SÔNG HƯƠNG NƯỚC CHẢY LỮNG LỜ,
ĐẠO PHONG TỎ RẠNG ĐÔI BỜ BÓNG SOI.
Câu ca dao, tạm gọi là ca dao trên đây tuy chưa được phổ cập rộng, nhưng cũng đủ phản ảnh cuộc sống Đời và Đạo lặng lẻ gắn kết một cách thanh thản của đất Thần Kinh.
Thật vậy, Phật giáo có mặt trên đất nước hơn 2.000 năm, nhưng thẩm thấu vào máu thịt cư dân xứ Huế đến độ trở thành Huế và Phật giáo là một; nói đến Thừa Thiên là nói đến Phật giáo, nói đến Phật giáo là nói đến Thừa Thiên; cung đình, Phật giáo và văn hóa xứ Huế như kết quyện làm một. Huế là cái gì khó nói, khó tả, nhưng cũng khó quên khi một lần đặt chân đến Huế. Vùng đất và con người xứ Huế chỉ có thể cảm nhận một cách thấm thía hơn là diễn đạt bằng lời. Vì thế, Phật giáo cũng trở thành giòng sữa ngọt nuôi dưỡng chất Huế cho sông Hương núi Ngự, tạo phong cách cho con người trưởng thành từ Huế, và không ngoa, người con xứ Huế dù lưu lạc bốn phương cũng khó phai nhòa bản chất Huế đặc thù trên đất khách quê người. Cũng từ đó, Phật giáo Huế đã từ lâu trở thành một truyền thống tôn ti, không những theo giáo phạm mà còn lễ nghi truyền thống của dân tộc đậm nét văn hóa cố đô văn hiến.
Nền văn hóa dân tộc bị mờ nhạt sau 1954 tại phía Bắc đã đành; cũng từ thời gian nầy và trước đó, Phật giáo Huế đã củng cố nền giáo dục Thiền môn quy củ, biến Huế trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo chạy dài vào các Tỉnh miền Trung Nam bộ, đào tạo vô số thạch trụ già lam đã từng đứng ra gánh vác trọng trách duy trì và phát triển Phật giáo suốt nhiều thập kỷ. Xuất hiện nhiều bậc cao Tăng chân tu thạc đức làm bóng mát cho hàng hậu học. Tuy Thừa Thiên có nhiều sơn môn Tổ đình, nhưng tình đồng đạo luôn quy kính gắn kết lẫn nhau. Trong thời chiến tranh Việt-Pháp, một số sơn môn vùng ven ngoại thành phải tản cư, để lại một ít bậc chân tu bám trụ hầu giữ mãi hồi chuông sớm hôm nuôi dưỡng hồn thiêng đất mẹ. Trong thời gian đó, hẳn nhiên cuộc sống vô vàn khó khăn và sinh mạng như chỉ mành treo chuông trước những thép lạnh vô tình sẵn sàng nhả đạn vì bất đồng ngôn ngữ. Củ sắn, lát khoai, rau dại đã từng nuôi dưỡng những bậc chân tu, sống chết với Đạo. Để rồi, sau khi đình chiến, có những vị trong số đó, trở thành danh Tăng trên thế giới, cao Tăng trong ngôi nhà Như Lai, và thạch trụ cho Phật pháp.
Truyền thống "TRUYỀN ĐĂNG TỤC DIỆM" từ Thiền môn êm xuôi nhẹ nhàng như giòng sông Hương, uy đức vòi vọi như núi Ngự Bình, một thời tỏa rạng uy danh Phật giáo xứ Huế, vì thế, không ngoa khi nói Huế là trung tâm văn hóa của Phật giáo Việt Nam.
ĐẠO PHONG TỎ RẠNG ĐÔI BỜ BÓNG SOI.
Câu ca dao, tạm gọi là ca dao trên đây tuy chưa được phổ cập rộng, nhưng cũng đủ phản ảnh cuộc sống Đời và Đạo lặng lẻ gắn kết một cách thanh thản của đất Thần Kinh.
Thật vậy, Phật giáo có mặt trên đất nước hơn 2.000 năm, nhưng thẩm thấu vào máu thịt cư dân xứ Huế đến độ trở thành Huế và Phật giáo là một; nói đến Thừa Thiên là nói đến Phật giáo, nói đến Phật giáo là nói đến Thừa Thiên; cung đình, Phật giáo và văn hóa xứ Huế như kết quyện làm một. Huế là cái gì khó nói, khó tả, nhưng cũng khó quên khi một lần đặt chân đến Huế. Vùng đất và con người xứ Huế chỉ có thể cảm nhận một cách thấm thía hơn là diễn đạt bằng lời. Vì thế, Phật giáo cũng trở thành giòng sữa ngọt nuôi dưỡng chất Huế cho sông Hương núi Ngự, tạo phong cách cho con người trưởng thành từ Huế, và không ngoa, người con xứ Huế dù lưu lạc bốn phương cũng khó phai nhòa bản chất Huế đặc thù trên đất khách quê người. Cũng từ đó, Phật giáo Huế đã từ lâu trở thành một truyền thống tôn ti, không những theo giáo phạm mà còn lễ nghi truyền thống của dân tộc đậm nét văn hóa cố đô văn hiến.
Nền văn hóa dân tộc bị mờ nhạt sau 1954 tại phía Bắc đã đành; cũng từ thời gian nầy và trước đó, Phật giáo Huế đã củng cố nền giáo dục Thiền môn quy củ, biến Huế trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo chạy dài vào các Tỉnh miền Trung Nam bộ, đào tạo vô số thạch trụ già lam đã từng đứng ra gánh vác trọng trách duy trì và phát triển Phật giáo suốt nhiều thập kỷ. Xuất hiện nhiều bậc cao Tăng chân tu thạc đức làm bóng mát cho hàng hậu học. Tuy Thừa Thiên có nhiều sơn môn Tổ đình, nhưng tình đồng đạo luôn quy kính gắn kết lẫn nhau. Trong thời chiến tranh Việt-Pháp, một số sơn môn vùng ven ngoại thành phải tản cư, để lại một ít bậc chân tu bám trụ hầu giữ mãi hồi chuông sớm hôm nuôi dưỡng hồn thiêng đất mẹ. Trong thời gian đó, hẳn nhiên cuộc sống vô vàn khó khăn và sinh mạng như chỉ mành treo chuông trước những thép lạnh vô tình sẵn sàng nhả đạn vì bất đồng ngôn ngữ. Củ sắn, lát khoai, rau dại đã từng nuôi dưỡng những bậc chân tu, sống chết với Đạo. Để rồi, sau khi đình chiến, có những vị trong số đó, trở thành danh Tăng trên thế giới, cao Tăng trong ngôi nhà Như Lai, và thạch trụ cho Phật pháp.
Truyền thống "TRUYỀN ĐĂNG TỤC DIỆM" từ Thiền môn êm xuôi nhẹ nhàng như giòng sông Hương, uy đức vòi vọi như núi Ngự Bình, một thời tỏa rạng uy danh Phật giáo xứ Huế, vì thế, không ngoa khi nói Huế là trung tâm văn hóa của Phật giáo Việt Nam.
* * * * *
Tinh thần kính trên nhường dưới trở thành một truyền thống, cho dù trải qua nhiều sóng gió trong những cuộc chiến tương tàn. Chuyện lạ, sau khi nước nhà thống nhất, mọi sự trong xã hội bị đảo lộn, Phật giáo Huế cũng không tránh khỏi một phần dù là rất ít. Uy danh Phật giáo Huế vẫn còn, Tăng phong đạo cách của những bậc trưởng thượng chưa phai, nền giáo dục truyền thống từ nội tự (thầy trò) đã chuyển sang trường lớp, học viện thông thoáng hơn, kiến thức rộng hơn, dĩ nhiên không tránh khỏi bị pha loãng một phần nào đó về nếp nghĩ, về nhân cách khi hòa nhập vào xã hội. Nhưng dẫu sao, Huế và miền Trung Nam bộ vẫn còn ảnh hưởng nề nếp của Thiền môn quy củ.
Từ ngày thành lập GHPGVN vào năm 1981, hầu như ba miền ít nhiều đều có vấn đề nội kết, không từ tông môn thì cũng từ những cơ sở vật chất, từ những địa vị chức sắc, từ quyền lợi danh vọng... và còn nhiều uẩn khúc làm đau lòng tín đồ. Trở lại Huế, như đã nói, tuy tinh thần tu dưỡng sâu đậm, nhưng gần đây, qua những kỳ đại hội bổ sung nhân sự hay đề bạt chuyển nhượng Phật sự, vẫn xẩy ra những việc mà đáng ra Huế không bao giờ có và không thể có đối với những bậc trưởng thượng, để rồi, có những tờ rơi, nội dung bất kính đối với những bậc đáng kính về tuổi đời cũng như hạ lạp, giáo phẩm cũng như chức sắc.
* * * * *
Trong một "Tâm Thư" bút hiệu Thích Vô Tư, gửi cho HT. T. Khế Chơn, dẫn chứng kinh tạng: "Nầy các vị khất sĩ, không có sự vật nào khi không được điều phục mà có thể đem lại nhiều đau khổ như tâm của chúng ta. Nầy các vị khất sĩ, không có một sự vật nào khi ta được điều phục, chế ngự mà có thể đem lại hạnh phúc như tâm của chúng ta...".
Rồi dẫn chứng kinh Di giáo: "Thí như đại thọ, chúng điều tập chi tắc hữu chiết khô chi hoạn".
Rồi lại mời Hòa Thượng cùng chiêm nghiệm Trung Quán Luận: "Chúng duyên sở sanh pháp, ngã thuyết tức thị không, diệt danh vi giả danh".
Ngoài những kinh luận trưng dẫn, tác giả còn có những lời lẽ trách móc và so sánh: "Các vị tôn túc tiền bối đã để lại cho chúng con nhiều gương lành đạo hạnh. Gần nhất, HT Khế Chơn còn nhớ hình ảnh trưởng lão HT Thiện Siêu, luôn trân trọng lắng nghe những lời chỉ dạy của HT Mật Hiển. HT Đức Phương trên cương vị phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, trưởng Ban trị sự PG Thừa Thiên-Huế luôn cung kính và trân trọng trưởng lão HT Khả Tấn chùa Giác Lâm. PGVN từ đức Pháp chủ đến các phó pháp chủ, các vị trưởng lão Hòa thượng, hoặc xuất hiện hoặc không xuất hiện. Các ngài không nói gì, không làm gì, nhưng các ngài luôn được Tăng tín đồ cung kính vâng lời, bởi vì các ngài chính là nguồn mạch tâm linh đạo đức vô hành của đạo pháp và dân tộc. HT Khế Chơn nên biết rằng xã hội cũng như giáo hội quá nhiều xáo trộn là do có quá nhiều người hành và đang thiếu vắng những năng lượng đạo đức vô hành.
Câu nói rất nổi tiếng của ngài Long Thọ trong Trung Quán luận: "Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc hành", các pháp vốn thành tựu từ cái không, thế gian hay xuất thế gian đều như vậy. HT lại quá nhiều cái có. Chúng con kính mong HT Khế Chơn dành nhiều thời gian hơn nữa để chế ngự tâm, điều phục tâm và nhất là khẩn thiết sám hối những lỗi lầm, những thái độ ngạo mạn của mình đã gây ra đối với HT phó pháp chủ, trưởng BTS PG thành phố Huế, có như vậy, Phật giáo mới giữ được bản sắc Huế của mình...
(hết trích)
* * * * *
Có lẽ xưa nay chưa bao giờ được nghe những lời lẽ từ tu sĩ Huế gửi đến một bậc chức sắc, một giáo phẩm trong GHPG Huế. Chả lẽ, cho dù mùa lũ bão, giòng sông Hương có lúc sóng nổi ba đào??? Chúng ta không trách móc đàn hậu học nếu những bậc trưởng thượng thể hiện đức khiêm cung, tánh khoan dung đối với kẻ trên người dưới. Trong cuộc họp chuẩn bị Đại hội PG Tỉnh, trước đây, thay vì HT Đức Thanh được suy cử vào vị trí phó BTS PG Thừa thiên-Huế, nhưng nghĩ tình đồng đạo, HT trưởng BTS PG đề cử HT. Khế Chơn. Nay xét thấy sức khỏe ngày càng yếu, HT trưởng BTS PG Thừa Thiên-Huế đã có văn bản gửi Ban nhân sự PG Thừa Thiên-Huế, giới thiệu HT Đức Thanh cho nhiệm kỳ 2017-2022. Văn bản viết:
..."Kính thưa chư Tôn đức, hiện nay tôi cảm thấy sức khỏe mình ngày càng yếu, e tôi không kham nặng trọng trách vai trò trưởng ban Trị sự GHPG Tỉnh cho nhiệm kỳ tới. Tôi nghĩ HT Đức Thanh là một người đã từng tham gia sinh hoạt GH từ lúc mới thành lập đến nay, đã từng có nhiều đóng góp cho GH Trung ương cũng như GH Tỉnh nhà. HT Đức Thanh cũng là người có đủ khả năng để thay thế vào vai trò nầy. Nay tôi kính giới thiệu HT Đức Thanh thay tôi để gánh vác công tác Phật sự trong thời gian nhiệm kỳ tới./.
Kính chúc chư vị vô lượng an lạc.
Huế ngày 24 tháng 8 năm 2016.
Ký tên HT T. Đức Phương
(hết trích)
Đây là nguyên do để HT Khế Chơn bất đồng và vận động qua nhiều lãnh vực hầu được kế thừa trưởng BTS. Cũng vì thế mà tạo sự bất hòa trong giới tu sĩ trẻ hiện nay tại Huế vốn từng tôn kính các bậc trưởng thượng. Nếu việc nầy xẩy ra nơi nào khác thì được xem là chuyện bình thường, nhưng Huế là cái nôi của PG, một cái nôi nề nếp tôn ti trật tự, trên nói dưới vâng, lại xẩy ra chuyện bất hòa trầm trọng mà khơi nguồn lại là một HT phó BTS Tỉnh.
Danh vọng chức quyền trong GH, biết là ảo vọng, không lương lộc, Tăng trẻ vì tánh nông nổi đối với Danh-Lợi-Tình mà tranh chấp còn có thể thông cảm. Một giáo phẩm, một chức sắc gần đất xa trời mà còn tranh chấp là chuyện lạ như loài hoa lạ và độc, phát nở trên mảnh đất lành một cách lạ lùng! Cái danh đã lấn át truyền thống đạo đức sơn môn!!!
Toàn thế Tăng tín đồ đất Thần Kinh hy vọng mọi sự được xuôi giòng như xuôi giòng thường ngày của giòng sông Hương, để Phật sự trôi chảy, đại Tăng không bị rạn nứt, và PG Thừa Thiên vẫn trụ vững như núi Ngự bao đời. Với sự thiết tha như thế, HT trưởng BTS PG Tỉnh đã kêu gọi:
"Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật -
Để Đại hội Đại biểu GHPGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế nhiệm kỳ 2017-2022 được thành tựu viên mãn, xin Trung ương GH và quý cớ quan thẩm quyền quan tâm giúp đỡ tạo sự thống nhất trong tổ chức và tôn trọng ý kiến của hàng Giáo phẩm cao nhất tại địa phương.
Kính chúc vô lượng an lạc.
Xin trân trọng kính chào đoàn kết và xây dựng.
T.M Ban tổ chức Đại hội
HT T. Đức Phương"
MINH MẪN
10/01/2017
10/01/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét