23 tháng Chạp âm lịch, là ngày cúng ông Táo, theo
truyền thuyết nhân dân ta. Nguồn gốc ảnh hưởng văn hóa Tàu, đó là một tín ngưỡng
văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão
giáo, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị
thần Nhà, vị thần Bếp núc .
- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp
- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Tương truyền ông Táo cởi cá chép về chầu Ngọc Hoàng
thượng đế báo cáo mọi việc suốt một năm, đến Giao thừa thì về lại trần gian tiếp
tục đảm nhiệm việc bếp núc củi lửa.
***
Người Việt bản xứ, ông cha ta từng dùng điển tích
Tàu tô bồi văn hóa Việt, tuy nhiên tập tục thờ cúng cũng không sai khác mấy. Đến
khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, một lần nữa, tập tục dân gian lại mang một
ý nghĩa và hình tượng khác trong nhà Thiền, tôn trọng hủ tục bản địa nhưng
không nhuốm màu mê tín, vì vậy, ông Táo được mệnh danh là Ngài Đông Trù Tư Mệnh
Táo Phủ Thần Quân, hay là ông Táo trở thành Giám Trai sứ giả. Ông Địa nhà nhà đều
thờ, dưới cái nhìn của nhà Phật là vị cai quản môi trường; Đại thánh Khẩn Na la
Vương chi Thần, hay cũng là giám trai Bồ Tát.
Tăng nhất A Hàm I và Tăng chi bộ I thì Tôn giả Tần Đầu
Lô chỉ là bậc Thánh đệ nhất hàng phục Trời rồng, ngoại đạo, cũng được xem là
Giám trai Bồ Tát… Có thuyết cho rằng Giám trai chính là Đại giám thiền sư Lục tổ
Huệ Năng. Vua Đường ban tặng Đại giám Thiền sư. Khẩn Na La Bồ Tát cũng là ngài.
Trong thiền môn có nghi khánh chúc tán Giám trai:
Giám trai sứ giả - hỏa bộ oai thần – điều hòa bá vị tiến duy hinh – tai hao
vĩnh vô xâm – Hộ mạng tư thâm – thanh chúng vĩnh mông ân nghĩa là: Giám trai sứ
giả - hỏa bộ oai thần – điều hòa trăm món hiến vị ngon – tai họa mãi không xâm
– hộ mạng giúp thân – Tăng chúng luôn nhờ ân.
Với tinh thần nhà Phật, công hạnh là việc làm của một
bậc tôn kính, ở lĩnh vực nào thì đặt tên đó cho vị có công hạnh tương đương. Thần
tài của dân gian, trong Phật giáo Nam tông có ngài Sivali làm biểu tượng tài lộc;
hay Hải Thuợng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh có biểu tượng trong Phật giáo Bắc truyền là Dược
sư Lưu Ly Quang Vương Phật; Nam truyền có ngài Bakula… Phật giáo Bắc truyền đã
uyển chuyển linh động vào cuộc sống, hòa nhập tín ngưỡng bản địa, nhưng thăng
hoa biểu tượng mang một ý nghĩa cao đẹp hơn, giá trị nhân văn hơn để lột xác
hình thái mê tín. Tuy nhiên, việc sát hại sinh vật cho việc tế lễ cúng bái của
nhân gian thì không thể áp dụng vào truyền thống linh hoạt của nhà Phật như cá
chép đưa ông Táo về Trời, đó là sát sanh, hại vật tổn phúc.
Trong Kinh Phạm Võng Đức Phật dạy:
Này Phật Tử! “Nếu tự giết, dạy người giết,
dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấy giết mà vui theo. Cho
đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phương
pháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống
không được cố giết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi,
dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tất cả chúng sanh.
Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ
Tát này phạm Ba-la-di tội.”
Nghĩa là, những tập tục mà Phật giáo dung hóa được,
sẽ loại trừ những hành động sát hại tổn phước. Nhiều kinh điển Đại thừa đều
trân quý sinh mạng chúng sanh như kinh Hoa Nghiêm, kinh Phân biệt Thiện ác báo ứng…
và ngũ giới, thập thiện… Tập tục nào đem lại thiện hạnh, được Phật giáo chấp nhận,
ngược lại thì không hề được Phật giáo dung chứa. Người Phật tử cúng ông Táo
theo tập tục nhưng không thể giết hại cá chép như truyền thống dân gian. Bởi
vì, kinh đã dạy:
.-“Đừng tin tưởng một điều gì
vì văn phong. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu
truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân, đừng tin
tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng một vị tối linh đã
khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy
tín của các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã
từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ
khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu, thăng hoa cho con
người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."
Vì thế con người muốn có cuộc sống an
lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải
chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần.
***
Do ảnh hưởng tập quán văn hóa bản địa khi Phật giáo
du nhập và sinh hoạt lâu dài trong mạch sống của người Trung Hoa, đã phát sinh
ra lắm hủ tục như: Đưa rước Chư Thiên; Cúng Ông Táo; giải
sao cúng hạn…
Việc đó, đã đi vào Thanh Quy Bách trượng hướng dẫn tỉ
mỉ qua nghi thức thỉnh cúng, ví dụ:
Cung kính nghe rằng Giám Trai đại sĩ
Ngài là bậc vô cùng đại trí
Ứng hiện thần diệu tùy nghi
Xôi nếp cúng đầy công niệm nghĩ
Một hạt biến thành núi Tu Di
Không thấy tướng ẩn khuất trong mây
Thân to lớn hiện nhiều cõi đó đây
Hộ pháp an tăng hưng hiển
Việc Phật quyền phương tiện
Ngưỡng mong uy đức
Chứng pháp trai diên.
Lại nguyện:
Nhờ thần minh nguyện lực
Chứng lòng thành thực kính dâng
Tùy cơ duyên cảm hóa thân
Hiện có thân nhưng không sắc tướng
Hiển hóa khôn lường
Hiện thân ăn uống mà trợ pháp luân
Khiến bày bếp núc nhưng tu chứng
Độ khắp quần mông (quần sanh)
Khiến tiếp mùi biết quay về
Mong ủng hộ già lam an tịnh
Tăng chúng đều tinh tấn tu hành
Thấm nhuần pháp lạc
Chốn chốn vững tông phong.
Ngài là bậc vô cùng đại trí
Ứng hiện thần diệu tùy nghi
Xôi nếp cúng đầy công niệm nghĩ
Một hạt biến thành núi Tu Di
Không thấy tướng ẩn khuất trong mây
Thân to lớn hiện nhiều cõi đó đây
Hộ pháp an tăng hưng hiển
Việc Phật quyền phương tiện
Ngưỡng mong uy đức
Chứng pháp trai diên.
Lại nguyện:
Nhờ thần minh nguyện lực
Chứng lòng thành thực kính dâng
Tùy cơ duyên cảm hóa thân
Hiện có thân nhưng không sắc tướng
Hiển hóa khôn lường
Hiện thân ăn uống mà trợ pháp luân
Khiến bày bếp núc nhưng tu chứng
Độ khắp quần mông (quần sanh)
Khiến tiếp mùi biết quay về
Mong ủng hộ già lam an tịnh
Tăng chúng đều tinh tấn tu hành
Thấm nhuần pháp lạc
Chốn chốn vững tông phong.
***
Chính những phương tiện dùng để đưa quần chúng vào
Phật giáo, đã biến Phật giáo thành những vấn đề rời xa chân lý của nhà Phật.
Không có đoạn kinh nào của Nikaya hướng dẫn cúng sao giải hạn, cúng chư Thiên,
tiễn ông Táo như Phật giáo Bắc truyền. Người Phật tử ý thức rằng, phương tiện
cúng kiến đó, không thể đưa ta giải thoát mọi khổ đau do nhân quả đã tạo. Kết
luận, cúng ông Táo hay thần tài thổ địa không phải phát xuất từ Phật giáo,
không phải của nhà Phật nguyên thủy.
MINH MẪN
23/ 01/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét