Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THAM

DỰ PHÁP HỘI DHARAMSALA 2015

Giác Hạnh Hoa
Nhân duyên hội đủ, vào ngày 7/9/2015, tại Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Tây Tạng đã bắt đầu 3 ngày thuyết giảng đặc biệt dành cho cộng đồng Phật giáo các nước Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc.
Tham dự Pháp hội Dharamsala năm nay, có hơn 300 Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đến tham dự trong đó có 58 Tăng Ni đang học thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ tại Ấn Độ cùng 276 Phật tử Việt Nam đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra còn có hơn 2000 Tăng Ni và Phật tử đến từ Singapore và Hàn Quốc cùng nhiều quốc gia khác. Chủ đề pháp thoại của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Phật tử Việt Nam năm nay là "Nhập Bồ Tát hạnh" của Bồ tát Tịch Thiên Shantideva và “Thứ tự tu tập" do Ngài Liên Hoa Giới Acharya Kamala'sila soạn tác.
Đây là lần thứ 5 chính thức Đức Dalai Lama thứ 14 dành riêng cho cộng đồng Phật tử người Việt Nam trên khắp thế giới, ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam ở Bắc, Trung, Nam cùng đã cùng nối kết nhau để xin các buổi pháp thoại riêng của Đức Dalai Lama, điều đó cho thấy  tình cảm cao quí của Ngài dành cho các Phật tử Việt Nam là rất đặc biệt. Chúng ta thấy rất vinh dự khi được dự phần vào những sự kiện mang tính lịch sử đó.
Theo TT. Thích Nhật Từ, đồng trưởng Ban tổ chức Pháp thoại 2015 còn cho biết trong ba lần Thượng tọa được có cơ duyên gặp gỡ riêng với Ngài, Ngài đã bày tỏ lòng quí mến dành cho cộng đồng Phật Giáo Việt Nam và Ngài đã nhìn thấy tiềm năng phát triển Phật giáo Việt Nam là rất lớn. Điều thứ hai, đây là pháp hội gắn kết việc mừng sinh nhật lần thứ 80 của Đức Dalai Lama. Điều thứ ba trong 14 đời Dalai Lama thì Đức Dalai Lama thứ 14 được xem là đặc biệt nhất, ở chỗ Ngài chịu trách nhiệm mang tính sứ mệnh rất cao cả giới thiệu Phật pháp cho cộng đồng Phật giáo Tây Tạng nói riêng và cho cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung. 56 năm Ngài lưu vong tại Ấn Độ, trong 56 năm đó những đóng góp to lớn của Đức Dalai Lama cho cộng đồng Phật giáo thế giới làm cho tất cả công đồng Phật giáo thế giới phải thừa nhận Ngài xứng đáng ngồi riêng một chiếu về phương diện hoằng pháp. Ngài giới thiệu về đạo Phật rất là tri thức và khoa học, nhằm giúp cho cộng đồng thế giới yêu quí mến đạo Phật và những người khác tôn giáo bắt đầu nhận ra được nền minh triết rất là đặc biệt  của đức Phật và từ đó họ trở thành Phật tử… Đức Dalai Lama thứ 14 của Tây Tạng là  một vị cao Tăng Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại và có thể là nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo với tầm ảnh hưởng khắp địa cầu của Ngài. 
Với ba đặc điểm đó, ngày hôm nay, đoàn Việt Nam với sự có mặt của gần 300 người tham dự Pháp hội đến từ trong nước và cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, trong đó có 62 Tăng Ni sinh  đang theo học tại Ấn Độ.
Trong buổi  thuyết pháp sáng nay Đức Dalai Lama đã truyền tải với 3 nội dung chính đó là:
1-Tất cả các chúng sinh đều muốn được hạnh phúc và đều muốn diệt trừ khổ đau. Chỉ có con người mới có khả năng chuyển hóa được khổ đau để có được hạnh phúc đó là trí tuệ. Ngài không hề nói đến một đạo Phật tín ngưỡng.  Nguyên nhân hạnh phúc hay khổ đau cũng tự mình tạo ra và cũng tự mình chuốc lấy…Nếu chỉ có tu tập mà không cần học thì chưa phải là người có trí tuệ, muốn có trí tuệ thì cần phải có tu tập có thứ tự…
2- Bản tánh con người rất muốn được yêu thương, tất cả các loài vật cũng đều muốn được yêu thương. Lòng từ bi phải được tỏa ra từ bên trong chứ không phải giả vờ, mà điều đó muốn có thì  phải có năng lực từ bi, Ngài lấy ví dụ cả đến con vật nhỏ nhất chúng đang bò đi, nếu chúng ta chọc ghẹo chúng, chúng co lại, nếu không thì chúng rất thoải mái. Con chó con mèo chúng rất thích được yêu thương vuốt ve, tuy chúng không biết cười, nhưng chúng rất thích được bình an…
3- Hữu thần và vô thần: Bằng các kinh nghiệm tu hoc thì Ngài vẫn tôn trọng các tôn giáo khác dù là hữu thần. Ngài đề cao đạo đức thế tục. Đạo Phật sử dụng tư tưởng triết học để nhìn nhận và đánh giá vấn đề này…
Ngài nhấn mạnh Tư tưởng Tứ Thánh Đế là nền tảng giáo pháp của đạo Phật và tất cả đều liên hệ đến nhân quả…
Sau buổi thuyết giảng buổi sáng dành cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Chúng ta đều nhận thấy phong cách của Ngài là rất thong dong tự tại. Chúng ta đến với pháp hội ngoài việc được nghe trực tiếp Ngài giảng pháp, đồng thời chúng ta cũng phải học đức tính của Ngài là không gò bó. Ngài thể hiện tố chất của lòng từ bi của một nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới…
Buổi chiều là Phần tóm tắt lại nội dung của Đức Dalai Lama giảng buổi sáng do Viện trưởng Tu viện Namgyal và các cao tăng do Đức Dalai Lama chỉ định đảm trách. Sau phần tóm tắt là phần đặt các câu hỏi dành cho Phật tử Việt Nam và các Phật tử nước ngoài.
Sau phần thảo luận đoàn Phật giáo Việt Nam được đặc biệt thăm viếng và đẳnh lễ cung điện thu nhỏ của Đức Dalai Lama trong khuôn viên tu viện Namgyal.
Kết thúc một ngày pháp thoại đầu tiên dành cho các cộng đồng Phật tử Việt Nam là phần lễ thắp đèn Hoa đăng ngay tại sân Tu viện Namgya, đây cũng là lần đầu tiên đoàn Phật tử Việt Nam được cho phép làm điều này. Buổi lễ thắp đèn hoa đăng được TT. Thích Nhật Từ nói nên ý nghĩa của ánh sáng Hoa đăng tượng trưng cho ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi và ý nghĩa của việc thắp đèn Hoa đăng tại pháp hội này, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Ngài. Trong buổi lễ Hoa đăng tất cả cộng đồng Phật tử Việt Nam cùng các chư Tôn đức Tăng Ni đều cùng niệm danh hiệu Quán thế Âm Bồ tát vì theo Phật giáo Tây Tạng,  Ngài Dalai Lama là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và cùng nguyện cầu chúc sức khỏe Ngài.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét