Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

HỎI ĐÁP VỀ NHIỀU VẤN NẠN CỦA THỜI ĐẠI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
trích từ quyển The Heart of the Buddha's Path
Biên tập: Thupten Jinpa - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
HỎI:
Về ô nhiễm và tận thế
Thưa Đức Thánh Thiện, câu trả lời của ngài là thế nào để chấm dứt ô nhiễm trong thế giới? Sẽ có sự tận thế và nhân loại như ngài biết về chúng để làm sạch và bắt đầu lại hay không?
ĐÁP:
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa.
Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
Bây giờ nó thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng. Nó không phải là một câu hỏi của một quốc gia hay hai quốc gia, nhưng mà là sự tồn tại và sức khỏe của toàn nhân loại. Nếu chúng ta có một ý thức rõ ràng về vấn nạn này và xử sự phù hợp, dường như có một cách để làm vấn nạn này bớt nghiêm trọng hơn. Thí dụ, một hay hai năm về trước khi tôi ở Stockholm bên cạnh một con sông lớn, một vài người bạn nào đó của tôi đã nói rằng 10 năm trước không có một con cá nào trong sông bởi vì nước sông quá ô nhiễm. Khoảng thời gian tôi viếng thăm một vài con cá đã bắt đầu xuất hiện do bởi sự kiểm soát ô nhiễm. Cho nên điều này cho thấy rằng có khả năng để cải thiện mọi thứ.
Giết hại và những hoàn cảnh như ở Bosnia lập tức đập vào tâm thức chúng ta. Tuy thế ô nhiễm và những vấn nạn môi trường khác không có sự đánh động kiểu này xuất hiện. Dần dần, tháng qua tháng, năm qua năm, mọi thứ trở nên tệ hại hơn và tệ hại hơn. Khi mà vấn nạn trở thành thật rõ ràng có lẻ đã quá trể. Do thế, tôi nghĩ đây là một vấn nạn rất nghiêm trọng. Tôi thật được khích lệ rằng trong nhiều nơi mọi người quan tâm rõ ràng, và thậm chí một số đảng phái đã được thành lập căn cứ trên ý tưởng và chính sách về bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ đây là một sự phát triển lành mạnh. Cho nên có hy vọng.
HỎI:
Về khổ đau của nhân loại
Thưa Đức Thánh Thiện, trong thế giới ngày nay, chúng ta cố gắng để thoát khỏi khổ đau. Điều này dường như lại tạo ra thêm nhiều khổ đau như thể việc làm tích cực của một người có thể là sự đau khổ của người nào khác, thí dụ thuốc men, chính trị, và v.v… Chúng ta phán xét thế nào? Chúng ta không nên chỉ chấp nhận một khối lượng khổ đau và phiền muộn nào đó chứ?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rằng có nhiều cấp độ của khổ đau. Nói một cách tổng quát, rõ ràng có thể giảm thiểu cấp độ của khổ đau. Cá nhân tôi không tin rằng những điều kiện cần yếu cho sự cát tường và hạnh phúc của con người nhất thiết phải liên hệ đến việc tổn hại và và gây xúc động đến đời sống của ai đó trong một cách tiêu cực.
Ở đây tôi muốn nói vài điều. Tôi cảm thấy rằng truyền hình và báo chí thường nói đến những thứ tiêu cực. Thí dụ, sự giết hại hay những sự kiện bất hạnh là được đăng tải ngay lập tức. Trong khi đó, hàng triệu người thật sự thật sự đang nhận giúp đở, hay đang được nuôi dưỡng hay chăm sóc bằng tình cảm con người, chẳng hạn như hàng triệu trẻ em, người bệnh và già. Nhưng thường thường trong tâm thức con người những việc tốt đẹp này được xem như đương nhiên. Những việc như vậy không được xem như điều gì đấy mà chúng ta phải đặc biệt chú ý. Thật sự, điều này cho thấy rằng bản chất đúng thật của loài người là bi mẫn hay tình cảm. Chúng ta đơn giản lãng quên tất cả những việc về tình cảm bởi vì nó dường như tự nhiên. Nhưng chúng ta ngạc nhiên với những thứ như sự đổ máu, nó sốc tâm thức chúng ta bởi vì bản chất của chúng ta không phải là loại như vậy. Như một kết quả, nhiều người ấn tượng rằng bản chất con người là tiêu cực, hiếu chiến, và bạo động. Tôi nghĩ rằng một cách tâm lý điều này là rất tệ hại, một cách đặc biệt đối với tuổi trẻ, những người qua truyền hình, thấy những yếu tố tiêu cực của loài người, nhưng luôn luôn trong một thời gian ngắn. Vào lúc ấy hay trong một thời điểm ngắn, những thứ này như giết chóc hay đánh đấm có lẻ là hơi hào hứng. Nhưng về lâu dài, tôi nghĩ những thứ bạo động này là rất, rất tổn hại đến xã hội. Trong thực tế, tôi mới có một cuộc gặp gở với Karl Popper, một triết gia. Chúng tôi đã biết nhau từ lần đầu tôi thăm viếng xứ sở này, năm 1973. Trong cuộc gặp gở của chúng tôi đã thảo luận về bạo động trên truyền hình và quan điểm của tôi là quá nhiều bạo động sẽ có một tác động rất tiêu cực vào tâm thức của hàng triệu trẻ em. Ông ấy, tôi nghĩ, cũng có cùng ý kiến như vậy. Một phương pháp giáo dục thích đáng là yếu tố quan trọng nhất rõ ràng của hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.
HỎI:
Về phân biệt chủng tộc, tính không khoan dung và sự ngu ngơ của loài người
Thưa Đức Thánh Thiện, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tính không khoan dung và sự ngu ngơ của loài người dường như là gia tăng. Ngài quy cho những nhân tố tiêu cực nào với điều này? Những nhân tố tích cực nào có thể đấu tranh chống lại xu hướng này?
ĐÁP:
Tôi nghĩ chúng lệ thuộc chủ yếu vào giáo dục. Tôi cảm thấy rằng thông tin càng đúng đắn hơn và càng tỉnh thức và tiếp xúc hơn thì vấn đề càng tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên, quý vị cũng có thể thông qua một tâm thức cởi mở. Cuối cùng, ta cũng chỉ là một cá nhân trong 5 triệu con người và một tương lai cá nhân tùy thuộc rất nhiều vào những người khác. Một phần của vấn nạn tôi nghĩ là thiếu vắng hiểu biết về những nền văn hóa khác và sự tồn tại của những cộng đồng khác và cũng là thiếu vắng một sự thông hiểu về bản chất hay thực tế của sự tồn tại hiện đại. Nếu có thể đạt đến sự thỏa mãn hay đầy đủ hoàn toàn bằng việc hoàn toàn độc lập trong một nền văn hóa và cộng đồng của chính ai đấy - hoàn toàn độc lập và không liên hệ đến những cộng đồng khác khắp thế giới - thế thì có lẻ ta có thể tranh luận rằng có những nền tảng cho việc đóng góp đế những nhận thức sai lầm như tính không khoan dung và sự phân biệt chủng tộc. Nhưng không phải như vậy. Thực tế về sự tồn tại của những nền văn hóa khác và những cộng đồng khác không thể bị lãng quên. Hơn thế nữa, bản chất của sự tồn tại hiện đại chẳng hạn như sự cát tường, hạnh phúc và thành công của một cộng đồng nào đó là rất liên hệ với sự cát tường và những quan tâm của các cộng đồng khác và những xã hội khác. Trong một thế giới hiện đại phức tạp như vậy không có chỗ cho tính không khoan dung và phân biệt chủng tộc.
Bây giờ theo kinh nghiệm của riêng tôi, không nghi ngờ gì Phật Giáo là tôn giáo thích hợp nhất đối với tôi. Nhưng điều này không có nghĩa Phật Giáo là tốt nhất cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân có một tính khí tinh thần và do thế đối với một số người nào đó một tôn giáo đặc thù nào đó là thích hợp hơn hay tác động hơn những tôn giáo khác. Cho nên nếu tôi tôn trọng quyền của mỗi cá nhân, thế thì tôi phải tôn trọng hay chấp nhận giá trị của những tôn giáo khác này bởi vì chúng hoạt động vì hàng triệu người khác.
Khi tôi ở Tây Tạng chỉ có một ít thông tin qua sách vở và gặp gở cá nhân, về bản chất và giá trị của những truyền thống khác. Từ khi tôi trở thành người tị nạn, tôi đã có nhiều cơ hội hơn để có những sự gặp gở gần gũi với những truyền thống khác, chủ yếu qua những cá nhân và đã đạt được một sự thấu hiểu sâu xa hơn về giá trị của chúng. Như một kết quả, bây giờ thái độ của tôi là mỗi truyền thống tín ngưỡng là một tôn giáo quý báu. Dĩ nhiên, ngay cả từ quan điểm triết học, tôi vẫn tin tưởng triết lý Phật Giáo là phức tạp hơn, nó đa dạng hơn hay rộng rãi hơn, nhưng tất cả những tôn giáo khác vẫn có những lợi ích vô vàn hay khả năng lớn lao. Cho nên trên cả hai căn bản ấy, tôi nghĩ thái độ của tôi đối với những tôn giáo khác đã thay đổi một cách lớn lao. Tôi ngưỡng mộ sâu xa sự thực tập của họ và tôi tôn trọng một cách chân thành truyền thống của họ.
HỎI:
Về vấn đề nuôi dưỡng trẻ em
Những chức năng nào quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng trẻ em?
ĐÁP:
Tôi nghĩ quý vị nên hỏi những nhà chuyên môn. Như vậy sẽ tốt hơn!
HỎI:
Về vấn đề tiền bạc
Làm sao chúng ta có thể sống an lành trong một xã hội căn cứ chung quanh nhu cầu tiềm kiếm tiền bạc?
ĐÁP:
Tôi nghĩ có khả năng trong việc cân bằng việc ấy với việc sống an lành. Thí dụ, ngay cả người Tây Tạng cần kiếm tiền. Một cách đặc biệt tôi trong thời gian này với chính phủ lưu vong - tôi nghĩ thiếu thốn của chúng tôi năm nay là hơn 2 triệu đô la! Vì thế tôi rất, rất lo lắng về điều đó!
HỎI:
Về vấn đề kiểm soát sinh sản và bùng nổ dân số
Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có bất cứ đề nghị nào về sự bùng nổ dân số trên thế giới?
ĐÁP:
Tôi nghĩ không nghi ngờ gì rằng kiểm soát sinh sản là cần thiết. Phá thai là vô cùng đáng buồn. Tuy thế, tôi nghĩ ngừa thai là rất cần thiết. Đôi khi tôi nói đùa với mọi người rằng sẽ tốt hơn nếu có thêm tu sĩ nam và nữ. Không phải đó là một phương pháp bất bạo động của việc kiểm soát dân số hay sao?!
HỎI:
Về tôn giáo và thế giới hiện đại
Thưa Đức Thánh Thiện, trong xứ sở này những năm gần đây đã có sự xa lánh tôn giáo. Cùng lúc, có sự thích thú gia tăng trong nhiều hình thức đa dạng của sự tự phát triển. Có phải tôn giáo vẫn là một con đường thích đáng trong thế giới hiện đại không?
ĐÁP:
Tôn giáo rõ ràng liên hệ trong thế giới hiện đại. Nhưng có lẻ tôi nên làm sáng tỏ việc này. Nhiều năm đã trôi qua từ khi nhiều truyền thống tôn giáo đa dạng bắt đầu, cho nên những phương diện nào đó, tôi nghĩ, có lẻ đã lỗi thời. Nhưng điều này không có nghĩa là tôn giáo về tất cả mọi mặt là không liên hệ với thế giới hiện đại. Do thế, thật quan trọng để nhìn vào tinh hoa của những tôn giáo khác nhau, kể cả Phật Giáo. Loài người, cho dù ngày nay hay của 100, 1000, 4000, hay 5000 năm trước một cách căn bản là giống nhau. Dĩ nhiên, nhiều nền văn hóa và những cung cách của đời sống đã thay đổi, nhưng chúng ta vẫn là loài người giống như vậy. Vì thế cho nên, những vấn nạn và khổ đau căn bản của loài người - chẳng hạn như chết, già, bệnh tật, đấu tranh và tất cả những thứ này - vẫn ở đấy. Tôi không biết loại cấu trúc nào của loài người sau mười nghìn năm hay một trăm nghìn năm nữa, không ai biết. Nhưng tối thiểu vài nghìn năm qua, tôi nghĩ, những cấu trúc ấy vẫn giữ bản chất như nhau một cách căn bản.
Cho nên tôi nghĩ những tôn giáo khác nhau thật sự đối phó với những nổi khổ đau và rắc rối căn bản của loài người. Trên trình độ ấy, do bởi bản chất và khổ đau của loài người vẫn là giống nhau, thế nên các tôn giáo vẫn rất liên hệ. Trái lại những phương diện nghi lễ nào đó và v.v… đã thay đổi. Ở Ấn Độ, trong thời đại phong kiến hay những triều đại của các vị vua, phương pháp thực hành rất bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh ấy. Nhưng điều đó đã thay đổi và, tôi nghĩ, phải thay đổi hơn xa hơn nữa.
Như Phật Giáo quan tâm, dĩ nhiên nó không chỉ đối phó với kiếp sống này mà hơn với những khía cạnh huyền bí khác nữa. Ngoại trừ, sự hiện đại hóa đang xảy ra ở thế giới chúng ta, một loại đổi mới tương tự đang xảy ra trong những thế giới tồn tại khác, tôi nghĩ Phật Giáo sẽ tiếp tục duy trì sự liên hệ và thích đáng của nó, không chỉ đối với thế giới hiện đại của chúng ta, bởi vì nhiều rắc rối căn bản của loài người vẫn tiếp tục, nhưng cũng bởi vì nó gửi những vấn đề vốn liên hệ với những hình thức tồn tại huyền bí khác. Tôi luôn luôn tin tưởng rằng sự thay đổi hiện đại chỉ là sự thay đổi trên bề mặt và chiều sâu của nó chúng ta là giống nhau. Nắm ngoái ở biên giới của Áo quốc và Ý Đại Lợi, người ta phát hiện một xác cổ xưa. Nếu chúng ta giả sử rằng người ấy đang sống, tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể đối thoại với người ấy. Tuy thế, xác thân ấy khoảng 4 nghìn tuổi. Dĩ nhiên, người ấy đã có một nền văn hóa khác và có lẽ có cách biểu lộ hơi khác, nhưng một cách căn bản chúng ta vẫn có thể đối thoại.
HỎI:
Về sự trừng phạt và hoàn cảnh ở Bosnia
Ngài nói rằng không có thù oán, sự trừng phạt có thể là tích cực nhằm để ngăn ngừa sự phạm phải những hành vi xấu ác khác. Đức Thánh Thiện có thể bình luận về tính chất thích hợp của thẩm quyền Liên Hiệp Quốc trong việc ném bom chống lại người Bosnia Serbs không?
ĐÁP:
Ô, việc ấy thì quá phức tạp! Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là chia sẻ nổi khốn khó và đau khổ của họ. Thật là một hoàn cảnh rất buồn. Khác hơn việc chia se nổi khốn khó của họ trong tâm thức chúng ta, dường như không có gì nhiều để chúng ta có thể thật sự làm. Đối với tôi tất cả những vấn nạn và hoàn cảnh rối rắm này ở Bosnia, cũng như ở cựu Liên Bang Sô Viết và ở châu Phi, không phải xảy ra đột ngột. Nguyên nhân của những sự leo thang này xảy ra qua hàng thập niên. Do thế chúng ta phải nghiên cứu qua sự kiện này. Trong tương lai, tôi nghĩ, nếu có một khu vực có khả năng xảy ra những khủng hoảng loại này, thì cộng đồng quốc tế phải chú ý toàn diện về nó ngay từ lúc bắt đầu và lượng định thích đáng. Tôi nghĩ điều này là cần thiết.
Về phần vi phạm nhân quyền, bây giờ rất đáng khích lệ rằng khắp thế giới đã có một cái nhìn mới về vấn đề nhân quyền. Điều này thật lành mạnh và tốt đẹp. Nhưng tôi xem sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng là những triệu chứng. Thí dụ, có một nốt phồng hay mụn nhọt trên bề mặt da, là do bởi có điều gì đó sai sót trong cơ thể. Chửa trị những triệu chứng là không đủ - chúng ta phài nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những nguyên nhân căn bản, vì thế những triệu chứng tự nhiên biến mất.
Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đó sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, một cách đặc biệt trên lãnh vực của những mối quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với những người bạn của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vị yêu mến dân chủ và tự do rất nhiều. Tuy thế, khi quý vị đối diện với những xứ ngoại quốc, không ai tuân theo nguyên tắc dân chủ, nhưng đúng hơn là tìm kiếm sức mạnh quân sự và kinh tế. Rất thường trong những mối quan hệ quốc tế, người ta thường quan tâm hơn đến sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ" Tôi nghĩ tôi có thể đi xa hơn: tổ chức quốc tế cao nhất, chính Liên Hiệp Quốc, được hình thành do ởi hoàn cảnh ngay sau thế chiến thứ hai, có thí dụ, 5 quốc gia thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An, mà mỗi thành viên này có quyền phủ quyết. Điều này không phải là dân chủ. Hơn thế nữa, ở châu Phi, nơi hàng triệu người bị chết đói, vũ khí thì sẳn sàng mà lương thực thì không. Khu vực này có nhiều cơ hội, nhưng hàng triệu đô la được sử dụng để mua vũ khí! Tôi nghĩ thật là đáng buồn.
Cho nên như chúng ta đã thảo luận, thù oán là kẻ thù của chúng ta và vũ khí cũng là kẻ thù của chúng ta. Dĩ nhiên, khi tôi còn trẻ tôi nghĩ rằng vũ khí, súng máy, thí dụ, là rất đẹp đẽ. Tôi thích lau chùi chúng! Nhưng mục tiêu chính của những thứ vũ khí này là giết hại! Kinh khiếp. Chúng ta phải làm điều gì đó và những thứ tốt đẹp nhưng không phải vũ khí.
Và đối với sự hình thành quân đội … tôi nghĩ trong truyền thống phương Tây, thường thì con của vua hay nữ hoàng được gởi tới trường quân sự hay vào hải quân. Người ta tự hào về điều này. Nhưng tôi sẽ kể cho quý vị nghe một câu chuyện. Năm ngoái, một đoàn truyền hình Đức quốc đến gặp tôi và một trong những điều họ đã nói là, trong khi người Tây phương là rất, rất sợ chết, trong khi người phương Đông dường như không sợ chết. Tôi nói đùa với họ rằng đúng là sự đối lập hoàn toàn chính xác.
Quân đội và sự thành lập lực lượng võ trang có xu hướng để giết hại. Nhưng ở phương Đông, ngay cả nếu một con côn trùng bị giết thì có một sự ân hận. Thí dụ, một lần, khi tôi ở Tây Tạng, một người bị ám sát và mọi người khác bị sốc. Nó là điều gì đấy không tin tưởng nổi. Cho nên dường như người phương Tây không sợ chết, trong khi người phương Đông thật sự sợ chết. Tôi cảm thấy thật sự như thế. Cho nên tôi nghĩ một cách tinh thần có điều gì đấy sai lạc với khái niệm về chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này hay cách khác, chúng ta phải thực hiện mọi nổ lực để giảm thiểu quân đội. Thế nào đi nữa, với sự quan tâm đến người Bosnia và đặc biệt trong vấn đề Bosnia, tôi không có câu trả lời rõ ràng - không có ý kiến.
HỎI:
Về vấn đề chiến thắng tiêu cực của tin tức và truyền thông
Ngài có thể đề nghị gì trong việc cống hiến để vượt thắng những thể chế xã hôi, chẳng hạn như tin tức, thú vui, và truyền thông, những thứ dường như luôn luôn thúc đẩy những thái độ và cảm xúc tiêu cực - đối lập với những gì ngài chủ trương?
ĐÁP:
Điều ấy là đúng. Tôi thường phát biểu sự quan tâm của tôi về điều ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ như chúng ta thảo luận, nó tùy thuộc nhiều vào thái độ tinh thần của chính chúng ta. Khi chúng ta nhìn vào những thứ tiêu cực này - giết hại, tình dục hay những thứ loại ấy - nếu chúng ta nhìn vào chúng từ một khía cạnh khác, điều ấy cũng hữu dụng. Đôi khi quý vị có thể sử dụng những cảnh bạo lực, tình dục và v.v… trong một cách tích cực hơn, vì thế, bằng việc chính niệm về tác động và bản chất tàn phá của những cảm xúc đa dạng của loài người, quý vị có thể sử dụng cảnh tượng đặc thù này như một sự nhắc nhở về bản chất tàn phá của chúng. Trong khi những hình tượng về tình dục và bạo động có thể thế nào đó hào hứng lúc đầu, nhưng nếu quý vị nhìn xa hơn thì quý vị có thể thấy nó không lợi ích gì.
Dĩ nhiên, tôi có một ý kiến khác hơn về truyền thông, tôi nghĩ một cách đặc biệt ở phương Tây. Một quốc gia như Ấn Độ, giết chóc và ám sát rất thường thấy trên truyền hình, nhưng tình dục thì thường bị kiểm duyệt hơn. Nhưng nếu quý vị so sánh sự giết hại và tình dục, thì tình dục là khá hơn! Nếu chúng ta giả vờ rằng nó không phải là một bộ phận của loài người, thì cũng tốt, có phải không?
Thế nào đi nữa, tôi nghĩ rằng nó có tầm quan trọng như nhau để thực hiện một sự trình bày rõ ràng đến tâm thức con người về thứ khác, những phẩm chất tốt đẹp của con người, và tôi nghĩ rằng điều này đang thiếu vắng. Chúng ta chỉ đưa ra phía tiêu cực - giết hại, tình dục và tất cả những thứ này - nhưng phía khác, những hành vi của con người về bi mẫn là không được đưa lên.
Bây giờ nè, thí dụ, khoảng 10 ngày trước đây ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, tôi đã thăm viện bảo tàng diệt chủng Do Thái (the Holocaus). Khi tôi đến đấy, sau khi xem những thứ này, tôi được nhắc nhở về cả hai phẩm chất của con người. Một phía là sự tra tấn, giết hại và diệt chủng người Do Thái của Đức quốc Xã - thật kinh khiếp và đáng buồn. Nó nhắc tôi về vấn đề xấu ác và khủng khiếp như thế nào nếu sự thông minh của con người bị hướng dẫn hay thúc đẩy bởi thù oán. Nhưng cùng lúc, phía khác cho thấy những người đã hy sinh tính mạng của chính họ để bảo vệ những người Do Thái. Vì thế cũng cho thấy phẩm chất tốt đẹp của con người, mạo hiểm ngay cả tính mạng của đời sống để cứu giúp những người bất hạnh. Trong cách ấy, tôi nghĩ rằng hoàn toàn cân bằng. Nếu chúng ta để thù oán hướng dẫn chúng ta thế thì chúng ta có thể là thật độc ác và quá tàn hại. Nhưng về mặt khác, nếu chúng ta thúc đẩy những phẩm chất tốt đẹp của con người, rồi thì những hành vi diệu kỳ và những thứ tuyệt vời có thể xảy ra. Giống như thế, truyền thông nên đưa lên cả hai phía. Đấy là những gì tôi luôn luôn cảm nhận.
HỎI:
Về kỹ thuật di truyền học
Những nhà khoa học và bác sĩ bây giờ có thể giúp người ta chọn giới tính của con trẻ. Đức Thánh Thiện nghĩ gì về kỷ thuật di truyền học và tác động của nó là gì trên đứa bé chưa sinh ra? Đứa bé chưa sinh có sự lựa chọn của nó hay là của cha mẹ?
ĐÁP:
Tôi nghĩ rất khó có một câu trả lời tổng quát cho điều này. Tôi nghĩ chúng ta phải nghiên cứu từng trường hợp một. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp việc làm như vậy có thể là tích cực: cho nên khó lắm.
HỎI:
Về những lãnh tụ chính trị thế giới
Ngài có nghĩ là những lãnh tụ chính trị trên thế giới sử dụng ''não bộ lỗi lạc" của họ trong một cách hữu dụng hay thuần khiết không?
ĐÁP:
Có lẽ một số, tôi nghĩ thế! Tôi hy vọng thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét