỏ mặc cảm còn tùy thuộc tình hình thực tế chính trị xã hội trong nước và hy vọng người bên ngoài không nên có những thách thức vô ích phủ nhận những tín hiệu tốt đẹp đó. Tinh thần vốn có của PG là uy vũ bất năng khuất, chưa có một thể chế nào dùng quyền lực khất phục được PG kể cả Ngô triều, chỉ có nhu thắng cương, nhược thắng cường, thiện chí mới là cửa ngỏ hợp tác, hiểu biết cảm thông mới là tố chất đoàn kết xây dựng. Một thể chế đúng đắn không cần phải truy tìm những thủ thuật để quần chúng ủng hộ mình,tự mình đoàn kết với nhân dân, hành xử quảng đại với tín ngưỡng nhân dân, tự khắc sự ủng hộ đi liền với mọi điều tốt đẹp, vì tín ngưỡng vạn đại, triều đại nhất thời.

Một mặt lợi khác ngoài việc lấy lại niềm tin trong giới PGVN, khi giải tỏa được mắc mướu với GHPGVNTN cũng là lúc phá vỡ được âm mưu bên ngoài lợi dụng tình thế gây khó khăn cho nhà nước về tôn giáo, và đã cất được một gánh nặng vô hình trong tâm tưởng PGVN bấy lâu Trong 21 năm bị quản thúc là thời gian đầy thử thách đối với một chính trị gia hay một thường phạm, nhưng với một cao tăng lãnh đạo PG, đó là thời gian nghĩ ngơi tĩnh dưỡng nội tâm mà suốt thời gian trước đó các ngài không có thời giờ sống cho chính mình.Tin nhà lãnh đạo đất nước tiếp và vấn an nhà lãnh đạo GHPGVNTN làm nhiều người ngở ngàng và vui mừng, có người cũng dè dặt cho đó là thủ thuật trấn an, thật ra không cần trấn an như vậy, bằng cớ qua 21 năm không cần trấn an như vậy, nhà nước vẫn an nhiên mà tiến. Trong khi các thế lực giải quyết sự thù địch lẫn nhau bằng bạo lực diễn ra trên thế giới, tại VN nhà nước giải quyết bất đồng bằng thiện chí và cảm thông, phải chăng VN đã thấy được vấn đề hiện nay chỉ giải quyết bằng hài hòa và xây dựng! Sự khôn khéo tế nhi là điều vốn có của dân tộc ta trong cung cách hành xử và giao tế, nhà nước đi đúng hướng và thủ tướng VN can đảm tiên phong trong vấn đề giải quyết tôn giáo hiện nay.đó là một tín hiệu tốt đẹp cho một VN đoàm kết xây dựng. Dù nghĩ khía cạnh nào, thực tế vẫn là thực tế, chỉ có kẻ ác ý mới xuyên tạc tín hiệu tốt đẹp đó, một người dân bình thường, có tinh thần ái quôc và nghĩ đến tiền đồ PG phải phấn khởi, cầu nguyện mọi diển tiến được tốt đẹp.

Cái e ngại kế tiếp cho nhà nước VN hiện nay, nếu phóng thich các ngài, đi liền với quyền tự do cư trú, không thể để nhị vị HT ở tại Sài gòn hoặc Huế,vì lý do tế nhị,nếu chỉ định cư trú được xem như quản chế, sự việc vẫn như cũ; thật ra với niên lạp trên thất thập cổ lai hy, các ngài biết hành xử thế nào có lợi cho đạo và đời, phải chấp hành luật pháp nhà nước, các ngài không phải là kẻ khủng bố, phá hoại dân tộc, mọi sợ sệt vu vơ đều vô nghĩa, tự ám ảnh sẽ dẫn đến việc làm thiếu sáng suốt, Nhà nước tin tưởng nhân dân,giải thông lẫn nhau thì nhân dân không thể làm điều bất lợi,huống nữa là các cao tăng từng hy sinh thân mạng cho quyền lợi dân tộc.

Trước nhất, người Phật tử VN thầm biết ơn thủ tứơng đã đi trước một bước thể hiện thiện chí hòa giải, về phía PG trong cũng như ngoài nước phải tỏ thái độ trân trọng, biết điều; Chúng ta đã trãi qua cuộc chiến dai dẳng, chịu đau khổ mất mát quá nhiều vì thiếu thông cảm hiểu biết lẫn nhau, ý thức hệ gay gắt trên thế giới còn được hòa giải, người trong một nước chả lẽ vì bất đồng quan điểm nhỏ trong chiều hướng phục vụ đất nước không thể cùng nhau ngồi nói chuyện với nhau ? Chúng ta hãy xóa bỏ mọi mặc cảm, đoàn kết xây dựng một VN phú cường.

Ngưỡng mong


4/2003
MINH MẪN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét