Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009
ĐÓNG GÓP
Những đồn đóan về sự hiện diện của Thiền sư trong thời gian tại VN, có lần người ta đặt vấn đề: Thiền sư làm được gì cho dân tộc, cơm áo gạo tiền cho người dân,dân chủ nhân quyền cho đất nước…v.v và v.v…
Những điều mà đặt ra với tâm thách đố đó, chỉ là hiện tượng xã hội, người đặt vấn đề không thấy được cái gốc, vì vậy không thể giải quyết tận cùng của vấn đề. Đã là hiện tượng, luôn liên diễn, luôn thách đố, luôn tù túng trong phạm trù tương đối; một giáo pháp giải thoát không thể bị ràng buộc vào cái hiện tượng nhất thời, có giải quyết chăng cũng y cứ vào hiện tượng tìm ra căn cội, đó là sở trường hành pháp của Thiền sư, đòi hỏi một tuệ quán xuyên suốt, thấy được mối tương quan mật thiết của hiện tại và quá khứ, của hiện tượng và bản chất, cộng thêm tình thương, vấn đề trở nên mới và dễ chịu hơn, tái lập căn bản vấn đề, hiện tượng tức khắc được chuyển hoá, cũng từ ý niệm đó, đối với Thiền sư, không một ý hệ nào xấu, không một thể chế nào phải loại trừ, không một con người nào không thương, không có vấn đề nào không giải quyết được, ngoại trừ ôm ấp một tri kiến sai lầm, cố chấp,mới ngăn trở, đình trệ. Suốt ba tháng sinh hoạt trên mãnh đất VN, trong môi trường XHCN, trong sự phân hoá tột cùng của chư tôn túc, trong sự tha hoá của Tăng ni, trong vùng tăm tối của quần chúng mất niềm tin, Thiền sư đã có một thủ pháp hoá giải mọi dị biệt, khôi phục lại cơ bản đạo đức, thiết lập lại mối tương quan tình cảm giữa nhiều thế hệ,giúp cho thành viên trong gia đình, trong xã hội có một cơ sở hàn gắn tình cảm, giúp tu sĩ tôn giáo điều chỉnh tâm linh cho nghiệp vụ tín ngưỡng đạt hiệu quả, và quan trọng nhất, vạch một cơ bản cho người điều hành đất nước có kết quả,hợp lòng dân, tồn tại trong dân và được dân chấp nhận! Đó là những đóng góp cụ thể sau ba tháng nắm bắt được tình hình thực tế, tìm được nguyên nhân của sự phân hoá!
Các khoá tu ba miền luôn đặt vấn đề chánh niệm, các thời giảng luôn là tuổi trẻ – tình yêu và lý tưởng; thiết lập truyền thông giữa hai thế hệ, điều phục cơn giận…nghĩa là những cơ bản trong đời sống thường nhật từ lâu bị lãng quên nên tình người bị phân hoá, gia đình mất hạnh phúc,xã hội loạn lạc. Sau những khoá tu ngắn ngày như vậy,hiệu quả thấy rõ, có những người lớn tuổi cảm xúc đứng lên thổ lộ sự hối hận và vui mừng được áp dụng pháp quán niệm của sư Ong; Các tu sĩ VIỆT NAM quen sống buông thả, cũng bắt đầu thay đổi phong cách sau một tuần tu tập, không những tu sĩ trẻ, ngay cả những vị có chức vụ trong GH cũng tự mình xét lại bản thân, tự điều chỉnh cách suy nghĩ và lối sống, ví dụ thầy Thiện Tánh trong Thành Hội, sau khi sư ông ra Huế,thầy tự động tìm những bài giảng của Thiền sư để nghe và tập tu cho đúng nghi cách một tu sĩ gương mẫu.Thầy Từ Thông và còn lắm vị tự mình hoán cải sâu sắc, phải chăng đó là hiệu quả hoằng pháp khởi xuất từ nội lực của một Thiền sư, chưa nói đến những phân hoá trong tu sĩ cũng được Thiền sư cảm hoá phần lớn để nhìn nhau bằng tình anh em chứ không là thù nghịch; Tình cảm tâm linh được tái lập, đời sống tự khắc có hạnh phúc, đâu đợi cơm áo gạo tiền; Vật chất không đem lại hạnh phúc nếu tâm linh trống vắng!
Sau ba tháng hoá giải quần chúng, Thiền sư rút ra một bài học cho Thượng tầng xã hội, thiết lập căn bản cho thượng tầng đó, xã hội mới có giềng mối nương tựa: PG và Nhà nước.
Những ngày sau cùng tại Hà Nội, Thiền sư đề nghị 6 điểm để đảng CSVN cởi mở, tồn tại trong lòng dân, chúng ta truy cập trên mạng hoặc tìm đọc, đã được phổ biến: Điều thứ nhất, Thiền sư đề cập- Người CSVN cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hoá truyền thống dân tộc VIỆT NAM và nguyện sống thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy. Có nghĩa không còn là CS quốc tế mà phải là CS dân tộc, hoà quyện trong huyết thống dân tộc, vì trưởng thành từ dân tộc, phải biết lắng nghe những điều bức thiết của dân tộc, mới tồn tại và làm đẹp thêm trong nếp sống đó.
Điều thứ hai nhắc nhở nguồn gốc tổ tiên của từng con người trước khi khoác lên chiếc áo màu sắc, nghĩa là màu sắc đó không phải là mình, huyết thống tâm linh mới là con người thật, và cái thật đó mới khắn khít tình cảm đẹp giữa người và người.
Người ta lầm tưởng người CS là vô thần, nhưng chính họ đã xây đền Hùng, Bảo tàng viện Quang Trung, các anh hùng liệt sĩ, lăng HCM, biết thắp nhang trước bàn thờ Tổ quốc, nghĩa là họ biết đến cội nguồn, tức có mối quan hệ truyền thông với cội nguồn, và người CSVN cũng chỉ mặc quốc phục VIỆT NAM chứ không phải quốc phục Nga Tàu, như vậy cơ bản họ vẫn chấp nhận mình là người Việt, mọi hành xử phải là người Việt và tình cảm của dân tộc Việt. Một khi họ quán chiếu sâu xa mối liên hệ truyền thông đó, mọi cảm thông đối với mọi thành phần trong xã hội tức khắc được điều chỉnh hợp lòng dân, và rồi những vui buồn của dân cũng chính là của họ, họ sẽ cảm thông chấp nhận mọi dị biệt trong xã hội.
Qua 6 điểm cơ bản đóng góp từ lòng chân thành đầy trí tuệ của Thiền sư, chắc chắn đảng phải biết lắng nghe và chấp nhận để tự thân tốt đẹp hơn.
Ngoài ra Thiền sư còn xây dựng mối tương quan giữa PG và nhà nước, trong đó giáo quyền và thế quyền không can thiệp nhau, nhưng vẫn hỗ tương đóng góp xây dựng cho nhau; Trong quá khứ, các Thiền sư từng là cố vấn cho nhà vua mà không hề tham chính với bất cứ chức vụ nào, nhà sư không thể là Dân biểu, nghị sĩ, Hội đồng Nhân Dân,vì chức phận thường sanh lắm tệ nạn, tôn giáo phải biệt lập với thế quyền, tại sao chúng ta không biết tận dụng những trí tuệ đó để xây dựng đất nước hiện nay! PG đã thanh lọc xã hội một cách hiệu quả, thời đại PG cực thịnh, xã hội không có tệ nạn phổ biến, tôn giáo độc lập với thế quyền, tôn giáo mới phát huy hết khả năng đóng góp của mình.
Qua 7 điểm của Thiền sư góp ý về chính sách nhà nước đối với PG, rất thực dụng, điều quan trọng phải biết lắng nghe nhau bằng tình thương và cảm thông chân tình, sự đoàn kết gắn bó để xây dựng đất nước, không phải lệ thuộc lẫn nhau, dẫm chân nhau hay khống chế nhau như Ki tô giáo từng khống chế Au châu những thế kỷ trước, hay Constantine lạm dụng Kitô giáo cho mưu đồ xâm lược vào thế kỷ thư 4. Thời Lý Trần, tuy PG nắm ưu thế nhưng không bao giờ khống chế triều đình, luôn tôn trọng nhiệm vụ của thế quyền, Trần Nhân Tôn có thể khuynh loát Hoàng triều, nhưng chỉ là một nhà sư đóng góp cho đất nước bên sau hậu trường, và từng có những nhà sư làm phận sự ngoại giao giúp dân tộc thoát khỏi áp lực từ phương Bắc; một Vạn Hạnh, Khuông Việt .. chỉ nương mình trong thảo am sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thiền sư về VIỆT NAM trong thời gian quá ngắn không đủ áp dụng một ưu sách cải thiện xã hội, tâm linh, nhưng trí tuệ và thiện ý của Thiền sư đã đóng góp rất nhiều cho PG, cho xã hội và cả chính quyền; Xuyên suốt những khoá giảng cho đại chung và cho cán bộ chuyên trách, cán bộ trung ương, nhà nước đã thắm đượm một tinh thần Vô uý của Thiền sư, một tâm hỷ xã, khiêm hạ, vô ngã; nhà nước cũng như nhân dân mãn nguyện phong cách sống, lối chuyển hoá và phương cách cải thiện đạo đức xã hội. Rất tiếc Thiền sư có mặt tại VIỆT NAM hơi muộn so với các quốc gia CS khác, xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, nhưng ngài ung dung thỏng tay vào chợ giữa điệp trùng ác ý vây bủa; một tâm vị tha như thế không đáng cho VIỆT NAM trâng trọng đón chào ???
M.M
01/4/05
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét