Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

KITÔ GIÁO và VĂN HÓA DÂN TỘC


Lời nói đầu

HƠN 5 THẾ KỶ CÓ MẶT TẠI V.N,thời gian đủ để một tôn giáo cắm sâu gốc rể trong một dân tộc,đó là thời gian mà P.G đã làm được nhiều mặt,trong đó văn hóa và ổn định xã hội theo tinh thần PG, nhưng Kito giáo, với những phương tiện sẳn có, đội ngủ trí thức nhiều,có tổ chức, giàu vật chất,th? v l?c n?m trong tay,thế mà đã thâm nhập vào VN một cách khó khăn, chậm chạp, thậm chí gặp phải sự chống đối kịch liệt từ vua chúa, sĩ phu, các tổ chức nhân dân.
Có những tôn giáo mang lại an lạc cho nhân dân thì cũng có những tôn giáo đem đến cho dân tộc nhiều xáo trộn,mê tín,thậm chí dnh mất nền văn hóa đặc thù của đất nước mà gót chân xâm lược nó đi qua, lưu lại trong sử sách những đau thương,mất mát và thương tổn khó phai, chính sự xâm lược của tôn giáo mới là hệ quả lâu dài, không như thực dân chiếm hữu thuộc địa, vài thế kỷ có thể bị bứng gôc khi ý thức chính trị phát triển,ngược lại,tôn giáo mang chất thần quyền, ăn sâu vào tư tưởng, tâm khảm con người bằng học thuy?t trừu tượng mơ hồ không thể kiểm chứng và trải nghiệm, càng ngày càng lún sâu vào mê mu?i và cuồng tín, những tôn giáo như vậy chỉ có thể bị xóa sạch khi dân trí và mức sống của một đất nườc được nâng cao bởi khoa học, văn hóa; Trên mãnh đất duy lý không thể tồn tại duy thần – một tôn giáo khởi nguyên từ trình độ lạc hậu cổ đại đối trước những thiên tai, những hiện tượng thiên nhiên, nẩy sinh nhiều sợ sệt rồi khẩn cầu,đẻ ra nhiều giả thuyết thần quyền để giải thích những vấn đề ngoài tầm hiểu biết lúc bầy giờ, đổ mọi bất toàn lầm lổi cho một quyền năng siêu tưởng, phải chăng đó là sự yếu đuối của con người và trốn chạy trách nhiệm trước những hành động do mình gây ra, thiên tai bất thường hiện nay là hệ quả tất yếu của việc hủy hoại môi trường chứ không phải là cơn thịnh nộ của thượng đế trườc những bất chánh của con ngưoi.

Dân tộc ta diểm phúc được hấp thụ nhiều luồng tư tưởng tôn giáo Đông phương,tiềm ẩn khoa học, có thể tự trải nghiệm và kiểm chứng sự lợi ích cụ thể trong cuộc sống, một luồng tư tưởng hài hòa vi tế, tạo cho dân tộc một tinh thần hóa giải và hòa hợp, không từng gây máu đổ thịt rơi khi truyền bá. Ngược lại Kito giáo đã lưu lại trong sử sách trên thế giới cũng như ở đất nước ta quá nhiều vết thương khó phai,thế mà trong cuộc sống hòa bình hiện nay của đất nước, họ không muốn hòa mình cùng nhân dân để chia xẻ những mất mát đau thương đã qua, cùng vực dậy cho đất nước một đời sống ngang tầm thế giới tiên tiến, họ tiếp tục đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, họ chưa hề có tiếng xin lổi dân tộc vì những sai lầm của họ trong quá khứ đối với cha ông chúing ta, họ cũng không từ bỏ những thái độ ngạo mạn vì vẫn tự xem mình là người đại diện cho thượng đế đến cai quản con người. Chính tư tưởng độc tôn, khiếm khuyết, cao ngạo đó , họ khó thích nghi với dân tộc mà từng ảnh hưởng sâu đậm nền tín ngưỡng cổ truyền đầy nhân bản như Phật giáo.

Vatican vẫn tiếp tục,bằng mọi cách, ngoại giao, chính trị, kinh tế, thông qua các nước có thế lực hòng gây sức ép với chính quyền hiện nay để cố chen chân, bành trướng khối lượng tín hữu. Hơn ai hết, chính quyền đã có kinh nghiệm máu xương giải phóng đất nước khỏi ách ngoại bang, nhưng liệu kẻ thù vô hình cuồng tín, siêu tưởng được vỏ bọc tôn giáo đầy thế lực và giàu của cải, nhà nước có vượt qua được mưu ma chước quỷ hay đành xuôi tay chấp nhận cái lợi trước mắt, sẽ để lại cái hại to lớn về lâu về dài, sẽ có những bất an xáo trộn mà nhân dân ta đã đổ quá nhiều máu xương trong quá khứ, không muốn những gì ông cha ta để lại sẽ bị xóa sạch và còn bị lên án ngoại đạo tà ma; Kito giáo, một nền văn hóa không còn mới đối với chúng ta, nhưng thật sự nó cũng không dể dàng hòa nhập với tư tưởng chúng ta, cho dù phái bộ truyền giáo cố khép minh theo tập quán, cố bẻ cong quan niệm ông trời của người dân để tìm thế đứng hợp lý, công dồng Vatican 2 cố nới rộng lề luật giáo hội để dung nhiếp tập quán dân tộc châu Á, cũng khó vượt qua bức tường ý thức cảnh giác của những con người giác ngộ về một truyền thống văn hóa lâu đời như V.N ta.

Một tôn giáo xây dựng trên học thuyết thần quyền, tự thân đã đánh mất trí tuệ và nhân bản, vì vậy luôn vấp phải sai lầm trong hành động và truyền giáo, đưa đến thô bạo độc ác là chuyện đương nhiên, chúng ta nghĩ gì tương lai con em chúng ta bị rơi vào mê hồn trận một thượng đế toàn năng ? ?

MINH MẪN

2002






KITO GIÁO và VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Mở đầu

Đặt vấn đề KITO giáo và văn hóa dân tộc có nghĩa nền văn hóa của tín ngưỡng do JESUS sàng lập và văn hóa tự thân của JESUS mà ta hiểu là thân giáo và khẩu giáo ( khẩu giáo là lời dạy trực tiếp hoặc qua văn bản, kinh tạng ) có sự tương đồng và dị biệt với văn hóa dân tộc. Hẳn nhiên nếp sống của những dân tộc TRUNG ĐÔNG và Á CHÂU không hoàn toàn tương hợp, nhưng quan điểm triết học các vùng trên thế giới vẫn có những tương đồng. Một nhân vật xuất thân trên hoang sử mà người ta chỉ biết vỏn vẹn chưa tới 3 năm truyền giáo, quá khứ xây dựng trên huyền thoại CỰU ƯỚC, hiện thực bằng hý ngôn và lọan tưởng, tương lai là sự thêu dệt bởi những kẻ hậu sinh thích đánh bóng thần tượng và suy diễn một triết lý hoang đường làm thành một TÂN ƯỚC nửa hư nửa thực, được duy trì thành một lực lượng vững vàn trên tổ chức, quy mô trên hình thức,tham vọng do tín lý, thậm chí độc ác tàn bạo hơn các bạo chúa, vì từ tinh thần THÁNH KINH đã sản sinh ra tập đoàn cuồng tín, bảo thủ.Tuy qua TÂN ƯỚC, JESUS có nói đến bác ái, tình huynh đệ, thậm chí hy sinh thân mạng để chuộc tội cho loài người, giáo hội của ngài lại hy sinh nhân loại để vinh danh nước CHÚA; Phải chăng, tự thân nội giáo đã có điều bất ổn, huyển mỵ ?
Các tôn giáo thuộc hệ thống thần quyền đã lập lại những sai lầm cực đoan nghiêm trọng đó, như vậy không phải do những lãnh đạo tôn giáo đó sai lầm mà những sai lầm đó nẩy mầm từ những giáo điều, những tín lý một chiều từ giáo chủ của tôn giáo đó.

Căn bản vấn đề

Trước khi đi vào vấn đề,ta tìm hiểu sơ yếu lý lịch của nhân vật JESUS, một nhân vật được củng cố uy tín bởi khối lượng tín đồ lớn nhất hành tinh, vì vậy mọi người hoặc nhắm mắt tin, hoặc làm ngơ không cần tìm hiểu, hoặc bất mãn không dám nói ra, do thế và lực đó, một giáo hội hiếu sát mù quáng một thời thao túng nhân loại, sống trên xương máu đồng loại, xây dựng và bành trướng giáo hội trên xác chết của bao nhà trí thức, khoa học, ngoại giáo lẫn các dân tộc khác, thậm chí cả nội bộ giáo hội của họ.

Theo Cựu ước, Dân Do Thái đã yêu cầu ông A-Haron thay mặt gom góp quý kim đúc con bò vàng đại diện thượng đế để thờ phượng vì ông Mô-sê lên núi quá lâu không về, không riêng gì dân Do Thái lúc bấy giờ, ngay cả An giáo cũng sùng kính Bò,vì nó là con vật có nhiều công trạng trong nông nghiệp để nuôi dân, trình độ dân trí lúc bấy giờ đức tin cụ thể liên hệ đến đời sống thường nhật, thượng đế phải được cụ thể hóa qua ngẩu tượng; sau khi ông Mô-sê đem hai tấm bia chứa 10 điều răng xuống núi,đã phẩn nộ khi thấy dân chúng hát xướng ca tụng con bò vàng, ông ta đập bể hai tấm bia và con bò vàng, nhưng ông cũng van xin chúa đừng trừng phạt họ, nhưng rồi theo lịnh chúa, Moise đã bảo họ đeo gươm vào, chúng nó giết lẫn nhau trên ba ngàn người. Đó là khởi nguyên vấn đề thờ phượng của dân được Chúa chọn đưa ra khỏi đất Ai Cập.Trong quá trình đào tạo và xây dựng một con dân của Chúa, đã nhiều lần Chúa phải phẩn nộ, phiền não và tiêu diệt, ta hãy nghe đọan kinh sau đây: ( sáng thế ký 6,14 ) Hồng thủy, loài người sa đọa –“ Đức chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều,và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu, đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: Ta sẽ xóa bỏ khỏi mặt đất con người mà ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, ta hối hận vì đã làm ra chúng...” Thật vậy, Chúa chọn ông Nô E và mỗi loài vật một đôi cho ở trên tàu để tránh đại hồng thủy, tại sao chúa hủy diệt các loài vật, không nghe giải thích, và những động vật trên tàu cũng không nghe nói chọn theo tiêu chuẩn nào. Nếu cứ bắt bừa cho đủ cặp giống thì cần gì phải hủy diệt như thế để xây dựng lại từ đầu ! Và khi chúa tạo dựng loài người tại sao với quyền năng như vậy chúa không tạo loài người thuần chủng ưu việt như chúa mà phải để con người hư hỏng sa đọa rồi lại phạt vạ, hủy diệt loài người. Rắn hay quỷ Satan cũng từ quyền năng chúa mà ra, tại sao chúa tạo những thứ xấu xa ấy cám dổ loài người rồi chúa phạt loài người về tội tổ tông ? chẳng khác nào cha mẹ nhốt con trong phòng, để những vật dụng nguy hiểm cho con sai phạm rồi bắt tội con. Cứ thế mà suốt thời gian dài chúa đã cho con người sát phạt nhau mà kinh Cựu Ước đã chép. Theo gia phả từ thời Áp ra ham đến Jesus là 77 đời, trong quá trình đó loài người phải trải qua bao gian truân do chúa phẩn nộ sát phạt, tất cả những chiến tranh của loài người không ngoài ý muốn của Thượng Đế. Những phẩn nộ của chúa đối với loài người do loài người không biết thờ phụng Thượng đế. Đến thời Jesus, cũng căn cứ vào Cựu ứơc, một số nghi lể, tập tục bấy giờ cũng được tiếp nhận như lể rửa mà ông Gioan Tẩy giả đã làm cho Jesus, mãi đến lúc ra rao giảng, Jesus cũng kêu gọi con người cầu nguyện hướng về Thượng Đế, ca tụng quyền năng Thượng đế mà không đưa ra một tiêu chuẩn đào luyện tâm linh và xã hội làm cơ bản cho việc thăng tiến đời sống tinh thần. Như vậy Kito giáo do Jesus sáng lập cũng chỉ thoát thai từ Do thái giáo được cải biên. Quan trọng nhất, Jesus tự nhận mình là con một của Thượng Đế do ngôn sứ Gioan Tẩy giả mở đường, mà Gioan sanh cùng thời với Jesus, ngoài ra trong Cựu Ước không nghe một tiên tri ngôn sứ nào báo trước một Jesus, con một của Thượng Đế sẽ xuất hiện mà chỉ nói nước trời sẽ đến rất gần, cần ăn năn thống hối.

Thế tại sao người ta tin Jesus là con Thiên Chúa ?
1/ quyền năng chửa trị
2/ phép lạ biến bánh ra số lượng nhiều
3/ diễn dịch cổ tịch
4/ do Jesus mặc nhận với môn đệ
Trong thời đại dân trí thấp kém, người có phép lạ chửa trị các bệnh sẽ được tôn sùng là thần thánh hoặc phù thủy, tại sao Jesus không bị ghép là phù thủy? Bởi lẽ người còn rao giảng thánh kinh, đưa dân đến phụng thờ Thượng đế và tự nhận mình là con Thiên chúa, đến để chuộc tội cho loài người. Ngày nay với khoa học hiện đại, một người bình thường bằng đôi tay không, vẫn có thể chửa trị những căn bệnh thế kỷ như ung thư máu, sida...đó là những người đã thực tập Trường sinh học nhân điện, một tên gọi khác là Năng lượng sinh học mà viện năng lượng quốc tế có một bộ phận đã thực nghiệm, bà Barbabara,với bàn tay ánh sáng đã làm vô số việc dịu kỳ, khoa học đã xác nhận sức mạnh của người có năng lượng dồi dào có thể chửa trị những bệnh mà y khoa đành bó tay, tại V.N các nhóm Trường Sinh Học đã lập nhiều kỳ tích từ năm 1980 đến nay, hiện trong hội thể dục thể thao thành phố HCM có câu lạc bộ mang tên Trường sinh y pháp chuyên chửa bằng năng lượng sinh học, thậm chí theo pháp nầy, người chết đuối trong vài giờ có thể cứu sống. Như vậy chữa trị bằng tay không còn là phép lạ.

Việc biến bánh thành nhiều, các ảo thuật gia như David Corperfield có thể làm những màn kinh thiên động địa hơn thế nữa, mãnh giấy hóa thành bồ câu, khóa tay chân nhốt vào thùng mà vẫn thoát ra ngoài trước khi cho nổ căn lầu...các đạo sĩ dùng thần thông theo ý muốn, biến hóa mọi việc.

Diễn dịch điển tịch,Jesus thoát khỏi lối diễn đạt truyền thống,suy diễn theo logic hiện thực làm nhiều kẻ đương thời khâm phục,kẻ lợi khẩu đều có tính thuyết phục như vậy.Vì vậy mà môn đệ Jesus đã kinh ngạc:
Ngài đến Nadaret trong ngày Sabat để thuyết giảng, sau khi mọi người nghe ngài nói:” hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh quý vị vừa nghe “ mọi người đều tán thành và thần phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: - Ông nầy không phải là con ông Giuse đó sao ?
(Mt:13,53,58; Lc 4,16,30 ) ...đức Jesus ra khỏi đó và đến nơi quê quán của người, có các môn đệ đi theo. Đến ngày sabat, ngài bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đổi ngạc nhiên. Họ nói, bởi đâu ông ta được như thế? Ong ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được phép lạ như thế nghĩa là gì, ông ta không phải là con bác thợ mộc,conbàMaria,và anh em của các ông Giacôbê,Gioxet,Giuda và Simôn sao ?
Trong một lần sau khi làm phép lạ, chúa hỏi Phero: người ta bảo thầy là ai? Phero đáp – có kẻ bảo thầy là Gioan tẩy giả, có kẻ bảo thầy là Elia, còn con bảo thầy là Kitô con Thiên chúa, Jesus bảo Phero – ngươi chớ nói với ai về điều nầy, khi dặn như vậy, có nghĩa gián tiếp bảo họ tung tin cho mọi người biết, từ đó người ta đã tin Người là con Thiên chúa.

Theo huyền sử, do ngày tổng kiểm tra dân số mà ông bà Giuse - Maria phải trở về quê và sanh Jesus dọc đường, trong máng cỏ, được bò lừa hà hơi sưởi ấm, ba vua đến chúc tụng, ngôi sao sáng dẫn đường...( đây là sao chổi, một hung tinh mỗi khi xuất hiện, ).Cũng do sự ra đời của nhân vật lịch sử nầy mà bao nhiêu trẻ thơ từ hai tuổi trở xuống đều bị giết sạch vì sợ trong số trẻ nầy có kẻ sẽ làm vua Do Thái sau nầy theo dự đoán của các tiên tri đương đại.Ông bà Giuse bế Jesus lẫn trốn sang xứ khác cho đến khi tình hình lắng dịu. Một thánh nhân xuất hiện mà bao nhiêu sinh mạng phải hy sinh cũng là chuyện lạ trong các giáo sử.Theo Đông phương, đức Phật, đức Khổng Phu Tử...ra đời đều có những điềm cát tường và nhân dân được triêm ân hồng phúc; như vậy ngay khi ra đời của ngài, con người đã phải bị đổ máu, thì cuộc đời của ngài không tránh khỏi ác báo như ta đã biết. Từ lúc bé đến khi ra rao giảng tròn 30 năm, suốt thời gian đó ngài làm gì, ở đâu, không nghe nhắc tới; Có thể ngài sang học đạo tại Ấn, hoặc được các đạo sĩ Đông phương truyền tâm ấn, tiếp thu Yoga và các học thuyết của Ấn giáo, P.G để có được một năng lực huyền dịu Có điều lạ, nếu ngài là một thánh nhân được thiên sứ báo trước cho ông bà Giuse như Tân ứơc ghi thì tại sao lúc ra truyền đạo, ngài bị ông bà nghi là bị bệnh tâm thần , bắt về lại, ta hãy đọc đoạn kinh sau đây: Maco 3,9 thân nhân của đức Giêsu lo ngại:...thân nhân của người hay tin ấy, liền đi bắt người về, vì họ nói rằng Người đã mất trí. Là một thiên sứ,con Thiên chúa có nhiệm vụ xuống thế mở mang nước chúa mà thượng đế không đủ khả năng che chở để con mình phải bị loài người sát hại ! Nếu bảo đó là hình thức cứu chuộc, tại sao phải chọn hình phạt thảm thương mà tự thân Jesus không chấp nhận và cảm thấy buồn rủ rượi, Tân ước viết: tại vườn Ghết sê ma ni (Mt 26,36,46;Lc 22,39,46 ). Rồi người đem các ông Phero,Giacobe, và Gioan đi theo, người bắt đầu cảm thấy hải hùng, xao xuyến, Ngưới nói với các ông : Tâm hồn thầy buồn đến chết được,anh em ở lại đây mà canh thức, ngừoi đi xa hơn một chút,sắp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy nếu có thể được. Người nói – Ap ba cha ơi, cha làm được mọi sự, xin cất chén nầy xa con, nhưng xin đừng làm điều con muốn mà làm điều cha muốn.như vậy đã nhận một sứ mệnh cao cả mà ngài không vui vẻ hảnh diện ngược lại buồn rũ rượi. Trong 3 năm truyền bá, thời gian đó chưa đủ để hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng, chưa đủ để xây dựng một học thuyết mà các giáo chủ trên thế giới phải dành cả một đời người ! Ngài còn có những khẩu khí thất thường như không nhận ông bà Giuse là cha mẹ ( cho dù ngài thật từ cỏi trên giáng xuống nhưng dẫu sao cũng phải qua phương tiện xác phàm như mọi người) thái độ bất kính như vậy làm sao đủ tư cách của một giáo chủ hướng đạo quần chúng ? Ta nghe một đoạn kinh thánh viết: Ai mới thật là thân nhân của đức Giêsu (Mt,12,46-50; lc 8,19-21) Mẹ và anh em đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra: thưa thầy có mẹ thầy và anh chị em của thầy ở ngoài kia đang tìm thầy, nhưng ngài đáp lại, Ai là mẹ tôi, ai là anh em tôi...

Một nhà chính trị hay quân sự phàm tục khi hành xử cũng nắm vững các tiêu chuẩn thiên thời – địa lợi – nhân hòa, bậc thánh ra đời hành đạo không thể nhắm mắt làm liều để vấy họa vào thân, trí tuệ một thánh nhân luôn hướng dẫn người hành động đúng và hợp lý trong một hoàn cảnh xã hội nhất dịnh, phải khế cơ, khế lý đối với quần chúng, thậm chí đủ năng lực cảm hóa mọi đối tượng từ bạo chúa hiếu sát đến kẻ loạn trí giết người, và không một ai có thể xâm phạm người trong mọi nghịch cảnh, bởi lẽ trí tuệ một bậc thánh thấy rõ con đường diễn tiến của nhân quả vì vậy làm chủ được nhân quả mà không bị nhân quả tác động chi phối.Tuy nhiên, có một hành trạng chấp nhận hy sinh cá nhân để vì lợi ích cho chúng sinh, đó là Bồ Tát hạnh, nhưng một Bồ tát không bao giờ ân hận hay đau khổ khi quả xấu đến, ngài an nhiên chấp nhận mà không xao xuyến như vậy. Jesus ra đời trong một xã hội bạo chúa tham quyền, tại sao ngài không dùng trí tuệ thiện xảo của con Thiên chúa mà hành xử, ngược lại, ngài còn tự xưng là vua dân Do thái, dù hàm bất cứ nghĩa nào, cũng không thể chấp nhận trong một thể chế chuyên quyền độc tài, vì vậy ngài bị hành hình là chuyện đương nhiên, chưa nói đến những hành động chống lại tập quán nhân dân và luật pháp đương thời.Nói theo ngôn ngữ xã hội thời đại : ngài quy tụ dân chúng bất hợp pháp và có âm mưu lật đổ chính quyền, phá rối trị an, mê hoặc quần chúng...
Bất cứ thời đại nào, cũng có kẻ bị ảo tưởng ám ảnh mình sẽ là vua, sẽ là nhân tài kiệt xuất, sẽ gánh vác một sứ mạng ghê gớm lắm. Nơi nào cũng có anh hùng, thời nào cũng có người khùng người điên...
Từ một xuất thân huyền thoại, một quá khứ gần 30 năm gián đoạn khó hiểu, một phong cách truyền đạo, hành đạo không bình thường, một tư duy thiếu logic trong học thuyết, đạo lý thiếu lợi ích thiết thực cụ thể cho tín hữu, ta tạm nắm được chân dung đấng giáo chủ của hàng tỷ tín đồ nhắm mắt tin theo vì truyền thống nhồi sọ mà không biết điều mình tin sẽ đi về đâu bởi tín điều không cho phép tín đồ đặt ngược vấn đề trong tín lý !

Học thuyết tạo dựng
Như ta đã biết về thuyết Big Bang của khoa học giải quyết căn nguyên của vũ trụ mà hàng tỷ năm qua đã hình thành, vậy Thiên chúa tạo dựng mặt trời mặt trăng, trái đất và con người chỉ trong 7 ngày, từ lúc có Adam – Eva đầu tiên trên trái đất đến lúc Giêsu có mặt qua 77 đời tức khoảng độ 7000 năm cọng thêm 2002 năm vị chi trên dưới 10.000 năm, trong lúc khoa học ngày nay đã phát hiện con gián có mặt trên trái đất cách đây trên 5 triệu năm, tòa thánh minh triết trả lời thế nào ? tất nhiên đương kim giáo hoàng không thể phủ nhận khoa học một cách cuồng tín như các bậc tiền nhiệm, tòa thánh đang tìm một dung hòa giữa khoa học và tín lý, phái bộ chuyên môn về thánh kinh cố giải thích sao cho hợp với lý trí con người ngày nay. Tại sao chúa phải tạo dựng con người ? Để thờ phượng chúa? Người là đấng tự hữu, hằng hữu và tối thượng, cần gì phải lấy đất nặn ra con người, bắt con người thờ phượng mình với mục đích gì ? Con người làm ra từ đất, vậy đất làm ra từ cái gì ? Ta thử nghĩ, một đứa trẻ nhồi đất, nặn hình nhân dể nó phục dịch,tôn sùng mình chơi, chẳng có mục đích nào khác, đó là trò giải trí nhất thời của trẻ con, còn Thượng đế, đấng nhiều quyền năng chả lẽ làm chuyện vu vơ như thế để rồi mình bị phiền não vì những vật thụ tạo của chính mình, rồi mình sát phạt, hủy diệt, đe dọa nó ! Con người được sinh ra để thờ phượng chúa đã đành, chúa sanh con muỗi, con ruồi và những vi sinh vật độc hại để thờ phượng ai ?Cha mẹ phải có trách nhiệm trực tiếp với việc nên hư của con mình, vậy thượng đế chịu trách nhiệm thế nào trước sự sa đọa của nhân loại ? Từ ngày Jesus chịu đóng dinh để chuộc tội loài người, con người ngày nay vẫn không hết tội, vẫn chịu cái khổ muôn đời của tổ tông, vẫn đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có cái ăn mà khi Adam- Eva phạm tội chúa đã nguyền rủa như vậy !
Giáo lý Kito không chấp nhận thuyết luân hồi, Jesus chịu chết chuộc tội cho loài người kể từ thời Jesus trở về trước, vậy sau thời lâm nạn ấy, con người tiếp tục xuất hiện trên quả đất nầy đau khổ và tội lổi tiếp tục gia tăng theo cấp số nhân, ai sẽ là người tiếp tục chịu đóng đinh ? Nếu chúa hy sinh một lần duy nhất thì vấn đề cứu chuộc cũng chỉ duy nhất một lần, sau đó vấn đề con người ra sao thi ra, như vậy ơn cứu chuộc không có giá trị vĩnh cửu tại sao chúa vẫn tiếp tục sản sinh loài người mang gen tội lỗi, ngay cả hàng giáo phẩm được ơn chúa kêu gọi cũng hành động tội lỗi, giáo hoàng đại diện chúa, là kẻ không bao giờ sai lầm thế mà từ ngày có hội thánh đến nay, nhiều đời giáo hoàng phạm phải vô số tệ hại, vấy máu anh em, nhận định phiến diện, ngôn ngữ thất thường...?Thuyết tạo dựng, chúa chỉ tạo dựng một lần duy nhất từ thuở khai thiên lập địa,rồi con người tự phát triển, hay mỗi con người đang sinh ra và tiếp tục được sinh do chúa sáng tạo? Nếu chúa chỉ tạo một lần duy nhất rồi tự con người sản sinh thì quyền năng chúa đã bị hạn chế và chúa không còn trách nhiệm đối với con cái mình ? Nếu sự phát triển của loài người vẫn tiếp tục do chúa chủ động thì chúa đã bất lực trước sự đam mê và lòng ham muốn chủ động của con người đối với vũ trụ và cuộc sống thông qua khoa học; Như vậy cái gọi là cọng lông sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn của thượng đế là một đức tin mù quán, chẳng khác câu nhất ẩm nhất trác giai do tiền định để tự chối bỏ và trốn chạy trách nhiệm chính mình. Thuyết tạo dựng cũng phải xét lại trước ánh sáng khoa học ngày nay.
Khoa học và triết Đông gặp gỡ nhiều điểm trong thuyết hình thành vũ trụ, tuy mỗi lãnh vực diễn đạt một cách khác; sự kiện Big bang đã khuếch tán các năng lượng, từ đó các năng lượng lại qui kết thành một thể thích hợp, vận hành theo một tác động nhất định, cứ thế, qua chu kỳ thành trụ hoại không mà sự sống nẩy sinh và lưu chuyển; quan diểm của Trung Hoa cổ đại, từ thuở hổn mang, âm dương giao quyện, đến khi phân định ổn thỏa, khí thanh bay bổng làm trời, khí trược nặng đọng làm đất, tiếp tục âm dương giao thoa, vạn vật nẩy sanh. Tề Thiên tuy là nhân vật giả tưởng, nhưng Tề Thiên ra đời được xây dựng trên một triết lý nhất quán của Đạo học, âm dương ngũ hành là nguyên lý sinh thành, tồn tại và hoại diệt. Quy luật biến thiên trong cuộc sống từ sinh vật hữu cơ đến lượng khối vô cơ đều chịu sự chi phối theo nguyên tắc nầy, do hấp thụ âm dương mà Tề Thiên tượng hình, và núi Ngũ hành ( kim mộc thủy hỏa thổ ) khống chế Tề Thiên, cho dù Tề Thiên có khả năng chọc trời khuấy nước, bản năng hiếu động vượt trội xuất chúng cũng không thoát khỏi sự chi phối của âm dương.
Triết học P.G cũng như Đạo học Trung Hoa đều mang tính chất khoa học tiềm ẩn, mỗi góc độ có một sự diễn dịch khác nhau, diểm chung cùng vẫn không chấp nhận sự hình thành vũ trụ từ một quyền năng, và sự sống đều có khả năng tự quyết, không tùy thuộc bất cứ một lực lượng siêu nhiên.Tuy Trung Hoa và V.N có nói đến trời, Thượng đế, nhưng đó không phải là một nhân lực toàn năng chi phối mọi sự ; Trời, Thượng đế là một khái niệm hoàn thiện, mẫu mực mà con người cần hướng đến chứ không phải một thần tượng để con người quy phục tôn thờ. Đối với P.G, trời, Thượng đế là một trong những bước tiến hóa của chúng sinh, bước tiến hóa đó chỉ hơn cỏi người một bậc, thua các cỏi Độc giác, A La Hán rất xa, thậm chí vẫn còn là một chúng sinh trụy lạc, bị chi phối bởi vô thường và luân hồi.Trời không chỉ một cỏi mà có 33 loại rãi đều trong tam giới ( dục giới – sắc giới –vô sắc giới ) Nhìn một góc độ tâm thức, các cảnh giới từ chư thiên trở xuống địa ngục là những trạng thức của chúng sanh do huân tập chủng tử thiện hoặc bất thiện mà khởi hiện như trong giấc mộng. Trên thế giới hiện nay, các tôn giáo hữu thần đều lập thuyết tạo dựng từ một đấng quyền năng tuyệt đối, các tôn giáo phi thần giải trình sự hình thành vũ trụ bằng kinh nghiệm tuệ tri khoa học, sự giải trình nầy không là một suy diển, bởi lẽ mọi suy diễn đều nằm trong biên kiến, tự thân đã vấp phải mâu thuẩn, đến nay các lập thuyết của phi thần vẫn tồn tại vững và được giới khoa học quan tâm, vì vậy một học thuyết tạo dựng có vẽ xa lạ đối với những ai không quen có một đức tin mù quáng.Khi Amstrong đối diện với vũ trụ rực rở nhìn từ cung Hằng, người hùng vũ trụ cúi đầu cảm tạ Thượng đế, ngược lại nhà phi hành Liên Sô trở về quả đất than phiền – tôi lên trời mà chả thấy Thượng đế đâu, cả hai quan niệm về Thượng đế đó đều bất ổn.Vậy Thượng đế tạo dựng vũ trụ và con người với mục đích gì ngoài vấn đề tồn tại những bất toàn và khổ đau ? thuyết tạo dựng tự thân đã có vấn đề ! càng có vấn đề khi thời gian tạo dựng theo thánh kinh không hợp lý với sự phát hiện của khoa học.Vật thụ tạo của đấng đầy quyền năng đã thật sự vĩnh viễn vượt ngoài tầm kiểm soát của Người. Một giáo thuyết xuất hiện từ một dân trí du mục, nô lệ được mặc vào lớp áo huyền bí tối thượng do tập đoàn hưởng nhiều đặc ân lãnh đạo, vẫn còn tồn tại trong thời đại mà mọi sự được ánh sáng khoa học soi sáng, một số chức sắc can đảm phủ nhận những tín diều vô lý, ngoài ra, vì quyền lợi cá nhân, vì thể diện tập thể, vì mù quáng đã không thấy được sự thật của vấn đề mình đang ca tụng, nhất là hàng giáo phẩm V.N, luôn tuân phục, ca ngợi, hùa theo, mẹ hát con khen hay một cách trơ trẻn. Diện mạo của Thượng đế, dù con ngừơi mang hình ảnh đó,hay Thượng đế dưới quan điểm triết học, đều là một nhân cách bất toàn, một thánh cách hư ảo và mâu thuẩn, phải chăng từ khuyết tật nầy, Thượng đế đã tạo dựng con người và vũ trụ mang tính bất nhất đó ? và con người cưu mang bản chất khổ đau, dục vọng, phải chăng đã phản ảnh thuộc tính của Thượng đế, như vậy Thượng đế đáng thương hơn đáng trách !
Nói khác hơn, con người đã sanh ra thượng đế, qua ngôn ngữ triết học – Thượng đế là vật thụ tạo bởi người, vì vậy thượng đế có đầy đủ thuộc tính của con người tham sân si mạn nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ như ta đọc được trong thánh kinh Tân và Cựu Ước, ví dụ :Đức Jesus đến để gây chia rẽ:( Lc 12,51,-53 ) “ 34Anh em đừng tưởng thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo,35, quả vậy, thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha,giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng, 36, kẻ thù của mình chính là người nhà “
Ta nghĩ sao về lời tự thú của đấng cứu thế ( hay sát thề ) ?

Trời, ông trời, là một ngôn từ biểu thị một ý niệm mơ hồ, không những của dân tộc ta, mà hầu hết trên thế giới khi dân trí chưa có kiến thức khoa học, đứng trước những hiện tượng thiên nhiên, mưa bảo, sấm chớp, thiên tai, nhật nguyệt thực...Nguyễn Du bảo: cho hay muôn sự tại trời...
Ngẩm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có nhân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao....
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa...
Nguyễn Du đại diện cho nền văn hóa V.N. những điều N.D vừa nêu, ta thấy một quan niệm về trời của nhân dân ta không phải là đấng toàn năng quyết định mọi việc; Ngẩm hay muôn sự tại trời, trời đây là một định mệnh theo nghĩa Nho giáo, tương đương với đạo Phật là nghiệp, bởi lẽ : đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. Rõ ràng N.D. phân định rõ nghiệp và trời. Nghiệp thanh cao, nghiệp phong trần đều là quả tất định do nhân quá khứ tác động; Đến đây,ta xác định vấn đề tồn đọng trong cuộc sống do chính chúng ta, nếu là thuyết tạo dựng được lập thành, không phải đấng quyền năng siêu tưởng tạo dựng mà chính chúng ta đã tạo dựng một thế giới bất toàn từ tâm thức bất toàn.

Vấn đề đạo đức
Một tôn giáo, một học thuyết hay một tổ chức xã hội đều có một khuynh hướng đạo đức riêng; Ví dụ, tiêu đề của XHCNVN hiện nay là Cần –Kiệm, Liêm Chính, Chí Công Vô Tư...Kính chúa,yêu người của giáo hội Công giáo VN; Từ Bi Hỷ Xả của P.G. Nói chung, đó là tiêu chuẩn hàm ẩn một sự lợi ích chung.Đạo đức của xã hội VN ta từ xưa có câu : bầu ơi thương bí lấy cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.Hay là, nhiểu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng... Đạo đức xã hội cũng gán liền đạo đức cá nhân như : quân thần- phụ tử – phu thê đi với nhân-lể-nghĩa-trí-tín. Trong PG tứ trọng ân mang tính đạo đức xã hội cũng phải có ngũ giới và một số tiêu chuẩn thăng hoa nhân cách làm người. Theo tinh thần Kitô giáo, đạo đức con người gắn liền với việc thờ phụng Thượng đế, tuân phục 10 điều răn và những tiêu chuẩn của hội thánh, nhưng theo Cựu ước,thuở loài người và Thượng đế còn mật thiết gắn bó, vấn đề đạo đức được xem như sự tuân phục, đức vâng lời, ví dụ: “ ông Ap ra ham dùng Ixa ác làm lể tế, sáng thế ký 22,1Sau các việc đó, Thiên chúa thử lòng ông Ap ra ham, Người gọi: Ap ra ham, đạ con đây, người phán, hãy đem con của ngươi, đứa con duy nhất yêu dấu của ngươi là i xa ác, hãy đến xứ Môrigia mà dùng nó làm lể toàn thiêu trên ngọn núi ta sẽ chỉ cho. Sáng hôm sau ông Ap ra ham dậy sớm, thắng lừa, đem theo 2 đầy tớ và con ixa ác của ông, ông bổ củi dùng để đốt lể toàn thiêu rồi lên đường đi tới nơi Thiên chúa bảo; Sang ngày thứ ba, ông Ap ra ham ngước mắt lên, thấy nơi đó, ở đằng xa, ông ta bảo đầy tớ, các anh ở lại đây với con lừa, còn cha con tôi lên tận đàng kia, chúng tôi làm việc thờ phượng rồi sẽ trở lại với các anh.Ông Ap ra ham lấy củi dùng để đốt lể toàn thiêu đặt lên vai ixa ác, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay rồi cả hai cùng đi. Ixa ác thưa với cha – có củi có lửa rồi, còn chiên để làm lể toàn thiêu đâu, ông ta đáp – chiên làm lể toàn thiêu sẽ do chúa liệu con ạ ! rồi cả hai cùng đi. Tới nơi, Thiên chúa chỉ cho Ap ra ham nơi làm bàn thờ, xếp củi lên,trói ixa ác lại và đặt lên bàn thờ, trên đống củi, rồi ông ta cầm dao để sát tế con mình...” nhưng sau đó sứ thần cản ngăn, chúa đã hiểu lòng trung thành tuyệt đối của Ap ra ham, lòng tin tuyệt đối đó, là một tư cách đạo đức của một tín đồ đối với niềm tin váo đấng giáo chủ, nhưng trên quan điểm đạo đức huyết thống và tình người, đó là việc làm mù quán, và sự thử thách đó là một việc làm bất nhân, vô đạo đức,Dân tộc ta,từ xưa, cho dù chưa ảnh hưởng Khổng – Thích,vấn đề đạo đức cá nhân, đạo đúc huyết thống, đạo đức xã hội vẫn phải có, trong văn học sử chưa từng có người cha, người mẹ nào giết con vì đức tin, và cũng chưa có một thử thách thô bạo từ các đấng giáo chủ chân chính, ngoại trừ tà giáo.
Tuy nhiên, theo Tân Ước, Jesus cũng thể hiện một đạo đức cá nhân hiếm thấy mà theo luật Môse lúc bấy giờ có phần dã man, ngay cả hiện tại các nước Hồi giáo vẫn còn áp dụng, đó là ném đá kẽ phạm tội, các tư tế kinh sư và người Phariseu đưa đến trước mặt Jesus người đàn bà ngoại tình, theo luật đương thời phải ném đá, hỏi ý ngài, ngài bảo, trong đây ai là kẻ không hề phạm tội, hãy ném đá trước, thế là cả bọn lặng lẽ rút lui, ngài bảo: tôi sẽ không lên án chị đâu, hãy đi đi, và từ đây không nên phạm tội nữa; Nhưng cũng từ kinh thánh Cựu –Ước đức chúa đòi hỏi phải thánh hiến mọi con đầu lòng kể cả thú vật đầu lòng: xuất hành 13,10 các con đầu lòng* Đức chúa phán với ông Mose- hãy thánh hiến cho ta mọi con so, mọi con đầu lòng trong số con cái it ra en, dù là người hay thú vật: nó thuộc về ta.
Tai ương thứ 10: các con đầu lòng bị giết: vào nửa đêm đức chúa sát hại mọi con đầu lòng trong đất Ai cập, từ con đầu lòng của vị Pharao đang ngồi trên ngai báu, đến con đầu lòng của ngừơi tù đang ở trong ngục và mọi con đầu lòng của loài vật...
Ta cũng xem một thái độ đạo đức hiếm có của một tín đồ đối với chúa kể cả chúa đối với con cái mình :Sáng thế 32,23 – Vật lộn với Thiên chúa, Đêm đó, ông Gia cốp dậy, đem theo hai bà vợ hai người nữ tỳ và 11 đứa con, ông lội qua sông Giáp bốc đưa họ sang bên đó rồi trở lại một mình. Có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông, thấy không thắng được ông, người đó đánh vào khớp xương hông của ông...Người đó nói, buông ta ra, vì đã rạng đông rồi, nhưng ông đáp- tôi sẽ không buông ngài ra, nếu ngài không chúc phúc cho tôi, người đó hỏi ông- tên ngươi là gì? Tôi là Gia cop, người đó nói, người ta sẽ không gọi ngươi là Gia cop nữa, nhưng là it ra en,vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và ngươi đã thắng...có lẽ tư cách đạo đức người xưa đối với đấng mình tôn kính quá ư mật thiết, ngược lại đấng toàn năng cũng quá thân cận với vật thụ tạo của mình thậm chí còn vật lộn và bị thua nữa.
Tuy nhiên Cựu ước ta cũng thấy đạo đức dược thể hiện qua những bộ luật như Luật Về Sự Thánh Thiện, quy định về vị trí sát sinh,cấm đoán về sinh dục, về luân lý phụng tự..những điều luật mang tính xã hội nhất thời trong một trình độ sơ khai.
Trong Tân Ước,ai cũng biết đến câu: Hãy đưa má phải cho người nếu má trái bị đánh, hãy đưa áo lót nếu áo ngoài bị lấy…những lời hay ý đẹp đó chưa bao giờ được tòa thánh thực hiện, có lẽ đó chỉ là nét trang trí cho một tín ngưỡng nặng về bạo hành mà ta đã thấy trong Cựu Ước, một đức tin mù quáng, độc đoán đưa tín đồ đến cực đoan và bạo lực trải dài suốt hai thiên niên kỷ máu anh em đổ xuống vì tập đoàn Vatican luôn vì quyền lợi, bành trướng thế lực,bắt tay với đề quốc và kẻ mạnh, triệt tiêu ngoại giáo, tà thần, nhục mạ các tôn giáo khác thường thấy các nhà truyền giáo từng mạ lỵ ngoại giáo, tạo cho tín đồ luôn có thành kiến đối với người khác đạo.Ngay cả một linh mục Gruwanda tiếp tay cho quân Hutu giết hại bộ tộc Tussi.

Ta không trách những đạo quân do hội thánh lãnh đạo giết hại anh em, con cái chúa trên khắp hành tinh, ngay cựu ước, chúa cũng thích máu người, cũng thích chém giết, cũng xúi đạo binh của người đi chiếm đất, bắt dân ngoại làm nô lệ, bắt dân nô lệ phải phục tòng chủ bằng cả tấm lòng, và xem giai cấp nô lệ là điều hợp lý và ắt phải có, chính tinh thần khát máu đó mà Vatican không gớm tay cấu kết với Hitle hủy diệt Do Thái, hội thánh nhúng tay vào Croatia, Việt Nam,Ba lan,Liên xo,Phi châu, Bosnia… Khi Pháp ở thế thượng phong trên con đường xâm lược, tòa thánh không ngần ngại bắt tay, sau khi Pháp thất thế trên chiến trường quốc tế, Mỹ thế chân, Vatican thức thời cấu kết với Mỹ, coi đó là phương tiện tốt cho một mục đích xấu, cọng sản là đối thủ không đội trời chung với Kito giáo, thế nhưng có lúc vẫn phải thân thiện vì quyền lợi riêng, tóm lại, quyền lợi là trên hết, mọi thủ đoạn đều là phương tiện tốt, phải chăng đó là đạo đức của một tôn giáo cứu rỗi ? và đạo đức của nhà truyền giáo như Alexandre de Rhodes đã nhục mạ Phật Lão,danh xưng ngôi thứ máy tao cũng là một nét văn hóa và đạo đức của Kito giáo mà Rhodes đã xử dụng.

Một giáo sĩ như Rhodes tư cách khiếm nhã đã đành, giáo hoàng đại diện và là tiếng nói của thượng đế xem như không bao giờ sai lầm, thế nhưng một Borgia, một Stephen, một Formosus, John XII…và hàng loạt giáo hoàng đa dâm,tham sắc,mê tiền, thủ đoạn lần lượt xuất hiện trong giáo sử Vatican, phạm vô vàn tội ác, ngay cả trả thù đối với giáo hoàng tiền nhiệm đã qua đời, đó là hành vi bạo chúa của thế gian đội lớp tôn giáo. Nếu nhân loại hiện nay với trình độ của thế kỷ 17 trở về trước, chắc chắn lối hành xử của giáo hoàng đương nhiệm và toàn bộ Vatican không đạo đức hơn những người tiền nhiệm, và chắc chắn Tin lành giáo, Hồi giáo, Phật giáo…sẽ khó tồn tại. Vào thập niên 1960, một tu sĩ P.G đến tham quan Italia đã bị ném đá, nhưng bây giờ một đền thờ Hồi giáo mọc lên không xa Vatican là mấy, một số công dân Ý cũng đã quy y với các cao tăng, trong đó có người trở thành đệ tử của đức Đạt lai Lạt Ma thứ 14…không phải Kito giào biết điều hơn, nhưng tập đoàn áo đen không thể lội ngược giòng tiến hóa của nhân loại .

Noel năm 2002, Joan phao lô đệ 1I tuyên bố ngày chúa ra đời là ngày hòa bình cho thế giới, nhưng thánh kinh đã chỉ rõ hàng ngàn trẻ sơ sinh đã phải bỏ mạng vì chúa đã ra đời; cái đạo đức mà chúa đem dến cho thế gian là gươm giáo,là nguyền rủa cho cây vả khô héo, đời đời không có trái, là hãy để cho kẻ sống chôn kẻ chết mà đi theo chúa, là từ chối cha mẹ…hành động là như thế nhưng lời dạy cho tín đồ thì tốt đẹp, phải chăng ngôn hành bất nhất là tư cách đạo đức của một đấng giáo chủ ? Vì vậy hội thánh luôn kêu gọi hòa bình, đoàn kết, công bình, bác ái nhưng vẫn câu kết với các thế lực đen tối để bòn rút tài sản các quốc gia, đầu tư chiến tranh, kinh doanh mọi ngành nghề miễn có lợi, và ngay cá nhân vị linh mục giám đốc ngân hàng của Vatican cũng tham ô thụt két, giám mục cũng phạm tội lạm dục tình dục mà khi chịu chức các ngài đều phải khấn trọn đời tinh khiết, nghèo khó…
Vào buổi chiều tháng 10/2002, tôi đến giáo xứ Nam Hưng, Hốc Môn,gặp linh mục chánh xứ để xác định một đoạn trong tân ước, đợi lúc lâu, một tín đồ đưa tôi vào, ông ta có vẻ khó chịu,hất mặt hỏi: - có việc gì ? tôi đáp, xin cha cho hỏi một đoạn kinh thánh, ông ta đưa cả hai tay xua như đuổi tà – giờ nầy không phải giờ hỏi giáo lý, tôi thất vọng đi qua giáo xứ Châu Nam, gặp một linh mục già, cũng không khá hơn, ông ta nhìn tôi như lạ lẩm vì có lẽ mọi tín đồ chỉ biết vâng lời, không ai có quyền cật vấn,gương mặt không dấu nổi cau có khó chịu,cậu muốn hỏi gì? Tôi dáp, thưa cha theo thánh kinh thì chúa có mấy anh em cùng con bà Maria như Gia cô bê, Giô xep, Giuda,Simôn…ông ta xua tay lịa lịa – làm gì có như thế, chỉ mỗi mình chúa thôi, tôi và cậu cũng là anh em của chúa, chúa ở cùng các anh chị em, anh em là nghĩa như thế đấy…tôi thật sự thất vọng theo lối ngụy biện bẻ cong sự thật mà các tu sĩ đã được nhồi nhét như thế, và thói quan liêu của các linh mục do người dân tôn sùng các ngài như thánh sống đã tạo nên, vâng tư cách đạo đức từ nền giáo dục thần học là vậy !
Đạo đức trong cung cách từ thiện cũng có sự phân biệt, viện cô nhi,trẻ con có đạo được đối xử khác với trẻ ngoại đạo, tín đồ Kitô giáo trong trại tị nạn được tiếp nhận ưu ái hơn,mặc dù đồ viện trợ của quốc tế không phân biệt; thái độ kỳ thị của đương kim giáo hoàng đối với Tin lành, phật giáo, Hồi giáo, ngay cả việc phủ nhận tiếp kiến đức Đạt Lai Lạt Ma và ương ngạnh không xin lỗi khi bảo phật giáo là vô thần cũng nói lên cái đạo đức đặc biệt của nền giáo dục thần học Kito.

Dân tộc ta, vốn khiêm tốn và cầu tiến, sẳn sàng nhận lổi nếu có, biết tha thứ, giáo dục con bằng tình thương, cho dù con bất hiếu ngổ nghịch, chưa hề giết con vì lầm lổi; không thử thách để rồi trừng phât con vì sai phạm,phong cách của nhân dân ta tuy phàm phu nhưng nhiều đạo đức hơn thánh cách của một thiên chúa trong kinh thánh; Cha mẹ hy sinh cho con,lắm khi cả mạng sống, thế nhưng thiên chúa đã hy sinh mạng sống của con người vì sự hiển vinh của đấng cha lành nhân loại. Con người chưa bao giờ thấy mặt thượng đế,mà vẫn phãi thờ phượng tôn vinh ngài, ơn cứu chuộc chưa hề thấy kết quả cụ thể, nhưng tín đồ buộc phải chấp nhận rửa tội tổ tông; Một thiên đường và đời sống vĩnh hằng sau khi chết chỉ có trên sách vở thế mà tín đồ không thể nói khác vì sợ mất phép thông công, ôi thời đại con người lên các hành tinh xa xôi thế mà loài người vẫn phải bị đưa vào tròng một đức tin mù quáng lạc hậu, ngu dân, nô lệ tinh thần…Cuộc sống đang được kiểm chứng bằng khoa học,xác nhận bằng mắt thấy tai nghe, tay sờ mó, thế mà tín đồ Kitô chỉ có quyền nhìn chúa và hội thánh bằng đức tin, đức vâng lời, không cần khối óc ! Trước Jesus 6 thế kỷ, một tôn giáo ra đời tại đất nước có quá nhiều thần giáo như An Độ, thế mà đức Phật bảo tín đồ hãy nghe, suy nghĩ kỷ trước khi tin, hãy kiểm chứng những gì có lợi và kết quả cụ thể mới chấp nhận, mọi đức tin phải đem lại tốt đẹp cho đời sống hiện tại và chỉ có hiện tại chứ không phải ở thế giới xa vời, một giáo pháp chơn chánh phải được nghiệm chứng ngay khi bắt tay thực hành mà không phải cần thời gian chờ đợi, và những ai thực hành đúng với tôn giáo đó, sẽ là con người đạo đức gương mẫu cho xã hội.Nhân dân ta biết thờ cha kính mẹ, giúp đở xóm giềng, thương người, tròn bổn phận đối với đất nước và gia đình, hiếu hòa,gần gủi với thiên nhiên, yêu môi trường, quý sinh động vật…những đức tính đo vẫn tồn tại hàng ngàn năm mà không cần có một thượng đế hiện diện, và tốt hơn chấp nhận một thiên chúa hiếu chiến khàt máu như trong thánh kinh.Thờ kính ông bà, cha mẹ và các công thần đối với đất nước,xóm giềng…là một nghĩa cử tri ân của nhân dân ta, thậm chí con vật thân thiết khi mất cũng tạo nổi xót xa cho tình người, đó là tính nhân hậu của người Việt, thế nhưng Kitô giáo cấm thờ cúng, cấm thắp nhang, vì cho là ma quỷ, mãi đến công đồng Vatican II mới nhận thấy đó là một trở ngại cho việc thâm nhập đạo chúa vào các tập quán địa phương, để dể dàng truyền bá, họ cho tín đồ thờ cúng ông bà,kinh thánh dạy, các ngươi không được thờ phượng ai, ngoài thiên chúa, chỉ có chúa là đáng tôn thờ, ngoài ra, thần bụt đều là ma quỷ, đó là thái độ ganh tị, nhỏ nhen, một đạo đức của đấng sáng tạo ! Không riêng người Phật tử, bản tính nhân dân ta rất thương cầm thú, đó là cảm tính của những những dân tộc tiến bộ, có văn hóa như các nước văn minh lập những hội bảo vệ động vật, bảo vệ sinh môi…từ ngày Kitô giáo xâm nhập vào V.N, lể Noel hàng loạt gia cầm bị sát hại, nhất là chó, con vật trung thành của con người, tại Nam Triều Tiên cũng thế,kitô giáo du nhập, du nhập luôn món khoái khẩu thịt cầy đã từng bị du khách phản đối, xa xưa, mỗi lần ma chay, ông bà ta thường ăn chay hãm mình, làm phước để cầu cho người quá cố, lể lộc thường phóng sinh, đó là nếp sống văn hóa đối nghịch giữa dân tộc ta va kitô giáo. Cỏ cây cũng được nhân ta bảo vệ, chăm sóc,không vô cớ dẩm đạp hoặc đổ bừa bải đồ bẩn lên cỏ hoa; thương và giúp đở người kém may mắn – thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách…có đức một sức mà ăn; hữu phước bất khả hưởng tận… đều là những lời dạy đạo đức cho con cháu của cổ nhân ta; hiếu khách, nhân hậu, khiêm tốn, cần cu, trung thực là những đức tính của người Việt cổ xưa giáo dục con cháu, một đạo đức cụ thể trong cuộc sống mà không cần đến một thượng đế xa vời, không cần phải ràng buộc vào một tín điều viễn vông của bất cứ tôn giáo nào, nếu có một ảnh hưởng của tôn giáo thì tôn giáo đó phải là một lợi ích cụ thể cho đời sống hiện thực, góp phần tô bồi đạo đức tự thân và đạo đức xã hội của dân tộc ta.

Vấn đề danh xưng
Xã hội V.N ngoài giai hệ huyết thống có danh xưng ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì…chỉ có chữ thầy là một tôn từ, một kính ngữ đối với bề trên mang tầm vóc giáo dục; chữ thầy ở một vị trí rất rộng, cha cũng gọi là thầy, người đáng kính cũng gọi là thầy,cả một dân tộc, chữ thầy được xử dụng như một tôn từ, thế nhưng đối với đạo chúa, chữ thầy ở một vị trí thật khiêm tón, thậm chí nhỏ hơn cha, như thầy năm thầy sáu khi chưa làm linh mục. Khi được thụ phongt linhy mục,dù mới 28 tuổi, người già hoặc cha mẹ cũng gọi linh mục đó bằng cha và xưng con,cha mẹ của linh mục đó được giáo dân gọi bằng cố, ngoài chiếc áo,vị được chúa chọn ấy cũng sinh hoạt tâm sinh lý hoàn toàn giống như bao kẻ phàm phu tục tử, thậm chí có vị còn tệ hơn tín đồ gương mẫu, thế mà cứ xem như thánh sống, vì vậy lên đẳng cấp giáo hoàng được gọi là đức thánh cha cũng phải ! trong giáo khu có ông trùm phụ giúp cha xứ trông nom quản lý mọi sinh hoạt của giáo dân, chữ trùm đối với ta biểu thi một uy quyền như trùm xã hội đen,mafia ,như đầu gấu, đại bàng trong tù; thâu tóm tài nguyên như trùm mỏ dầu… tài phán mới gọi là trùm. Mang tính ngạo mạng, hách dịch; Với phong hóa V.N. người càng lịch sự càng khiêm tốn, hầu hết các nước Á châu đều ảnh hưởng một nền văn hóa đạo đức khiêm tốn, thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách giao tế; cha cố cũng là ngôn ngữ thể hiện cái gì tự cao ngạo mạng của một tôn giáo, vì vậy giáo hoàng là ông vua đạo được mệnh danh là đức thánh cha cũng là một cao ngạo, xem tín đồ, giáo phẩm bên dưới và bàng dân thiên hạ đều là con cháu phàm phu tục tử, mỗi mình là cha thiên hạ đầy chất thánh thiện, thế nhưng có thật sự thánh thiện ?

Giáo Quyền
Trong Kito giáo, linh mục, giám mục, hồng y, giáo hoàng, mỗi chức sắc có một quyền hạn nhất định, nhưng quyền chung là vấn đề rửa tội và tha tội, mọi người sinh ra đều mắc phải tội chung gọi là tội tổ tông, cái tội truyền kiếp từ lúc có con người đến giờ và mãi mãi con cháu sau nầy phải gánh chịu, chỉ có cha cố mới có quyền rửa cái tội oái oăm đó; chưa ai hình dung cái tội ra thế nào, nhưng cứ vào thánh kinh vì vướng phải trái cấm nên đàn ông cứ tồn tại trái khế ở cổ, và loài người cứ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có cái ăn, thế nhưng tín dồ được rửa tội từ lúc lọt lòng đến lúc chui xuống mồ vẫn còn trái khế và vẫn phải cật lực mới có cái ăn, vậy vấn đề rửa tội là một giả thuyết tưởng tượng hay một hành động vô tác dụng mang tính huyển hoặc ? và suy diễn theo khoa học tội tổ tông là gen di truyền, khi hai người đều được rửa, tội đã sạch thì sinh những đứa con được mang gen vô nhiểm, tại sao phải rửa nữa? Tập tục rửa của Do thái giáo,Kito kết nạp vào nghi thức tôn giáo của mình, ngay cả Jesus cũng phải rửa trước khi ra hành đạo, vậy Jesus cũng mang tội tổ tông làm sao lãnh sứ mạng cứu chuộc ? rửa tội của Kito giáo , Do Thái giáo, mang ý nghĩa tương tự của những tôn giáo cổ tại An Độ xuống sông Hằng tắm để sạch tội,đó là quan niệm sơ đẳng chơn chất của con người thuở sơ khai, bởi vì tội là một ý niệm tâm lý tùy thuộc vào văn hóa của từng xã hội, từng tổ chức…vì vậy tội không là một hình thể có thể tẩy rửa bằng nước – tội tự tâm sanh, tùng tâm diệt đó là quan niệm hết sức khoa học mà cổ nhân ta đã hiểu , con người mang quá nhiều mặc cảm, vướng quá nhiều vọng tưởng, tôn giáo ra đời chủ yếu giải phóng sự ràng buộc khổ đau của cuộc sống, ngược lại gây một ấn tượng bất an vì mặc cảm tội lổi, bắt buộc gia nhập đạo để rửa tội phải chăng là một thủ đoạn hù dọa để tạo vây cánh ?
Và tha tội cũng vậy, tạo tội với người nầy đến xin người khác tha tội là điều hết sức vô lý; Nếu cha cố thực sự có quyền quyết định tha hay buộc thì quyền năng tạo dựng đã nằm trong tay các cha cố, điều nầy đã có khoa học xác tín chúng ta miễn bàn, ông bà ta thường khuyên con cháu – hãy ăn năn sám hối tội mình làm, hãy hứa với lòng không tái phạm, hãy hành động tốt để chuộc lại tội lổi…như vậy tự mình tạo tội, tự mình sửa không ai có thể tha và như vậy sẽ không có tính ỷ lại mà phải có ý thức trách nhiệm khi hành động, phải chăng dân tộc ta đã sớm có một nhận định văn minh, khoa học qua hành động trong cuộc sống ?

Thuyết cứu chuộc
Theo thánh kinh, Jesus là người xuống cứu chuộc nhân loại, nhưng không rõ cứu chuộc cái gì, chuộc tội tổ tông thì đã có phép rửa, nếu phép rửa chưa đủ năng lực thì cần gì phải duy trì, nếu còn cái tội nào khác cần đến sự hy sinh to lớn đó, không nghe thánh kinh nói tới; trong 10 điều răn:
1/thờ phượng đức chúa trời và kính mến ngài trên hết mọi sư. 2/Chớ kêu tên đức chúa trời vô cớ.
3/Giữ ngày chúa nhật.
4/Thảo kính cha mẹ.
5/Chớ giết người.
6/Chớ làm sự dâm dục.
7/Chớ lấy của người.
8/Chớ làm chứng dối.
9/Chớ muốn vợ chồng người.
10/Chớ tham của người.
Thiết nghĩ, nếu áp dụng vào đời sống một cách nghiêm túc cũng đủ tiêu chuẩn lên thiên đàng vì làm đúng lời dạy; ba điều đầu là đạo đức tôn giáo, bảy điều sau là đạo đức xã hội; vả lại, tín đồ còn phải chịu bảy phép bí tích do chính Jesus sáng lập để thánh hóa con người như :
1/ bí tích rửa tội
2/ Bí tích thêm sức.
3/ Bí tích thánh lể ( Misa )
4/ Bí tích giải tội.
5/ Bí tích xức dầu thánh.
6/ Bí tích truyền chức thánh.
7/ Bí tích hôn phối.
Như vậy những diều do thánh kinh đưa ra và hội thánh qui định phải chăng vì mục đích thánh hóa tín đồ thì cần gì phải có sự cứu chuộc, hoặc giả đã được cứu chuộc rồi thì cần gì những giới răn, bí tích rườm rà như thế?Bảo rằng chúa chế ra 10 điều răng và bảy phép bí tích là phương cách cứu rổi, thiết nghĩ so với giới luật của các tôn giáo thì những điều nầy chưa thấm vào đâu. Ngày xưa, dân tộc ta khi chưa ảnh hưởng bất cứ tôn giáo nào, việc ăn ở và đối xử, giao tiếp đều lấy đạo dức, nhân nghĩa làm đầu, vì vậy có những câu như – có đức một sức mà ăn, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, nhừong cơm xẻ áo…đều là đạo đức bẩm sinh của đồng bào ta; dân ta tin rằng ăn ở có nhân đức trời sẽ không phụ lòng người, tuy họ không định nghĩa rõ thế nào là đức, có lẽ họ cũng không cần định nghĩa, vì họ hiểu rằng không làm cho lương tâm ray rức, không tạo khổ đau cho người và vật… là đủ, và cái ông trời của nhân dân ta xa xưa hiểu , không là một Jesus trên cây thập ác, một Jehova, một Alla hay bất cứ một giáo chủ quyền năng nào khác, và càng không là một vị phật, vì phật không tự xưng mình một thượng đế; Cổ nhân Âu Lạc không trông mong một ơn phước từ trtên cao rơi xuống, càng không mong ai cứu rỗi mình, do vậy dân tộc ta từ ngàn xưa tự nổ lực phấn đấu dựng nước giữ nước mà không nhờ lực lựợng từ bên ngoài hổ trợ để tồn tại,nếu tồn tại nhờ tha lực thì sự tồn tại đó không lâu dài và chân thật; ngay cả văn hóa cũng là nét đặc thù, tuy chịu ảnh hưởng một phần văn hóa du nhập nhưng được chắt lọc, tiêu hóa nhuần nhuyển biến thành của riêng mình, cho nên những đức tin, những văn hóa được du nhập không tiêu hóa thích hợp với bản chất nhân dân ta là những sự kiện đó đã mang bản chất thô cứng, cái chất chết của loại hóa thạch, không còn linh động, không hoạt hóa… một bộ phận nhân dân ta bị nhiểm độc đã mất một phần bản chất Việt tộc, cho dù họ sinh đẻ,lớn lên trên mãnh đất cha ông, nhưng một khi bị nhồi sọ học thuyết cứu rổi, bản thân họ một phần tách rời tâm thức,cảm thức, tập quán của dân Âu Lạc, những giáo dân sống trong các giáo xứ biệt lập như Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai…càng bị cách ly cái cảm nhận, hiểu biết của dân tộc, cái văn hóa xa lạ đó khó hòa nhập với nhân dân ta, vì vậy càng tiêm nhiểm càng sản sanh ra con người có cá tánh, quan điểm, phong cách khác biệt, họ không biềt vua Hùng là ai, không rõ thượng nguơn,trung nguơn là gì,lịch sử phát triển của dân tộc không cần biết, vì phần lớn bị rào cản sinh hoạt tôn giáo cá biệt trong một giáo phận biệt lập, hình như một điểm gặp gở chung duy nhất đó là ngày tết, họ còn giữ được truyền thống của dân tộc; phải chăng sự cứu chuộc chỉ có nghĩa bốc tín dồ ra khỏi cái truyền thống tình cảm, tập quán,văn hóa… của họ và dần xóa đi cái gì không hợp với học thuyết từ cây thập ác ?
Truyền giáo
Đầu thế kỷ XV1,Kito giáo đã có mặt tại V.N, mặc dù thế kỷ XV đã bành trướng sang Đông Nam Á,Nam Định là vùng đầu tiên các giáo sĩ đặt chân tới, mãi đên 1613 – 1645 giáo sĩ dòng Tên từ Ma Cao đến được trang bị tiếng Việt và khôn khéo nên đã thành công hơn nhóm trứơc đây. Bước khởi đấu, trong nội bộ truyền giáo giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và hội thừa sai Paris do giáo hoàng và chính phủ Pháp bảo trợ đã có sự tranh giành ảnh hưởng; Đúng vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, các giáo sĩ ráo riết tranh thủ mở rộng nước chúa,đi kèm công tác gián điệp, nên Rom và chính phủ Pháp đã nắm rõ nội tình V.N lúc bấy giờ, nhà Nguyễn buộc lòng cấm đạo. Là chức năng giáo sĩ làm công tác của chúa,họ vẫn đối xử khắc nghiệt với nhau giữa thừa sai và hội truyền giáo như hai kẻ thù, đó là bản chất của phe nhóm chính trị chứ không là tôn giáo, do vậy không lạ gì các tín ngưỡng địa phương đã bị họ triệt hạ, xóa sạch những nơi bước chân truyền bá của họ đến, thậm chí đền chùa miếu mạo cũng bị cướp phá để xây dựng nhà thờ, đền thánh, đó là điểm đặc biệt so với các tôn giáo đã có trước như P.G. Lão, Khổng, đạo thờ ông bà chưa hề bạo hành với nhau, có chăng chỉ lác đác vài bài thơ châm biếm của cá nhân đố kị,bởi lẽ dân tộc ta vốn hiếu hòa, các tôn giáo đó không hiếu động, chung sống suốt nhiều thế kỷ, hòa quyện nhau thành học thuyết Tam Giáo đồng nguyên như đỉnh ba chân góp phần ổn định xã hội, phục hưng đất nước.Đến nay Kitô giáo có mặt trên đất nước gần 5 thế kỷ mà vẫn chưa hòa quyện tập quán, văn hóa với các tôn giáo có trước. Các nhân sĩ trí thức xưa kia sau khi lập công với đất nước, thường từ chối bổng lộc, lui ẩn điền viên, đó là sĩ khí dân tộc ta,ngược lại, các giáo sĩ được hưởng nhiều đặc quyền thủ lợi khi quân Pháp thôn tính V.N.xem như một đáp đền công lao tiếp tay thống trị dân tộc mà nếu không có Kitô giáo chưa chắc Pháp thành công “ khai hóa” chúng ta.Nhờ thế mà các giáo sĩ gấp rút tiến hành xây dựng cơ sở tôn giáo, bành trướng quyền lực,mở rộng tín hữu.Thật vậy, lịch sử truyền giáo, bất cứ nơi nào Kito được truyền bá, nơi ấy dân chúng theo đạo bị thủ tiêu ý chí ái quốc, đánh mất tinh thần bảo vệ văn hóa đặc thù, vì được dạy rằng chỉ có chúa và mọi sự do chúa an bày, ý muốn của chúa, các thế lực chính trị đã thành công xử dụng các giáo sĩ như người tiên phong mở mang thuộc địa, Kitô giáo thành công khi lợi dụng thực dân để mở mang nước chúa,chỉ có tín đồ là kẻ bị nô lệ của đức tin, phó thác linh hồn cho tập đoàn hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, họ chỉ cần trái tim không cần khối óc.Do bản chất chiếm hữu cả vật chất lẫn tinh thần đó,một giám mục da đen than phiền khi kẻ truyền giáo da trắng đến dụ đạo:lúc họ đến trên tay có bản kinh thánh, chúng tôi có đất đai,khi họ ra đi chúng tôi có kinh thánh,họ được đất đai. Xét cho cùng, nhân dân ta đã lợi bất cập hại khi KITÔ giáo có mặt tại V.N: một thời gian mất nước, lâm vào nội chiến, nguồn lợi tài sản chảy về Vatican,cơ sở vật chất trên đất Việt nghiểm nhiên trở thành tài sản của Vatican, thậm chí chùa Lá Vàng bị cướp để biến thành nhà thờ La Vang cũng thuộc tài sản của hội thánh.Họ đánh mất linh hồn dân tộc trong phần lớn tín hữu, luôn tuân phục và sẳn sàng hy sinh theo mệnh lệnh từ lãnh tụ tinh thần mãi tận bên kia bán cầu, còn nữa những bất lợi nếu không chận đứng kịp thời ma lực khoác áo tôn giáo hành sự chính trị mà các nước tiến bộ hiện nay đã cảnh giác nhưng dân tộc chậm tiến vẫn o bế nó như một báu vật, một thần tượng bất khả ly, trách nhiệm giáo dục quần chúng phải do nhà nước chủ đạo.những nhân sĩ trí thức can đảm đứng ra cổ xúy quần chúng.Về phương diện đóng góp cho văn hóa giáo dục, từ thiện xã hội ta không thể phủ nhận,bệnh viện, viện mồ côi,trường tư thục, nuôi dạy trẻ, trại phong…do các soeur và linh mục đảm trách; cá nhân của các tu sĩ đều có lý tưởng tốt,nhưng phục vụ cho một chương trình mang tính chiến lược đen tối từ bộ đầu não ít ai nhận thấy, vì đó là những công tác mang tính nhân đạo nhưng nội dung là tranh thủ chiếm dụng nhân lực,bành trướng khối lượng, nô dịch hóa toàn cầu, kễ cả những kẻ quá cố cũng tranh thủ chiêu dụ từng linh hồn một; trong trường học, viện cô nhi và mọi công tác đều khuyến dụ kẻ ngoại giáo,hoặc giả nếu viện trợ thì chỉ có con chiên mới được chiếu cố. Đóng góp văn hóa, nghệ thuật như tranh sơn dầu Giáng Sinh, Ba vua của họa sĩ Nguyễn gia Trí, thơ Hàn Mặc tử, thật ra không phải thi sĩ lấy danh nghĩa đại diện cho Kitô giáo để làm thơ,nhưng vốn bản chất nghệ sĩ bẩm sinh trót nằm trong tín ngưỡng Kito, và số thơ làm về chúa không đáng kể, mà đa phần phảng phất tình yêu…Nguyễn trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Đặng đức Tuấn….không hẳn là những sĩ phu thuần túy có lòng ái quốc khi đề bạt sáng kiến canh tân, cũng như Rhodes và những giáo sĩ có công quốc ngữ hóa Latinh không vì dơn giản hóa văn tự của ta mà mục đích chính để truyền giáo; Phương diện kiến trúc mang tính Gotic,Roman,Basitique nó là nét văn hóa của Gotic,Roman, Basitique chứ đâu của V.N càng không phải nét sáng tạo riêng biệt của Kitô giáo.Ví dụ chùa một cột đó là nét sáng tạo của người Việt, các đình chùa của V.N. mang dáng dấp đặc thù của V.N chứ không bê nguyên hình mẫu của Trung Hoa, An Độ như nhà thờ Đức Bà, không thể bảo đó là nét văn hóa Kito đóng góp cho V.N. Lể Noel trở nên phổ biến bởi tính phô trương, mọi người dân đều biết nhưng không phải tất cả đều hưởng ứng,lể Valentine chỉ có giới trẻ tại thành phố lớn mới học đòi, ngoài ra dân không hề được thâm nhập.Tóm lại, những đóng góp của Kito giáo cần phải xét lại thực sự chúng có lợi cho dân tộc hay để khoa trương, thủ lợi,dụng mưu…Bất cứ lãnh vực nào cũng có nét văn hóa riêng, ví dụ kẻ sáng tạo ra xe cyclo và thành phố cổ Hội An xử dụng loại xe đó, du khách ngoại quốc vẫn thích hơn ngồi xe du lịch đời mới,dưới cặp mắi nước ngoài đó là nét văn hóa cổ kính; KITÔ Gíáo có mặt trên đất nước ta gần 5 thế kỷ, chỉ xuất hiện một ít tác phẩm văn hóa nghệ thuật như vậy,chưa phải là một đóng góp đáng kể.Công cuộc truyền giáo mang tính áp đặt, xem thường phong tục tập quán địa phương, thậm chí pháp luật sở tại nên Kitô giáo bị chống đối mãnh liệt,rút kinh nghiệm đó,công đồng Vano 2 đã có nhiều sửa sai, thậm chí uyển chuyển và nhận sai lầm trước thế giới, cũng không ngoài mục đích dọn đường để bành trướng; Thế kỷ hiện nay,không thể dùng bạo lực, hội thánh đi lòn nước dẻo, xử dụng ngoại giao, kinh tế, nhượng bộ,mua chuộc…trước sau như một vẫn mục đích bành trướng toàn cầu,đó là văn hóa thực dân.

Trong kỷ nguyên khoa học cực tiến, ranh giới lãnh thổ chủng tộc bị nhòa,toàn cầu hóa thông tin,kinh tế thương mãi, văn hóa, kỷ thuật,thậm chí chính trị đã thu hẹp ngôi làng thế giới, mọi quan điểm dị biệt xich lại gần nhau, ngoài sinh hoạt hưởng thụ vật chất, con người tìm lối thoát tâm hồn, theo mức tiến nhân loại,con người từ đa thần, cảm thấy mệt mỏi rối rắm,rút lại còn độc thần, một độc thần thuần túy tôn giáo nặng về cổ tục bảo thủ không còn thích hợp với xã hội thực dụng của Au Mỹ, con người tự tìm hiểu lại chính mình, cởi bỏ mọi trói buộc của đức tin trong hệ thống tôn giáo, một khoa học mới – khoa học tâm linh song hành với khoa học kỷ thuật ra đời, nơi đó, không có giáo điều, không có tín lý, không có thần linh, không có đất hứa, chỉ có một thực tại an lành yêu đời và thực tế,có thể chúng nghiệm cá thể như chứng nghiệm vật thể của khoa học kỷ thuật, tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu đó, sẽ tồn tại, ngược lại, các tôn giáo đa thần hay độc thần đều phải lột xác chuyển mình, những tôn giáo đó mang tính xã hội tồn tại trong những nước chậm tiến, đang phát triển, có thể biến công tác trọng tâm của tôn giáo trước đây thành công tác xã hội từ thiện,giáo dục, nghệ thuật …để thẩm nhập vào cộng đồng, xác định sự hiện diện của mình trong thời gian nhất định, và rồi cũng sẽ bị thu hẹp dần tầm vóc đến lúc tột đỉnh sẽ tự tan biến, lúc bấy giờ chỉ còn lưu lại trong thư khố như một học thuyết lỗi thời vì dân trí đã tiến hóa như các nước tiến bộ khác; Do ý thức đó,hội thánh Roma đang vạch phương án cho thế kỷ mới – đối thoại, hợp tác, tôn trọng, lắng nghe, hòa nhập,sửa sai, sám hối nhưng thực tế giáo hội La Mã vẫn không ngớt báo động một đe dọa của các tín ngưởng từ Á Châu đang thâm nhập và phát triển khá nhanh trong tầng lớp trí thức thay thế địa vị của Kitô giáo thống trị suốt 20 thế kỷ tại Au châu. Chắc chắn thế kỷ 21, sau khi các thế lực thù địch giải quyết nhau bằng vũ lực như một canh bạc chót, phần còn lại o ép nhau bằng kinh tế, chính trị để mặc cả, đồng thời tìm kiếm một chuẩn thức văn hóa chung khi mà các tôn giáo không còn ranh giới cá biệt, cộng đồng nhân loại sẽ là một đại gia đình không có gia trưởng tồn tại trong một tâm thức hài hòa tiến bộ.và sẽ xuất hiện một tôn giáo không có giáo chủ, đó là tôn giáo cá thể được thể nghiệm

Việt Nam ta,luôn đi sau bước chân của kẻ đi trước, những cái bị thải hồi từ các nước văn minh tiên tiến, chúng ta nhặt lại, đánh bóng,o bế, cổ súy, cái lổi thời của họ là cái văn minh của ta,ta tự lấy làm hảnh diện, kể cả tín ngưỡng; những nét đẹp văn hóa truyền thống bị chối bỏ; Bản chất hiền hòa dể thứ tha là điểm tốt,do vậy những lầm lỗi Kitô giáo đem đến cho đất nước, cho dân tộc, cho các tôn giáo đều được hoan hỷ bỏ qua, thế nhưng không có nghĩa tiếp tục nhắm mắt để tập đoàn thực dân thống trị tinh thần, bòn rút tài sản đất nước cứ diễn tiến động thái cổ điển mà đáng ra cần phải xin lỗi nhân dân ta, xin lỗi các tôn giáo tại V.N và ăn năn bằng những việc làm ích quốc lợi dân phải tương xứng với những lầm lỗi đó, cho dù hội thánh có kế hoạch đào tạo những tu sĩ chuyên về sử học trong thế kỷ 16 – 18 để cố bẻ cong lịch sử, chạy tội cho Kitô khi xâm chiếm V.N.nhưng sự thật vẫn được phơi bày bằng những phương tiện kỷ thuật toàn cầu.

V,N, tuy là nước đang phát triển, trình độ dân trí chưa sánh tầm quôc tế, nhưng nhờ xa lộ thông tin,khoa học toàn cầu giúp các nước hiểu nhau hơn, mọi dị biệt dần mờ nhạt,nền văn hóa các quôc gia đang xâm nhập lẫn nhau, các nước chậm tiến dần phát triển đồng bộ, cái trở lực bảo thủ của tôn giáo sẽ không còn là rào cản, V.N sẽ tiếp nhận mọi nền văn hóa trong đó có văn hóa tôn giáo để phong phú văn hóa dân tộc, một Kitô giáo sẽ chịu ảnh hưởng phong cách quân tử của Nho giáo,tính tình điềm đạm hoan hỷ hài hòa của P.G.giải bỏ những giáo diều rườm rà để trở thành một tôn giáo tâm linh hơn thần quyền như Lão giáo, hòa nhập thật sự mọi sinh hoạt dân tộc. Không ràng buộc khuyến dụ trong hôn nhân, để tín đồ có sự lựa chọn và tự do trong tín lý, bấy giờ Kitô giáo sẽ là thành viên thật sự của cộng đồng dân tộc, biến thành máu thịt của nhân dân chứ không phải một ung nhọt trên cơ thể hiện nay.Không chỉ ở phương diện kiến trúc, hội họa,thơ nhạc, mà tất cả lãnh vực mang tính văn hóa V.N. Kitô giáo cần xốc vác hòa nhập thật lòng chứ không là xã giao để che đậy sự ngoan cố bảo thủ vón có của tập quán. Bây giờ không thể đặt nặng vấn đề truyền giáo như buổi đầu, cũng không rao giảng nhối sọ một thượng đế hư ảo,một thiên đường viễn vông, hãy giáo dục quần chúng đạo đức xã hội,đạo đức cá nhân, xây dựng đất nước, tự mình thể hiện thánh thiện từ thân giáo, tức khắc quần chúng tự nguyện tin theo, đó mới là niềm tin chân thật chứ không tin vì đồng tiền bát gạo;

Văn hóa V.N ta và văn hóa Kitô giáo còn một khoảng cách ngoài tầm tay, vì Kitô giáo V.N. vẫn mang cốt cách một hội thánh Roma,tuân hành mọi chỉ thị từ Roma cho dù chỉ thị trái với quyền lợi dân tộc, Kitô giáo V.N phải là một hội thánh như Chính thống giáo ở Nga, Anh giáo của Anh quốc cắt đứt quan hệ với Vatican; Ngày nay không là kỷ nguyên trung cổ ( 476-1453 ) mà Kitô giáo đã một thời chi phối mọi mặt trong đời sống xã hội,kể cả tư tưởng châu Au lúc bấy giờ, không còn có những tòa án dị giáo đe dọa khủng bố tinh thần con ngừời. Do quá tay thao túng xã hội của Kitô giáo mà thời cận đại đã có những cuộc cách mạng tư sản hạn chế đẩy lùi, thu hẹp quyền hành giáo hội, cũng chính độc tài, độc quyền, cuồng tín, bạo lực đó mà Roma lần nữa bị phân liệt đẻ ra Tin lành và Anh giáo sau khi Chính thống giáo tách khỏi Kitô giáo 1054.

Kitô giáo có một khối lượng tín đồ đông nhất hành tinh, gây sự tập chú của các nhà chính trị, triết học, do vậy ở một góc độ hạn chế Ang-ghen đã hiểu: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội bao gồm các quan niệm phản ảnh một cách hư ảo,sai lạc thế giới tự nhiên vào đầu óc con người.Đó là sự phản ánh thế giới tự nhiên thành thế giới siêu tự nhiên, chi phối,quyết định số phận con người, con người phải phục tùng tôn thờ lực lượng siêu tự nhiên đó.Tôn giáo luôn được vật chất hóa thành một quan hệ xã hội, một lực lượng xã hội…hoặc giả: Từ thời đại nguyên thủy,tôn giáo đã nẩy sinh ra từ những biểu tượng hết sức ngu muội, tối tăm và nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ và về tự nhiên bên ngoài bao quanh họ…các nhà duy vật cho rằng tôn giáo là một thế giới quan lộn ngược hay Mac đã nói: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân,tôn giáo là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân. Có thể đó chỉ đúng với những tôn giáo thần quyền mà Kitô giáo đã lấn át tầm nhìn của các nhà duy vật biện chứng thời ấy, và Kitô giáo không thể đại diện cho mọi tôn giáo; dù muốn dù không,tôn giáo vẫn là nhu cầu của con người trong mọi thời đại,cái rườm rà đa tạp của tôn giáo sơ khai dần được thay thế loại tôn giáo quy nhất,đến thời đại mà cuộc sống không thành vấn đề quan trọng trong mọi lãnh vực, nhu cầu tâm lý cũng đơn giản hóa thì tôn giáo phải biến thể thành một thể trạng tâm thức, mọi lể nghi,tín điều đều vô tác dụng, ngay cả đạo dức xã hội, không cần tôn giáo vẫn được tự phát từ một tâm thức cá thể chuẩn mực, loại sản phẩm tâm linh cung ứng cho xã hội văn minh đó đang nằm trong tầm tay của các nước châu Âu hiện tại,Cựu ước gồm 46 quyển,Tân ước có 27 quyển trở thành không cần thiết trong một xã hội như vậy, tín hữu Kitô tại Tây phương chuyển hình thức dự lể nhà thờ bằng cuộc nhóm tại gia để trao đổi tím hiểu thánh kinh,lượt bỏ mọi thủ tục lể nghi tôn giáo lổi thời, do vậy những tín lý giáo điều cũng cần xét lại: Những gì chúa kết hợp không thể chia rẽ trong phép hôn phối cấm ly dị trở thành vấn đề nghịch lý đầy bức xúc, để tuân phục lời chúa, những cặp hôn nhân bất hòa phải ngậm đắng nuốt cay sống với nhau như địa ngục, mỗi người tự tìm nguồn vui riêng bên ngoài xã hội để duy trì một gia đình giả tạo theo ý muốn của chúa, các vấn đề xã hội phát sinh khác như nạn nhân mãn chẳng hạn,giáo hội không có một sáng kiến hạn chế sinh sản nhưng chống đối việc ngừa thai, giả thử toàn thế giới đều tuân thủ theo Vatican thì loài người tăng cấp số nhân sẽ sống ra sao trong khi tài nguyên, kinh tế có hạn, đương nhiên chiến tranh liên tục nổ ra toàn cầu để giành miếng ăn, phải chăng đó là ý muốn của thượng đế ? Với bộ thánh kinh quá chi tiết,với quyền năng cứu rổi của Jesus, qua 264 đời giáo hoàng, một hệ thống tổ chức chặc chẻ mang tầm vóc quốc tế, có dân số rải khắp thế giới, suốt 20 thế kỷ, Kitô giáo đã đem lại lợi ích gì cho nhân loại ngoài việc chém giết thủ tiêu, xâm lược, hội thánh đã thực thi đúng lời chúa không phải đến để đem an bình mà đem gươm giáo, một loại văn minh trung cổ có khác.

Huyền thoại và hiện thực.
Bất cứ một quốc gia, một tôn giáo nào,quá trình xây dựng cũng tạo cho mình một huyền thoại, ví dụ dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, rồng là một sinh vật làm sao kết hợp với Tiên,nhưng vẫn chấp nhận như một nét đẹp văn hóa; Phù Đổng Thiên Vương từ cậu bé phút chốc biến thành tướng trời; Nhật Bản tự nhận mình là giòng dỏi của Thái Dương Thần Nữ…từ đó niềm hãnh diện kích thích hành động vươn lên, tuy có vô lý nhưng không ai tạo cho mình một huyền thoại tồi.Phù Đổng biểu tượng một sức mạnh phi thường của một dân tộc nhỏ bé chống xâm lăng, V.N thực sự hãnh diện đã chống chọi bao cuộc viễn chinh Nguyên Mông và các đế quốc; Huyền thoại là cái nền cho một hoạt cảnh hiện thực, không thể y cứ vào cái nền huyền thoại để thực hiện một hiện thực mang tính huyền thoại, thế mà Kito giáo vẫn khư khư ôm toàn bộ thánh klnh áp đặt vào đời sống tín đồ, một Cựu Ước huyền thoại,vẫn tin mặt trời xoay quanh trái đất nên Bruno, Galile phải chết, vẫn tin đàn bà là một phần của đàn ông do đó không thể chia lìa, đàn bà tùy thuộc đàn ông nên các soeur không chiếm quyền rửa tội,tha tội… của linh mục; Do thượng đế sáng tạo con người nên phủ nhận thuyết tiến hóa của Darwin,cấm ngừa thai nên thế giới lâm vào tình trạng lúng túng dân số gia tăng,tin dân da đen là dân nô lệ do chúa muốn nên luôn thành kiến với họ,tin người Do Thái giết chúa nên tiếp tay Hitler sát hại họ…và…bao nhiêu huyền thoại ấu trỉ từ thánh kinh vẫn được hội thánh tin tuyệt đối và áp dụng vào hành động.Huyền thoại là đòn bẩy cho hiện thực thế nhưng Kitô giáo vẫn nhập nhằng giữa hiện thực và huyền thoại, phải chăng ngôi sao chổi mang điềm dữ cho nhân loại đã xuất hiện đúng lúc Jesus ra đời báo hiệu một điềm bất tường cho loài người kéo dài suốt 20 thế kỷ qua ? Tóm lại, những bất toàn,tệ hại,nghiệt ngả,bạo hành đã từng có trong hội thánh, không chỉ vì mù quáng của giới lãnh đạo do Giám mục đoàn và Giáo hoàng chủ dạo,phần lớn phát sinh từ kinh thánh đem lại cho tăng lữ và tín hữu nhiệt thành tin tưởng tuyệt đối, được giáo dục Thượng đế là số một và trên hết, không được thờ và tin ai ngoài thượng đế, một tuyên ngôn cốt lỏi như thế không trách tập đoàn Vatican đã phạm phải từ sai lầm nầy đến sai lầm khác trong mọi quyết định về đời sống nhân loại, ngoại trừ thánh kinh phải được viết lại toàn bộ về nhân sinh quan, vũ trụ quan,hoặc giả Kitô giáo chỉ còn là học thuyết được nghiên cứu như các cổ tịch.


Văn hóa tổng hợp
Bất cứ chủng tộc nào,khởi nguyên đều tin vào một ông trời,đặc biệt ông trời của Á đông không mang dáng dấp ông trời của Kitô giáo: Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi,lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái; Do hổn độn mịt mờ luân lưu khởi sanh khối Thái Cực, từ Thái cực chuyển dịch phân âm dương, từ giao thoa âm dương sanh tứ tượng,bát quái, ngũ hành luân chuyển sinh khắc biến thiên vạn tượng, khi âm dương phân định, thượng thanh khí ngưng tụ làm trời,hạ trọc khí cô đọng làm đất, trời là lẽ đạo ngay chính, cái tùân hoàn chuyển dịch hợp lý– thuận thiên giả tồn,do quan điểm đó,thánh hiền đều sống thuận lẽ tự nhiên; Lão tử một phong thái nhàn nhã, Khổng Tử một tự tại, Thích Ca một thanh thoát an lành, hầu hết các đấng giáo chủ chân chánh đều có phong thái điềm đạm khiêm tốn giải thoát; ngay cả một người dân bình thường cũng biết tri nhàn,tiện nhàn hà thời nhàn;Trời là Đạo, Đạo là tâm, kính ngưỡng trời là sống ngay thẳng,tâm luôn trong sáng đoan chính. V.N. thấm nhuần đạo thánh hiền của Trung Hoa,nên mẫu người quân tử là mẫu người đạo đức lý tưởng, tuy bị giới câm quyền phong kiến lạm dụng biến Nho giáo thành một tôn giáo,thực chất Nho giáo là một học thuyết xã hội, chính trị, nhưng hàng ngàn năm Nho giáo góp phần ổn định tôn ti trật tự xã hội,phân định thứ hệ giai cấp,một giai cấp không như An Độ, Nho gia quan niệm Trời có NGUYÊN- HANH- LỢI- TRINH, người có NHÂN- NGHĨA- LỂ- TRÍ, cái lý vũ trụ tương đồng để cùng tồn tại và phát triển; Vua có nhiệm vụ của vua, chư hầu có trách nhiệm chư hầu, thú dân có bổn phận thứ dân…tôn ti trật tự là điều cần có để ổn định xã hội, nhưng mặt tiêu cực đã bị lạm dụng để ràng buộc dân vào thế cam phận, ví dụ Tam tòng của phụ nữ, quân thần cang của nam giới với xã hội ngày nay không còn thích hợp; Cũng trên cơ sở Vô cực, Lão tử chủ trương một phong thái thụ động hơn, không muốn can dự hành xử bên ngoài mà phải hướng nội lấy tĩnh tâm làm chính, phát ra hành động tự nhiên, gọi là vô vi,quan niệm trời đất có Thiên- Địa- Nhân, người có Tinh- Khí –Thần, kết hợp luyện Đan tinh sẽ hóa khí, khí hóa thần, thần huờn hư, hư là cảnh giới thể trạng hoàn toàn tĩnh lặng của khởi nguyên vũ trụ, như vậy trời theo Lão không phải là một nhân dạng. Triết lý Hình nhi thượng được thâm nhập từ giới nho sĩ trí thức, trong nhân dân chỉ tồn tại một Đạo đức nhân nghĩa, cách tiếp xử và bổn phận,từ nhân cách hiền nhân quân tử, người dân hiểu thuận thiên giả tồn,nghịch thiên giả vong,sống đúng lẽ đạo của đất trời; ngoài ra trong niềm tin, sự kính ngưỡng thể hiện qua hiến tế phụng thờ,ông bà tổ tiên , công thần quá cố là đối tượng tri ân,song đường hiện tiền là đối tượng cần báo hiếu; gốc văn hóa từ nông nghiệp, kết hợp Nho Thích Lão đem lại cho xã hội ta một phong cách đặc thù : cần cù, hiếu nghĩa,hiền hậu, thích hòa nhập với thiên nhiên và hướng nội, nền văn hóa được thể hiện như đền tứ phủ của Lão giáo, đình mỗi làng của Nho gia và chùa của Phật giáo; Miền Trung và miền Bắc V.N thể hiện nét văn hóa khắn khít ấy, miền Nam dình chùa thường có nhưng đền miếu phân bố không đều, tuy nhiên tứ phủ biến dạng trong đời sống cá thể khá phổ biến.Nhân dân ta quá nặng về cúng tế, vì vậy biến đạo Phật và Lão giáo thành tôn giáo nghi lể mà thực chất của nó là một thuật sống hướng nội phi tướng; Một sự hòa nhập tùy thuận đã nhào nặng tam giáo thành một chất liệu đặc thù thuần túy V.N do vậy,khởi đầu truyền đạo Kitô, bắt dân để tóc ngắn, bỏ tục thờ ông bà,không thắp nhan và ăn đồ cúng, hiếu động, ngạo mạn là những phong cách hoàn toàn không thích hợp với nhân dân ta, họ đã bị chống đối mãnh liệt, rút kinh nghiệm,tòa thánh cho phép hòa nhập với tập quán địa phương qua công đồng Vatican 2 tức công đồng thứ 21 của giáo hội diễn ra từ 1962 đến 1965 trong hai đời giáo hoàng Gioan XX111 và Phao lồ V1; nhưng học thuyết tạo dựng, nhân sinh quan, vũ trụ quan đã có sự khập khểnh xa lạ: một ông trời mang dáng dấp con người, đủ tính chất hờn ghen,hỷ nộ ái ố,thiếu tính khoa học nên thiếu tính thuyết phục.Tuy tam giáo diễn dịch khởi nguyên vũ trụ, nhân sinh có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng tính chất đều duy lý logic – Vô minh hay vô cực đều biểu thị tính mờ mịt tăm tối lúc ban đầu, từ đó Nhất bản tán vạn thù, từ vô minh khởi phát mà trùng trùng nghiệp thức phát sinh trôi lăn trong sanh tử, muốn thoát khòi trầm luân ràng buộc,phải tháo bỏ mọi ràng buộc để hội nhập Phật tính, thật ra giải thoát mọi ràng buộc vọng tưởng chính nó là phật tính, gọi là Vạn thù quy nhất bản, tất cả sẽ trở về một, nhưng một đó chưa phải tột cùng của việc quy nguyên, Nhất quy hà xứ? Đó là vấn đề cốt lỏi triết giáo Đông phương mà ngày nay thức giả Tây phương đang hướng tới, ngược lại, một tín hữu Kitô giữ trọn sự thánh thiện của 10 điều răn,các phép bí tích và những quy định của hội thánh cũng chỉ quy hứơng thiên quốc về hầu cạnh chúa,hết nô lệ hội thánh trần gian,lên nô lệ thượng đế trên cao,con người vẫn là sản phẩm thiếu tự chủ,tự quyết; Nếu bảo trên bình diện triết lý, bánh thánh biểu thị mình thánh chúa hòa nhập trong từng cá thể, cá thể hòa nhập cùng thánh thể, thánh thể là ba ngôi hay một? Nếu là ba vẫn còn là tướng trạng mang ý niệm, nếu là một thì một đó đi về đâu theo triết giáo Đông phương, cái một của Phật Lão là bàn đạp sức bật đẩy hành giả vào trạng thể uyên nguyên tuyệt lộ, phi ngôn sau khi thanh tẩy tâm thức, còn tín hữu là người tuân thủ tín diều, chỉ là đào luyện nhân cách còn kém xa nhân cách của Khổng Khưu trong sinh hoạt xã hội chưa vượt qua ý niệm nhị nguyên lảm sao đặt vấn đề cứu rổi, giải thoát mà một thi sĩ thiên tài như Bùi Giáng đã có thể : Người nằm ngũ từ ngàn năm thấp thoáng, ta bước qua ngôn ngữ rụng hai lần ; Tu sĩ giòng kín hội nhập cùng Thượng đế qua chiêm nghiệm, đối tượng chiêm nghiệm và chủ thể chiêm nghiệm vẫn là hai thể,khi hội nhập làm một thì một thể trạng,thể nghiệm hay thể tánh? Hẳn nhiên Kitô giáo không có lối thoát và không có kinh nghiệm trong lối thoát nầy vì không có kỷ thuật thanh tẩy thân tâm,có một số linh mục cấp tiến phải mượn “đường thiền vào lối chúa” nhưng không thể vượt qua được cái điểm cuối nếu không bỏ cả đối tượng thượng đế đó, nếu xóa bỏ được đối tượng thượng đế thì Kitô giáo không còn là Kitô giáo, đó là điểm cốt lỏi tột đỉnh của nền văn hóa giữa thần giáo và phi thần giáo.Cái văn hóa hình nhi thượng của Kitô giáo và văn hóa tối thượng thừa của tam giáo vẫn còn một khoản cách nhất định, cái văn hóa hình nhi hạ của Kitô giáo và văn hóa xã hội cộng đồng tại V.N ở lĩnh vực tín ngưỡng không chóng thì chầy cũng chỉ là một thần tài thổ địa nằm đâu đó ở một góc nhà khi dân trí vượt thoát hiện nay.

MINH MAN
02/2003

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét