Tuy mỗi năm, mùa đại lễ vẫn về thường kỳ theo luật định;
lịch Dương và lịch Âm có chênh lệch. Nếu không có những biến cố xã hội hoặc thời
khí, hoặc một sự kiện quan trong thì mọi lễ hội không có gì để nói.
Năm nay, đúng năm Canh Tý, Phật Đản về trong cơn khủng
hoảng đại dịch của nhân loại; tuy Phật giáo không bị tác động nhiều về tâm lý
khi đã thấm nhuần luật “nhân quả” và “vô thường”, nhưng cũng không thoát khỏi
những quy định phòng và tránh dịch của xã hội, dĩ nhiên, không vì thế mà việc
tưởng nhớ Đức Từ phụ suy giảm về phổ cập, hạn chế về phô diễn; Như quả bóng no
hơi, hạn chế đầu này thì đầu kia phình nở, cũng thế, không những các chùa cố gắng
trình bày vườn Lâm Tỳ Ni dưới tầm nhìn nghệ thuật, mà còn biểu hiện nhiều nét
sáng tạo. Tuy hạn chế quần chúng tham dự, nhưng chương trình cách ly được dỡ bỏ
thì mùa Phật Đản không thiếu cảnh chen chúc sắc màu trang phục đến cửa “không”.
Trong lúc các chùa mở siêu thị không đồng giúp dân
nghèo như chùa Vĩnh Nghiêm quận ba, cây ATM gạo chùa Giác Uyển Phú Nhuận, phát gạo từng địa phương
khắp cấc tỉnh thành lớn, thậm chí tư gia cũng góp phần quà cho cư dân lao động ở
trọ trong mùa dịch không về lại quê nhà.Nhiều quán cơm chay hàng trăm hộp cơm từ
thiện mỗi ngày; Còn biết bao tấm lòng vị tha của nhân dân ta, dưới mọi hình thức,
đùm bọc nhau trước việc sinh tử ôn dịch. Đứng trước đại nạn, người dân thường
hy sinh, gắn bó giúp nhau, đó là truyền thống ngàn đời của dân tộc, cũng thế,
trước họa xâm lăng, chúng ta từng có Hai bà Trưng, hội nghị Dziên Hồng, các bô
lão và tuổi trẻ đều hăng say chống giặc.
Tình người và tín ngưỡng luôn song hành dẫu trong cảnh
khó hay lúc thường lạc. Phật Đản năm nay, chùa lớn, am nhỏ, từ thành thị đến
thôn quê đều tràn ngập sinh khí hân hoan, không chỉ do Đại lễ mà còn thoát được đại nạn ôn dịch đe dọa.
Cờ ngũ sắc trên nóc nhà tư gia phất phới
trong cơn gió rừng cao nguyên, hay nhịp nhàng yểu điệu dọc kênh Nhiêu Lộc Thành
phố, đều mang sức sống hồi sinh.
Hầu như các chùa đều rộng mở cổng vào, điều khó hiểu,
chùa Phổ Quang nổi tiếng ở gần sân bay
Tân Sơn Nhất lại từ chối khách đến lễ Phật, cổng đóng, người canh không một ai
được vào ngay ngày rằm Phật Đản. Một số tín đồ đứng bên ngoài chắp tay hướng vọng
vào chánh điện; đây là cơ sở thuộc Thành hội dưới sự quản lý của HT Thích Trí
Quảng (Trưởng BTS Thành hội PG).
Dọc từ ngã ba Vũng Tàu ra đến thành phố biển, các am
tự viện phất phới ngũ sắc cờ bay. Đại
Tòng Lâm còn gọi là Vạn Phật
Quang Đại Tòng Lâm Tự, cơ sở lớn nhất của Phật giáo Bà Rịa Vũng Tàu, nơi HT
Thich Quảng Hiển, trưởng BTS PG BR-VT, có công xây dựng, và đang là tọa chủ,
cũng không thiếu màu cờ tung cánh. Đáng ra, đây xứng là cơ sở đặt BTS PG Tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu, nhưng nhiều năm, chùa Từ Quang tại Thành phố Vũng Tàu, lại là
văn phòng BTS PG Tỉnh.
Chùa Từ Quang tuy vừa tái
thiết, nhưng diện tich chưa bằng 1/50 của
Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, chính vì thế, lễ hội khó mà dung chứa lượng
chư Tăng Ni chứ chưa kể phật tử. Năm
nay, do dịch Covid-19, hạn chế người tham dự
lễ hội mùa Phật đản, vì thế, theo HT trụ trì chùa Từ Quang cho biết, việc
thiết kế trang trí vườn Lâm Tỳ Ni chỉ tượng
trưng cho Phật tử đến lễ, chứ không phải nơi hành lễ chính thức của BTS PG
BR-VT. Trong chùa vẫn còn một số quà lương thực thực phẩm cho dân nghèo địa
phương. Một cơ sở thuộc hệ phái miền Vĩnh Nghiêm, vẫn hòa nhập dòng sinh hoạt của
GHPG Tỉnh, có lẽ không lâu, BTS PG BR VT sẽ tính đến một địa điểm thuận lợi, rộng
rãi hơn để làm văn phòng PG Tỉnh, nếu xem Thành phố Vũng Tàu là bộ mặt văn hóa
– du lịch.
Do là cơ sở hệ phái Vĩnh
Nghiêm vừa được tái thiết, nên chính quyền địa phương, kể cả Ban Tôn giáo chính
phủ đều đến chúc mừng nhân mùa đại lễ, lẵng hoa và quà cáp được HT trụ trì trân
trọng đón tiếp, hầu hết các chùa và BTSPG khắp Tỉnh thành quận huyện cùng được
chính quyền địa phương đến viếng, chúc mừng.
Phật Đản về trong cơn đại
dịch toàn cầu, nhưng Thông điệp Phật đản của ông Tổng thư ký Liên Hiệp quốc,
cũng như của Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, không riêng cho Phật giáo, mà cho toàn
nhân loại, nói lên đức tin trước đại dịch để duy trì sự an tâm trên tinh cầu
này, cho dù Canh tý 1840, Canh Tý 1900 hay Canh Tý 1960,Trung Quốc phải đối đầu nhiều
đại nạn, và thế giới cũng ành hưởng địa chính trị tại một số quốc gia. Riêng
Canh Tý 2020, có ba kinh tuyến là Nhật Mộc tuyến, Thổ Nhật tuyến và Ngân Nhật
tuyến, trái đất nằm giữa ba kinh tuyến theo hàng dọc,sẽ chịu áp lực từ trường của
hệ ngân hà, do đó sinh ra tai họa, dịch bệnh cọng hưởng với nghiệp lực nhân loại.
Đã là nghiệp lực,chỉ có phước báu và năng lượng dương (tức sự thanh khiết từ thể
chất đến tâm hồn) mới đủ khả năng tạo năng lượng sinh thức bao phủ nhân thân
như áo giáp, ngăn cản virus xâm nhâp cơ thể.Chưa có trận dịch nào tác hưởng đến
bậc chân tu, ngược lại, HT Tuyên Hóa từng giải dịch cho thôn làng trên 50 năm về
trước nhờ công đức trì tụng chú Đại Bi, đức tin tâm linh khó giải thích, nhưng
trước nhất bản thân phải đủ năng lực năng lượng sinh thức.
Mùa Phật đản năm nay, tuy đối đầu và chìm ngập trong
đại dịch toàn cầu, nhưng Phật giáo thế giới cũng như Việt Nam, vẫn ung dung, an
lạc tiến hành đón mừng đấng cha lành muôn loại; đồng thời nhắc nhở con người dẹp
bỏ mọi tham cầu, sân si, tính toán phiền não hại thân, giữ thanh tịnh để mọi sự
diễn tiến theo duyên khởi, có thế, mới thân an tâm lạc. Đây là mùa Phật đản 2020
đặc biệt của Phật giáo.
MINH MẪN
07/5/2020 rằm
tháng tư (2564)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét