Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009
KONTUM VÙNG BIÊN
Em Pleiku má đỏ môi hồng - ở đây buổi chiều, quanh năm mùa Đông…
Đó là câu hát của những thập niên 1970, khi núi rừng vây phủ sương mù. Lãng đãng mây trôi vờn trên đọt cây ngọn cỏ.
Tôi và quý thầy cùng Hạnh Mãn lên vùng cao bằng xe 15 chỗ, khởi hành tại trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật chùa Kỳ Quang, Quận 12, lúc 8g tối. Có ba tài xế rất trẻ, người cao tuổi không quá 30, nhỏ tuổi tên 20, trầm tính, lịch sự như được sự giáo dục từ tôn giáo. Đường lên cao nguyên phải qua Chơn Thành, Bù Đăng, Daklak..qua nhiều giao lộ, tuyệt nhiên sở giao thông vận tải VN tiết kiệm đến độ không dám cắm một biển chỉ dẫn, vì thế, qua khỏi Bình Phước, đường về đêm càng vắng, thế nhưng, thỉnh thoảng có vài chuyến xe hàng, xe tải ngược chiều, hoặc những chiếc xe hai bánh lạc lõng giữa màn đêm.
Trên xe mọi người nói cười vui vẻ để thâu ngắn thời gian, tài xế vẫn lặng lẽ dán mắt đoạn đường phía trước; gần hai giờ sáng, mọi người thấm mệt, cũng là lúc ngạc nhiên biết rằng mình đang đi vào lộ đất đỏ, không có một bóng xe hay nhà cửa ven đường. Có người bảo: Có lẽ mình đi lạc…Một ai đó nói: họ đang làm đuờng nên có đoạn nhựa, có đoạn đất lầy, chứ không phải lạc…Trên 50 km hiu quạnh giữa rừng đêm, tất cả trên xe mới xác định đã sai đường. Đoạn đường hẹp, tài xế khá vất vả để quay đầu xe trở ra dường cũ. Tốc độ gia tăng như đang trốn chạy sự đe doạ giữa chốn rừng già. Hơn 20 km quay lại, tia ánh sáng đèn điện lem nhem giữa rừng cây, một chiến sĩ vác súng ra ngăn xe lại mà khi đi vào, có lẽ xe chạy quá nhanh và đột ngột nên họ không kịp chận. Thầy Lệ Hưng ( Tể Tướng lưng gù ) nhanh nhẩu bước xuống chấp tay vái chào và hỏi đường. Họ biết chúng tôi đi lạc, nếu quay lại thì rất xa, anh bộ đội biên phòng nói: Đây là vòng đai biên giới, bìa rừng bên kia đường là Miên, quý vị tiếp tục đi vào lại sẽ gần hơn, giáp giới Đakmin, Xe phải quay đầu một lần nữa, mọi người thở phào nhẹ nhỏm.Bầu trời đen ngòm nhận chìm những vì sao lẽ loi; hơi thở của rừng hoang làm cho không gian mát dịu. Núi rừng hai bên như cố nuốt chửng con lộ nhỏ nhoi đơn độc.Chạy độ hơn 30 cây số, mọi người trên xe bổng hoang mang khi thấy cây lá nằm chắn ngang giữa lộ, ai đó nói đùa: Chả lẽ bị đắp mô! Xe giảm tốc và ngừng lại, trên xe nhảy xuống, đi bộ quan sát, xe vòng vào bìa rừng, tránh đoạn đường đang sạt lở, cứ thế từng đoạn phải hàng cây số đường đang tu sửa. Khi xe chạy được ngon trớn, đồng hồ hơn ba giờ sáng! Cuối cùng, xe cũng ra đến đường quốc lộ, nhưng không ai biết phải rẽ mặt hay trái; các xe chạy ngược xuôi không dám ngừng giữa đường vắng để mình hỏi thăm.
Thầy Quang Hạnh ở Kontum và thầy Minh Thọ ở SG, liên tục điện thăm chừng; ánh sáng đã xuất hiện từ nền trời trong vắt, hiện rõ nhà cửa phố phường chạy dọc hai bên lộ.Gần tám giờ sáng, đoàn đến Đak Hà, một khu rừng nguyên sinh đặc dụng của Kontum bạt ngàn nằm thảnh thơi bên quốc lộ.Xe máy ủi và Phật tử đã có mặt làm việc từ lúc bảy giờ. Những cây to được đốn ngã, gốc và cành lá nằm la liệt , một khoảnh trống hai mẫu đã giành cho không gian thoáng đảng mà bao đời cây rừng phủ bóng như một màn đêm.
Hai hôm liền, vào thăm các buông làng, cách Kontum trên 20km, rừng cao su phủ bóng hai bên lộ; ve sầu trổi nhạc được gió núi mang rãi khắp nơi.Thỉnh thoảng vài công nhân người sắc tộc loáng thoáng bên gốc cao su cạo mủ. Con đường nầy, về đêm, đe dọa khách bộ hành đến rợn người; cũng từng xẩy ra vụ cướp giết người, chị HM cho biết: Mỗi khi đi về tối, ông xã cứ lo sợ, có thể bị nguiy hiểm từ mọi phía, ngay cả chính quyền trước đây cứ quy chụp HM là Phật Giáo Dega, gây khó khăn mọi cách!
Có như thế mới biết người đàn bà lăn xả vào các buông làng, giúp đỡ người sắc tộc, một thân một bóng, ngay cả BTS PG tỉnh cũng chống không chịu yểm trợ, quả thật gan lì như sự gan lì cải tay đôi với các sư ở Nguyên Thiều khi cô ta xuống Bình Định thăm viếng HT Huyền Quang.Chị Liễu, người sắc tộc đi cùng HM xuống Nguyên Thiều kể: Thấy các thầy hùng hổ, em sợ họ đánh chị Hương, em khóc và năn nỉ họ, HT Huyền Quang thấy thế, cảm động khuyên em, em vẫn không cầm được xúc động trước tấm lòng của chị Hương, HT cũng rươm rướm nước mắt, nên các sư không đánh chị Hương!
Cuộc sống các buông tương đối thông thoáng, đa phần họ có xe gắn máy, có gia đình tới ba chiếc xe, cũng có nhà sắm cả máy cày, tuy nhiên vẫn còn vài hộ phải nhận viện trợ của HM cứu đói mỗi năm sáu tháng đến mùa gieo hạt. Phần lớn đất trồng cao su hiện nay là vùng khẩn hoang trước kia của đồng bào sắc tộc. Khi Công ty cao su trưng dụng, những ai có đất ít thì được bồi thường với giá vài ký gạo, một hộ nọ bị trưng dụng hai mẫu đất, bồi thường năm mươi ngàn, tương đương mười ký gạo ( không đủ mua chai thuốc rầy).Gia đình chị Liễu, khai phá vài mươi mẫu, bị tịch thu trắng mà không hề có một đồng, chị phải đi làm mướn, không đủ ăn, mỗi khi bệnh hoạn phải vay mượn, lãi rất cao. Một năm, gia đình chết mười một người, do suy dinh dưỡng, thiếu ăn, lao động quá sức sanh bệnh, mỗi lần có tang phải ngã trâu bò thiết đãi cả làng, vì thế lãi mẹ đẻ lãi con, không bao giờ trả được nếu không có ai đó giúp đỡ.Chị Hạnh Mãn giúp nhiều gia cảnh khốn đốn như thế về cái ăn và thuốc men. Có đi sâu vào mới thấy nổi khốn khổ của đồng bào sắc tộc, những vùng được chị HM khuyến tu, họ theo Phật, nên không bị những kẻ lợi dụng xúi dục nổi loạn. Thế nhưng, chính quyền địa phương không hề lắng nghe nổi khổ của họ, và cũng không giúp đỡ cứu đói theo chính sách xoá đói giảm nghèo tại đồng bằng cho người kinh. Ngay cả các tôn giáo khác nằm giữa lòng buông làng, cũng không giúp họ về vật chất, có lẽ họ không bao giờ có cái gì để ủng hộ lại cho tôn giáo. Ở đồng bằng, những ai theo Đạo, họ giúp đỡ vốn liếng ban đầu, sau đó, cuộc sống ổn định, có thu nhập, mỗi tháng phải đóng góp lại cho hội thánh, giáo xứ suốt đời. Ban Trị Sự cũ của PG Kon Tum cũng thế, họ không muốn dang tay đón nhận người sắc tộc, viện cớ là dân đít mốc, khạc nhổ dơ bẩn chùa, không cho họ quy y; vì ngoài tấm lòng họ đến với đạo, không có gì để họ cúng dường cho chùa, chẳng những thế, nhà chùa còn phải tiếp tế giúp đỡ thường xuyên cho họ. PGVN chưa quen Tam Bảo cúng dường và Lợi sanh hoằng pháp mà chỉ biết cúng dường Tam bảo…không quen lăn xả để hoằng hoá mà chỉ quen ngồi một chỗ để họ đến với mình. Nhiệm kỳ mới của BTS PG Kontum, HT Quảng Xả và đệ tử đã vào tận buông làng thăm viếng, ủy lạo và nhận quy y cho 495 người sắc tộc. Đây là việc làm đáng ca ngợi mà BTS cũ chưa hề làm được. Chẳng những thế, 20 năm Phật tử xin được lập ngôi chùa xã Đak Hà cách Kon Tum gần 30 km, BTS đương nhiệm đã được chính quyền đáp ứng và giúp đỡ theo yêu cầu, các cụ ông cụ bà rưng rưng nước mắt khi nghe tin và họ nhiệt tình có mặt rất sớm, huy động con cháu đến công quả; có như thế mới thấy nhu cầu tâm linh của quần chúng tối ư cần thiết cho dù cuộc sống họ nghèo túng, vất vả. Người thượng chỉ khác người kinh về màu da, tập quán, giọng nói, chứ nhu cầu vật chất và tâm linh đều phải có; PG không ai chịu khó dấn thân vào buông làng để lắng nghe và nâng đỡ tinh thần cho họ như các mục sư Tin Lành. Hiện nay không gặp khó khăn như thập niên về trước, chùa Linh Quang ở Gia Rai, thầy trụ trì quy tụ được vài trăm đồng bào sắc tộc về chùa mỗi đêm sinh hoạt, chính quyền bắt buột giải tán, thế là họ bị Tin Lành khuyến dụ, vì Tin Lành không cần nhóm họp như thế, họ đến từng nhà để sinh hoạt và hai ba hộ ngồi lại với nhau để cầu nguyện, cán bộ nào biết được mà cấm đoán!
Có đích thân vào buông làng, chứng kiến cách sống và nổi khó nhọc thiếu thốn của quần chúng, mới thấy sự hy sinh của chi HM to lớn. Nhưng rất tiếc, với nhiệt tâm của người đàn bà ngoài ngũ tuần, mọi việc làm không có kế hoạch, nên chả thu đạt kết quả bao nhiêu, xử dụng đồng tiền quyên góp lắm khi thiếu tính toán, và vì nhiệt tâm đến độ chất phác tạo ngờ vực cho mọi người. Từ ngày được biết HM, tôi chứng kiến nhiều việc làm cứ như tùy hứng. Mở hai lần cơm chay bán trong khu Kito giáo, Bàu Cát, thất bại; mở nhà nuôi cô nhi và Tuệ Tỉnh đường thì nhà nước địa phương không cho, nhưng xin xây khách sạn thì vài hôm có giấy phép, tiền xây khách sạn phải thế chấp ngân hàng, người ngoài cứ nghĩ chị ta lợi dụng tiền từ thiện để thu lợi; Đem các em sắc tộc ra Hà Nội nhân Đại Hội Phật Giáo thì không ai hổ trợ, khi họ trình diễn cồng chiêng, mới có mạnh thường quân giúp, nhưng vẫn chưa đủ mọi chi phí như chị ta tâm sự. Chị ta mua đất trong buông, trồng hàng trăm cây ăn trái, cũng chả thu lợi được, tìm nhà đầu tư để xây niệm Phật Đường mà vẫn đất trống hoàn trống đất. Chị kể hàng loạt dự án mà không đâu thành công. Đợt ủy lạo bệnh nhân, chị ta chừa lại một số quà để giúp đồng bào vùng sâu, thay vì để lại tỉnh hội, chị ta lại đem về nhà, vài hôm sau, HT trưởng BTS đến nhận đem đi cứu trợ tiếp, cái vô tình đó tạo nên miệng tiếng từ những người vô công rỗi nghề một cách không cần thiết. Ngay cả công bố ý định xuất gia, giờ lại nghe đổi ý. Qua những việc đó, mới thấy chị có tâm nhưng không ai phụ giúp, một thân một bóng làm sao thành công, nhất là việc chung phải có người cộng sự, có lẽ những khó khăn nào đó mà không có đồng nghiệp. Như thế có tâm chưa phải là thành công, nhưng dẫu sao vẫn đáng ca ngợi người đàn bà xông xáo trước bao khó khăn từ nội bộ Phật Giáo địa phương đến chính quyền sở tại mà cô ta vẫn không nản lòng. Các dân làng đêu mừng rở và chấp tay chào vui vẻ mỗi khi HM vào buông.Một người sắc tộc nói: Nếu không có chị Hương, chúng tôi chết đói rồi.Cô ta về SG xin được ít tiền, liền mua thuốc, bánh kẹo đem về cho đồng bào. Để tập các nhạc bản Phật giáo nhân mùa khánh đản, chị HM phải chi vài trăm và ít bánh kẹo cho họ. Chi phí để một trăm người sắc tộc ra Hà Nội không đơn giản…Chị ta làm rất nhiều việc cho Phật giáo tỉnh nhà, nhưng không rõ đâu là kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, hay chỉ là tuỳ hứng, nên bao năm qua không có kết quả nào đáng nói. Có người nói: HM làm chuyện tào lao nhưng có cái cũng được việc, như vụ Nguyên Thiều mà chị ta cho thế giới biết là Giáo chỉ số 09 không phải do HT Huyền Quang ký, vì ngài không hề biết và ký một văn bản nào từ ngày ngài là Tăng Thống.
Việc HM là thế và chuyện dài nhiều tập về người đàn bà gan li trên cao nguyên còn nhiều hơn thế. Trở lại Phật sự Kon tum mà có thời không được mãn nguyện đối với một số Phật tử bức xúc trước sự lề mề của BTS PG tỉnh nhà!
Hiện nay một số tu sĩ và cư sĩ đệ tử của HT Đồng Trí vẫn bảo lưu việc làm của HT là đúng, vì thế, khi bầu cử nhiệm kỳ ba, BTS PG Kon tum, HT Quảng Xả được sự tín nhiệm của Tăng ni Phật tử tỉnh nhà, đảm nhiệm chức trưởng BTS, gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, trước mắt, tuy đảm đương Phật sự chưa được một năm, nhưng HT đã làm được khá nhiều việc, đột phá những Phật sự mà HT BTS tiền nhiệm không làm được. HT có công văn đến Ban Tôn Giáo, UBMT và UBND tỉnh để xin phục hồi ngôi chùa cũ bị hủy sập trong thời chiến như chùa Bình Sơn ở Kongplon, xin thiết lập một số chùa ở các xã xa xôi theo mô hình nhà Rông ở Yachim, Ngọc Hồi, Konrỡy… Và thành lập Ban Đại diện một số Huyện mà từ xưa nay chưa có. Phật sự của BTS tiền nhiệm chỉ loanh quanh trong thị xã, chính vì thế sau 32 năm và trước 1975, Phật Giáo Kontum chỉ vỏn vẹn 18 ngôi chùa và chưa tới 20 vị Tăng ni, như thế làm sao Phật Giáo phát triển.
HT trưởng BTS còn nhiều dự án như Hoằng pháp, nhưng chưa có dự án trường sơ trung cấp Phật học, nên học Tăng học Ni phải về SG, Bình Định và các tỉnh để tham học! Chưa có lớp giáo lý cho tín đồ, ngoài những khoá tu Bát Quan trai, chưa có thời giảng công cộng cho quần chúng Phật tử thính pháp, và Tăng ni chưa có Bố Tát tập thể hàng tháng do BTS tổ chức mà chỉ Bố Tát mùa an cư. Thỉnh thỏang mở Bố Tát cho Phật tử thọ Thập thiện và thọ Bồ Tát giới!!
BTS còn rất nhiều việc để làm, nhưng nhân sự quá ít, lại càng ít những người có khả năng và trình độ tuy có thừa tâm huyết!
Cái khó hiện nay là HT trưởng BTS vẫn còn gặp lắm chống đối của những Phật tử và một vài chư tăng có cảm tình với BTS cũ, vì chưa hiểu nhau.Ngài tâm sự: Tôi đâu muốn làm trưởng BTS, nhưng trong tỉnh không còn ai,do HT Thiện Nhơn, HT Thiện Bình đề Bạt đành phải chấp nhận.
Nhìn chung, PG Kontum dẫu sao vẫn có nhiều thuận lợi hơn một số tỉnh, chính quyền không xen vào nội bộ như Đồng Tháp, tu sĩ tương đối nghiêm túc hơn một số ít ở TP HCM. Hy vọng những khó khăn đó sẽ được hoá giải.
Kontum hiện nay, tuy dân số chưa bằng TP HCM, nhưng phần lớn là Phật tử. Trước đây, Phạm Duy qua lời nhạc bảo rằng : ... Đi dăm bước đã trở về chốn cũ…Nay Kontum không còn dăm bước nữa, tỉnh Kontum phát triển hơn xưa, tuy nằm ven biên Campuchea và Lào, đất hẹp, như bị bỏ quên, nhưng Kontum có nét dáng riêng của vùng cao. Cùng với sự phát triển của đất nước, Kontum đánh mất nét duyên dáng xa xưa, vì thế, không còn em Pleiku má đỏ môi hồng nữa, mà em Pleiku ngày nay đen gần như Thượng vì bươn chải với cuộc sống. Mỗi sáng, các bà các em đạp xe đứng mỗi góc đường, bán con gà, con vịt, trái bắp củ khoai, nãi chuối hay bất cứ cái gì có thể bán. Thỉnh thoảng vài cái chợ chồm hổm nằm ven lộ. Gọi chợ chứ thật ra dăm ba người tụ tập bán rau quả thịt cá. Cuộc sống vẫn còn nghèo lắm, người Kinh đã thế thì người Thượng làm sao khá nổi! Trong thành phố tương đối sung túc hơn, nhìn chung Kontum mang nét hiền hoà. Ở đây không còn mỗi chiều quanh năm mùa Đông nữa mà khí hậu từ 30 đến 35 độ. Núi rừng bị phá trọc, chỉ còn phảng phất màu xanh mờ nhạt từ dãy Trường sơn xa tít. Các nhà đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Tỉnh nhà chưa khai thác nguồn lợi du lịch tâm linh, và cũng chưa có đặc sản quý hiếm để chào mời khách.
Nhà nước địa phương chưa ý thức được tiềm lực của Phật giáo về văn hoá, đạo lực và tinh thần yêu nước, tính hiền hoà và sự hoà nhập, nên tỉnh nhà chưa tận dụng hoặc còn cản trở, nghi ngại cho những người năng nổ như HM, chưa hổ trợ chư Tăng để giáo dục đồng bào sắc tộc vùng sâu; Địa phương cũng chưa biết chào mời các tổ chức từ thiện các nơi về để hổ trợ giúp cho đồng bào tỉnh mình; xem Phật giáo như những tôn giáo Thần học khác, bỏ lỡ nhiều cơ hội, và cũng như một số quan chức trung ương, thích bắt tay với kẻ thù hơn và xem thường khả năng của những người bạn. NHà nước từng nói nhà nước và nhân dân cùng làm, thật ra nhân dân cùng làm do sự chỉ định của nhà nước chứ chưa biết trọng dụng khả năng tự quyết của nhân dân thông qua đức tính tôn giáo, nhất là Đạo Phật, từng giúp cho tổ quốc an hoà và phồn thịnh trong nhiểu thế kỷ trước nạn xâm lăng của phương Bắc. Hãy tạo điều kiện để Phật giáo phát triển khả năng đóng góp xây dựng và giáo dục xã hội hơn là tạo điều kiện để các sư hưởng thụ, cậy quyền, tha hoá.Thật ra, nhà nước hiện nay không còn kiểm soát gắt gao tôn giáo như những thập niên 1985 về trước, nhưng nhà nước lúng túng không biết làm thề nào để Phật giáo phát triển tốt đẹp. Cứ nghĩ làm chùa thật nhiều, đổ tiền vào cho các sư thật nhiều là giúp Phật giáo phát triển. Không thể nhìn Đạo Phật như một tổ chức xã hội, một tập đoàn lợi dưỡng như vậy mà bỏ quên phần tâm linh, vì đó là cốt lỏi sinh tồn của Phật giáo. Các chuyên ngành về tôn giáo cũng sai lầm không kém khi đánh giá Đạo Phật như các tôn giao khác, vì thế ,Pg vẫn là chiếc bóng chập chờn khó nắm bắt theo ý muốn.
Vấn đề trọng dụng Phật giáo là một chuyên đề dài tập, cần có hội thảo, riêng tỉnh Kontum, chính quyền nên quan tâm với đồng bào sắc tộc, nâng đỡ cuộc sống những gia đình bị thiệt thòi, nghèo khó, gíup đỡ cho BTS hoạt động hữu hiệu. Không nên gây khó dù là tín đồ.Chị HM đưa vào buông, chỉ cho tôi xem tượng Phật Quan Âm bị gãy tay do chính quyền xã tự động khiêng bỏ nơi khác, Tượng đặt tại khu đất ruộng của chị HM, thế mà cũng bị cấm. Những động thái vô trách nhiệm của địa phương đã tạo bất mãn cho quần chúng, vô tình đẩy họ vào thế đối lập, để cho những kẻ xấu lợi dụng, kích động. Các cán bộ cần nên được giáo dục chính trị tốt hơn như trong thời chiến, bảo vệ tài sản của dân khi đóng quân, cây kim sợi chỉ không đụng tới.…
Đất nước đang đổi mới, tầm nhìn và kiến thức của cán bộ hạ tầng nên nâng cấp. Phật giáo cũng phải được thông thoáng. Không thể trách cán bộ vùng xa khi mà ngay tại TP HCM, HT Như Niệm trả lời với một thầy miền tỉnh đến xin tượng Phật sơ sinh để làm lễ nhân mùa Vesak, ngài nói: Vesak ở Hà Nội chứ có đến chùa ông đâu mà phải lo!...
Một vị trong BTS Tiền Giang nói: Vesak nhà nước tổ chức thì nhà nước lo chứ mắc gì ông phải bận tâm…
Tu sĩ PG đẳng cấp HT có chức sắc trong Giáo hội mà còn phát ngôn vô trách nhiệm như thế, chả trách phàm phu tục tử nói càn làm bừa khổ dân thì biết kêu vào đâu. Nhưng vẫn còn an ủi khi tín đồ Phật giáo năng nổ chuẩn bị đón mừng Vesak và một số thầy cũng kêu gọi quần chúng với tinh thần trách nhiệm của mình. Một ít thầy hân hoan cho Vesak theo khả năng sáng tác nghệ thuật để góp phần khởi sắc, dĩ nhiên không chuyên, nhưng cũng có kẻ vô trách nhiệm chống báng chê bai mà tự thân không hề làm được gì cho Phật giáo. Biết nói gì khi cuộc sống thượng vàng hạ cám như hiện nay?!
MINH MẪN
18/5/08
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét