Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

* KÝ SỰ: NỞ HOA MIỀN TÂY BẮC (KỲ 8)


            



Qua một đêm rả rích mưa miền núi, tờ mờ sáng có vẻ tạnh hạt, phố phường Điện Biên sạch sẽ, khí hậu trong lành nhưng vẫn khó đánh bạt mùi tanh tưởi từ quán thịt trâu đối diện xéo khách sạn. Đoàn khấp khởi cám ơn thời tiết đã cho le lói vài tia sáng báo hiệu cơn mưa nhường lối về cho đoàn bị cầm chân qua đêm (vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách).

*****

"Điện Biên, tên gọi do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 400 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội bay bình quân ngày 02 chuyến.

 Diện tích tỉnh Điện Biên: 9.541,25 km2. Dân số gần 55 vạn người, gồm 19 dân tộc anh em. (Thái; Mông; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mường; Cống; Xi Mun; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác). 

 Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung có cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Myanma.

Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa... tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.

TIỀM NĂNG DU LỊCH
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát).

"Dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, Phủ Điện Biên (nay là Điện Biên Phủ) trở thành trung tâm điều hành, hành chính khu vực phía nam tỉnh Lai Châu. Năm 1954, Pháp thực hiện kế hoạch Navarre đã đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên Phủ với ý đồ xây dựng căn cứ chiến lược quân sự, khống chế và thôn tính Đông Dương và phía Nam Trung Quốc, phía bắc Lào. 

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được coi là "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến. Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ương đã quyết định lập khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc".

 Điện Biên với địa danh và nguồn tài nguyên dồi dào, trở thành một trong những vùng Tây Bắc được nhiều người biết đến hơn là vùng Đông Bắc. Hầm chỉ huy của tường Đờ Cát chỉ 20m x 8m khá đơn điệu, nằm lọt vào lòng chảo Điện Biên. Cảnh trí Điện Biên khá thơ mộng; một thành phố thuộc Tây Bắc có vẻ sung túc nhưng không ô tạp như Sapa, nơi đây báo hiệu một cuộc sống khá ổn định cho cư dân miền núi.

*****

Tìa Dình là một xã thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.

Xã có diện tích 98,82 km², dân số năm 2005 là 2468 người, mật độ dân cư 25 người/km². Một xã xa thành phố Điện Biên, được hình thành ngôi trường mầm non cho con em sắc tộc địa phương là một cố gắng tối đa của anh Tuấn đi tiền trạm, cô Chung và Việt Ly theo dõi sát mọi công trình. Còn một công tình nữa chưa hoàn thành để đoàn kịp nghiệm thu, vì thế, cô Chung và Việt Ly lại phải trở lại phía Bắc một lần nữa sau hơn một tháng. Trong thời gian chờ đợi, Việt Ly phải về miền Tây Nam bộ (Cà Mau) để khánh thành cầu, nhà tình thương và những dự án khác; không như núi đồi Tây Bắc, chuyến này Việt Ly và các anh chị tha hồ thả hồn trên sông nước với những chiếc xuồng tròng trành bập bềnh theo con sóng gió cuối Hạ.

 Gần 9 giờ sáng xe rời khỏi Xã Tìa Dình, thôn Tào La - Huyện Điện Biên Đông - về lại Thanh phố Điện Biên, mọi người tắm rửa, vệ sinh cá nhân, hành lý hôm qua còn gửi tại phòng khách sạn. Việt Ly đưa đoàn qua tiệm bánh ướt không xa khách sạn. Sau đó, gần 10g, đoàn thẳng tiến về Sơn La, chọn nơi đây, gần 200km để nghỉ qua đêm trước khi về lại Hà Nội.

*****

"Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố.  Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km; Nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa.

Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2015, tỉnh Sơn La có 1.195.107 người. (theo niên giám thống kê là 1.192.100 người)"

Thành phố sung túc, nhà hàng quán nhậu không thua Hà Nội, nhưng nếp sống có vẻ chậm chạp từ tốn. Không gian thoáng đãng, tươi mát. Trời nhá nhem, phố phường lên đèn, bao nhiêu mệt nhọc suốt tuần trải dài theo bao cung đường đèo dốc, núi non, giờ đây đã rơi rụng tự bao giờ. Cảm giác thoải mái nhẹ nhàng đang lâng lâng theo bánh xe lăn vào thành phố.

Đoàn vào đến địa giới Sơn La hơn 19g, do người nhà cô Hằng hướng dẫn tìm khách sạn, lấy phòng, gửi hành lý, vệ sinh cá nhân, nhờ tiếp viên khách sạn gọi taxi đến quán ăn. Vừa vào, thức ăn phần chay đã dọn sẵn, thực khách nhậu khá đông, quán thịt dê nổi tiếng tại Sơn La. Ông chủ quán, người tầm thước, đầu không tóc nhưng bộ râu biểu lộ nét bản lãnh anh chị trong xã hội, lại là người ăn trường trai, kể cũng lạ.

Một đêm hưởng không khí trong lành của Sơn La, một tỉnh cuối của Tây Bắc trước khi giã từ trở về Hà nội.


MINH MẪN   ( CÒN TIẾP)
01/8/2017
































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét