Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009
THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI
Thời gian chuẩn bị chuyến thăm MỸ của TT Phan văn KHẢI tạo nhiều dư luận trên thế giới; gồm cả thành phần chống đối lẫn ủng hộ trong và ngoài nước, được các phương tiện truyền thông phổ biến, nhất là đài BBC thăm dò, phỏng vấn nhiều giới trong nước cũng như ngoài nước, nhưng phần lớn đều chú hướng đến quyền lợi giao thương và WTO, để bổ sung thêm cuộc phỏng vấn của anh Phạm Khiêm tối 14/6, tôi xin được tóm lược:
Trong khuynh hướng nối vòng tay lớn, nhà nước VIỆT NAM giao hảo với bất cứ quốc gia nào nếu thấy có lợi, từ cường quốc như Mỹ đến nhược tiểu như châu Phi, riêng Mỹ, có nhiều vấn đề mà sau khi nội bộ đảng và nhà nước bàn thảo kỷ lưỡng, cả hai phái, cấp tiến và cực đoan đều đồng ý cho Thủ Tướng Phan Văn Khải thực hiện.
Trong thời gian qua , VIỆT NAM mở cửa đón nhận việc đầu tư từ nước ngoài một cách dè chừng, do vậy việc phát triển kinh tế trong nước cũng ở mức độ vừa phải, nhưng nhìn chung, có phát triển và đổi thay; Bên cạnh một Trung quốc đồ sộ, vung tay mạnh dạn thay đổi kinh tế nhiều thành phần, nhất là tư sản hóa nhân dân, đất nước đó nhanh chóng trở thành một kinh tế thị trường mang màu sắc tư bản, phản ảnh rõ sự phân cách giữa nông dân và thương nghiệp, giữa giàu và nghèo, nhưng trước mắt giải quyết cuộc sống hơn một tỷ người khỏi nghèo đói mà dưới thời Mao Trạch Đông không ai dám nghĩ tới có một chiếc T.V hay điện thoại cầm tay!
Để dân giàu nước mạnh, VIỆT NAM cần mạnh dạn mở con đường mới, vừa ổn định vị thế chính trị, vừa ăn ngon mặc đẹp chứ không chỉ ăn no áo ấm cho dân, vừa tạo một phong cách văn hóa đạc thù và một uy tín trên chính trường quốc tế, vì thế:
1/ Việc sang Mỹ tạo một uy tín và tìm một hậu thuẩn, đồng thuận từ phía Mỹ cho con đường tiến vào WTO, sau khi VIỆT NAM thông thoáng với Liên Hiệp Âu châu và Nhật.; Nói thế, chuyến đi không phải boàn toàn nhiều thuận lợi, chắc chắn TT chuẩn bị những câu giải đáp trước những chất vấn từ phía chính phủ Mỹ lẫn báo giới quốc tế, ngay cả Việt kiều chống đối.; không tránh khỏi những o ép mặc cả về quyền lợi đầu tư, mở rộng thị trường và vấn đề tự do, nhân quyền và tôn giáo!
Những thành phần bất mãn, chống đối khi Mỹ mời TT sang thăm, vì nghĩ rằng làm như vậy đồng nghĩa hợp thức hoá chế độ tại VN, nhưng quên rằng VIỆT NAM đã được hợp thức hóa khi bang giao với các nước, thiết lập ngoại giao và gia nhập vào Liên Hiệp Quốc từ lâu, vì vậy chuyến đi nầy không cần phải hợp thức hoá mà là ổn cố thể chế chính trị và mở đường mậu dịch tự do.
2/ Ngoài quan hệ đối tác kinh tế, một vấn đề hết sức nhạy cảm, đó là an ninh khu vực; hơn một tỷ khối thịt luôn lăm le lấn sân, VIỆT NAM nhiều lần khó khăn đối đầu trước những thách thức vũ lực mà Hà nội không muốn, gần đây, các ngư dân VIỆT NAM thường bị tấn công và bị giết trên biển đông, gần các hòn đảo mà những quốc gia lân cận đều tự nhận có chủ quyền; chiếc máy bay trực thăng cũng bị bắn khi tuần tra trên khu vực đó. Nhật không đủ khả năng cân bằng vị thế trong vùng, vì ngoài Trung quốc, còn có Bắc Triều Tiên luôn đe doạ an ninh, một nước CS bảio thủ còn sót lại, được Trung quốc đở đầu, là cái gai chận ngay cổ họng, là bàn tay nối dài của Trung quốc, một mối đe doạ thường xuyên cho khu vực, mai đây khi Đài Loan như một Hồng Kông thứ hai thuộc về Trung Quốc, liệu nền kinh tế lớn lao đó có làm chênh lệch cán cân an ninh Đông Nam Á mà Nhật không còn là đối thủ đáng gờm như thập niên 1980 về trước! Những con rồng châu Á đang khựng lại sau cuộc khủng hoảng tài chánh, Trung quốc cố vươn vai như một Phù Đổng, vì vậy, đã đến lúc VIỆT NAM phải mở cuộc ngoại giao với Mỹ dù phải chịu một số nhượng bộ khi thu mua khoa học kỷ thuật, mở cửa thị trường, quy chế nhân quyền, tôn giáo…VIỆT NAM Trung quốc từng là đồng chí, vừa là anh em, môi hở răng lạnh, từng là Bắc kinh xâm lược, bao lần tình nghĩa thăng trầm nhiêu khê, tinh thần toàn cầu hoá hiện nay, VIỆT NAM đến với Mỹ sau khi từng là kẻ thù lẫn nhau cũng là điều nên và cần phải có!
3/ VIỆT NAM tuy đã tham gia mạng lưới interpol, an ninh quốc tế chống khủng bố và tội phạm , nhưng an ninh chính trị và an ninh kinh tế chưa có sự liên kết chặc chẽ, kể cả hiệp ước dẫn độ; vì vậy, muốn phát triển, VIỆT NAM cần được ổn định, giảm bớt những áp lực quôc tế để củng cố an ninh quốc phòng, kinh tế của VIỆT NAM dù ở dạng nào, cũng không ngoài mục đích bảo vệ chính trị, trong khi các nước tư bản lấy chính trị để phát triển kinh tế.
4/ Sự hiện diện của TT ở Mỹ, ngoài những chống đối ồn ào, chắc chắn phải có những kết quả từ những Việt kiều trí thức, chuyên gia các ngành nghề dành cho VN, một sách lược mà nhà nước VIỆT NAM cần có sự chung vai của những người con tha hương xây dựng tổ quốc, đó là chính sách hoà giải dân tộc, một Nguyễn Cao Kỳ, một Phạm Duy, những trẻ mồ côi ra đi vào thời cực điểm kết thúc chiến tranh 1975 và những Việt kiều yêu nước lần lược chọn VIỆT NAM làm nơi nương thân và nhiều hứa hẹn trong tương lai về kinh tế.
5/ Một điểm vô cùng quan trọng, dù muốn hay không, các nhà lảnh đạo VIỆT NAM có nhận thấy hay không về tầm mức quan trọng cho dân tộc sau khi TT bắt tay với Mỹ, phải chấp nhận những điều kiện mở để giao lưu, ngoài khoa học kỷ thuật, kinh tế, văn hoá, những cái tốt lẫn cái xấu của xã hội thụ hưởng tràn vào VN; Nếu VIỆT NAM biết chắc lọc, dùng tinh thần Tam Giáo đồng lưu để dung hóa, xây dựng và phục hồi nền đạo đức cổ truyền, phát triển song hành với kinh tế, mới tránh được cái bất toàn của những xã hội tư bản và cái khập khểnh của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cái mô hình của Nhật sau đệ nhị thế chiến đến nay, đã phát triển đồng bộ chính trị, kinh tế, an ninh, văn hoá, tín ngưỡng, nghệ thuật, khoa học, đạo đức…VIỆT NAM vốn sẳn nền tảng Tam giáo, qua ba tháng hành hoá của Thiền sư Nhất Hạnh đo lường được nhu cầu quần chúng về tâm linh và đạo đức xã hội; PG đủ khả năng đảm đương xây dựng đạo đức xã hội làm nền tảng cho mọi phát triển của một đất nước đang lên; ổn định xã hội bằng đạo đức bền vững và êm ái hơn bằng pháp trị, có thế, không thể xáo trộn và bất an như các nước phát triển hiện nay, chẳng những thế, biết đâu là mô hình lý tưởng của một đất nước năng động, đặc thù song hành về kinh tế và tâm linh; muốn thế, VIỆT NAM không chỉ chú hướng ngoại giao để phát triển kinh tế và chính trị, phải hướng nội phục hồi các tín ngưỡng tâm linh cổ truyền vốn có sẳn.
Tóm lại, chuyền đi của TT sang Mỹ, mỗi góc độ có một cái nhìn khác nhau, mỗi phe nhóm có một yêu cầu khác nhau, nhưng cái giống nhau là cần một sự thành công tối thiểu, trước mắt cần đạt được hậu thuẩn của Mỹ cả về tối huệ quốc thương mãi , gia nhập WTO và một thoả thuận về an ninh đất nước, biết rằng Mỹ sẽ cần VIỆT NAM như một thế chân vạc trong khu vực để VIỆT NAM và Nhật kểm hãm Trung Quốc , cho dù VIỆT NAM không cần sự ủng hộ đó, trước sau cũng sẽ có mặt trong tổ chức WTO vì quyền lợi không chỉ ở VIỆT NAM mà các nước sẽ thủ lợi đối với một quốc gia đang phát triển; Khi bắt tay với Mỹ, cũng như Trung Quốc,VIỆT NAM cũng không dể chơi và cũng lắm nhiêu khê, nhưng Trung quốc và VIỆT NAM cùng thấy, biết tẩy nhau từng đường tơ kẽ tóc,Mỹ dẫu sao là loại công tử bột, không hề biết vặt vảnh ma mảnh, cái áp lực của Mỹ là loại áp lực phổ thông, toàn cầu, VIỆT NAM đủ khôn ngoan chấp nhận, và bài học lịch sử không thể lập lại vì Mỹ ở quá xa chúng ta.. Tại sao Mỹ chấp nhận quan hệ với VIỆT NAM khi không đồng chủ thuyết và từng là cựu thù, ngược lại các thể chế miền Nam VN trước đây do Mỹ dựng lên lại bị thất vọng? nếu VIỆT NAM hiện nay không tạo được uy tín?
Tư bản cổ hủ sản sanh ra thực dân và CS để thế giới chia hai khu vực, sản sanh chiến tranh lạnh, ngày nay Thực Dân và CS cùng biến thể, nhân loại đối đầu trước một vấn nạn mới đó là bạo lực, khủng bố, mất niền tin chứ không thuần kinh tế, nguyên nhân do tâm linh hụt hẩng trước áp đảo của khoa học vật chất. Sau chuyến đi của TT, người dân sẽ có nhiều tốt đẹp, nhưng tốt đẹp nhất, nhà nước phải thuộc bài học đạo đức tâm linh xã hội chứ không phải kinh tế vật chất quyết định hạnh phúc và ý thức của nhân dân!
MINH MẪN
16/6/2005
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét