Thứ Tư, 30 tháng 4, 2025

ÁN TÒA LUƠNG TRI


Sáng ngày 25/4/2025, tòa án Nhân dân thành phố Phú Mỹ,Bà Rịa Vũng Tàu mở phiên tòa xử vụ tranh chấp đất đai do nguyên đơn Thích Chân Quang kiện hàng chục đệ tử (bị đơn) tách rời chùa Thiền Tôn Phật Quang thành lập nơi cư trú riêng. Vào năm 2009.

9 giờ sáng,chánh án, hội thẩm nhân dân, thư ký bắt đầu vào phiên xử sau khi thông qua những thủ tục hành chánh.

Buổi làm việc gồm 3 phần: Trình bày nội án – chất vấn nguyên  và bị -tranh luận.

Nguyên đơn vắng mặt Chân Quang,( vì không dám đối diện với những nạn nhân tình dục của ông ta); có ba vị đại diện và độ chục tu sỹ tham dự

Bị đơn có ba vi đại diện: Thầy Thiện Hòa – thầy Bảo Nhật , ông Ngô Quang HIến và 18 tu sỹ nam nữ có mặt.

                                                           ***

Đất gồm 7 hec được xây dựng 2 ngôi chùa:  Trí Nghiêm cho chư Tăng và Hạnh Nghiêm chư Ni cư trú.

Năm 2009, trên mảnh đất trống, bạt lều dựng tạm che mưa, lánh nắng cho gần 80 sinh mạng chân yếu tay mềm với túi vải ra đi khỏi chùa Thiền Tôn Phật Quang. Biết rằng ra đi sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng không thể sống dưới tay một người gọi bằng thầy thiếu nhân phẩm làm người.

Sau khi trình bày phẩn uất của 67 đệ tử về hành vi lạm dụng tình dục, ngừời thầy thú nhận sai phạm có mặt vị sư trụ trì chùa Từ Tân, Tân Bình chứng kiến.Các đệ tử xin tách riêng để yên tâm tu học.

Trên mảnh đất 7 mẫu tây, có một phần đất của gia đình quý thầy hiến cúng, trở về đất nhà là hợp lý. Nhưng đất đai tài sản hiến cúng cho chùa đương nhiên ông trụ trì đứng tên. (điều này tòa án chưa nắm vững nguyên tắc nội bộ của chùa.Quan tòa đặt vấn đề đất hiến cúng cho chùa hay cho cá nhân Vương tấn Việt? Đây là câu hỏi hợp lý nhưng không hợp thực tế.Vì chùa và trụ trì là một, chỉ có phía Bắc mới có “đất vua chùa làng phong cảnh Bụt, hoặc miền Trung một số chùa do hội thành lập mới đặt vấn đề chùa và trụ trì riêng biệt. Gần đây nhà nước yêu cầu chùa thành lập Ban quản trị gồm ba vị để tách riêng quyền hạn trụ trì nắm  tài sản. Trường hợp này quan tòa đặt vấn đề như trên là hợp lý.

Khi thuận giao đất và sổ đỏ, Vương Tấn Việt tức Thích Chân Quang mong yêu cầu giữ kín việc sai phạm giới thứ ba. Khi nhà đất biến động lên giá, Vương Tấn Việt tiếc của, mặc dù đất đai từ Nam đến Bắc rất nhiều, vẫn khởi lòng tham muốn lấy lại đất, khởi sanh thưa kiện.

Nhiều lần tìm mọi cách vu cáo trấn áp để giao đất, nói chữ ký giao đất giả mạo… đều bất thành dưới sự điều tra giám định của công an qua công văn 290

Phiên tòa ngày 25/4/2025, chánh án hỏi bên nguyên đơn có đồng ý chấp nhận công văn của công an ? nếu không thì sẽ chuyển qua vụ án hình sự, Bà Tuyết  đại diện nguyên đơn đã đồng ý.

Bà Chánh án đặt vấn đề: nếu lấy lại đất thì quý thầy cô này ở đâu? Bà Tuyết đại diện nguyên đơn nói: “ quý vị hãy thành tâm sám hối sư phụ để trở về chùa sống, chúng tôi tạo điều kiện giúp đỡ, nếu ngoan cố, một đồng cũng không cho”, chư  Tăng ni cứng rắn trả lời: chúng tôi không có lỗi gì phải sám hối, lỗi do ông thầy, chúng tôi không đi đâu hết, chúng tôi giờ đã lớn tuổi,vẫn ở đây thôi!”

Buổi làm việc tiếp vào 13.30 g cùng ngày vẫn chưa xong, hẹn sáng 07/5 sẽ tiếp.Phần kết thúc ngày làm việc,Hội thẩm Nhân dân gửi lời khuyên: “về nói với sư phụ quý vị nên có lòng từ một chút”

Tuy câu khuyên ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều sâu sắc: lòng từ đây phải hiểu là không nên vì quyền lợi đất có giá mà đẩy đệ tử vào chỗ khốn cùng.Chuyện từ năm 2009 đến bây giờ vẫn còn muốn tranh giành quyền lợi cho mình trong khi vì tự thân thiếu trong sạch nên đệ tử phài ra đi, giờ lại tiếp tục dùng mọi thủ đoạn gây xáo trộn  cho đời sống yên lành của gần 80 thân phận nheo nhóc nơi vùng đất hoang vu.

Bằng Tiến sỹ không hợp pháp, bằng cấp ba không có, chiếm đoạt rừng phòng hộ… Tai tiếng vẫn còn đó trên cộng đồng mạng, chưa chịu thúc liễm thân tâm sám hối mà tiếp tục nuôi dưỡng tham dục là sao???

Tu sỹ ra hầu tòa không phải là hình ảnh tốt đẹp, thế gian vì quyền lợi tranh tụng đã đành,. Chư Tăng là Thiên nhơn chi đạo sư để cho thế nhân xét xử vì lòng tham chấp tranh tụng có vinh dự chăng?

Tòa án chỉ có giá trị về mặt pháp lý thế gian, Án tòa lương tri mới thể hiện nhân phẩm làm người, chả lẽ nguyên đơn khuyết  tật LƯƠNG TRI đến thế sao???

 

MINH MẪN

   26/4/25

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2025

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC LẦN THỨ 20 NĂM 2025

 VESAK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI


Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 là một sự kiện văn hóa tôn giáo quốc tế được công nhận năm 1999 bởi Đại hội đồng Liên Hợp quốc

“TUYÊN NGÔN BANGKOK 2005

Thông Cáo Chung Hội nghị Quốc tế Phật giáo về Ngày Vesak Tam Hợp của Liên Hiệp quốc từ ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2005 (Phật lịch 2548) tại Buddharmonthon, Nakhon Pathom, Thái Lan và tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc, Bangkok, Thái Lan.

. VN là đơn vị đăng cai lần thứ tư với tiêu chí:

“Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người:
Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.

                                          ***

Gần 3.000 năm hiện hữu trên tinh cầu, các quốc gia Phật giáo đã bao năm lặng lẽ kỷ niệm sự ra đời của đấng Thế tôn. Tùy phong tục, tập quán, đặc trưng của từng tông môn hệ phái, nhất là các nước Bắc truyền, thời gian tổ chức có phần chênh lệch do  lịch Âm – Dương.

Từ năm 1999 trên 30 quốc gia Phật giáo được Liên Hiệp quốc đặc trách văn hóa Tôn giáo thống nhất ba sự kiện quan trọng: Đản sanh- Thành đạo và nhập Niết bàn làm lễ chính thức gọi là Vesak..

Tuy VN còn khó khăn về kinh tế, còn hạn chế giao lưu trước đây, lần đầu tiên can đảm đăng cai tổ chức vào năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, sau đó 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, đến 2019 tại chùa Tam Chúc Hà Nam. Bây giờ là năm 2025 tại học viện Phật giáo Việt Nam , huyện Bình Chánh, TP HCM

 

Nghĩa là cứ khoản năm sáu năm đăng cai một lần. Lịch sử tồn tại và phát triển PGVN trong quá khứ đã từng đóng góp sứ mạng dựng nước giữ nước qua 400 năm các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần, đem lại hòa bình thạnh trị an dân.Tuy nhiên không thể phủ nhận thời gian khá dài trầm lắng như Phật giáo đã vắng bóng, chỉ tồn tại hình ảnh nâu sòng trong các đám ma chay. Các bậc chân tu ẩn sâu nơi rừng xanh núi thẳm khi thế sự nhiễu nhương. Không riêng tại VN,trước trào lưu phát triển văn hóa phương Tây, các quốc gia Á châu cần phải xét lại sinh hoạt xã hội và Tôn giáo của mình. Vào thế kye 19 – 20 các quốc gia Phật giáo đã vận động canh tân Phật giáo, chính thức thống nhất một số tiêu tiết và ngày  giờ về lễ Đản sanh, về sắc cờ Phật giáo trong hội Liên Hữu Phật giáo tại Sri Langka năm 1951 mà PGVN là –một thành viên do cố HT Tố Liên  tham dự.

                                                    ***

Cuộc sống ngày nay là một cuộc hội nhập toàn cầu nếu không muốn tuột hậu. Chính sự hội nhập thiếu chọn lọc, xã hội ta đã thu nạp nhiều điều hay cũng không thiếu nếp sống buông thả quá đà trong giới trẻ.

Riêng Phật giáo VN, thời kỳ tu sỹ ẩn mình trong mái chùa làng được đào tạo gia giáo giữa thầy và trò, phải nhường lại cho lối đào tạo mở rộng. Kiến thức thế học song đôi nội điển, và Tăng ni trẻ đối diện cuộc sống xã hội nhiều hơn chốn thền môn, đòi hỏi đáp ứng nihều điều kiện vật chất và phương tiện đi lại, sơ tâm xuất gia dần xa lần thầy tổ, giới luật từ đó khó thông qua tứ oai nghi.

Hệ thống tổ chức Giáo hội nặng về hành chánh hơn khuôn phép giới luật. Người vừa thế phát đã vội xa thầy tạo lập cơ ngơi riêng; không một ngày khép mình sinh hoạt với nội chúng. Chùa thi nhau xây dựng phô trương.Càng ngày nặng về hình thức thì nội tâm sẽ suy giảm. Chính nội tâm là yếu tố cơ bản giữ vững nhân cách và tín tâm.

Số lượng tu sỹ ngày nay phát triển đáng lo ngại, thiếu tổ chức khi mà cơ chế giáo dục từ học đường đên môn phong như hai thế giới cách biệt, thiếu kiểm soát. Tu sỹ trẻ làm sao chế ngự tâm viên ý mã của mình trước mọi cám dỗ của xã hội, việc hư hỏng là chuyện đương nhiên.

Một số tu sỹ xuất thân từ các trường đại học nước ngoài do các giáo sư thiếu tu dưỡng truyền đạt, chịu ảnh hưởng giáo dục cực hữu,chuyên ngành nên có cái nhìn phiến diện với những tông phái khác. Cũng do ảnh hưởng cái nhìn thực dụng thiếu cảm nghiệm tâm linh nên hiểu giáo lý sang một chiều hướng thuần lý, nguy hiểm này đem truyền đạt cho thế hệ Tăng ni trẻ, bấy giờ Phật giáo chỉ còn cái vỏ hào nhoáng về kiến trúc, duy lý về kiến thức, đời sống theo trào lưu thực dụng.

Thiết nghĩ đã 50 năm thống nhất đất nước,Phật giáo với danh nghĩa GHPGVN từ năm 1981,khung tổ chức hành chánh chặt chẻ nhiều ban bệ, nhưng các ban bệ vẫn chưa vận hành hết chuẩn để có số lượng tu sỹ hiện nay xứng danh Tăng phong đạo cách. Tuy thoát hình dị tục nhưng tâm tục vẫn chưa thoát  hình.

Còn quá nhiều vấn đề để nói đến PGVN cần chỉnh đốn. Lượng số bậc chân tu quá ít so với hiện tượng tha hóa hiện nay, chính đa số tha hóa không muốn thấy có ai tu hành nghiêm túc hơn mình, được bá tánh ngưỡng mộ,sanh ra đố kỵ, tự mãn làm lộ bộ mặt thiếu thuần khiết trong giới tu sỹ .

                                                                ***

Vesak hàng năm luân phiên các quốc gia đăng cai, nhưng phần lớn là Thái Lan và Việt Nam. các quốc gia Phật giáo vẫn tự tổ chức mừng  ngày ra đời của đấng cha lành theo thời gian và tiêu chuẩn của Liên Hiệp quốc .

PGVN năm nay đăng cai với tiêu chí:

“Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người:
Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.

 Giữa lúc một hiện tượng  tự phát “bộ hành” được quần chúng ngưỡng mộ, được nhà nước tôn trọng, thì chính nội bộ chức quyền trong Giáo hội đưa ra những văn bản đi ngược lại “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người” do chính mình đề ra. Sự kiện nổ bùng trên toàn thế giới qua văn bản quy chụp “đoàn giả tu” , liệu Vesak lần này có còn ý nghĩa???

Giáo hội có nên sửa sai những văn bản tự phát để trong ấm ngoài êm cho một đất nước đang hội nhập, cho PGVN đang tạo uy tín với thế giới, cho mọi chủng tộc có cái nhìn về một Việt Nam đoàn kết, tôn trọng tự do tín ngưỡng hiện nay???

 

MINH MẪN

  22/4/25


Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025

ĐỘNG

 https://youtu.be/yJlb0MC_0_s



Ráng chiều nhảy nhót trên sóng biển, từng lọn nước lăn vào bờ, đẩy một ít rác rến gửi vào ghềnh đá, kéo theo ra khơi vài cọng  rong rêu; cứ thế lặng lẽ quên đàn chim lượn là đà phớt trên mặt nước để đang đùa cợt với hoàng hôn.

Mọi diễn biến trong cuộc sống, từ biển khơi cho đến bưng biền phố thị như cổ máy khổng lồ của thời gian và tạo hóa xay nhuyễn mọi hiện tượng, để đào thải mọi biến chất.

Sá gì những tung hô, phản đối, ca tụng hay miệt thị với bất cứ một hiện tượng, một cá nhân hay một tập thể, vì chúng chỉ là hiện tượng nhất thời.

Con người sinh ra đều được quyền bình đẳng  theo luật Quốc tế Nhân quyền; Phật từng bảo: mọi chúng sanh nước mắt đều mặn, máu cùng đỏ thì khổ đau cũng đều cảm nhận như nhau tuy mức độ khác nhau.Đặc tính chung của mọi sinh vật nhưng do bản chất riêng của cá nhân mà có hiện tượng sai biệt.

Tâm bất định, tạp niệm  nên nhìn mọi thứ đều tạp loạn. So sánh tạm chấp nhận khi cùng một giới tuyến, cùng một bản thể hay cùng một quy ước;không ai đem hai vật không đồng bản chất, không đồng thể loại mà so sánh đẹp xấu, đúng sai.Đây là nguyên nhân sanh ra biến động!

Tâm đố kỵ là cặp kính đen, nhìn mọi vật đều đen hơn mình, khởi tâm chê bai chế giễu cho dù đối tượng không cùng giới tuyến, cùng chủng loại hay cùng lối đi…

Ai đó từng tuyên bố minh không là tu sỹ thuộc bất cứ giáo phái nào, nghĩa là xác định quyền tự lập, không vi phạm vào bất cứ lãnh vực nào, thì không thể đem quyền lực riêng tư để áp đảo, phê phán quyền tự do đó, sanh ra hiện tượng xã hội động loạn trên cộng đồng mạng.

Xã hội thường biến động do tính đố kỵ, ganh tỵ, nhổ nhen, tham lam sanh ra.Biến động thiên nhiên như cháy rừng, bão lũ, hạn hán  cũng từ lòng tham của con người hủy hoại môi sinh.

  Việc sai lầm của xã hội trong vài lãnh vực là tất yếu, sau sai lầm biết phục thiện, hoặc là vết xe đổ trước để xe sau tránh cho người biết khôn ngoan, nhưng vẫn có trường hợp tiếp tục sai lầm do tâm cố chấp, tự ngã, háo danh…để thể hiện mình có khả năng trấn áp, đánh phá một đối tượng dị biệt không cùng giới tuyến, không cùng quan điểm nổi trội hơn mình, sợ mình bị dìm hàng...Trường hợp này thể hiện quyền lực, chứng tỏ mình thông hiểu tất cả nên chuyện gì cũng xen vào, cuộc sống cái gì cũng sành sỏi mặc dù những việc không thuộc chuyên môn, dù bị xã hội phê phán, nhân cách tào lao đó mà không hề khắc phục, như vậy Đời Đạo tri thức dung thông chỉ thiếu một việc là không hề biết tàm quý( xấu hổ) là gì để sửa sai.

Những tưởng sau văn thư của GH TW do tổng thư ký GHPGVN ban hành về việc phủ nhận hiện tượng hạnh Đầu đà, gây phản ứng mạnh trong giới truyền thông,đó là bài học hết sức vô duyên, sẽ không có bất cứ văn bản nào liên hệ đến GHPGVN nữa, nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện văn bản gửi đến các quốc gia Phật giáo, tạo làn sóng không nhỏ quay lại nhấn chìm người viết vì gửi ra văn bản với tư cách Trưởng ban PG Quốc tế của PG TP HM.

 PGVN có cần phải tai tiếng những chuyện vô bổ đó ?

                                               ***

“Cực tĩnh tất động”, đó là nguyên lý vận hành của vạn vật.Từ thời xuất hiện đời sống nguyên thủy thành lập bộ lạc, lượm hái rồi đến săn bắt, tiến đến tranh giành lãnh thổ, chế độ Phong kiến, sang duy vật chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa…trãi qua tiến trình biến tấu cho thích hợp với đời sống thực tế.

Tôn giáo cũng thế, sau khi các đức giáo chủ thành lập đạo đức  xã hội, dần dà biến thành Tôn giáo, mỗi tôn giáo hàm tàng một cộng đồng sống theo tiêu chuẩn riêng, đều hướng đến thánh thiện, nếu có giai đoạn lệch lạc cũng do cá nhân lãnh đạo nhân danh quyền lực không đúng mục đích của các đức Giáo chủ.

PGVN ngày nay, trên năm mươi ngàn tu sỹ, chắc chắn không tránh khỏi những cá nhân ô nhiễm, nhưng cái sai lầm không đáng có của vài vị chức quyền trong Giáo hội có học vị tạo tai tiếng chung cho một tập thể.

GH không có người đủ nhân cách và năng lực để giao phó đúng người đúng việc??? Thường những văn bản như thế tùy tiện không thông qua hội thảo với các ban ngành trong tổ chức.

Xã hội và Tôn giáo đều trãi qua quá trình sàng lọc để tốt đẹp hơn, lý tưởng hơn. Có những lý tưởng khó thành hiện thực, nhưng vẫn là tiêu chí để thăng tiến.

Biết rằng đức Phật cảnh giác trong mọi chúng sanh đều có Tam độc (tham-sân-si). Muốn tiến hóa đưa đến thánh thiện và giải thoát, cần phải từ bỏ, nhưng mấy ai làm được. Hầu hết tu sỹ chưa thực hiện triệt để thì tín đồ sao khỏi sai phạm!

Một xã hội lý tưởng tràn đầy tình thương, bao dung mọi dị biệt theo tiêu chuẩn nhà Phật, nhưng khó mà thực hiện khi tình thương còn bị lạm dụng, hành thiện còn mưu đồ tính toán, còn ham muốn được thêm, danh có rồi còn muốn thêm nữa, địa vị đang có còn muốn cao hơn….Tôn giáo là đức tin tự nguyện mà chưa thể hiện được lý tưởng Tôn giáo thì mong gì có một xã hội công bằng bác ái, làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu, bình đẵng chúng sanh!

Một xã hội nhân loại trong tương lai sẽ đi về đâu? Một quốc gia đứng đầu thế giới sẽ không muốn quốc gia khác qua mặt, một lãnh đạo đất nước muốn bành trướng cương thổ,một cá nhân không muốn ai hơn mình…thế thì cuộc sống luôn biến động, động để tiến hóa hay để lùi tùy thuộc vào nền giáo dục nhân bản, đạo đức Tôn giáo, đạo đức Thánh hiền.

Sống biết đủ như Thánh nhân đã dạy:”tri túc, tiện túc hà thời túc”. Vừa lòng những gì hiện có theo nhà Phật, mấy ai thực hiện  được nên xã hội luôn biến động.

Tương lai nhân loại tùy thuộc vào nền giáo dục, vào tiến hóa khoa học tâm linh, vào đạo đức Tôn giáo, nếu khoa học vật lý phát triển thiếu căn bản đạo đức tâm linh sẽ trở thành vũ khí lợi hại cho những hành sử thiếu đạo đức đưa đến khổ đau cho nhân loại như lịch sử đã minh chứng;

Tiến hóa không chỉ cơ bản vật lý, tâm lý mà cần có tâm linh sẽ khởi sanh một lề luật thích hợp do nâng cấp những lề luật quá khứ.

Tuy cuộc sống luôn động, với tầm nhìn  an nhiên giữa cảnh chiều tà, với nắng sớm nở hoa, động và tịnh luôn song hành cho một cuộc sống an nhiên trong thực tại.

 

MINH MÂN

   21/4/25


Thứ Tư, 9 tháng 4, 2025

KHO GẠO NGHĨA TÌNH


 

Ngày 22/1/2025 Phật giáo Bà Rịa Vũng Tàu đã có những chuyển biến mới sau khi –TT T.Thanh Phong về đảm nhiệm Trưởng ban Trị sự Phật giáo do vị tiền nhiệm đã khuất bóng sớm.

Tuy là một Trưởng ban TS PG tỉnh còn trẻ, nhưng nhân cách khá uyển chuyển, tinh tế trong lối ứng xử. Hầu hết được lòng và sự kính nể của chư Tăng ni, kể cả chính quyền địa phương.

Tuy chưa biết rõ hàng ngàn tu sỹ trong Tỉnh, nhưng cũng biết ít nhiều nếp sinh hoạt và sự khó khăn chung.

Hình như các vị tiền nhiệm chỉ sinh hoạt trong khuôn khổ hành chánh của GH.ít ai bận tâm  đời sống từng tu sỹ, do đó có những khó khăn âm thầm len lỏi vào đời tư từng vị như  từng vị âm thầm len lỏi vào non cao rừng thẳm, lánh xa tục lụy để tịnh tu.

Vật chất đã thiếu hụt, không muốn tham gia GH thêm chi phí nên các thầy ít giao tế bên ngoài. Đất đai chỗ ở đôi khi chưa được hợp pháp. TT Trưởng ban hiểu được sự khó khăn đó, sau khi trao 700 phần quà và tiền mặt cho Tăng ni, TT đã sáng lập kho gạo  tại chùa Thanh Thiên do Thượng tọa Thích Thanh Sơn quản lý, để hỗ trợ Tăng Ni khi cần thiết.Khuyến khích chư Tăng ni sớm hợp thức hóa việc cư trú và đất đai đi vào nề nếp chung.

Việc làm tuy đơn giản nhưng tác động tình cảm sâu lắng mà hầu như 63 tỉnh thành PG chưa nghĩ đến.

Nhân sự cũng thế, ngoài số tu sỹ ẩn cư,hầu như các vị sinh hoạt chung trong GH cũng không mấy đoàn kết.Các vị tiền nhiệm chưa san lấp hết những dị biệt thì TT Thanh Phong đã có cuộc giao lưu chung để tìm hiểu nguyện vọng cá biệt, hiện diện chung trong buổi từ thiện có cả những thành phần sinh hoạt ngoài GH. Dĩ nhiên có những chống đối không chấp nhận, nhưng TT tâm sự: “không nên đẩy ai ra khỏi GH. Mở rộng vòng tay để đi đến đoàn kết”.Một nhân sự nổi tiếng lệch lạc giáo hạnh cũng mời họ tham gia sinh hoạt trong nhiệm kỳ tới.Thầy nói:”Anh cũng hoan hỷ thương yêu, giúp đỡ nhắc nhở,khuyên bảo những gì chưa chuẩn mực đối với tất cả các sư”. Một câu nói thể hiện lòng từ đã xóa tan những khó chịu trong lòng khi xuất hiện những thành phân bất kham trong cộng đồng tu sỹ tại Bà Rịa Vũng Tàu tôn tại khá lâu.Liệu có chăng tiếp cánh cho họ phục hoạt lại uy tín và tổ chức chặt chẻ đang nằm im chờ thời?

Hy vọng lời nói và việc làm đầy tình người của TT Thanh Phong sẽ đem lại một diện mạo mới cho Phật giáo tỉnh cận biên.

Hy vọng TT tân trưởng ban đủ năng lực ngăn cản việc mượn danh để phục hồi tổ chức và phổ biến sinh hoạt đã bị GH TƯ cấm cố 2 năm,

Hy vọng TT tân trưởng ban rút kịnh nghiệm Vésak lần thứ hai tổ chức tại HN, họ nhân danh phó Ban KTTC của GH để huy động nguồn lợi riêng, chỉ đóng góp tượng trưng cho VESAK.

Hy vọng  cho dù không san lấp hết những hố cách biệt thì ít ra cũng làm nhạt nhòa vết đen để cộng đồng tu sỹ đượcthư thái trong cuộc sống hội nhập hiện nay.

Tình cảm, lòng từ bi, nhiệt tình là yếu tố đoàn kết nội bộ, nhưng trí tuệ và sự quyết đoán cũng cần thiết trong việc điều hành một tổ chức.

Kính chúc TT-  tân TBTS- PG- -BRVT tạo một diện mạo mới cho PG- -địa phương và thành –công tốt đẹp –như sự tốt đẹp của kho gạo tình nghĩa.

 

MINH MẪN

   09/4/25

 

 


 

 

Thượng toạ cũng quyết định thành lập kho

Thượng tọa Trưởng ban Trị sự tỉnh gặp mặt, trao đổi và chúc Tết cổ truyền

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

THIÊN MA LOẠN PHÁP

 


Ngày nay, trong các Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, đã phát sanh ra lắm hình thức mang tính Tôn giáo, nhưng không còn là Tôn giáo thuần túy.

Nhất là Phật giáo, một Tôn giáo chủ xướng tự do, tự giác, đó là cửa ngõ để các luồng gió độc chui vào cửa trước tuồn ra cửa sau, biến thể dị dạng giống như là…

Nguyên thủy Phật giáo, biến sanh Đại thừa hay còn gọi là Phật giáo phát triển, nghĩa là từ nguồn gốc chính thống phát triển thích nghi với thổ nhưỡng, căn cơ trong một thời đại, nhưng vẫn giữ đúng tinh thần “Tam pháp ấn” trong mạch sống “Giới định huệ”.

Từ Phật giáo phát triển sanh ra nhiều pháp hành, nhiều tông phái, có 10 tông chính:”Luật tông, Tịnh độ tông,Thiền tông, Pháp tướng tông,Mật tông, Thiên thai tông,Hoa nghiêm tông,Tam luận tông,Câu xá tông,Thành thật tông”.

Mỗi tông lại phát triển các chi nhánh như cây phát triển, sanh ra vỏ nứt, tuy vậy,  vẫn không đi chệch hướng tôn chỉ giải thoát.

Trong xã hội nhiều bát nháo, thượng hạ đảo lộn, chánh tà bất phân, đạo đức suy thoái là mãnh đất màu mỡ để tà giáo dựa vào chánh đạo, cổ súy dị dạng mưu lợi buôn Thần.

Trong Phật giáo phân làm hai giới: tu sĩ và cư sĩ, xưa kia gọi là Tăng già và bạch y cư sĩ. Cư sĩ có nhiệm vụ ủng hộ chư Tăng vật thực để chư Tăng có thời giờ chuyên tu,Chư Tăng có nhiệm vụ hướng dẫn cư sĩ đạo đức làm người, nghĩa vụ công dân, đáp đền bốn ân, trách nhiệm gia đình và xã hội. Đúng mẫu mực như thế, xã hội an hòa, hạnh phúc.

Khi cuộc sống nặng về nguồn lợi vật chất, kinh tế, bắt đầu nảy sinh mưu cầu, thủ lợi, đạo đức phải suy đồi.Cái suy đồi nhân cách ắt phải đánh mất nhân phẩm; ngoài xã hội có đầu trộm đuôi cướp, thì Tôn giáo dưới mỹ từ tâm linh cũng phát sinh nhiều ngả rẽ dẫn quần chúng lạc vào tà đạo.

Tự do, tự giác theo tinh thần nhà Phật, bị lạm dụng khá nhiều. Không thọ giới, không qua trường lớp giáo lý, không tôn sư, nghiễm nhiên cạo đầu đắp y tự xưng Thượng tọa, Đại đức; dùng mưu ma chước quỷ kết nạp quần chúng theo một khuynh hướng sai lệch giáo luật, sửa đổi giáo lý.Nhờ lợi khẩu để thu nạp tín chúng;phát triển tài năng tăng thêm kinh tế, tài chánh. Khi có lực lượng quần chúng, vật chất đầy đủ bắt đầu tệ nạn phát sanh…

Một số khác cũng dựa vào Phật giáo, phát sanh thêm hình thức sinh hoạt Tôn giáo biến cách Tăng tướng, Xưa nay ngoài chư Tăng đắp y vàng, tín đồ phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt Tăng tục.Người Tàu có nhóm đạo tràng cho cư sĩ đắp y nâu, đã thâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa phổ biến trong các chùa. Giờ đây lại xuất hiện một nữ cư sĩ đắp y vàng, vài ba vị nam cạo đầu đắp y ngồi làm Duy na  duyệt chúng trong buổi lễ do vị nữ cư sĩ đắp y vàng làm chủ lễ. Mọi người tôn xưng là sư phụ; xuất hiện tại một ngôi chùa tại miền Bắc Trung Việt.

Ai cũng có thể lập một giáo phái theo ý mình, nhưng không nên dựa vào hình thức một Tôn giáo cổ truyền để lạc dẫn quần chúng chánh tà bất phân.

Trong giới tu sỹ chính thống cũng không thiếu những hiện tượng quá nhiều tai tiếng, có học vị mà vẫn diễn đạt giáo nghĩa theo tư duy cá nhân,(ví dụ một Tiến sỹ Phật học đã bảo La Hầu La xuất phát từ sao La Hầu; sao La hầu nuốt mặt trời mặt trăng nên có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.Một Tiến sỹ khác đồng quan điểm với Đại Thiên, La Hán vẫn còn mộng tinh).Do nặng kiến thức thế học, suy diễn sinh lý, tâm lý thế tục mà bỏ qua giáo lý, thời khóa hành trì chuyên sâu vào tuệ trí. Tín đồ không biết đâu đúng đâu sai, thế mà vẫn tồn tại như những danh nghĩa giáo thọ trường Phật học đứng đầu trong nước.

Về mặt kiến thức học vị đã vậy, chả trách phát sanh những dạng đạo không ra đạo, đời không ra đời, sống trác táng buông thả, làm ô danh cho nhà Phật.

 GHPGVN là một tổ chức hợp pháp hiện nay lại để sanh ra một hình thái tương tợ Phật giáo mà không phải Phật giáo, giáo thọ mà không phải giáo thọ đúng nghĩa. Tăng sự và những ban ngành hỗ tương đành bất lực??? 

Xét về pháp lý, Giáo hội không thể chấp nhận làm ngơ, xét về Đạo lý, Phật giáo không thể có một “bán Tăng bán tục” như thế. Vậy gọi vị này là Tăng hay Ni, cư sĩ hay xuất sĩ (xuất gia)?

Dù là Thị trường tự do đâu phải tự do mang danh Phật giáo làm hoen ố đạo đức, lạc dẫn quần chúng vào mê lộ?

Hiện có quá nhiều người mượn Đạo tạo đời như Khất sĩ dỏm,  6 giờ chiều vẫn còn ôm bát vào chợ,thầy chùa ăn thịt chó…cứ nhởn nha mà xã hội và giáo hội đành bất lực. Phải chăng hình ảnh suy thoái đạo đức đó báo động lương tâm Tôn giáo cần chỉnh sửa nội bộ nếu không thể chỉnh đốn xã hội!

MINH MẪN                                                                                                            15/4/2023

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2025

PHẬT ĐẢN VÀ PHẬT LỊCH

 


Việt Nam đã đăng cai Vésak lần thứ tư, ba lần đầu tại Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Bái Đính và Tam Chúc lần này tại Học viện Phật Giáo VN -TP HCM .

Thời gian diễn ra   Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc từ ngày mùng 9 đến 11-4-Ất Tỵ (tức từ 6 – 8-5-2025) ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

 

Hội nghi Phật giáo Thế giới lần thứ nhất năm 1950 tại Tích Lan (Sri Lanka): Hội nghị Liên hữu Phật giáo Thế giới gồm đại diện 26 quốc gia Phật giáo,có hai sự kiện quan trọng là xác định  thống nhất Phật lịch và giáo kỳ Phật giáo.

Thứ nhất Phật giáo thế giới đều thống nhất Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 (trước Tây lịch) và nhập Niết-bàn năm 544 (trước Tây lịch), trụ thế 80 năm.Theo Phật giáo Nam Truyền, đây là lễ Tam hợp (đản sanh,Thành đạo và nhập Niết bàn đều là mùa trăng tròn).Tính từ năm Phật Niết bàn làm năm khởi đầu cho Phật lịch.

Như vậy Phật lịch -năm 2025 là 2569

 Thứ hai, giáo kỳ tổng hợp năm màu do đại tá Olcott khởi xướng, (Nhà báo người Mỹ Henry Steel Olcott, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học,)

Tại Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới đầu tiên năm 1950, lá cờ này được công nhận là cờ Phật giáo quốc tế .

Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ).Tại Việt Nam, trước kia các chùa vẫn chọn ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, nhằm ngày rằm tại Ấn Độ. Thành đạo ngày 8-12 âm lịch và Nhập diệt ngày 15-2 âm lịch.

Như vậy năm 1950 là năm xác định Phật lịch, năm 1961 là năm xác định ngày rằm   cho lễ Tam hợp. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày 15-4 âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak) là ngày Đại lễ Tam hợp, kỷ niệm ba sự kiện lớn Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bànNhư vậy,

 

IBC là viết tắt từ chữ International Buddhist Confederation –Liên đoàn Phật giáo Thế giới)


MINH MẪN

6/3/25

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN (tiếp và hết)

 

Vừa qua những bài trước nói đến nguyên nhân phát đại nguyện của tiền thân Bồ Tát Địa Tạng, đồng thời nghĩa lý của 4 đức Như Lai đương thời để Bồ Tát hiểu rõ thể tánh  sanh ra hảo tướng, từ hảo tướng sanh ra hảo tâm hướng đến vô lượng bi tâm độ tận chúng sanh.

Địa Tạng Bổn nguyện kinh gồm ba quyển, nội dung  phân bố rất chặt chẽ theo từng phẩm.

Quyển thượng nói về Phật hiện thần thông, phân thân tập hội, quán nghiệp duyên của chúng sanh, nghiệp cảm của chúng sanh

Quyển trung nói về danh hiệu địa ngục,Như Lai tán thán,kẻ còn người mất, các vua Diêm La khen ngợi, xưng anh hiệu chư Phật

Quyển hạ so sanh nhân duyên công đức của sự bố thí,Địa thần hộ pháp,Thấy nghe đều được lợi ích,dăn dò cứu độ nhân Thiên.

Khởi duyên thuyết về công hạnh của đức Địa Tạng, Phật dụng thần thông, hóa vô số pháp thân để lập hội chúng, từ đó mới nói về duyên nghiệp của chúng sanh. Nghiệp cảm địa ngục khởi tâm bất thiện, do vậy hạnh nguyện cứu độ chúng sanh nơi địa ngục được các vua Diêm La khen ngợi, đồng thanh xưng danh hiệu Phật.Một trong những công hạnh giúp chúng sanh tạo phúc báu và công đức là bố thí, cúng dường, tức là hạnh xả ly.

Không những cứu độ phần âm đối với những sanh chúng đau khổ, ngài còn dặn dò cứu cả cõi người và cõi Trời.

Trong các kinh tạng Bắc truyền tuyên danh vô số chư Phật, chư Bồ tát, Thiên long bát bộ như số cát sông Hằng, nghĩa là vô số không thể đếm.

Đứng về hiện tướng là tượng trưng cho thể tánh chúng sanh qua mọi hình thức. Các chủng tử ô trược bất thiện kết quả là chịu nhiều khổ đau luân lưu trong sáu nẽo mà đời sống cảm nhận luôn khổ não bất an, nạn tai không dứt, đó là địa ngục.     

Các hạt giống thiện lành thanh cao sẽ cảm ứng oai dung tướng mạo, tâm tánh hiền hậu, vui tươi hạnh phúc, mức sống đầy đủ, luôn làm điều phước thiện. Y báo cao sang, gia nhân đông đủ, thân quyến đòan tụ hòa hợp ví như thiên đường xa lìa khổ đau phiền não.

Do tâm niệm mà hiện tướng Trời người, thiên Long bát bộ câu hội văn kinh thính pháp.Phật từ đó nói đến nghiệp duyên, nghiệp cảm của chúng sanh.Những danh hiệu địa ngục cũng từ nghiệp thức chúng sanh chiêu cảm.

Các danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát do công hạnh mà có tên.Ví dụ Bồ tát luôn lắng nghe tiếng cầu cứu đau khổ của chúng sanh nên gọi là Quán Thế Âm, Bồ Tát chữa lành bệnh hoạn có tên Dược Sư…

Thế gian thường lấy tên một người có công trong xã hội, trong phát minh khoa học, đặt tên đường hoặc tên công trình nào  đó;

 ví dụ: Alexandre Émile Jean Yersin là một bác sĩ, nhà vi khuẩn học hiện nay đặt tên đường tại Việt Nam.

Archimedes ,Các thành tựu toán học khác bao gồm việc suy ra một phép xấp xỉ tương đối chính xác số pi, định nghĩa một dạng đường xoáy ốc mang tên ông (xoắn ốc Archimedes)

Một tiểu hành tinh mang tên nhà khoa học nữ gốc Việt:Để ghi nhận công lao của bà Lưu Lệ Hằng trong việc tham gia khám phá 31 tiểu hành tinh mới, người ta lấy họ Lưu đặt cho một thiên thạch mới mà bà phát hiện: tiểu hành tinh Asteroid 5430 Luu.

William Crookes  – bức xạ kế Crookes,mang tên ống Crookes

Alfred Bernhard Nobel là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí… Ông dùng toàn bộ tài sản của mình dành cho viện Giải thưởng Nobel, hàng năm công nhận những người "mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại".. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông. Tên ông cũng được đặt cho 1 trường PTLC ở Hà Nội.

Thế gian đã vậy thì công hạnh của một vị Phật Bồ Tát đối với chúng sanh cũng không khác.

Nhưng tướng và tánh không hai, cũng như biển và sóng tuy hai mà một.Do tánh vọng chấp so bì, phán đoán thiên lệch nên dễ đi vào sai lầm,. Hiện tượng do bản thể mà có, xét hiện tượng mà bỏ bản thể là không hiểu thực chất của vấn đề. Ví dụ ăn cắp ổ bánh mỳ, luật xã hội là có tội, nhưng đứa trẻ quá đói, nghèo không tiền, xin chắc gì ai cho? Như vậy ăn cắp do đứa trẻ đói nghèo, đó là nguyên nhân, nguyên nhân chính do xã hội còn nhiều bất cập. Nhà Phật nhìn hiện tượng  do cái này có nên cái kia có; cái này sanh nên cái kia sanh; cái này diệt nên cái kia diệt; đó là luật hỗ tương, không thể tách rời một sự kiện để đánh giá, để quy kết.

Thế thì chư Phật, chư Bồ Tát nói chung, ngài Địa Tạng là một hiện tượng của chúng sanh, chứng kiến quá nhiều khổ đau so với các Thánh hiền an nhiên tự tại thoát khỏi luân hồi đau khổ, phát nguyện “Địa ngục không trống, thề không thành Phật“.đó là một quyết chí tẩy sạch mọi chúng sanh tánh của mình, chưa sạch nghiệp chướng  trong tâm làm sao thành Phật. Đức Phật từng nói, “ ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” có nghĩa Phật và chúng sanh khác nhau chỗ còn tập khí ô trược hay không!

Nếu y  đại nguyện của ngài Địa Tạng mà không thấu về lý tánh thì chắc chắn ngài sẽ không thể thành Phật vì chúng sanh trong tam giới muôn trùng, lớp này mất đi lớp khác sanh nở…

Nếu nghĩ rằng theo lý thì bổn nguyện Địa Tạng là người chuyển hóa chúng sanh tánh chứ không thật có một Địa Tạng lại càng sai lầm. Vì sao Thần tài Thổ địa, bình vôi ông Táo ở gôc cây…nhiều người tin tưởng? cục đá thắp nhang cúng vái bên vệ đường giúp cho tai nạn giao thông đừng xảy ra? Có kiên có lành, có tin có ứng, mới có câu nhất thiết duy tâm tạo!

Đối trước bảo tượng chư Phật Bồ Tát, La Hán, Thánh hiền chí thành là một hiện tượng tín ngưỡng bước đầu đi vào tâm linh để chuyển hóa mọi tạp niệm, mọi nghiệp thức. Một khi biết cách tu tâm sửa tánh chính mình để trở thành người tốt, bấy giờ muốn tiến lên con đường giải thoát, phải tránh những điều kiện hướng đén cõi Trời vì còn nằm trong luân hồi sanh tử, do đó Phật dạy Bồ Tát phát nguyện phải cưu độ cả người và Trời trong quyển ba của Địa Tạng Bổn nguyện.

Hàn quốc cũng có một truyền thuyết hóa thân một Địa Tạng tục danh Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), Ngài sanh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn.Sau qua Trung Quốc có địa danh Cửu Hoa sơn, một trong các Thánh tích nổi tiếng.

Tóm lại, qua kinh sử, Ngài Địa Tạng biểu trưng cho một hiện tượng và bản thể, tục đế và thánh đế. Tuy hai mà một  nằm trong hiện tượng giới giúp cho chúng sanh thấy được ẩn dụ trong mỗi người. Triết lý nhân sanh của Phật giáo ẩn tàng trong tướng, vì tướng và tánh chỉ là một : “nhất đa tương dung”

MINH MẪN

  28/02/25         (hết)

 

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2025

ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN 3 (tiếp theo)

 


Bốn vị Như lai đem đến cho tiền thân Địa Tạng có bốn đại nguyện thể hiện bốn đức tính căn bản sau khi đắc quả vị.

1/ Sư Tử Phấn Tấn Như Lai;

Sau khi tiền thân Ngài Địa Tạng tán thán tướng hảo của đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, Ngài dạy rằng:

 “Nếu con muốn chứng đắc thân tướng như thế này, con phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh. Phải cứu giúp tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau và hoạn nạn.”

Khi ấy, Địa Tạng Vương Bồ Tát, đã phát nguyện rằng:

“Con nguyện từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau, dù trải qua thời gian không thể tính đếm, con sẽ cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi đang chịu khổ đau vì tội nghiệp.”.

Xét về nguyện tướng là vậy, nhưng y cứ như  nguyện của Ngài thì mãi mãi vẫn không thể thành Phật, vì mãi mãi chúng sanh luân lưu trong sáu nẽo luân hồi. Chúng sanh không chỉ có nhân loại mà cả phi cầm  tẩu thú, trong tam thiên đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng, vô số như vi trần.

Xét theo nguyện tánh,Tướng tự tâm sanh, tướng đây không chỉ là tướng mạo mà là  tướng pháp, là mọi hiện tượng giới vô hình lẫn cả hữu hình;duy thức bảo – “nhất thiết duy tâm tạo”.Tất cả có, không, hữu vi vô vi đều do tâm khởi hiện ( phải có phần riêng về duy thức mới giải rõ mọi hiện tượng này).

Do vậy phải hiểu dụng ý của kinh văn“Con nguyện từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau, dù trải qua thời gian không thể tính đếm, con sẽ cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi đang chịu khổ đau vì tội nghiệp.”.

Một khi hành giả liên tục hoán cải (cứu độ) chúng sanh tánh trong vô lượng kiếp của mình để đưa đến bạch tịnh thức thì vô sư trí xuất hiện, đại viên cảnh trí sẽ không còn khổ đau, địa ngục hay luân hồi.

 

 

Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, là hiện thân của một bậc tinh tấn dũng mãnh đầy đủ các hạnh lành cấu thành tướng hảo quang minh của một vị Phật.

Giác Hoa Định Tự Tại Như Lai là kết quả của một định lực nở hoa sau khi giác ngộ.

 Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, là một hành giả đạt đến tất cả trí giác của một vị Phật

 Liên Hoa Mục Như Lai là hành giả đạt đến nhãn tướng hoa sen, nghĩa là mắt thanh tú như  một hoa sen, một trong 80 vẻ đẹp.

Qua bốn trạng thái tượng trưng cho đấng toàn giác mà tiền thân ngài Địa –Tạng hướng đến khi khắc phục mọi tướng trạng chúng sanh tánh. Hạt giống chúng sanh độ sạch mới thành quả vị là đương nhiên. Đây là đại nguyện  ẩn tàng trong văn học bắc tạng.

Trong vũ trụ -nói chung và nhân thân mỗi người nói riêng đều có một tầng số năng lượng nhất định.Điện thoại, TV và tất cả máy thu phát sóng cũng có một tầng số.Khoa học khám phá và sử dụng các tầng số, khi bắt được tầng số với mật mã tương thích thì tầng số được kết nối.

Thần chú, mật tông là những khóa số kết nối khai mở với các tầng số năng lượng tạo ta năng lực như các tiện nghi khoa học vật lý ngày nay, nhưng vật lý chỉ ở tâng số thấp của tâm thức và Tôn giáo.

Năng lượng của các bước sóng từ thô đến tế trong không gian, được các bậc Thánh chứng đắc  thể hiện qua tư tưởng, do vậy các bậc Thánh liên lạc nhau, hiểu ý và cảm thức nhau dù cách xa nửa vòng trái đất mà không cần dùng điện thoai. Đầu thế kỷ 19 Alexander Graham Bell đã có công phát minh ra điện thoại nhưng so với bước tiến hóa tâm lịnh, đó mới chỉ là bước khởi đầu.

Một khi khởi tâm dù tích cực hay tiêu cực đều phát ra một tầng sóng tương thích với ngoại biên. Một đại nguyện khởi lên làm rung động nguồn sáng thánh thiện, tâm nguyện được nâng cao, sanh tâm hoan hỷ, độ lượng tiến đến tầng sóng cao và thanh; ngược lại khởi tâm tiêu cực đen tối, tội lỗi sẽ tương ứng với nguồn năng lượng thấp vả ô trược khổ đau. (sơ tâm xuất gia thường khởi tâm trong sáng thánh thiện, cảm ứng chấn động tầng song năng lượng ngoại biên).

Để hướng dẫn chúng sanh thoát khỏi u đồ,ngoài việc giữ giới, tâm luôn thanh tịnh, lìa xa mọi tiêu cực.

Đời người quá ngắn so với vũ trụ, Tổ Quy Sơn đã dạy:

 Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát-na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô, ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát-na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?

Vô thường già bệnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát-na đã qua đời khác. Giống như sương của mùa xuân, móc của ban mai, chốc lát liền không, như cây bên bờ vực, như những thực vật leo mọc trên vách giếng, làm sao có thể lâu bền được!? Niệm niệm nhanh chóng nối nhau, trong một sát-na, chuyển hơi thở thì đã là đời sau. Làm sao có thể yên lòng để đời mình trôi qua vô ích như thế được?

 

MINH MẪN

 20/02/25   (còn tiếp)

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2025

ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN (2) tiếp theo

  

Trước khi đi vào Bổn nguyện của Đức Địa Tạng Bồ Tát, ta hãy tìm hiểu sơ lược lịch sử của Ngài:

Theo kinh tạng Bắc truyền, Đức Phật bổn sư chúng ta thuyết giảng trên cung Trời Đao Lợi nói về nhân thân của Ngài Địa Tạng trước thời xa xưa vào kỷ nguyên hóa độ của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.

Vốn là con trai của một vị Trưởng giả, Ngài khởi tâm tán thán Đức Như Lai đương thời, và hỏi nguyên nhân nào Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có được tướng hảo như vậy ?

Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai dạy rằng:
“Nếu con muốn chứng đắc thân tướng như thế này, con phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh. Phải cứu giúp tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau và hoạn nạn.”

Khi ấy, Địa Tạng Vương Bồ Tát, với nhân duyên là con trai của trưởng giả, đã phát nguyện rằng:
“Con nguyện từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau, dù trải qua thời gian không thể tính đếm, con sẽ cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi đang chịu khổ đau vì tội nghiệp.”

Đó là phát nguyện thứ nhất của Ngài lúc bấy giờ đang ở thời đại giáo hóa của đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Theo phát nguyện này, có nghĩa: : Độ tận chúng sinh được ghi lại trong phần Phẩm Phân Thân Tập Hội của Kinh Địa Tạng.

“Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề”
(Chúng sinh độ hết mới chứng Bồ Đề)

Nội dung trên đây, có ba vấn đề cần lưu tâm: một là –cư địa, hai là  - Phật địa ba là đại nguyện. Nơi xuất hiện đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai chắc chắn không phải trên tinh cầu này. Kinh tạng từng đề cập tam thiên đại thên thế giới. Trong quyển Đạo Phật và Khoa Học cũng cùng quan điểm: “Một Thái dương hệ là Tiểu thế giới, một nghìn Tiểu thế giới là một Tiểu Thiên thế giới, một nghìn Tiểu Thiên thế giới là một Trung Thiên thế giới. Một nghìn Trung Thiên thế giới là một Đại Thiên thế giới, một nghìn Trung Thiên thế giới trải qua ba lần nhân với một nghìn, nên gọi là Tam Thiên Đại Thiên thế giới”.

Như vậy trong Tam thiên đại thiên thế giới, tiền thân của ngài Địa Tạng vương   Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai thuộc thế giới nào, riêng cõi ta bà này thuộc địa giới của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni giáo hóa.?

Gần ba ngàn năm trước Đức Phật đã nói đến Tam thiên đại thiên thế giới mà khoa học ngày nay đã xác nhận vũ trụ bao la ngoài sự vận hành của thái dương hệ này

Aristotle (384 322 trước D lịch), (Đạo Phật và Khoa Học, trang 214) nhà khoa học kiêm triết học nổi tiếng người Hy Lạp (sau Phật 240 năm) nói: “Tất cả vạn vật đều được cấu tạo bởi Đất, Nước, Gió, Lửa; những chất này hoạt động nhờ hai lực:   Hấp lực khiến đất và nước chìm xuống. Tính nhẹ phiêu bồng khiến gió lửa lên cao.

Trong khi đó, Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy: “Vạn vật, vũ trụ được cấu tạo bởi sáu thứ đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, Thức đại, và Không đại”.đã  đi trước Aristotle 240 năm mà đã có cái thấy bằng tuệ giác không thông qua phương tiện vật lý như ngày nay.

Riêng Đại nguyện thứ nhất của Ngài, xét về sự, với đại nguyện đó có lẽ luôn chờ cho chúng sanh không còn ngài mới đắc thành đạo quả.Chúng sanh luôn luân lưu trong 6 cõi ba đường từ vô lượng kiếp trước đến vô tận kiếp sau; phải chăng -đó như là lời tuyên thệ sách tấn những sơ tâm cầu đạo, đức hy sinh gương mẫu vị tha sẵn có trong mỗi con người?

Mỗi lời phát nguyện là mỗi kiếp khác nhau vào thời giáo hóa mỗi Phật khác nhau, lần lượt sẽ trình bày bổn nguyện của Ngài

                                                        ***

 

Một kiếp khác trên một tinh cầu do đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai hoằng hóa, tiền thân của Ngài là người nữ thuộc dòng dõi đầy oai lực và phúc báu trong giới Bà La Môn, mẹ Ngài lại không tin nhân quả tội phước, phạm nhiều ác nghiệp;quả báo không tránh khỏi,Ngài làm bao nhiêu phước lành đều hồi hướng cho mẹ.Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho  biết là mẹ của Ngài đã được ra khỏi địa ngục và thoát hóa về cõi trời. Vô cùng hoan hỷ trước tin ấy, Ngài đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

 

Theo luật nhân quả, phước ai nấy hưởng, tội ai nấy chịu, với lập nguyện của tiền thân Ngài như vậy có ngược với luật nhân quả?

 

Làm tội , khỏi cần tu, sau đó thân nhân cứ tụng kinh, bố thí, cầu nguyện sẽ thoát tội chăng ?

 

Nghi lễ, cầu siêu, sám hối, mọi công hạnh làm lành là một năng lượng.Ngay cả sóng biển, thủy triều, gió, mọi động lượng đều tạo ra một năng lượng. Hoạt động cơ  thể cũng đều tạo ra năng lượng.Khác nhau là biết sử dụng năng lượng thế nào cho thích hợp.

 

Ví dụ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng địa nhiệt…khoa học đã biết tận dụng phục vụ cho mọi tiện nghi  trong cuộc sống. Thế thì năng lượng tự thân do vật lý và tâm thức sản sanh, điều hướng đến thiện lương sẽ nâng cao nhân cách và tâm thức, ngược lại nếu hướng đến tiêu cực thì  sẽ dẫn đến u trược trầm mịch thiếu trí tuệ.

 

Trong nội thể, tim gan tỳ phế thận mỗi cơ phận mang một tố chất tương sanh hoặc tương khắc. Nếu quá nóng giận, sẽ tổn thương cho gan, còn ảnh hưởng những cơ phận khác như sản sinh ra chất catecholamine tác hại hệ thần kinh, đường huyết tăng từ đó axit béo độc tố hại cho gan.Các trạng thái tâm bất bình thường như hỷ nộ ái ố… cũng đều ảnh hưởng nội tạng như thế.

 

Một trạng thái tâm tiêu cực đều ảnh hưởng chung cho nội tạng khiến người mau già.Từ đó cho ta hiểu rằng, tâm thái tích cực sẽ đưa đến chiều hướng ngược lại.Người tập thể dục có thể lực to khỏe nhưng tâm thái tiêu cực vẫn mau đưa đến già nua hơn người không tập thể dục (vấn đề này sẽ bàn ở phần khác).

 

Người làm chủ cảm xúc hay hành giả tu Thiền đều sản sanh ra những năng lượng tích cực, ngũ tạng trong cơ thể ít bị tác động bởi năng lượng tiêu cực.

 

Người thường đã thế thì một hành giả, một bậc Thánh làm chủ thân tâm, làm chủ sanh tử, sản sanh ra nhiều năng lượng tích cực thông qua các dạng  nuetron, quark, proton…mà y cụ khó kiểm soát khi thử nghiệm, lẽ nào nguyện lực không thành sự thật!

 

Những hành giả Yoga có thể chôn vào đất, ngâm vào nước…nín thở, cho tim ngường đập trong thời gian rất lâu, máy móc theo dõi mọi họat động trong cơ thể đều ngưng, chỉ có não bộ siêu âm kim giao động rất yếu.

 

Thế thì những năng lượng do tâm tác động qua quá trình tu luyện biến thành năng lực đạt được như thế hà huống những bậc có tâm nguyện vị tha to lớn của Bồ Tát, Thánh nhân, minh sư lẽ nào không đủ hóa giải nghiệp lực cho một đối tượng như thân quyến?

 

Nhân quả nghiệp ai nấy lãnh phước ai nấy hưởng là nói với phàm phu,do nghiệp lực như nhau không ai độ ai ai, không ai lãnh nghiệp cho ai. Thánh nhân độ những ai có duyên –thì chắc chắn sẽ hóa giải duyên nghiệp như lời nguyện của các Ngài.

 

                                                          ***

 

 

 

Trong vô tận thiên hà vũ trụ nằm trong tam thiên đại thiên thế giới, đã có một cõi Phật đang hoằng truyền pháp lạc cho người dân trong quốc độ của ngài, đó là đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai.

Đương quốc có một vị vua rất nhân từ, thương dân như con, vì phần lớn người dân không hiểu đạo đức, làm nhiều điều ác nghiệp, tạo lắm tội duyên, vị vua biết vậy bèn khởi lòng từ , phát nguyện:

“ Tôi chưa độ cho những người tạo tội đau khổ đến chỗ an vui giải thoát, tôi nguyện chưa thể thành Phật”.

 

Kiếp thứ tư, đời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng mang thân nữ có tên Quang Mục,mẹ của Ngài là người rất ác, tạo vô số nghiệp xấu; khi mạng chung bà đọa vào địa ngục.Sinh thời Quang Mục tạo nhiều phước báu,tu nhiều công đức,trong đó đã cúng dường cho một vị A La Hán, vị Thánh Tăng này cho biết mẹ cô đã sanh lên cõi người.Tuy vậy phải sanh vào nhà nghèo, lại bị chết yểu…vì thương tưởng mẹ  và chúng sanh nên đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ nay về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

 

Qua bốn lần sanh  vào gia quyến dòng tộc danh giá, làm vua chúa,dòng dõi Bà La Môn, thân nam, thân nữ; vào thời các đức Phật khác nhau, gieo trồng nhân lành khác nhau, phát đại nguyện vì những đối tượng khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là vì sự khổ đau đọa lạc của chúng sanh.

Đại nguyện phát khởi của Ngài do tướng hảo của Như Lai và do tâm hành ác của chúng sanh. Từ tánh tướng đi vào đại nguyện.

Riêng chỉ một lần duy nhất vì ngưỡng mộ hảo tướng của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Như Lai mà phát đại nguyện.Nguyên nhân hảo tướng của đức Sư Tử Phấn Tấn ngầm cho ta hiểu:

Tướng tự tâm sinh. Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp biểu hiện phước đức vẹn toàn. Kết tụ những tố chất toàn thiện không chỉ một đời. Khi tiền thân ngài Địa Tạng được đức Phật hướng dẫn hạnh đức phải độ thoát tất cả chúng sanh nên đã phát đại nguyện.

Một nhân thân toàn vẹn nội hàm và tuệ trí toàn thiện, ngoại hành phước đức song hành,nhân như vậy, quả chắc chắn sẽ đến.Độ thoát tất cả chúng sanh trong tự thân nghiệp thức chắc chắn sẽ đắc thành đạo quả phước tướng Như Lai.

 

Kinh Di Giáo của Phật lúc sắp nhập Niết Bàn từng dạy: “Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.”

Giới luật là căn bản đưa đến định và tuệ.Có giới sanh định có định sanh tuệ, có tuệ mới đưa đến giải thoát tức đã độ không còn chúng sanh nào trong ngục tối nghiệp thức của mỗi hành giả.

Đại nguyện của đức Địa Tạng cũng là hạnh nguyện của mỗi hành giả trên bước đướng thoát Tam giới gia.

 

MINH MẪN

  19/02/25   (còn tiếp)

 

 

 

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2025

ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN (1)


Trong cuộc sống, từ công việc đến ý tưởng, nhất là trong lãnh vực tín ngưỡng, Tôn giáo, để gắn kết đi đến hoàn thành sở nguyện như ý, cần có ý chí, quyết định, phát nguyện là bước căn bản ràng buộc để không bị thời gian xao lãng ý nguyện ban đầu.

Nội dung trong đây, chú trọng đến Phật giáo qua hành trạng và hạnh nguyện, nhất là sở nguyện của hàng bậc Thánh.

Người tại gia, phát nguyện là hướng đến sự thánh thiện, hoặc từ bỏ thói hư tật xấu, hoặc quyết tâm thành đạt đến cảnh giới tâm linh.Đó là nền tảng cho việc hành trì.Trong quá trình hành trì thể hiện những công hạnh hướng đến mục đích,thể hiện hành trạng thông qua hạnh nguyện đặc thù.

Lịch sử truyền thừa chư Tổ của Bắc truyền, 33 vị  đều có một nét cá biệt theo hạnh nguyện riêng.

TỔ MA HA CA DIẾP (MAHA KASYAKA) có một sứ mạng duy trì mạng mạch Phật giáo sau khi đức Phật nhập diệt. Trong giáo đoàn của Phật, ngài đã được cho là khổ hạnh đầu đà đệ nhất.

Ngài là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca:
1. Xá Lợi Phất              Trí huệ đệ nhất.
2. Mục Kiền Liên         Thần thông đệ nhất.
3. Phú Lâu Na              Thuyết pháp đệ nhất.
4. Tu Bồ Đề                 Giải không đệ nhất.
5. Ca Chiên Diên         Luận nghị đệ nhất.
6. Ma Ha Ca Diếp        Đầu đà đệ nhất.
7. A Na Luật                Thiên nhãn đệ nhất.
8. Ưu Ba Ly                 Trì giới đệ nhất.
9.  A Nan Đà                Đa văn đệ nhất.
10. La Hầu La              Mật hạnh đệ nhất.

Tiếp theo các Tổ truyền thừa Thiền tông được 33 đời. Ngài Huệ Năng là Tổ thứ 6 của Thiền tông Trung hoa, nhưng là tổ thứ 33 theo dòng truyền thừa kể từ ngài Ca Diếp.Lục Tổ là đời cuối cùng chấm dứt truyền thừa y bát. Sơ Tổ Thiền tông Trung hoa là Bồ Đề Đạt Ma ( cũng là Vị Tổ thứ 28 của Ấn).

Mỗi vị mang một hạnh nguyện, điểm chung là “Truyền đăng tục diệm”để mạng mạch Phật giáo được trường cửu đến hôm nay.

Lần lượt điểm qua các đời Tổ Thiền tông để xuyên suốt các hạnh nguyện của chư Thánh thông qua kinh điển Bắc truyền, thể hiện tâm nguyện của các bậc xuất trần, đồng thời cũng thể hiện tâm đức của mỗi chúng sanh, đó là “Phật chúng sanh đồng bản thể đại bi”


MINH MẪN

 15/02/25