Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

DƯ CHẤN


Thiền sư đã hoàn tất ba tháng hoằng pháp tại VN, thế nhưng , những chấn động ca ngợi cũng như chống đối vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp báo chí và trang mạng quốc tế, đó là một sự thể hiện tự do của cuộc sống, nhưng lắm khi sự tự do bị lạm dụng như một vũ khí để triệt hạ uy tín nhau.
Phê phán để xây dựng là một thiện ý, sự phê phán đó luôn đặt trên nền tảng lý luận vững chắc, hữu lý, ngược lại, với ý đồ phê phán vì mục đích nhục mạ, thiếu cơ sở, những lý luận đó thường hàm hồ vu vạ mà không biết rằng chúng ẩn tàng một ngụy biện, mâu thuẩn, thuật ngữ PG gọi là tự ngữ tương vi, miễn sao nói ra cho hả dạ, nhục mạ đối phương, và làm thỏa dạ những tâm hồn cùng mục đích như mình. Sau khi Võ Văn Ái mở màng cho những ý đồ xuyên tạc Thiền sư và Tăng Thân Làng Mai, hàng loạt bài các nơi, trong PG cả những kẻ ngoại giáo đua nhau vu khống, xuyên tạc, bẻ cong sự thật; Thật ra, không phải từ ngày Thiền sư về VN mới có làn sóng ồn ào đó, trứôc đây cũng từng có những người với lòng hận thù PG, cũng đã lăng mạ Thiền sư và các cao Tăng; Đành rằng bất cứ tôn giáo nào cũng có nội trùng, không cứ PG, nhưng mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, những tâm hận thù vơ đũa cả nắm, không chừa một ai trong PG, ví dụ Đặng văn Nhâm, dẩu cho sự thật là như vậy, nhưng tất cả những tu sĩ PG thật sự không phải như vậy, vẫn có những bậc cao minh, giới đức thanh nghiêm, riêng Thiền sư Làng Mai, theo như Đặng văn Nhâm hay giáo sư Nguyễn Châu, hình ảnh đó bị méo mó một cách thảm hại theo cái thảm hại méo mó từ tâm hồn của họ!
Nơi đây, ta lấy bài viềt của giáo sư NGUYỄN CHÂU, ngày 30 tháng ba năm 2005 phê phán Thiền sư với tựa đề: TUỆ GIÁC VÀ ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ, làm tiêu biểu của những loạt bài xuyên tạc với tâm hận thù:
Tóm ý điều 1/ trong 7 điểm của Thiền sư đề nghị nhà nước đối với PG: – “Xác nhận ý muốn thực hiện tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền, không can thiệp vào nhau; tôn giáo có thể giúp cho chính trị,và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội”
Giáo sư NG- Châu nhận định: Sư Nhất Hạnh đề nghị tách rời “ giáo quyền ra khỏi chính quyền”. Nói điều nầy, sư Nhất Hạnh mặc nhiên xem Giáo Hội PG hiện nay là một quyền lực, có khả năng tác oai tác quái, chi phối xã hội như chính quyền...

Chữ Giáo quyền, có lẽ giáo sư suy diễn quá rộng, nhất là giáo quyền trong phạm vi PG, nhầm lẫn Giáo quyền mặc định của Ki tô giáo; hoặc các tôn giáo Thần học, PG không có một giáo quyền tác oai tác quái suốt quá trình lịch sử phát triển và tồn tại như các tôn giáo Thần học Tây phương; Có những hiện tượng mang tính địa phương và giai đoạn, nhưng cũng không thao túng toàn bộ xã hội, như thời đại phân hóa tao loạn của Nhật trước thế chiến, một số vùng do các sư PG tung hoành; VN sau 1964, một vài trường hợp PG cũng tạo ảnh hưởng sang lãnh vực chính trị; Ngay cả Trung quốc, thời kỳ Thiếu Lâm đại náo, cũng không hề tác oai tác quái. Đó là những điển hình khi mà PG đã chiếm ưu thế về lực và thế, trong lúc đó, Kitô giáo, chỉ chớm nở tại VN trên 4 thế kỷ trước, cũng đã cấu kết với thế quyền thao túng xã hội, vùi sâu đất nước vào vòng nô lệ ngoại bang, lâm vào cuộc chiến non thế kỷ! suốt quá trình tồn tại trên mãnh đất Tam Giáo đồng lưu, Kitô giáo luôn tạo thế lực chi phối chính trường và xã hội; Sau Ngô triều và gia đình trị sụp đổ, nghĩa là thế và lực của Kitô giáo có phần hạn chế, thế mà cũng đã có những hung thần như L.M Đinh Xuân Hải, L.M. Hoàng Quỳnh... đại náo miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, hầu như chính quyền đều do các cha cố chi phối, các tỉnh trưởng, quận trưởng, tướng vùng, đều răm rắp lo sợ quyền uy của nhà thờ, họ tuân phục hội Thánh hơn tuân phục cấp chỉ huy, lúc bấy giờ họ chỉ chiếm 5% dân số tín ngưỡng. Campuchea, Lào, Thái...hiện tại và các quốc gia Á châu ảnh hưởng nặng về PG trong quá khứ, không hề chi phối, thao túng xã hội, chỉ lặng lẽ hòa nhập vào xã hội như một thành tố công ích; Việc đề nghị của Thiền sư T. Nhất Hạnh tách “ giáo quyền ra khỏi chính quyền” được hiểu là “ quyền hạn trong tôn giáo không bị chi phối bởi thế quyền, tôn giáo không để thế quyền lạm dụng”, vì để như thế, PG sẽ bị suy thoái, hư hoại, các sư ỷ lại vào chỗ dựa của danh lợi, quyền thế mà đánh mất phẩm chất cao quý của một vị xúât gia; như vậy “ giáo quyền “ở đây không thể hiểu như giáo sư NGUỄN CHÂU mặc nhiên xem GHPG hiện nay là một quyền lực có khả năng tác oai tác quái!
Giáo sư cũng dẫn chứng tại VN, ngay từ thời Lý Trần tuy PG phát triển cùng kháp nhưng không bao giờ có cái gọi là giáo quyền, giáo sư cũng minh chứng một loại giáo quyền của Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã vào thời Trung cổ áp đảo xã hội, đe dọa sinh mạng nhân loại, thế thì làm gì PGVN có loại giáo quyền tác oai tác quái trong xã hội CS như giáo sư hoang tưởng!

Trong một đoạn khác, giáo sư viết:Thật vậy, sư N.H. khi nói, “ cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản:. Không hiểu Sư đang nghĩ gì?, nếu vô đạo đức là tà giáo, là tà quyền, đương nhiên phải sa đọa và phá sản. Sự có mặt của sư ông tại phủ Thủ Tướng của CS Phan văn Khải đúng ra phải là một “thời Pháp thí” để giúp cho “đồ tể buông dao”nhưng tiếc thay! Sư Ông chỉ nói loanh quanh, cứ nhắc đi nhắc lại điều kiện” đạo đức và Tuệ giác”...
Có lẽ giáo sư quen hình ảnh một cuộc “ pháp Thí”, giảng sư phải đứng trên bục, phải có chủ đề long trọng, phải đủ nghi tắc của một buổi giảng, nên cuộc tiếp xúc góp ý của Thiền sư đối với Thủ Tướng Phan Văn Khải, giáo sư lấy làm tiếc bỏ lỡ một cơ hội “ pháp thí “; vậy, góp ý, sửa sai, chỉnh huấn, giáo dục... đem lại tốt đẹp, không là “ pháp thí “? “đạo đức” “ tuệ giác “ không là điều kiện cơ bản lành mạnh hóa xã hội?
Trong phần RAO BÁN TUỆ GIÁC, sau khi phân tích Tuệ và Giác,giáo sư cũng đặt vấn đề:...Thế thì sản xuất hàng loạt Tuệ giác để cung cấp cho CSVN quả thật không phải là chuyện dễ! Có lẽ giáo sư quen đời sống Công nghiệp, mọi sự sản xuất theo công đoạn giây chuyền, nên giáo sư lo chuyện sản xuất hàng loạt Tuệ giác để cung cấp không phải là chuyện dễ. Tuệ giác đâu là món hàng vật chất mà cần số lượng đủ cung ứng, trong vùng tối, chỉ một ngọn đèn cũng đủ thắp sáng căn nhà!
"Sư N.H cũng tự mãn đã” hàn gắn được nhiều đổ vỡ, dựng lại được nhiều đổ nát và xây đắp được tình huynh đệ với chư Tăng Thừa Thiên đã đến tụng giới chung với nhau lần đầu ngày 22/02/05, sau hơn 10 năm trời tụng giới riêng đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả giới xuất gia và tại gia tại Thừa Thiên, cả trong và ngoài nước”. Sự thật đã quá hoang tưởng rồi đó! Việc tập trung các Tăng ni và tín đồ Thừa Thiên về chùa nghe sư N.H và “ phái đoàn PGQT” thuyết pháp, đối với chính quyền CSVN,thì “thầy” muốn con số bao nhiêu cũng có, nhưng nên biết là có số người mà chưa chắc đã có tấm lòng của người Thừa Thiên đâu! “ Tụng giới chung” là cái gì?làm sao chỉ một lần tụng giới chung mà Sư biết đã là đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả trong nước và ngoài nứơc?"

Không hiểu giáo sư y cứ vào đâu mà bảo Thiền sư “tự mãn”. Trong cuộc họp Tăng tại Báo Quốc, Thiền sư đọc tin mừng bởi Thông bạch của Tăng đoàn Thừa Thiên do HT Thiện Hạnh ấn ký ngày 21/02/05 đưa ra bốn điểm, ấn định địa điểm Bố Tát chung vĩnh viễn., trên nền tảng Giới Định Tuệ và Tình Huynh Đệ, kể từ đây không có một thế lực nào chia rẽ được, đồng thời tạm quy định phạm vi sinh hoạt của hai bên trong thời gian đợi cơ hội hợp nhất.Thiền sư nói - một tin mừng sợ quý vị không chịu nổi, với lời xúc động hòa lẫn niềm vui của Thiền sư lúc ấy, tất cả thính chúng cả Tăng lẫn tục đều vổ tay hoan hỷ! hình như tăng chúng có mặt hôm ấy, lòng dâng trào niềm cảm xúc và thương yêu, trong không khí nức lòng đó, không còn hiện diện một danh xưng GH mà chỉ thấy tấm lòng muôn một của người con Phật sau bao tháng năm lầm lạc trở về trong vòng tay của nhau. Số lượng người tại Thừa Thiên cũng như các vùng do ngài hoằng hóa, mọi người tự động tham dự mà không do bất cứ lời kêu gọi nào từ phía GH cũng như chính quyền, thậm chí lúc nghinh đón tại Tân Sơn Nhất, tuy bị Thành Hội hạn chế, nhưng vẫn có hàng ngàn người tự động có mặt, làm sao giáo sư bảo ‘thầy” muốn con số bao nhiêu cũng có! Tụng giới chung sau 10 năm ly cách đã là niềm vui của người con Phật, huống nữa, qua Thông Bạch xác định sẽ vĩnh viễn tụng giới chung mỗi tháng hai lần tại Linh Quang, không là hạnh phúc lớn lao cho Phật giáo Việt Nam cả trong và ngoài nước thưa giáo sư?

Trong phần XUYÊN TẠC LỊCH SỬ của NGUYỄN CHÂU: ..."Theo tôi, nếu thật sự có tâm “vô ngại” và “Vô úy” sư ông chỉ cần nói với CS Phan văn Khải rằng:” Muốn yên lành, hòa giải với PGVNTN thì hãy thành thật và dứt khoát giải tán cái GH do nhà nước lập ra và thừa nhận GHPGVNTN đã có từ trước ở miền Nam”.Phải thực tâm chứ không phải theo lối” bằng mặt mà không bằng lòng”, “ con dao trong tâm” không chịu bỏ xuống thì chẳng ích gì đâu, Sư Ông ạ!"
Đứng góc độ của giáo sư nói thì dễ, nhưng nói thế nào Khế cơ, Khế lý trước một đối tượng, lại là đối tượng lãnh đạo một đất nước chưa hiểu sâu về PG, không đơn thuần như thế; Nói theo kiểu ba vạ bất kể hậu quả, ăn nói bạt mạng, chẳng những không mang lại kết quả mà còn gây họa cho những người khác, chỉ có bệnh tâm thần mới dám phát ngôn như vậy! Vả lại hội chứng GHPGVNTN là một hậu quả ách tắc của 30 năm về trước, do vụng về, chủ quan, kiêu binh của nhà nước vừa chiến thắng, giải quyết cấp tốc mọi hiện tượng trong xã hội cũ, bất kể ý kiến đối phương, và giới lãnh đạo PG bấy giờ chia năm xẻ bảy, GHTN mà không thống nhất phương án hành xử trước một hiện tình đất nước, kết quả, một số tham gia GH mới, số bảo thủ, không tìm phương án thích nghi để cởi trói, tự mình trói buộc thêm những nhằng nhợ vô lý mà đáng ra đã có nhiều lối thoát. Giáo sư nói tiếp: "Chính Thủ Tướng CS Phan Văn Khải cũng đã nghe thầy HQ nói tại Phủ Thủ Tướng nầy, mấy tháng trước đây, đã ghi nhận các “đạo từ” của Đức Tăng Thống, báo chí đã đăng tải, nhưng rồi vẫn cấm cản, không cho ròi khỏi Quảng Ngãi, Việc nầy, Sư ông chắc biết rõ rồi!" đồng thời, việc nầy chắc giáo sư cũng biết rõ rồi, sau khi được Thủ Tướng tiếp kiến, được nhà nước yểm trợ từ Bắc về Trung, vào Nam, HT HQ đi thăm các đồng đạo, các cấp chính quyền,các Tỉnh thành Hội, về lại Nguyên Thiều, đưa ra đề nghị xây dựng trường lớp, phiên dịch kinh điển, cũng được nhà nước O.K thế thì tại sao có việc cấm cản nếu không có đại hội Nguyên Thiều và đại hội tại Úc treo cờ ba sọc, có những cái mà nhà nước gọi là đe dọa an ninh xã hội!
Trong phần 2 của mục nầy, giáo sư viết: "Sư Ông đề nghị nhà nươc mời các vị “tôn túc trưởng lão trong cộng đồng PG làm cố vấn cho cả hai cơ quan lập pháp của nhà nước”, chỗ nầy thì sư ông tỏ ra lẩm cẩm và nông nổi quá!. Vừa nói” bảo đảm các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, không trở nên Hội đồng nhân dân các cấp và Mặt Trận Tổ quốcv.v.rồi đề nghị mời làm cố vấn cho hai cơ quan lập pháp và hành pháp..."
Thưa giáo sư, quốc sư hay cố vấn là một tư thế độc lập và chủ định, Dân biểu hay Hội Đồng Nhân Dân, Mặt Trận...là tuỳ thuộc vào chỉ định, làm sao có sự lầm lẫn mà g/s bảo Thiền sư lẫm cẫm và nông nổi?
Điều 3 của Nguyễn Châu viết:Sư Ông nói:” Nhà nước muốn được thấy HT HQ và QĐ được thoải mái làm việc như thế, và bảo đảm quý vị có quyền di chuyển tự do,thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước,và sẽ tìm cách yểm trợ các vị. GHPGVNTN là một thực tại. Nếu quý HT muốn GH nầy phục hoạt, điều nầy không phải là điều khó. Việc khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện, để thiết lập truyền thông với nhau, để lắng nghe nhau, để thấy được khó khăn của nhau và để cùng đi đến những quyết định chung có thể làm đẹp lòng cho cả hai phía.”...Chính tư tưởng của Sư Ông không lành mạnh và sáng suốt, lời nói của Sư Ông không chính đáng và thật thà,thì làm sao để truyền thông nhau được. Sư ông nói là- “ Nếu quý HT muốn GH nầy phục hoạt lại, điều nầy không phải là việc khó. Khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau nói chuyện...” Bạch sư ông, sư ông đang đứng trong thế chính quyền CS, nói một cách trịch thượng và đầy quyền uy với những Tăng ni không được chính quyền CS chấp nhận, luôn luôn tìm cách ngược đãi, bắt bớ, bao vây đó! Không đồng đẳng làm sao ngồi lại với nhau được?Sư N.H lấy tư cách gì để phát ngôn, phê phán các vị đại lão HT HQ QĐ? Sư N.H của làng Mai, của am Phật sống Pháp Vân ở Paris! Ông tưởng ông là ai? Nếu là quốc sư của CSVN, thì ông chỉ có quyền cố vấn và phê bình để làm cho đảng được củng cố mà thôi, ông không đủ tư cách để đứng ra buộc các Tăng ni thuộc GHTN phải ngồi lại với các sư quốc doanh. Đúng là muốn “phục hoạt rất dễ” chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo Đảng CS thì sẽ dễ dàng có quyền di chuyển tự do, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước” như sư ông N.H.sư bà Chân Không. Có lọng vàng,có bát âm thị chúng ngay lập tức!"
Thưa g/s, tôi không rõ g/s là Phật tử hay không Phật tử, nhưng qua ngôn cách, tôi nghĩ người Phật tử không có đại ngôn và tràn đầy hận thù như vậy đối với một bậc trưởng lão. Tâm lý một nhà nước lãnh đạo, không ai muốn đẩy dân vào thế đối lập nếu không vì một duyên cớ; Đành rằng về phía chư tôn đức cũng vấp phải những thái cách cực đoan và hạn chế ý thức chính trị, nhưng công tâm mà nhận, nhà nước cũng vấp phải không ít sai lầm trong cung cách giải quyết tôn giáo trong buổi đầu, và mãi đến bây giờ, cán bộ cũng được giáo dục chính trị: tôn giáo như một cản trở bước tiến của xã hội, hay tệ hơn, Tôn giáo là thế giới quan đảo ngược, nghĩa là thiếu thực dụng, không ích lợi cho xã hội. Ăng ghen nói về tôn giáo: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ảnh hư ảo vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ảnh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức siêu trần thế. Từ đó, Tổng cục chính trị, cục dân vận và tuyên truyền đặc biệt tóm lược: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm các quan niệm phản ảnh một cách hư ảo, sai lạc thế giới tự nhiên vào đầu óc con người. Đó là sự phản ảnh mà thế giới tự nhiên đã trở thành lực lượng siêu tự nhiên, chi phối, quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ lực lượng siêu nhiên đó. Do được giáo dục một nhận thức như vậy, cán bộ đã nhìn PG như là một chướng ngại vô ích nhưng không thể loại trừ trong xã hội. Cái nhìn về tôn giáo như trên rất đúng với Thần giáo, nhưng hoàn toàn sai lệch đối với PG, từ đó, trong buổi đầu giải phóng miền Nam, họ xem thường PG, cung cách giải quyết PG thiếu thận trọng, để lại một di chứng đến ngày nay; tuy nhiên, qua buổi thuyết giảng của Thiền sư tại Học Viện Chính Trị HCM ở Hà Nội, một cán bộ cao cấp đã xác nhận cái hiểu biết thiếu chính xác về tôn giáo, cần phải tìm hiểu và bổ sung thêm, tôn giáo ngày nay không thể hiểu một cách méo mó một chiều như ở sách giáo dục chính trị đào tạo; Trình độ tu sĩ tôn giáo ngày nay được cập nhật, muốn giải quyết vấn đề tôn giáo, không chỉ ở mặt pháp lý, còn ở mặt luận lý, tâm lý và nắm vững giáo lý, nhưng yếu tố tình cảm vẫn là cơ bản, có tình cảm, có thông cảm, mọi ách tắc được khai thông!
Nhà nước VN đang cố gắng đoàn kết toàn dân, dù là còn ở hải ngoại, sự đoàn kết có thực tâm hay không, vẫn là điều kiện đồng bào thấu hiểu nhau, gần nhau, thương nhau, không làm cò mồi cho hoạt đầu chính trị của người ngoài để làm khổ anh em, tạo cảnh nồi da xé thịt như một số nước hiện nay. Tại sao chúng ta cứ mãi hằn học, thù hận; cho dù học thuyết, chủ nghĩa nào, biết nghĩ đến quyền lợi dân tộc vẫn quý hơn vì quyền lợi cá nhân hay tập thể mà dâng tổ quốc cho kẻ khác. Ví dù Thiền sư cố vấn cho CS, làm đẹp cho CS thì đã sao? chả lẽ PG chỉ cảm hóa kẻ tốt thôi ư? Mà đã tốt, cần gì phải cảm hóa; cho dù CS xấu xa tột độ, nhưng qua 30 năm ổn định, xây dựng đất nước một cách khó khăn như hôm nay, bây giờ xóa sạch, chắc gì tránh khỏi nội loạn, phải mất mấy mươi năm nữa để làm lại từ đầu, để rồi một thể chế khác lên, tranh giành quyền lợi, ai bảo đảm nhân dân ổn định được cuộc sống, chắc gì thể chế mới tốt đẹp hơn hay đen tối hơn? Với tinh thần PG, chúng ta nên chuyển hóa thực tại, không nên hủy hoại thực tại. Trên thế giới đã qua thời kỳ chiên tranh lạnh, chấm dứt đố kỵ ý thức hệ, nhưng VN chúng ta, cứ mãi cay đắng quá khứ, phủ nhận hiện tại, mưu đồ một tương lai thiếu cơ sở thực tế; Trở lại PG, g/s bảo rằng: không đồng đẳng làm sao ngồi lại với nhau được? Thưa g/s,không đồng đẳng tại sao HT HQ đến thăm Ban trị Sự Thành Hội, được đón tiếp như một bậc tiền bối, không đồng đẳng sao được Thủ Tướng Phan Văn Khải tiếp tại Phủ Thủ Tướng; Nếu có bất bình đẳng, có lẽ do chính chúng ta không tạo cơ hội để bình đẳng; Mặc dù Kitô giáo có tội với tổ quốc nhưng họ biết tranh thủ và tạo phong cách để bình đẳng với các tôn giáo từng có công với dân tộc, bình đẳng không ai ban phát cho ta, do chính ta tìm phương án dễ chịu nhất để xác định sự hiện hữu và thế đứng của mình bằng chính đầu óc chứ không bằng đầu gối. Sư Ông với tư cách một Pháp lữ, một huynh đệ nói lên cái tâm của mình trước những khó khăn của nhị vị Tôn đức chứ không phải ở vị thế của CS, hay trịch thượng, quyền uy như g/s kết án; Tâm chúng ta hận thù, nhìn thấy ngôn ngữ của Thiền sư là trịch thượng, nhưng tâm ta lắng đọng và an lạc, chắc chắn cảm nhận những đề nghị của Thiền sư là vị ngọt đầy cảm thông; Và g/s nói rằng chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo CS thì việc phục hoạt rất dễ, như sư Ông N.H và sư bà Chân Không có lọng vàng, có bát âm thị chúng ngay lập tức; chứng tỏ g/s không sống tại quê hương vào những ngày tháng Thiền sư lưu giảng, Thiền sư không đi trên thảm nhung đỏ như bên ngoài tưởng mà thiền sư đi trên sỏi đá gập gềnh những tưởng gót sen ê ẩm và con tim rướm máu tình người, ai hiểu được những nơi tổ chức diễn giảng để Thiền Sư cảm nhận một ít chua xót bất như ý, ai hiểu được những dằn vật trong tâm khi Thiền sư phải đối đầu những khó khăn từ nội bộ anh em đến sự ngờ vực từ bên ngoài; và nội tình PG ngày nay phân hóa hơn cả thời Pháp thuộc, có lúc đưa Thiền sư đến tâm thái trầm cảm thất vọng của quá khứ, có lẽ g/s trách móc vì chưa hiểu Thiền Sư, hận thù vì chưa cảm thông hiện tại; ai ở vào địa vị Thiền sư, không thể làm khác hơn bằng một tấm lòng.

Rất tiếc anh em chúng ta ở xa quê hương, sống bằng hận thù và ảo tưởng, nhìn VN ngày nay bẳng cặp kính lỗi màu, tự mình làm khổ mình và lôi đồng bào ruột thịt chúng ta khổ theo, biết nói sao hơn khi chúng ta nhìn nhau bằng khoảng cách quá xa, những ai hận thù PG vì đã mất đặc quyền đặc lợi từ 1963 và 1975, vu vạ PG đã tiếp tay cho CS giải phóng quê hương; đã đành những người dầy đặc ác cảm như vậy, riêng anh em đồng đạo cũng không thương tiếc mắng mỏ nhau, tiếp tay cho bên ngoài triệt phá nội bộ, trong khi PG trong nước cần một hàn gắn để phục hồi sức lực, cho dù có xấu xa lỗi lầm, cũng là anh em một nhà, phải chi Phòng thông Tin PG QT là công cụ phục vụ cho PG thuần túy, những nhân sĩ phê bình xây dựng, PGVN sẽ có thêm những nhân tài để vết thương sớm lành, ngôi nhà PG đồng nhât như Kitô giáo hiện tại, có lẽ người Phật tử sẽ hãnh diện ngẫn đầu nhìn tôn giáo bạn, khó khăn tự khắc giảm thiểu, còn tạo được tầm vóc đáng kính cho quốc nội cũng như quốc ngoại, làm gì có cuốn sách “Giặc...” của Đặng Văn Nhâm và bài phê phán của Nguyễn Châu ra đời!

MINH MAN
24/4/05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét