Một chủ đề không những
nâng cao đạo đức gia giáo khi nhạc phẩm gồm 108 ca khúc của nhạc sĩ Hằng Vang
ra đời, dĩ nhiên không phải toàn bộ 108 ca khúc đều mang hàm ý giáo dưỡng,
nhưng, chủ đề “Gia tài của ba” được làm chủ đề của tuyển tập những nhạc phẩm của
Hằng Vang mà cô gái cưng của nhạc sĩ – THU HẰNG - đã sưu tập cho ra đời như một
món quà ghi nhớ công ơn của người cha nặng lòng với Phật pháp và con cái.
Trong lời đầu của Tuyển
tập, sau những giòng tâm sự với Ba về gia đình, ca ngợi và ghi nhớ công ơn ba
đã dẫn dắt các con vào con đường đạo đức nhà Phật, Thu Hằng viết:… “Bây giờ mới thấy gia tài của ba thật đồ
sộ. Đọc nhiều bài viết về Ba, con hiểu rõ hơn chân giá trị về con người của ba;
Ba đã được mọi người yêu quý, được kính trọng và giúp đỡ, Ba nói nhờ Ba sáng
tác, xiển dương chánh pháp nhiệt tình, thiện tâm nên Ba có phước duyên được chư
Tăng ni và các thiện hữu tri thức giúp ba thực hiện được tâm nguyện của mình.”…
Đúng, hàng trăm nhạc phẩm
mà suốt đời Hằng Vang dành trọn hướng tâm tư về Phật pháp, bấy nhiêu đủ là một
gia tài đáng trân quý của con người nghệ sĩ mang tâm Phật. Chẳng những thế, nhạc
sĩ suốt đời trường trai, đạo đức cũng đủ làm thân giáo đi đôi với khẩu giáo
giáo dưỡng đàn con, đó là một sự nghiệp to lớn đủ và xứng đáng để Thu Hằng chọn
chủ đề “Gia tài của ba”, cho dù trong 108 ca khúc, duy nhất một bài mang cùng
chủ đề, lời của nhà thơ Lê Tất Sĩ, Hằng Vang phổ nhạc.
Trong 108 ca khúc, Thu
Hằng chọn 63 ca khúc nhạc và lời của Hằng Vang, còn lại ca khúc phổ nhạc từ thơ
của nhiều tác gỉả, trong đó, một ca khúc mang chủ đề “gia tài của ba”, phổ từ
thơ của Lê Tất Sĩ, được chọn làm chủ đề tuyển tập. Phải chăng đó là một sự
trùng hợp đã mang nhiều ý nghĩa về sự nghiệp của Hằng Vang, hay đâu đó phưởng
phất giá trị từ lời dặn dò con cái của nhà thơ Lê Tất Sĩ được Hằng Vang phổ nhạc.
Gia tài của ba, một giá trị trùng khớp với tâm nguyện của thi sĩ, nhạc sĩ có một
điểm chung về đạo đức làm người, đạo đức chánh pháp, ta hãy nghe lời thơ đầy thống
thiết của Lê Tất Sĩ:
“Ba vốn có niềm tin chánh pháp, cho các con biết sống với đời.Ba vốn có
quả tim khối óc, dạy các con đức hạnh đại thừa. Phật pháp thâm nhập đời ba.Trường
chay giới hạnh. Không sát hại sinh linh, không tạo nghiệp oán thù. Phật pháp tỏa
rạng tâm ba. Tạo những nhân lành là cả công trình trọn đời ba, vì lợi tha đó.
Gia tài của ba, các con cố gắng…
Ba
có bàn tay rắn chắc, nuôi các con no ấm bốn mùa…
Nội
không để lại cho ba nhà cao cửa rộng, không để lại cho ba những vàng bạc của tiền.
Nội không để lại cho ba ruộng cả ao liền”…
Những lời tâm huyết từ
con tim, từ khối óc đó của người làm thơ, tạo cảm xúc để mượn lời thơ gieo lên từng cung điệu âm hưởng của một nhạc
sĩ, tuy hai lối đi đều chung về một điểm, đó là “gia tài của ba” cho các con
nên người.
“Gia tài của ba” một nhạc
phẩm xuất phát từ lời thơ của Lê Tất Sĩ
được Thu Hằng trang trọng đưa vào vị trí thứ ba sau ca khúc AN NHIÊN và HÒA ĐIỆU SỐNG. Trang số 9 của Tuyển tập.
Nghĩa là ngoài thơ và nhạc của Hằng Vang, thơ Lê Tất Sĩ được phổ nhạc để đầu
tiên trong các tác phẩm phổ nhạc.
Rõ ràng nhạc sĩ phổ nhạc
đã cẩn trong ghi tác giả, xuất xứ của bài thơ, mượn thơ phổ nhạc là chuyện bình
thường, lấy chủ đề một bài trong tuyển tập để làm chủ đề tuyển tập cũng không
phải là quá đáng, nếu không nói là vinh danh bài thơ mang tên chủ đề. Thế
nhưng, sau buổi kỷ niệm 65 năm công hiến âm nhạc cho Phật giáo và 86 năm có mặt
nhạc sĩ trên cõi đời, TT T. Chánh Tài đã dành cho nhạc sĩ tài hoa một kỷ niệm
tôn vinh khó quên trên cõi đại ngàn. Người viết đã tường thuật buổi lễ trang trọng
đó một cách khách quan, vô tư, thế nhưng, khi bài “Hương nhạc Đại ngàn” phổ biến,
con trai của Lê Tất Sĩ với giọng hằn học khó chịu điện đến trách móc:.. “chú viết
về Hằng Vang mà không chịu tìm hiểu kỹ… Sẽ có người phản ứng sau bài viết này”.
Đây là bài viết tường thuật buổi lễ chứ không phải chuyên đề viết về cuộc đời
và sự nghiệp của nhạc sĩ, thì sao phải tìm hiểu cá nhân của nhạc sĩ. Dĩ nhiên
trong cơn hậm hực không tránh khỏi những lời lẽ và thái độ bất kính, rất đáng
tiếc!
Trước sự thắc mắc về
thái độ ậm ờ đó, nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc cho biết có lẽ cậu ta nghĩ rằng chủ đề
“Gia tài của Ba” là toàn bộ đạo thơ của Lê Tất Sĩ, đó là chủ đề độc quyền,
nhưng khi đọc lời tự tình của cô gái đầu lòng của nhạc sĩ, mới vỡ lẽ: “những tư
tưởng lớn đều gặp nhau”, nghĩa là tâm sự của nhạc sĩ và tâm tư của thi sĩ đều
hướng đến việc giáo dục, gửi gắm tâm tư cho con cái, thế có gì sai? Một chủ đề
của tuyển tập cho dù vô tình trùng khớp hay cố ý lấy chủ đề bài thơ làm chủ đề
tuyển tập cũng không có gì sai nếu nội dung lời thơ không bị chỉnh sửa hay phổ
thơ không ghi xuất xứ của một tác giả.
Mỗi người đều có một
“gia tài của ba” cho riêng mình, ngoại trừ lấy cắp toàn bộ lời thơ để làm của
mình, thì sự trang trọng, trân quý tình cảm đối với đấng sinh thành, mọi người
đều có thể, thậm chí trùng khớp những hành vi khi dâng lên đấng sanh thành. Chủ
đề Gia tài của ba không thể độc quyền cho riêng ai.
Nhạc sĩ Hằng Vang không
có gì sai khi phổ thơ của Lê Tất Sĩ ghi rõ tên tác giả, Thu Hằng không có gì
sai khi chọn chủ đề “Gia tài của ba” để nói lên sự nghiệp to lớn và nhân cách đạo
đức của ba mình trùng lắp với chủ đề thơ. Người viết “Hương nhạc Đại ngàn”
không có gì sai khi tường thuật lễ tôn vinh nhạc sĩ. TT Huyền Lan không sai khi
tôn vinh và ghi nhớ công lao của một nhạc sĩ Phật tử nơi miền gió hú. Vậy cái
sai làm nên sự bức xúc cho con Lê Tất Sĩ từ đâu? Chỉ có kẻ bức xúc mới hiểu
đúng hay sai.
Ngỡ chừng dư âm “Hương
nhạc đại ngàn” sẽ lan tỏa khắp Tây nguyên, nhưng mặt trái của dư âm chỉ gói gọn
trong tâm một người.
MINH MẪN
14/01/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét