Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

ĐÊM BUỒN "Giáng sinh"


Thế là “Giáng Sinh” cũng qua đi như mọi cuộc lễ hay tiệc vui khác, để rồi Tết dương lịch đến, và chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Thế nhưng, nhạc “Giáng sinh”, hình ảnh và những biểu tượng Noel, qua một tuần, vẫn còn quảng cáo nhan nhản, nhất là trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Hát Với Ngôi Sao, Chuyện nhỏ, Nốt Nhạc Vui, lên đỉnh Olympia…nhiều chương trình giải trí các kênh truyền hình đều xen kẽ nhạc “Giáng Sinh”, câu hỏi đố vui “Giáng Sinh”, gợi ý chung quanh chủ đề “Giáng sinh” giúp đã làm cho người dân Việt nam học hiểu sai lầm thêm những giáo lý và lai lịch gốc gác của lịch sử tôn giáo Do Thái. mà ông cha ta còn xa lạ, t Thế hệ hôm nay, tại xã hội Việt nam, xem cứ tưởng lầm rằng đó là tôn giáo văn minh tiến bộ, trân trọng và hãnh diện; và còn cái Tam Giáo đồng lưu kia được xếp vào loại cổ vật, lỗi thời, thế hệ trẻ không còn quan tâm,! Nhiều người trẻ thiếu suy tư và kiến thức chưa đạt đã sai lầm như thế đã đành, nhưng những chức sắc tôn giáo Á Châu, những nhà làm văn hoá truyền thống cũng không thiếu cần quan tâm trước một món hàng đang bị phế thải ở các quốc gia tân tiến, và bỏ quên sự mai một của những tôn giáo đã từng đồng hành cùng dân tộc qua hàng ngàn năm thạnh suy. Và Tam giáo đó đang có một giá trị tâm linh nhất định mà Tây phương đang nâng niu như một báu vật. Dĩ nhiên,
Để cho chương trình mang âm hưởng “Giáng Sinh” đó được ra mắt quần chúng, quảng bá trước nửa tháng, kéo dài sau nửa tháng trên truyền thanh, truyền hình, báo chí, các chức sắc và tín hữu Kito giáo VN cũng phải chuẩn bị khá lâu và tốn kém khá nhiều cho các mục quảng cáo, trình diễn; cộng thêm không khí cởi mở hiện nay của nhà nước VN đối với các tôn giáo, ai đủ điều kiện, khả năng, và năng nổ cho tôn giáo mình, cứ việc phát triển. Thời đại cạnh tranh ngày nay, ai mạnh sẽ thắng, ai thụ động, tự mình đào mồ chôn mình, không ai can thiệp, không ai giúp đỡ, không ai thương mình nếu tự mình không thương chính cái tôn giáo dân tộc của mình. Vì thế, Kito giáo VN xứng đáng được mới có thể ngang nhiên phô diễn trước quần chúng, đi vào xã hội với nhiều khôn khéo léo của chính họ. Ngược lại, một số sư thấy thế, tự mình bó tay, so bì, than vãn, mà không biết nổ lực như người ta. Còn lại, đại bộ phận một số sư trẻ các sư khác cũng lại tháp tùng chạy xe thưởng ngoạn đêm Noel, tạo thêm sự hưng phấn trên các nẽo đường phố thị, vốn đông đúc không phải đông vì tín đồ Kitô giáo, mà những kẻ xu hướng ham vui theo phong trào, càng tạo sinh khí nhộn nhịp, vô tình biến ngày Noel thành như một lễ hội của dân tộc. Vài sư trẻ khác tỏ ra ta đây tiến bộ và hoà đồng, mua cây thông và đón Chúa Giê su ra đời tại một số chùa; ngây người ra ngồi nhìn chương trình “Giáng sinh” trên màn ảnh nhỏ. một cách thích thú; Một hình ảnh khác, đoàn kết tôn giáo, các vài chức sắc trong Ban Trị Sự, Ban Đại Diện, và các chùa , đích thân đến thăm viếng, chúc mừng các giáo xứ, các họ đạo. ;
Đám Một số nam nữ thanh thiếu niên vui chơi hết mình, chạy xe suốt đêm, ăn nhậu thoải mái, cứ như quanh năm không có dịp hưởng thụ. ;Không hiểu nền giáo dục VN thế nào mà nhiều người dân Việt đã chóng quên đi một cách dễ dàng rằng, các Thừa sai đã vì nhân danh Ngài Giê su nên thực dân Pháp mới đô hộ được dòng giống Việt gần cả trăm năm và di họa nghèo đói bệnh tật, tang thương…nay vẫn tiếp diễn. Và sự nhân danh nầy mà những cuộc chiến lớn nhỏ vẫn tiếp tục làm cho lương tâm nhân lọai rướm máu, và trên hai trăm triệu người phải chết vì sự cuồng tín nhân danh Ngài Giê su mà ngay cả Giáo hoàng Phao Lồ II ngày 12.3.2003 cũng phải thiết bàn thờ sám hối Bảy Núi Tội mà giáo hội Ngài đã mang tang thương cho nhân lọai suốt hai ngàn năm qua. Chúa Jesu có mặt tại VN mới 5 thế kỷ, già trẻ, bé lớn ai cũng biết ngày Noel ( Thực tế 25/12 không phải ngày Chúa ra đời, mà đó là ngày tế Thần Mặ Trời của bộ tộc xa xưa tại Trung Đông nhưng con chiên lại biết! } Trong khi đó, tổ khai sơn lập quốc Hùng Vương, nhiều người người dân chả biết ngày nào. Các ngã phố, quanh Hồ Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung Hà Nội, nhà thờ “Đức” Bà Sài Gòn, Noel biến thành ngày lể quan trọng. đại nhất nước; Số người có mặt nhiều rầm rộ trên đường phố đã xác định một nền giáo dục lạc hướng, thiếu chuẩn mực. giá trị của buổi lể, người đi như nước, áo quần như nêm; Những năm gần đây, dịch vụ ông già Noel tặng quà tại Việt nam cũng rộ nở ăn theo. Trong lúc đó, thế giới văn minh Tây phương đã từ bỏ. Chúng luôn Nhiều người theo đuôi, bắt chước sản phẫm phế thải của Âu Châu và không sáng tạo nổi một hình thái nghệ thuật thích hợp với bản sắc dân tộc. Nhiều Một số nhà hàng, công sở, cơ quan ngân hàng, công ty xí nghiệp đều trang trí cây thông nhiều đèn chớp nháy, ông già tuyết với bầy Tuần Lộc, trên vách nhà, ngoài cửa kính dán hàng chữ to tướng: Merry Christmas, có nơi làm cả hang đá; Tụ điểm vui chơi như Đầm Sen cũng treo lồng đèn, thánh giá và hát nhạc Giáng sinh; Bộ đồ ông già truyết cũng bày bán la liệt cho trẻ con. Trong hẽm một số nơi làm hang đá công cộng, cờ đèn giăng ngang qua nhà những người không theo đạo Chúa. Trái lại, ngay tại Mỹ nhiều cửa hàng và nhất là nơi công cọng đã hơn 4 năm qua không có cái cụm từ Merry Christmas bao giờ (Xin xem hai bài về Noel. Một, của Trần Chung Ngọc, và (hai) vài số thiệp chúc Mùa Lễ, ngay cả thiệp của Tổng thống Mỹ George W. Bush, của Hồng Chương trên mạng lưới: www.giaodiemonline.com) Chính quyền cũng giúp đỡ, tạo điều kiện để tín đồ biểu dương uy thế tín ngưỡng; Thời đệ nhất và đệ nhị Cọng Hòa miền Nam VN trước đậy, cũng chưa từng có xã hội hóa Noel như thế.
Về hình thức thì như vậy, người ta có cảm tưởng đất nước VN đã toàn tòng, VN là quốc gia Kitô giáo như Philippines, nhưng chịu khó nhìn vào các góc phố tối tăm, trẻ em vô gia cư, những người già tàn tật cơ nhỡ, những nạn nhân thiên tai và hỏa hoạn vừa qua, ai thấu hiểu đến cái khổ đau, đói nghèo, bất hạnh của họ. Họ đâu dám hoà mình vào giòng người hân hoan và phô trương đó để cảm nhận giờ phút nếu thực sự có Chúa ra đời; Chúa ở trong mọi người, nhưng mọi người chỉ thấy Chuá trong nhà thờ, trong hang đá, trên phố phường nhộn nhịp, nơi sang trọng phô trương chứ mấy ai thấy Chúa đang lang thang cơ cực từng ngày; Chuá cùng dân tộc chuyển mình khó khăn trong cơ chế thị trường và kinh tế toàn cầu; Chức sắc Giáo Hội muốn Kitô giáo đồng hành cùng dân tộc, có nghĩa Chúa đồng hành cùng dân tộc, nhưng dân tộc chưa cảm nhận đựợc sự đồng hành của Kitô giáo vì Giáo hội quá nô lệ Vatican. hay của Chúa trong cuộc sống khó khăn hiện nay; Nếu mùa ngày “Giáng sinh”, Kito giáo biến thành ngày tình thương đối với những người có số phận kém may mắn như Phật giáo đã từng làm trong các mùa lễ lớn (như Phật đản, Vu Lan v.v.) chi phí cho sự xa hoa phô trương kia giành cho trẻ em bụi đời, những gia cảnh thương tâm, đó là mùa “Giáng sinh” nhiều ý nghĩa chứ không chỉ ý nghĩa biến thành lể hội mà một số cán bộ, bộ đội và ngoại đạo cũng xu hướng ăn chơi. mừng.

Xã hội VN còn nhiều khó khăn, cuộc sống nhân dân còn lắm nhiêu khê, dân trí còn đang vọng ngoại, lịch sử hào hùng của dân tộc đi vào quên lãng, văn m ột hoá lể hội “Giáng sinh” kiểu như thế đua nở trên quê hương có ích gì nếu không nói đó là một ngày lễ loại văn hóa nô dịch mà thế giới văn minh Tây phương đang từ bỏ, và hơn 93% người dân VN không là con chiên có đạo lại chấp nhận hưởng ứng cái mà thế giới trí thức Tây phương đang lọai bỏ còn xa lạ, thế chổ cho những lể hội dân gian thiếu hấp dẫn bởi lỗi thời.
Ông cha ta từng đón nhận nhiều luồng văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hóa VN, nhưng chưa từng chọn bất cứ loại hình văn hóa nào để thay thế hoặc làm lu mờ văn hoá dân tộc; nhất là một sản phẫm đã từng và còn tiếp tục gây đẫm máu cho nhân lọai.

Những nhà lãnh đạo đất nước sao không nâng lễ hội quốc tổ Hùng Vương thành một quốc lễ tầm cở mà mọi người dân bắt buộc phải tham gia, ai khai sơn lập quốc để chúng ta có ngày hôm nay? Vua dân Do Thái, dòng dõi David kia có quan hệ ruột thịt gì với dòng giống Âu Lạc??? kẻ có đạo ăn mừng đã đành, kẻ ngoại đạo cũng hãnh diện xôn xao trên mọi nẽo phố nhìn kẻ lại người qua thêm chật phố phường? Đêm Noel hàng năm đã có bao nhiêu tai nạn giao thông? Kito giáo không có lỗi mà chính chúng ta có lỗi không chịu tìm hiểu cội nguồn của cha ông, và bộ Giáo Dục trong mọi thời đại đều có lỗi vì để cho thế hệ trẻ xem nhẹ lịch sử dân tộc, người dân sống trên đất nước mình mà cứ như ăn nhờ ở đậu trên đất khách, không bám rể sâu vào lịch sử Văn Hiến ngàn năm!
Có người bảo: Noel là lễ quốc tế, là di sản văn hoá nhân loại; tại sao lễ quốc tế mà không được cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức như ngày Phật Đản? Một lễ hội tôn giáo, chỉ những ai theo tôn giáo đó mới chấp nhận. Hơn 6 tỷ dân trên thế giới mà Kito giáo trên một tỷ làm sao gọi là quốc tế, một tôn giáo đã hy sinh hàng trăm triệu sinh mạng để bành trướng đức tin qua 20 thế kỷ, sao gọi là di sản văn hóa nhân loại? Sở dĩ những nước nghèo, chậm tiến, hưởng ứng a dua là vì muốn học đòi những cái các nước tiên tiến đã bỏ, mặc dù các quốc gia từng là cái nôi của Thần học, họ đã thải trừ Kito giáo như những model lỗi thời, huyền hoặc, phản tiến hóa. Đất nước ta, cuộc sống mệt mỏi vì kinh tế, các lễ hội không đủ sức hấp dẫn, vì chưa ai biết cách khai thác; các tụ điểm vui chơi không hợp với túi tiền dân lao động; vì thế Noel trở thành phong trào phô trương sự chưng diện, nhất là đám trẻ, đổ ra đường nhìn mặt nhau, hò hét, lạng lách xe cộ, ăn chơi xả láng, cộng hưởng niềm vui;
Cuộc sống cần có nhiều niềm vui, nhất là niềm vui lễ hội, sau những tháng ngày lao động vất vả, nhưng chỉ có thế chưa đủ giá trị hội nhập nếu người dân nhắm mắt chấp nhận bừa mọi lễ hội., cho dù nó xói mòn văn hoá tổ tiên; Hầu hết Phần lớn người dân dể tính ưa bắt chước đua đòi, miễn vui là được, nhưng trách nhiệm của những người định hướng giáo dục văn hoá dân tộc thì sao?
Mọi lễ hội văn hoá nhân loại đều đáng cho chúng ta hoà nhập hưởng ứng, nhưng không thể là tầm vóc lể hội đó vượt quá tầm vóc lễ hội dân tộc, hay xem đó là lễ hội chính của quốc gia.
Truyền thống cha ông chúng ta, mỗi khi lễ hội lớn như Vu Lan tháng bảy, người dân hay làm phước, bố thí giúp kẻ khó, phóng sanh, bảo vệ muôn thú, giữ gìn môi trường, ngược lại, mỗi mùa Noel, thân phận kẻ đói nghèo càng đau buồn nép mình nơi hiu quạnh để nhìn xã hội bon chen, phô trương. ; gia Gia súc, loại em út yếu đuối ngu muội của loài người, cũng là con cái của Thượng đế, phải hy sinh dưới tay kẻ mạnh, cũng là con cái Thượng đế, nhân ngày Chúa ra đời; , và bao cây thông trên rừng, cũng bị đốn ngã. Tóm lại, ngày Chúa xuất hiện là ngày trẻ con trong thời đại của Chúa phải bị hy sinh, và suốt hai ngàn năm, bao kẻ ngoại giáo bất hạnh bị tế thần, bao gia súc, một loại thân cận trung thành với con người là loài chó, cũng phải chết để mừng Chúa ngôi hai giáng thế. Tất cả đều là sự đau thương chết chóc để mừng lể “Giáng sinh”.
Riêng đất nước chúng ta, cần rất nhiều sự đóng góp của con chiên Chúa để hàn gắn vết thương chiến tranh, san sẻ bớt những thiếu thốn cho kẻ khốn khó. Xóa bớt hố ngăn cách giàu nghèo, làm tan loãng những hận thù cay độc, hòa mình cùng những số phận bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn. Và quan trọng là đồng hành cùng dân tộc để đưa đất nước đến phú cường. Nhưng, qua bao mùa Noel Giáng sinh, chỉ là mùa để biểu dương lực lượng, phô trương sự sung túc, mà suốt một năm Kito giáo VN vẫn còn giữ một khoảng cách trách nhiệm với cộng đồng dân tộc trên nhiều khía cạnh, có chăng sự gắn bó, là tận lực truyền bá đức tin, có lợi gì cho đất nước nếu không chỉ để bành trướng con dân nước Chúa để tạo ra những con người sống trên quê hương mà tâm tính không ở cùng quê hương.
Lễ hội các tôn giáo đều im lìm trong khuôn viên thờ phượng, riêng Noel phô bày nơi công cộng, nhạc, Giáng sinh, các biểu tượng Noel len lõi khắp nơi, những người không phải là con Chúa cũng phải bắt buộc thấy, nghe những hình thức quảng cáo mà tự do tôn giáo cho phép phô diễn. Đất nước ta “tiến bộ” hơn các quốc gia phương Tây hiện nay, vì các quốc gia đó đã cấm các biểu tượng tôn giáo phô diễn nơi công cộng
Đêm giáng sinh Noel là mùa vui của tín hữu, nhưng là ngày buồn cho một tương lai đen tối của dân tộc, nơi đó, ta không tìm thấy được một ích lợi nào cho đất nước về phát triển xã hội hay một văn hoá nhân bản đầy tình thương giữa người và người, giữa người và muôn thú lẫn thiên nhiên, mà, trong tương lai, có thể vì nhân danh Ngài Giê-su mà chiến tranh tái diễn như nhiều quốc gia tại Phi châu, châu Mỹ La tinh và Ái nhĩ lan hiện nay. Ngoài phố thị rầm rộ người và xe, các vùng ngoại ô và những khu dân lao động vẫn là bầu trời ảm đạm u ám trong đêm giá lạnh của mùa lễ Noel Giáng sinh.


MINH MẪN
30/12/06

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét