Theo tinh thần nhà Phật, sinh tử là đại sự, vì vậy,
Đức Thế Tôn có mặt trên cõi đời không ngoài mục đích giải quyết tử sanh cho
nhân loại.
Sanh tử là dòng liên lũy mang theo khổ đau từ khi
sinh động vật có mặt; từ khổ đau tạo thêm nghiệp chướng đau khổ, ví dụ nạn dich
hiện nay tại Trung quốc là kết quả bao ác nghiệp quá khứ kết thành (theo nhãn
quan nhà Phật) thế nhưng, thay vì tạo thiện nghiệp để hóa giải nạn tai, họ lại
thiêu sống những bệnh nhân chưa chết, sát hại hàng triệu sinh vật gia cầm; các
khoa học gia cho biết nạn dịch Covid 19 không lây từ gia cầm.
Kinh Pháp Cú:
116. “Hãy gấp làm điều lành,
Ngăn tâm làm điều ác.
Ai chậm làm việc lành,
Ý ưa thích việc ác.”
Ngăn tâm làm điều ác.
Ai chậm làm việc lành,
Ý ưa thích việc ác.”
117. “Nếu người làm điều ác,
Chớ tiếp tục làm thêm.
Chớ ước muốn điều ác,
Chứa ác, tất chịu khổ.”
Chớ tiếp tục làm thêm.
Chớ ước muốn điều ác,
Chứa ác, tất chịu khổ.”
Trong cuộc khủng
hoảng ôn dịch,do vô minh càng tạo thêm vô minh, không đủ bình tĩnh sáng suốt giải
quyêt. Nam Hàn là ổ dịch sau Trung quốc, nhưng họ không cách ly khoanh vùng như
Trung quốc, họ thông báo cho người dân hiểu mối nguy hại và hướng dẫn người dân
tự cách ly tại nhà, đó là cách khôn ngoan, giảm bớt gánh nặng chi phí cho đất
nước, ngoài ra, xã hội cũng bớt lo lắng căng thẳng khi nhà nước không giấu diếm
dân trước những vấn đề quan trọng như thế. Khi người dân tin tưởng thông báo của
nhà nước phổ biến thì chính người dân tiếp tay
giúp nhà nước giải quyết những vấn đề tưởng chừng không thể. Hồ chủ tịch
từng nói "Dễ trăm lần không dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", thế nhưng mấy ai áp dụng đúng
tinh thần câu nói này để dân tin, dân biết, dân làm!.
Trong cuộc sống, thành thật
luôn tạo niềm tin cho mọi người; cây kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra.
Chính vì thế, Đức Phật luôn nói thật về bản chất của cuộc sống,bản chất muôn đời
của chúng sanh tưởng chừng quá quen thuộc đến độ nhàm chán mà quên đi sự hệ trọng
của nó, đẩy con người vào dòng thác tử sanh, buông xuôi cho khổ đau tiếp tục
đau khổ triền miên không lối thoát. Đức Phật xác nhận, nước biển chỉ có một vị
mặn duy nhất,giáo pháp của ngài cũng thế duy nhất đưa con người đến chỗ giải
thoát khỏi trầm luân.
Chân ly tối ưu đó, bị mờ
nhạt khi nghi lễ tôn giáo nặng về hình thức, càng lún sâu vào hình thức, càng
xa mục đích ban đầu, lắm khi phủ trùm niềm tin chánh pháp bằng sự mê tín, thế
là khổ đau tiếp tục đau khổ.
1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Ý chủ đạo mọi hành động thì từ ý giải quyết mọi phiền
trược như cuộn chỉ rối gở từ manh mối,
Cái dịch bệnh hay thiên tai cũng do con người khởi xuất từ nhân tai; do sát
sinh hại vật tồn đọng nhiều đời đưa đến cộng nghiệp.Theo ngài Tịnh Không: “chỉ
cần chúng ta vĩnh viễn dứt trừ ăn thịt, quyết không có ý niệm tổn hại chúng
sanh thì sát khí trên người chúng ta sẽ hoàn toàn không còn nữa.. Sát khí không
còn nữa liền chuyển biến thành từ quang, động vật nhỏ nhìn thấy sẽ thích gần gủi
bạn”
Theo Đại lão Hòa thượng Tuyên Hóa, cho dù con người tìm ra thuốc đặc trị vírus này thi sẽ có loại
vírus khác phát sanh, chúng ta cứ chạy theo đuôi mãi cũng không thể giải quyết
được vấn đề gì khi hàng ngàn nhân mạng nằm xuống vì thiên tai,ôn dịch! Theo
ngài thì: “nhân loại phải làm gì khi đối diện với tai ương này? Chúng ta phải
chí thành khẩn thiết trì tụng chú Đại Bi. Đức Phật dạy rằng chú Đại Bi có thể
chữa lành tám vạn bốn ngàn tật bệnh…”
Như vậy đức tin và lòng chí thành, đức từ bi sẽ giải
quyết những tai ách do chính ta tạo ra.Biết tôn trọng mạng sống của mọi loài là
nhân đưa đến an lạc, tránh được mọi khổ đau.
Pháp cú phẩm hình phạt:
129. “Mọi
người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết.”
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết.”
130. “Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người thích sống còn;
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết.”
Mọi người thích sống còn;
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết.”
Phẩm Đạo:
273. “Tám chánh, đường thù thắng,
Bốn câu, lý thù thắng.
Ly tham, pháp thù thắng,
Giữa các loài hai chân,
Pháp nhãn, người thù thắng.”
Bốn câu, lý thù thắng.
Ly tham, pháp thù thắng,
Giữa các loài hai chân,
Pháp nhãn, người thù thắng.”
275. “Nếu người theo đường này,
Ðau khổ được đoạn tận.
Ta dạy người con đường.
Với trí, gai chướng diệt.”
Ðau khổ được đoạn tận.
Ta dạy người con đường.
Với trí, gai chướng diệt.”
276. “Người hãy nhiệt tình làm,
Như Lai chỉ thuyết dạy.
Người hành trì thiền định
Thoát trói buộc Ác ma.”
Như Lai chỉ thuyết dạy.
Người hành trì thiền định
Thoát trói buộc Ác ma.”
278. “Tất cả hành khổ đau
Với Tuệ quán thấy vậy,
Ðau khổ được nhàm chán;
Chính con đường thanh tịnh.”
Với Tuệ quán thấy vậy,
Ðau khổ được nhàm chán;
Chính con đường thanh tịnh.”
Cơ bản giải quyết mọi khổ đau đời người và đoạn dứt
dòng sanh tử là phát triển lòng Bi mẫn, tôn trọng sự sống đối với mọi loài. Hãy
bình tĩnh trước mọi thiên tai ôn dịch, hãy quay lại chính mình với niềm tin
kiên cố và thực hành lời Phật dạy.– không lên trời xuống biển, không núi cao
hang sâu có thể thoát được nghiệp quả, chỉ an trú chính mình với tâm luôn thanh
tịnh.
Tinh thần người Phật tử trước mọi biến thiên khổ đau
hay hạnh phúc, vẫn an nhiên thi không chiêu cảm thêm nghiệp báo:
169. “Hãy khéo sống
chánh hạnh,
Chớ sống theo tà hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc,
Cả đời này, đời sau.”
Chớ sống theo tà hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc,
Cả đời này, đời sau.”
Tóm lại, trước nạn dịch hiện nay, dù covid 19 hay
covid 20, rồi cũng sẽ phát sinh nhiều covid khác nếu chúng ta không an trú tâm
hiện tại, không biết tạo phúc, giúp mọi người, cứ tiếp tục hưởng lạc và tạo ác
thì không có thuốc đặc trị nào đem lại sự an toàn cho chúng ta.
Đời là bể khổ, nói thế không mang tính bi quan mà là
sự nhắc nhở một thực tại trong cuộc sống của con người. Vậy ta làm gì trước nạn
dịch hiện nay khi đã hiểu nguyên nhân và đặt niềm tin nơi giáo pháp của Đức Phật?
MINH MẪN
12/3/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét