Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

HẢO Ý


Thoáng mà đã ba tháng trôi qua,đoàn Tăng thân làng Mai và Thiền sư đã kết thúc chuyến hoằng pháp thật thú vị và ngoạn mục tại VN, kết thúc tại Binh Định, vùng Duyên hải Trung Việt.

Những ngày đầu, do chưa đủ trớn, bánh xe chuyển pháp như ngập ngừng khô khốc,nhưng sau khoá tu Tăng ni tại Nguyên Thiều, sinh boạt ngoài trời cho Tăng Ni tại Bãi Bàu, và các buổi giảng, Thiền hành, Thiền Trà…liên tục tạo ấn tượng về một phong cách hoằng pháp mới lạ mà tại VIỆT NAM chưa từng có! Các buổi giảng đông hơn, quần chúng và chính quyền có nhiều mỹ cảm hơn, hẳn nhiên một số tu sĩ cũng được chuyển hoá tâm tư và cái nhìn về Thiền sư. Một điều vô cùng quý hoá, tuy lượng người tham dự quá đông suốt ba tháng, chưa hề xẩy ra một đáng tiếc nào về trật tự, an ninh, cũng như bất mãn đối với người tham dự, ai cũng có ý thức giữ gìn những gì tốt đẹp nhất, đã góp phần cho sự thành công thật đáng kể!
Bề mặt nổi của chuyến du hành ba tháng là vậy, nhưng bên dưới tảng băng, vẫn có cái gì chưa ổn thoả trong tâm tư đạo nghĩa của một Thiền sư; Thật thế, Đầu năm 2004, khi GHPGVN và toà Dại sứ VIỆT NAM tại Pháp đến mời Thiền sư về thăm quê, qua trao đổi, thương lượng rất nhiều chi tiết, mỗi bên nhân nhượng một chút, như ta biết, đáng ra Thiền sư và đoàn phải về trước đó mấy tháng, thời gian lưu trú là bốn tháng, và số lượng người là 300 vị… nhưng cuối cùng đoàn giảm thời gian là ba tháng, số người theo đoàn là 200, nhà nước chấp nhận cho Tăng đoàn nghỉ lại chùa thay vì phải ở khách sạn như lúc đầu mà chi phí mỗi đầu người một ngày phải 29 Euro, nếu mỗi đầu người chỉ tốn một đô la, số tiền dư ra giúp đỡ rất nhiều người nghèo khổ tại VN; còn rất nhiều tiểu tiết mỗi bên du di một chút; một trong những điều kiện đoàn đưa ra khi chấp nhận lời mời: về thăm quê, phải được gặp HT QĐ và HT HQ cũng như hàng Giáo phẩm GH đương nhiệm, nghĩa là không phân biệt bất cứ GH hay hệ phái nào, lúc đầu nhà nước không đồng ý, đoàn không chịu về, sau đó nhà nước chấp nhận cho thăm gặp HT HQ, đoàn cũng không thoả mãn, cuối cùng họ phải ưng thuận cho gặp cả hai; Dĩ nhiên nhà nước e ngại có vấn đề gì đó trong cuộc gặp gở; Trong Lịch trình đầu tiên có thông báo công khai cuộc gặp hai ngài, nhưng sau đó, tránh những nhạy cảm dư luận và để êm thắm, Lịch trình viết lại, không có tên HT QĐ, vốn bị xem là nhiều chướng ngại nhất, nghĩa là vẫn có cuộc thăm viếng nhưng không công bố, cuối cùng, thế giới đều biết. Trong cuộc tiếp xúc với thầy Pháp An tại Thanh Minh Thiền Viện; HT QĐ nói: nếu tôi gặp Thiền sư, tôi sẽ lọt vào kế của CS, thầy Pháp An trả lời, chính HT không gặp, mới trúng kế của nhà nước…dĩ nhiên để thống nhất ý chí và hành động, HT HQ, TT Tuệ Sĩ và thầy Viên Định cũng không gặp mặt, ngoại trừ HT Thiện Hạnh và Tăng đoàn ở Huế. Trong những ngày ở Bình Định, Thiền sư cố gắng nhiều lần để lời mời tới tay HT HQ, hy vọng anh em gặp nhau hàn huyên sau bao năm xa cách, nhưng thiện ý và lời mời không bao giờ tới tay nhau, những tiết mục sinh hoạt trong chương trình tại Bình Định vẫn liên diễn, bao tâm hồn ái mộ Thiền sư, các cấp chính quyền kính trọng vẫn dành nhiều ưu ái, bằng cớ, Cổ Phật Khất Thực và lớp giảng cho chính quyền phát sinh ngoài chương trình, vẫn được chấp nhận, nhưng nổi buồn man mát sao khỏi gợn sóng trong tâm tưởng Ngài khi mà các Ngài tuổi cao sức giảm, chả lẽ trong kiếp nầy, trên mãnh đất nầy, đây là lần cuối anh em không gặp mặt nhau, ôm mối sầu về nơi thiên cổ! Chỉ có những kẻ ác ý đối với PG mới thoả thích trước thái độ của quý ngài; Tăng ni, Phật tử, giới trí thức có cảm tình với PG vẫn theo dỏi sát cuộc hoằng pháp và chương trình thăm gặp nầy, không liên hệ với giòng tộc máu mủ, thế mà ai cũng xót xa đau buồn cho sự đổ vỡ những cuộc viếng thăm; Ai theo sát những buổi giảng, nếp sinh hoạt thường nhật của Thiền sư, mới thấy tính giản dị, lòng chân thành và tấm lòng nhân hậu đối với tất cả, lòng thiết tha với quê hương, yêu đồng đạo và trách nhiệm của một bậc Đạo sư đối với tiền đồ PG; Tuy lời nói nhỏ nhẹ, nhưng thâm thuý tình người; Tấm lòng với đạo và quê hương qua bao nhiêu đầu sách của Thiền sư, vẫn chưa đủ, Ngài còn tha thiết trong từng cử chỉ, ánh mắt và ngôn từ, do vậy Ngài cảm hoá bao nhiêu trái tim ngoại đạo, thu phục bao nhiêu màu da của nhiều quốc tịch, nhưng Ngài chưa lột được lớp vỏ xơ cứng của đồng đạo và đồng hương để nhịp đập con tim cùng thổn thức cho tiền đồ PGVN. VIỆT NAM chỉ mới cảm nhận một phần sự tốt đẹp từ năng lượng Thiền sư và Tăng đoàn, nếu toàn bộ Tăng sĩ Vn, các Giáo phẩm đều cùng một hướng với Thiền sư, chắc chắn ngôi nhà PGVN sẽ khác, đất nước nhờ vậy ổn cố và vượt trội; Có lẽ nghiệp vận PGVN đã gặp phải như vậy, giáo sử mai nầy sẽ nói thế nào về công tội đối với các cấp lãnh đạo PGVN?
Cho dù thế nào, Thiền sư và Tăng đoàn cũng đã xong nhiệm vụ ba tháng tại VN, Thiền sư thể hiện hết khả năng để hoà hợp PG, vận dụng sở trường để xây đắp đạo đức xã hội, chỉnh đốn Tăng ni, góp ý nhà nước, quý thầy trong Tăng đoàn, mỗi vị một phận sự, cũng nhiệt tình năng nổ trong công tác như thầy Pháp An, vừa tiền trạm, vừa ngoại giao, vừa sứ giả, thầy Pháp Khâm, phụ giúp thầy Pháp An khi bận bịu, làm tiền trạm sắp xếp nghi cách đón tiếp, nơi ăn chốn ở cho đoàn, và những thủ tục sinh hoạt mà địa phương chưa quen; sư cô Chân Không quán xuyến tổng quát, kể cả diễn giảng, hướng dẫn Phật tử sinh hoạt xướng tụng hát ca, cô Minh và nhiều vị khác tuỳ khả năng mà giúp những công việc phía sau hậu trường…cả một tập thể sinh hoạt nhịp nhàng, ai nấy tự biết nhiệm vụ, không ai đôn đốc sai khiến ai, thầy đặc trách quây phim, thâu hình ghi đĩa cũng lão luyện như một nghiệp vụ, do vậy, Thiền sư giảng nơi nào, liền có hình ảnh, âm thanh trên mạng Làng Mai, cả thế giới nhờ thế theo dõi; Một giáo đoàn PG khá hoàn chỉnh. Làm việc rất hiệu quả, một Thiền sư nhiều năng lực được nhiều đệ tử có khả năng góp phần không nhỏ cho công cuộc hoằng hóa như vậy, thật tuyệt!
Ngày cuối trước khi về lại SG, sang Pháp, Thiền sư tiếp tục buổi giảng tại Long Khánh BĐ, Thiền sư trình bày cách tiếp nhận đạo Bụt của Tây Phương, hàng ngàn người im lặng lắng nghe như sợ rơi vãi từng lời vào không gian, mặc dù buổi sáng họ cũng đã lắng nghe sư ông hướng dẫn Thương Yêu theo phương pháp Bụt dạy; 10 ngày qua như quá ít đối với quần chúng tại Bình Định, những thời giảng và sinh hoạt như chưa đủ thoả mãn lòng khát khao, sự hiện diện của Thiền sư như cơn mưa rào chưa đủ thấm đất hàng thế kỷ PGVN bị hạn hán;
Thiền sư tận dụng mọi thời gian trên quê hương để mọi người cùng hưởng pháp lạc, những ngày cuối cùng, chùa Long Khánh vẫn tấp nập người tham dự,Phật tử các tỉnh thành vẫn chưa chịu rời BĐ khi đoàn còn có mặt, một nhóm của đoàn đáp tàu hoả vào SG; ngày 11/4 thêm một toán đáp xe bus vào thành phố HCM để cùng gặp nhau tại Tân Sơn Nhất lúc 21 giờ rời VIỆT NAM trong ngày;
Trên sân bay, tuy lượng người tiển đoàn không như ngày đón, nhưng chắc chắn lòng ngưỡng mộ, tấm chân tình giành cho đoàn phải khác hẳn ngày mới về, sự kính phục và biết ơn của Phật tử VIỆT NAM đối với Thiền sư, lòng mến khách đối với chư Tăng Au châu, và cả nhà nước phải cảm nhận sự đóng góp chân tình của Thiền sư một cách cụ thể đối với nếp sống văn hoá dân tộc, để xã hội có phương hướng chắt lọc nhiều tạp chất trong thời mở cửa.
Cái thành công trong hoằng pháp, cái cảm tình lớn lao của đa số Tăng tín đồ PGVN đối với Thiền sư và đoàn, bổng làm chìm lỉm những u uẩn bất toại, biến chúng thành hạt bụi vô danh lơ lửng trong không gian, chỉ còn trước mặt là một HẢO Ý đáng nhớ
M.M
11/4/05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét