Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

* VIỆC THỨ 5 CỦA ĐẠI THIÊN (5)


"Dư sở dụ, vô tri,
Do dựtha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo".
***
“Đạo nhân thanh cố khởi”
Câu này nếu nằm trong trường hợp của Đại Thiên, hay nói cách khác, Đại Thiên sử dụng câu này để biện minh cho việc trong cơn mê sản, do ác nghiệp hành hạ, ông ta than thở: “hô to - khổ thay, khổ thay,”để đệ tử khỏi thắc mắc về quả vị A La Hán mà thầy mình chứng đắc sao còn than khổ, ông ta biện minh rằng - nhờ tiếng hô đó mà chứng đạt. (nghĩa là âm thanh đã giúp ông ta chứng ngộ).
Tuy nhiên, có những hành giả nhờ tiếng than khổ trong đời thường mà miên mật hành trì đưa đến chứng đắc, trường hợp sau khác hẳn của Đại Thiên. Trường hợp này đưa đến quả vị Thanh văn, nhờ nghe âm thanh, tiếng tăm mà chứng đắc, hoặc quán xét Tứ Đế mà chứng đắc, nghĩa là tứ thánh quả Thanh Văn tùy pháp ứng cơ mà tiến tu giải thoát. A La Hán cũng có vị ngộ đạo nhờ vào âm thanh thuyết pháp, trong đó có sự thuyết khổ và than khổ (Đạo nhân thanh cố khởi).
Theo thầy Thích Đức Thắng: - “Thinh Văn là chỉ cho các vị đệ tử của đức Đạo sư khi còn tại thế, nhờ nghe âm giáo dạy dỗ của đức Đạo sư mà các ngài chứng ngộ.”
TƯỚNG TU CHỨNG
VIII.- TỨ QUẢ THANH VĂN

1. Tu-đà-hoàn: Khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí, khổ tỷ nhẫn, khổ tỷ trí đoạn mười tám thứ Kiết, bốn tâm ấy đạt được nơi Khổ đế. Tập pháp nhẫn, tập pháp trí đoạn được bảy thứ Kiết trong Dục giới. Tập tỷ nhẫn, tập tỷ trí đoạn mười ba món Kiết cõi Sắc và Vô sắc. Diệt pháp nhẫn, diệt pháp trí đoạn bảy món Kiết ở Dục giới. Diệt tỷ nhẫn, diệt tỷ trí đoạn mười hai món Kiết ở cõi Sắc và Vô sắc. Đạo pháp nhẫn, đạo pháp trí đoạn tám món Kiết ở Dục giới. Đạo tỷ nhẫn, đạo tỷ trí đoạn mười bốn món Kiết cõi Sắc và Vô sắc. Đạo tỷ trí là đắc quả Tu-đà-hoàn, thật biết các pháp tướng. Trong mười sáu tâm (khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí v.v…) được mười lăm, người lợi căn gọi là Tùy pháp hạnh, người độn căn gọi là Tùy tín hạnh. Hai người này chưa hẳn ly dục nên chỉ được Sơ quả. Trước chưa đoạn kiết sử mà được mười sáu thứ tâm là Tu-đà-hoàn.
Nếu trước đoạn chín phẩm Kiết được mười sáu thứ tâm gọi là Tư-đà-hàm. Bởi trước chưa ly dục đoạn tám mươi tám món Kiết sử nên gọi Tu-đà-hoàn. Lại nữa, được thiện căn vô lậu quả nên gọi Tu-đà-hoàn. Người lợi căn gọi Kiết đắc, người độn căn gọi là Tín ái. Chưa đoạn tư hoặc nên phải bảy lần sanh nhân gian, nếu đoạn ba món tư hoặc chỉ còn sanh ba lần. Thấu đạt Ba mươi bảy phẩm trợ đạo gọi là Lưu hướng Niết-bàn. Tùy thuận trôi vào biển Thánh gọi là Tu-đà-hoàn. Đó là đứa con công đức ban đầu của Phật.
2. Tư-đà-hàm: Được thoát khỏi ác đạo, đoạn tam kiết, làm mỏng tam độc gọi là Tư-đà-hàm. Lại nữa, chín phẩm Hoặc ở Dục giới do kiến đế đoạn và tư duy đoạn. Nếu người phàm phu trước dùng hữu lậu đạo đoạn sáu thứ Hoặc ở Dục giới, vào kiến đế đạo, được mười sáu thứ tâm gọi là Tư-đà-hàm. Nếu đoạn được tám thứ Hoặc nhập kiến đế đạo đủ mười sáu thứ tâm gọi là quả Tư-đà-hàm hướng A-na-hàm. Nếu đệ tử Phật chứng Tu-đà-hoàn rồi riêng đoạn ba món Kiết dục, chứng Tư-đà-hàm. Hoặc tư duy trong chín món Hoặc ở Dục giới, đoạn được sáu món gọi là Tư-đà-hàm; đoạn tám món gọi là quả Tư-đà-hàm hướng A-na-hàm.
3. A-na-hàm: Nếu phàm phu trước đoạn chín món Hoặc ở Dục giới vào kiến đạo, được mười sáu thứ tâm gọi là A-na-hàm. Hoặc được Tu-đà-hoàn tiến lên đoạn ba món tư hoặc, chứng đạo giải thoát thứ chín gọi là A-na-hàm. A-na-hàm có chín thứ:
1. A-na-hàm hiện đời vào Niết-bàn.
2. A-na-hàm thân trung ấm vào Niết-bàn.
3. A-na-hàm đời sau sanh ra nhập Niết-bàn.
4. A-na-hàm chuyên cần mong cầu nhập Niết-bàn.
5. A-na-hàm không cầu mong nhập Niết-bàn.
6.  A-na-hàm tiến lên các cõi trên nhập Niết-bàn.
7.  A-na-hàm lên cõi trời Ca-ni-tra nhập Niết-bàn.
8. A-na-hàm đến định Vô sắc nhập Niết-bàn.
9. A-na-hàm thân ở vị A-na-hàm mà hạnh hướng A-la-hán.
4. A-la-hán: Dùng vô ngại đạo Kim cang tam-muội thứ chín phá chín món Hoặc cõi Sắc, Vô sắc và tất cả Hoặc, được tận trí giải thoát đạo thứ chín, tu tất cả thiện căn gọi là quả A-la-hán. A-la-hán có chín thứ:
1.  Thối pháp
2.  Bất thối pháp
3.  Tử pháp
4.  Thủ pháp
5.  Trụ pháp
6.  Tất tri pháp
7.  Bất hoại pháp
8.  Tuệ thoát
9.  Cộng thoát
Trí kém, tinh tấn yếu, thực hành ngũ pháp mà lui sụt gọi là A-la-hán Thối pháp. Trí tuệ sắc bén, siêng năng hành ngũ pháp không lùi, gọi là A-la-hán Bất thối pháp. Trí kém, tinh tấn yếu mà nhàm chán mạnh suy nghĩ muốn tự sát, gọi là A-la-hán Tử pháp. Trí kém, tinh tấn mạnh tự bảo vệ thân, gọi là A-la-hán Thủ pháp. Trí bậc trung, tinh tấn bậc trung không tăng không giảm, trụ vào bậc trung gọi là A-la-hán Trụ pháp. Trí có phần sắc bén, chuyên cần tinh tấn được bất hoại tâm giải thoát gọi là A-la-hán Tất tri pháp. Trí sắc bén, tinh tấn mãnh liệt mới được bất hoại tâm giải thoát gọi là A-la-hán Bất hoại pháp. Không nhập trong các thiền định, vị đáo địa mà các lậu đã sạch, gọi là A-la-hán Tuệ giải thoát. Được các thiền cũng được Diệt tận định, các lậu dứt sạch, gọi là A-la-hán Cộng giải thoát.
Có vị A-la-hán đối với pháp hữu vi rất nhàm chán tự mãn, không muốn làm các việc công đức, chỉ đợi thời nhập Niết-bàn. Có vị A-la-hán mong cầu Tứ thiền, Tứ định vô sắc, Tứ đẳng tâm, Bát giải thoát, Bát thắng xứ, Thập nhất thiết xứ, nhập Cửu thứ đệ định, tu Lục thần thông, Nguyện trí, Vô tránh tam-muội, siêu việt tam-muội, huân thiền, Tam giải thoát môn và Phóng xả. Lại y cứ trí sắc bén chuyên cần tinh tấn nhập các thiền công đức, gọi là A-la-hán đắc Bất thoái pháp, Bất hoại pháp.
(Trước thuật SAMGHARAKASA, Dịch Phạn - Hán: KUMÀRAJIVA, Dịch Hán - Việt: THÍCH THANH TỪ)
Nhưng theo Trưởng lão T. Thông lạc thì phủ nhận quả vị Thanh văn của Đại thừa: “Trong kinh Sa Môn Quả chúng tôi cũng thấy đức Phật nói về quả của Tứ Không và Diệt Thọ Tưởng Định. Nhưng cũng trong kinh này chúng tôi không tìm thấy đức Phật nói về bốn quả Thanh Văn Tiểu thừa.” Tứ quả A-la-hán Là quả vị Thánh cao siêu cuối cùng, thật sự giải thoát, giác ngộ viên mãn. Vị A-la-hán tự tại phi thường, tuổi thọ vượt hơn người bình thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết (viên tịch) lúc nào cũng được. Một vị A La Hán sẽ có đủ Tam Minh và Lục Thông, không thể có chuyện một vị đã chứng A La Hán nhưng không có đủ Tam Minh và Lục Thông được.
Vị A La Hán phải hết sạch lậu hoặc mới gọi là A La Hán. Nói A La Hán chưa hết lậu hoặc là phỉ báng A La Hán. Người ta chỉ tưởng ra mà nói, chứ chưa biết rõ thế nào là hết lậu hoặc thế nào là chưa hết lậu hoặc. Ở trong định nào mà hết lậu hoặc và ở trong định nào mà không hết lậu hoặc. Đừng dùng kinh sách Đại Thừa như: “kinh Duy Ma Cật, kinh Bỏ Những Giới Nhỏ Nhặt, kinh Đại Bát Niết Bàn v.v…” mà phỉ báng những bậc A La Hán đại đệ tử của Phật thì thật đáng thương, tự mình đã giết mình mà không biết. Đó là mục đích của Bà La Môn dùng những kinh sách này diệt Phật giáo. (trưởng lão Thích Thông Lạc)

“Bậc Thanh-văn còn được gọi là A-la-hán hay La-hán. Các Ngài đều có thể bay đi, biến hóa, và đều có thần thông. Bậc thánh nhân đã chứng quả thì không hề nói năng một cách tùy tiện, như: “Người kia đã chứng quả vị” hoặc “Tôi là một vị A-la-hán.” Các ngài không thể nào làm như vậy được! (HT Tuyên Hóa giảng)”
***
Với quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, nhìn mọi vật trong  pháp giới đều là Phật pháp, vì thế mới có câu – “Thế gian pháp tức Phật pháp, cũng có câu – Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ Đề, cáp như cầu thố giác”
 “Thanh cố khởi” là một hệ phái xuất phát từ Bà La môn giáo, hệ phái Di Man Tác (Mimansa - thanh thường trụ phái),cùng một số hệ phái sau khi tách rời hệ Thần học của Đa Thần giáo, đưa đến độc Thần giáo dùng âm lực siêu linh để chìm sâu vào tâm linh thần khải, những hệ phái vô thần, chú trọng đến tâm thức, khai mở quang năng thông qua những luân xa mà Yoga từ đó thịnh hành ở Bắc Ấn. Có một số tu sĩ Thần khải thuộc hệ Kito giáo mật khải xa xưa, luôn chiêm nghiệm và lắng nghe âm lực của Thượng đế, ẩn tu sâu nơi vắng vào những thế kỷ 18 trong vùng Bắc á. Đó là một trong những trường phái cá biệt tuy không xuất phát từ một gốc nhưng gặp nhau ở một điểm mà người Kito gọi là “ngôi lời”, hay một số hệ phái Bắc Ấn gọi là “Om”, “diệu âm”, “âm lực vũ trụ”… để từ những âm ngữ thiêng liêng này, hành giả hoà nhập, kết hợp cùng Đại ngã (Thượng đế).
Ta tìm hiểu sơ qua 6 chính phái xuất phát từ Bà la môn giáo nhưng vẫn còn ảnh hưởng những cơ bản của Bà La Môn, nhất là Đại thể của vũ trụ và tiểu ngã trong mỗi con người; Tuy còn vương vấn tâm linh thông qua âm lực siêu nhiên, vài hệ phái thấp thoáng quan niệm về đấng tối cao chi phối vũ trụ và nhân sinh, tuy vậy vẫn mang dáng dấp luận triết khoa học, cũng có hệ phái được xem là vô Thần vì không hề nhắc đến Thượng đế. Nhưng mỗi cá nhân có đủ khả năng vượt thoát khỏi dục giới bằng những pháp hành và giới luật tinh nghiêm để hòa nhập cùng “đại thể” vũ trụ mà Bà la môn gọi là Brahman.
Có 6 chính phái (khoảng từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 5)
- NYASA: Nhân minh luận (Chính luận).
- VAICESIKA: Thắng luận (Vệ thế sư luận, Tỳ thế sư luận).
- SAMKHYA: Số luận.
- YOGA: Du Già Luận.
- MIMAMSA: Thanh thường trú luận.
- VEDANTA: Thánh kinh huyền nghĩa luận.
3 Biệt phái:
Gọi là Biệt phái vì:
- Không chấp nhận Hoá Công, tách biệt khỏi vũ trụ, tạo nên vũ trụ.
- Không công nhận giá trị của Veda.
- Không chấp nhận lễ nghi, kinh kệ.
- Không chấp nhận lối phân chia giai cấp.
3 Biệt Phái là:
- Triết học Duy Vật Carvaka.
- Kỳ Na Giáo (Jainism).
- Phật giáo (Buddhism).
Trừ phái Duy Vật Carvaka ra, ta thấy triết học Ấn Độ (Phật, Ấn, Kỳ Na) có những điểm tương đồng sau đây:
- Vũ trụ này được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu.
- Đạo nào cũng chủ trương không nên mê luyến ngoại cảnh gian trần.
- Chủ trương sống cho hẳn hoi.
- Cần tu luyện để thoát vòng luân hồi, nghiệp chướng.

SÁU CHÍNH PHÁI
6 Chính Phái đều đề cao sự hiểu biết, vì chỉ có sự hiểu biết mới khai phóng được con người, và giúp con người thoát mê lầm, giác ngộ, giải thoát chứ không phải cầu khẩn nghi lễ rườm rà.
1. Nyaya (Nhân minh luận, chính luận phái):
Nyaya dạy cách suy luận, hiểu biết cho đúng đắn, hẳn hoi. Nó tương đương với Luận Lý Học (Logic) Tây Phương.
2. Vaicesika (Thắng luận phái):
Vaicesika khảo sát về các yếu tố, cấu tạo nên vũ trụ hữu hình. Người ta thường gọi phái này là Nguyên Tử Đa Nguyên Phái. Gọi là Đa Nguyên vì Kanada, người sáng lập ra môn phái cho rằng vũ trụ này đã do 9 yếu tố vĩnh cửu sáng tạo nên. 9 yếu tố đó là:
Địa (đất), thuỷ (nước), hoả (lửa), phong (khí), không (thái hư), thời (thời gian), phương (không gian), Thần (Thượng Đế và các hồn thiêng. Thực ra, môn phái này, thoạt đầu chỉ chấp nhận có các hồn thiêng vô số kể, nhưng không chấp nhận có Thượng Đế. Ý niệm Thượng Đế dần dà mới được thêm vào.) Cuối cùng là Ý (cơ quan suy tưởng, mana, organ of thought).
Chín yếu tố đó vĩnh cửu, như vậy đối với Vaicesika, vũ trụ này là thật chứ không phải là giả.
Vaicesika tức là Nguyên Tử Luận của Âu Châu.
Tóm lại phái Vaicesika chủ trương:
- Vũ trụ này được cấu tạo bằng 9 yếu tố vĩnh cửu.
- Các nguyên tố ấy hợp thì thành vũ trụ, tan thì huỷ vũ trụ.
- Các linh hồn vĩnh cửu.
- Thượng đế (nếu có) thì chỉ điều khiển cho các nguyên tố ấy ly hợp cho phải phép, chỉ trông coi cho các duyên nghiệp được hoạt động đứng đắn, chứ không tạo nên các nguyên tố, cũng như không dựng nên các linh hồn.
- Muốn giải thoát khổ đau, phải biết cho đúng, hành cho phải, và rũ sạch duyên nghiệp.
3. Samkhya
Samkhya bàn về các yếu tố cấu tạo nên các thế giới tinh thần và vật chất, và phân biệt 2 bình diện vũ trụ:
-Một bình diện hiện tượng của Prakriti.
-Một bình diện siêu việt của Purusa.
Sáng lập viên là Kapila.
Vaicesika là Đa Nguyên Vô Thần Luận, còn Samkhya là Nhị Nguyên Vô Thần Luận, hay Nhị Nguyên Nhị Thập Tam Đế Luận.
Tại sao Samkhya là vô thần? Thưa vì không đề cập đến Thượng Đế trong học thuyết.
Tại sao gọi là Nhị Nguyên? Thưa vì chủ trương vạn hữu này đã được tạo dựng nên từ 2 Nguyên Lý Vĩnh Cửu. Đó là:
Purusa = Thần Ngã.
-         Buddhi là Giác,
Samkhya chủ trương Nhị Nguyên chẳng khác nào Trung Hoa chủ trương ÂM DƯƠNG tạo thành Vũ trụ.
………
4. Yoga (Du già phái).
Do Patanjali sáng lập.
Yoga áp dụng các khám phá của Samkhya vào công cuộc tu thân, và dạy con người cách thức chế ngự xác thân, tâm chí, để vươn vượt từ bình diện hiện tượng
………
Yoga còn đưa ra 8 phương pháp sau đây để diệt trừ phiền trược, thanh tâm, tĩnh trí, điều thần, mà người Trung Hoa dịch là Bát Chi Hành Pháp, Thực hành ít tư thế ngồi để định thần.
Về phương diện Sinh Lý Học, Yoga đã hết sức chú trọng đến đường đi của khí thông qua các luân xa.
Yoga áp dụng các định luật tự nhiên vào công cuộc tu thân. Tương hợp với Đạo lão của Trung Hoa,

5. Mimansa (thanh thường trụ phái)
Mimansa do Jamini sáng lập. Mimansa có mục đích:
A. Giải thích, bảo vệ Veda.
B. Giải thích, tìm hiểu vi ý của lễ nghi trong Veda.
C. Tìm tòi những định luật nhân sinh đã được Veda đề cập tới.
D. Cho rằng tiếng Sanscrit dùng để viết nên Veda đã được phát sinh từ những âm thanh vĩnh cửu của Bản Thể từ muôn thủa phát ra, vì thế những lời chú trong Veda có một huyền lực đặc biệt. Chính vì chủ trương này mà Mimamsa được gọi là phái Thanh (Thanh Âm) Thường Trụ (Vĩnh Cửu). Bởi vì sự phán truyền là sự phát hiện của ngôn ngữ, sự liên tục phát hiện của âm thanh. Mà bản chất của âm thanh vốn là thường trụ, vô sinh
Mimamsa gọi những định luật vĩnh cửu đó là Dharma.
6. Vedanta
Phái này chủ trương phát huy tinh hoa và huyền nghĩa của Veda và Upanishads.
Phái này vạch rõ đích điểm (Anta: cùng đích) của Veda, là tìm hiểu về Brahman, bản tính của Brahman, nhờ đó đạt tới Brahman và được giải thoát.
Brahman căn nguyên vũ trụ thời siêu không gian, thời gian. Còn vũ trụ hữu hình này thì nằm trong không gian, thời gian, và định luật nhân quả.
(TRẦN CAO LỘC)
***
               
Nhìn chung, các tông phái ở Ấn Độ tuy phức tạp nhưng giáo lý có nhiều điểm tương đồng. Những điểm tương đồng này thể hiện qua các từ: Maya (vô minh), Karma (nghiệp báo), Nirvana hay Turiya (Niết Bàn hay trạng thái siêu thức)... Và con đường để đưa đến đại ngộ là Yoga. Nó như chiếc xương sống của tư tưởng Ấn Độ. Qua các tông phái, ta thấy có nhiều con đường để đi đến giác ngộ. Phái Mimamsa tu luyện bằng việc hành lễ và tụng niệm, tương tự như phái Tịnh độ của đạo Phật. Phái Tantrisme thì thờ phượng và tụng các chân ngôn. Phái Vedanta dùng trí tuệ tu luyện để thấu triệt cái lẽ phi nhị huyền diệu trong tạo vật, phái Jana cũng tương tự như vậy. Nói chung là có hai con đường là tiệm ngộ và đốn ngộ.
- Tiệm tu: Là tu luyện để đi dần đến giác ngộ, hợp với căn cơ của nhiều người như Tịnh độ tông hay phái Mimamsa. Thường nương vào tha lực qua nghi tế, âm thanh cầu nguyện và tán tụng, mật chú…
- Đốn ngộ: Là con đường tắt ngắn để chóng ngộ đạo, như thiền định... Thiền tông là một chi nhánh của Phật giáo và phát triển ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam... Khi sáng lập Thiền tông tại Trung Hoa, đức Bồ-đề-đạt-ma đã chế hóa ít nhiều theo phương thức tu luyện của Yoga. Tuy đốn ngộ, một số trường phái thiền phát xuất từ Bắc Ấn cũng không thoát khỏi mật ngôn ấn chú của âm lực siêu nhiên như Kim Cang thừa thịnh hành ở Bắc Ấn.
Riêng đối với Phật giáo đã quan niệm về sự giải thoát như thế nào?
Đức Phật với mục đích cứu khổ độ sinh, Ngài đã chỉ ra con đường đi đến giác ngộ giải thoát để mọi người được sống trong hạnh phúc an vui. Ngài đã đưa ra những định luật về vũ trụ và nhân sinh mà ngày nay được nhiều học giả Tây phương công nhận. Những vị đệ tử sau này đã thể hiện tinh thần giải thoát qua nhiều tư tưởng khác nhau.
Sau đây là quan niệm về giải thoát theo các Tông phái Phật giáo.
1 – Luật tông
Trong phần giáo lý căn bản của đạo Phật, “nghiệp” là động lực chính của vũ trụ nhân sinh. Nó định đoạt tất cả đời sống của chúng ta qua các hành động về thân, khẩu và ý. Nếu những nghiệp ấy thanh tịnh, không tạo ác thì ta không thọ quả báo sanh tử luân hồi và như thế là ta đã được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh thì ta phải giữ gìn giới luật. Đây là phương pháp thiết thực và hữu hiệu trong cuộc sống hằng ngày cho cả người tại gia và xuất gia.
Đối với người tại gia thì đó chính là 5 giới cấm:
1 – Giới không sát sanh.
2 – Giới không trộm cướp.
3 – Giới không tà dâm.
4 – Giới không nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói điều hung ác, nói lời dệt.
5 – Giới không uống rượu.
Đối với người xuất gia thọ Sa-di có 10 giới, Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ kheo Ni có 348 giới, Bồ Tát có 10 giới trọng và 48 giới khinh. Nhờ giữ giới luật, nên tâm được định, nhờ định nên phát sinh huệ, nhờ huệ nên phá trừ được vô minh và kiến tánh thành Phật. Do đó, trong tam vô lậu học: Giới, định, huệ, “giới” là đứng đầu. 
2 - Tịnh độ tông
 Chủ trương của tông này là dạy người chuyên tâm niệm Phật để cầu vãng sanh về cảnh Tịnh độ của Phật A-Di-Đà.
3 - Thiền tông
Ngồi thiền để buông xả hết những niệm nghĩ tưởng, đó là dứt mầm tạo nghiệp đi trong sanh tử. Không tạo nghiệp nữa thì cái gì trói buộc được mình? Các vị tu theo Nguyên thủy được định tên là Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định liền chứng quả A-la-hán, tức diệt hết những thọ tưởng trong tâm thì được vô sanh, là giải thoát. Cho nên tu dứt mầm tạo nghiệp là gốc ra khỏi luân hồi.
- Chân lý Tương đối (Samvrti satya)
Chân lý này được gọi là Tục đế hay pháp thế gian với Bát bất hay tám quan điểm biện chứng phủ định như sau:
Không sinh, không diệt
Không thường, không đoạn
Không một, không khác
Không đến, không đi.
Vì các sự vật không có thực thể riêng biệt và chuyển động theo tiến trình “duyên sinh” (cái nầy sinh nên cái kia sinh, cái nầy diệt nên cái kia diệt)
……………..
(cattrosatipatthna). Khi hướng tâm đến lậu tận trí vị ấy biết như thật: “... Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa” (2). Vì thế cho nên thiền quán đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình đưa đến giải thoát. Do đó, Phật có nói: "Này các tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu lo, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, đó là bốn niệm xứ”(3). Phép tu này ngày nay rất được phổ biến, gọi là thiền Vipassana. Có nhiều thiền đường đã được thành lập ở khắp nơi, trong nước cũng như nước ngoài. Điều này đã khẳng định đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi tầng lớp, không phân biệt màu da hay sắc tộc nên hy vọng rằng tương lai đạo Phật là tôn giáo của toàn cầ
u…
Nhận xét về các tư tưởng của các triết phái trên, ta thấy do sự tranh luận về những điểm chân, ngụy, ưu, liệt, nên các học phái có những điểm bất đồng về lý tưởng giải thoát. Nhưng đó chỉ là trên vấn đề lý luận, về ý nghĩa của sự giải thoát thì các học phái đều có những điểm tương đồng. Vì ý nghĩa chân chính của sự giải thoát là làm sao cho tinh thần thanh thản trước mọi hoàn cảnh khổ, vui, thật, giả, động, tĩnh, tức là đưa ý chí đến cảnh giới giải phóng tuyệt đối. Do đó, bất cứ phương pháp nào đưa tinh thần đến cảnh giới tuyệt đối đó có thể được coi là sự giải thoát chân thật. Như vậy, mặc dù chủ trương khác nhau, nhưng khi ý chí đã đạt tới cảnh giới giải thoát thì các quan điểm ở đây không còn sự dị biệt nữa. Đây cũng là cách giải thích chung của các nhà sáng lập tôn giáo, những nhà hiền triết cổ, kim, đông, tây, tuy có những giáo lý khác nhau, ở vào những bối cảnh khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung nhất. Điều này không phải là sự ngẫu nhiên. Tất cả chúng sanh không phân biệt đẳng cấp, chủng tộc, sang hèn, nếu thực hành theo giáo lý của Ngài ắt sẽ được an vui, giải thoát, tịch tịnh. Sự giải thoát theo đạo Phật không ở đâu xa, mà ngay trong cuộc sống hiện tại này.
* * *
Tóm lại, con đường giải thoát tức là con đường đi đến Niết Bàn, mà Niết Bàn theo nghĩa đen là “dập tắt”, nghĩa là dập tắt hết dục vọng tồn tại và lấy đó làm lý tưởng cứu cánh. Cái gọi là “Giải Thoát”, là “Niết Bàn”, nếu không có lợi ích cho cuộc sống thực tế, thì tự nó cũng không có ý nghĩa nào cả. Theo đạo Phật không phải chỉ có đạt được sau khi chết, mà có thể chứng nghiệm ngay hiện tại cho nên đạo Phật là đạo “dấn thân yêu đời”.

Các học phái khác lấy siêu nhiên làm chủ nên không quá coi trọng đạo đức thế gian. Phật giáo lấy “từ bi” làm chủ, đứng trên lập trường đạo đức để giáo hóa người đời. Đó chính là tiếng nói giải thoát của đạo Phật. Cho nên tại Ấn Độ tuy có nhiều tôn giáo, nhưng chỉ có Phật giáo lấy toàn thể nhân loại làm đối tượng để truyền giáo và chỉ giáo lý của đạo Phật mới thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.
Từ  550 đến 185 trước Tây Lịch đã phát sinh ra những giáo phái phi Thần như:
- Tông phái Kỳ Na
- Trào lưu Phật giáo
Trường phái Mimansa quan tâm đến nguyên lý nhân quả để dẫn ra một cơ sở triết học biện minh cho uy lực của kinh Veda và nghi lễ Veda, trong đó có khuynh hướng thiêng về âm lực của vũ trụ thông qua tế tụng. 
Ấn Độ là chiếc nôi của một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới, dẫn đến sự ra đời của nhiều hệ thống trường phái triết học, truyền thống tâm linh và đức tin khác nhau. Những tư tưởng triết học như Sankhya, Yoga, Vaishasika, Nyaya và sau đó là Mimamsa, Bodh, Jain và Charvaka đã được sinh ra và phát triển với sự tương tác rộng lớn; những cuộc tranh luận về những tư tưởng đó đã đạt đến một mức độ cao của sự tinh tế. Tương tự như vậy, nhiều dòng tâm linh vĩ đại nhất thế giới cũng bắt nguồn từ Ấn Độ, như: Vệ Đà, Shaiva, Vaishnava, Jain, Phật giáo, Kabir và Sikh. (Thích Mãn Giác)
Sở dĩ nhấn mạnh và quan tầm đến triết thuyết DI MAN TÁC, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến một số trường phái trước và sau thời đại Veda, một số tường phái coi trọng âm ngữ tế tự, các nghi tiết tế tự thần linh.
Trên phương diện tôn giáo, sự giao tiếp giữa người và thần linh trở thành mối quan tâm không phải là nhỏ. Trước những hiện tượng bí mật của thiên nhiên, con người lúc nào cũng chỉ là một sinh vật bé bỏng. Đời sống của họ tùy theo những biến chuyển của thiên nhiên. Con người muốn tìm thấy, muốn nghe được những lời phán của các thần linh ngự trị trong thiên nhiên, để thỏa mãn những hành động mà mình phải có, và như vậy mới mong đạt đến một cuộc đời yên ổn, hạnh phúc trong sự bảo bọc của thần linh và thiên nhiên. Trên thế giới, không có một tôn giáo nào lại quên lãng không dạy tín đồ của mình những phương tiện, những quy tắc, để lắng lòng nghe được tiếng nói phán truyền của thần linh.
Trên đây chỉ là những suy luận về sự phát triển tất nhiên của ngôn ngữ. Nhưng chúng không phải không có căn cứ. Các tập Veda nguyên thủy đã cho thấy rõ: các bài ca về Vàk, ngôn ngữ nhân cách hóa, hay về rïta, điều lý vũ trụ, tất cả đều hàm ngụ ý nghĩa bí mật của ngôn ngữ.
Thể của ngôn ngữ tất nhiên là âm thanh. Một tiếng nói, một âm tiết được phản tỉnh về sự chi phối của một âm thanh được phát ra, cố nhiên là vô nghĩa. Nhưng sự kết hợp của một chuỗi âm thanh thành một lời hay một câu nói, là sự bộc lộ những gì ẩn kín sâu xa trong lòng người. Và hơn thế nữa, đấy cũng là sự phát hiện từ những năng lực bí nhiệm của thiên nhiên.Phản tỉnh về sự chi phối của âm thanh đối với năng lực mầu nhiệm đôi khi dẫn đến khuynh hướng coi âm thanh như là bản thể thường tại. Và điều này đã xảy ra nơi các nhà Mìmàmïsà trước kỷ nguyên Tây lịch, và trở thành những tranh luận sôi nổi giữa các nhà Mìmàmïsà và các giáo phái khác sau kỷ nguyên Tây lịch, nhất là với các nhà luận lý học Phật giáo. Đối với các nhà luận lý học này, phái Mìmàmïsà thường được gọi dưới danh hiệu Thanh thường trú luận. Bởi vì, mẫu tiền đề luận lý mà họ thường dẫn chứng để trình bày thế nào là một luận chứng sai lầm, thường thường là chủ trương “âm thanh thường trụ”, sábdahï nityahï.
 “OM” là một âm lực siêu nhiên phát triển, lan tỏa vào Phật giáo, Kỳ Na giáo, đạo Sikh… Các hệ phái tâm linh bấy giờ đã tách khỏi tôn giáo, lễ nghi tôn giáo và triết lý Thần học lúc bấy giờ, 6 hệ phái được gọi chung là phi thần giáo.
Chữ OM là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ: A. U. M, trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn. (NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO)
Chư Phật, Chúa, Thánh v. v…đều là các nguồn năng lượng ánh sáng, siêu âm thanh luôn hiện hữu khắp nơi trong vũ trụ. Các nguồn năng lượng thiêng liêng này lúc nào cũng ở sẵn quanh chúng ta và ngay cả trong chúng ta. Bảy luồng ánh sáng mầu sắc của quang phổ chính là bảy nguồn ánh sáng năng lượng gốc của càn khôn vũ trụ. Bảy nguồn năng lực ánh sáng thiêng liêng này khi hòa vào nhau sẽ thành nguồn ánh sáng trắng tự nhiên, tức là ánh dương quang, là Tạo Hóa.
Theo truyền thống Ấn giáo, mọi vật đều hình thành từ Chấn-rung-động Nguyên- thủy (Primordial Vibration) như đã nói ở trên. Mọi vật thể, tất cả các sinh vật, trong đó có chúng ta; mọi chất rắn, chất lỏng, chất khí, âm thanh, ánh sáng, v.v… đều được cấu tạo từ chấn rung động nguyên thủy này. Và âm thanh tạo ra chấn động rung đó là Aom, là nguồn gốc tối thượng của Càn khôn Vũ trụ. Trong các từ điển Phạn ngữ, Aom được giải nghĩa là âm thanh nguyên thủy (primordial sound). Căn bản vật lý hiện đại cũng khẳng định rằng mọi vật đều do các nguyên tử chịu tác dụng của chấn động rung với tần số cao tạo ra điện từ trường (electro-magnetism, lực nam châm) kết dính mà thành.
Thật trùng hợp: trong kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo, Thánh Giăng (John) có giảng là “Ban đầu là ngôi Lời… và ngôi Lời là đức Chúa Trời” (Giăng 1:1). Câu này được dịch thành “In the beginning was the Word… and the Word was God” trong kinh tiếng Anh (John 1:1).
Cũng theo truyền thống Ấn giáo, và cũng được phổ biến sâu rộng trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng, thì tần số rung (vibration frequency) của âm thanh Aom phát ra từ tâm linh chân ngã (Atma, linh hồn) của mỗi chúng ta trùng hợp với tần số rung nguyên thủy của nguồn năng lượng và ánh sáng của Đại càn khôn Vũ trụ, tức là Tạo hóa. Vì thế niệm âm thanh này là con đường tắt để kết nối chúng ta với nguồn gốc Tối thượng.
Nhiều tu sỹ mật tông cho rằng dư âm MMM mới chính là huyền âm gốc mang tần số rung của càn khôn vũ trụ. Trong khi 2 âm thanh A và Om chỉ là các nguyên âm dẫn thanh mà thôi. (Wikipedia)
Ngoài ra, từ giáo phái Sikh, tổ khai sáng Nanak cũng là sơ tổ của giáo phái Surat Shabd Yoga, chú hướng đến chấn động lực vũ trụ câu thông với nội thân để nâng cao tâm thức hòa nhập vào vũ trụ thoát khỏi luân hồi sanh tử bằng âm thanh và ánh sáng.
***
Trên đây đã tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc của âm thanh mà một số trường phái từ Ấn giáo khai sáng, có ảnh hưởng lớn đến các giáo phái đương thời, chắc chắc, Đại Thiên cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của tác hưởng “âm thanh”. Vậy quay trở lại vấn đề Đại Thiên, nguyên nhân nào ông ta đế với giáo đoàn Phật lúc bấy giờ sau Phật nhập diệt. Từ vấn đề phân phái mà các nhà nghiên cứu sử đã phải đặt vấn đề nguyên nhân.
Trong Dị bộ tôn luân luận có nêu ra một lý do khác. Lý do chia ra hai bộ phái Thượng tọa và Đại chúng đầu tiên không phải 10 việc phi pháp mà do 5 việc của ông Đại Thiên (Đại Thiên ngũ sự).
Theo HT Thiện Siêu giảng: Ông Đại Thiên này theo trong Tỳ bà sa luận quyển 99 cho rằng, việc ông đã phạm 3 tội nghịch, sau khi phạm 3 tội nghịch rồi, ông ăn năn quá, ân hận quá. Phạm lỡ rồi không biết làm sao cho hết tội. Ông nghe bên chúng Thích Ca có phép sám hối cho nên ông tìm tới. Khi tới ông nghe một vị Tỳ-kheo tụng bài kinh:

Nhược nhơn tạo trọng tội,
Tu thiện dĩ diệt trừ.
Bỉ năng chiếu thế gian,
Như nguyệt xuất vân ế.¹

            Đây là câu trong kinh Pháp Cú.

                        Nếu người tạo trọng tội
                        Biết tu thiện để dứt trừ trọng tội đó,
                        Thì người đó sẽ soi sáng thế gian,
                        Như mặt trăng ra khỏi mây che.

            Khi nghe xong câu đó, ông thích quá, đúng nguyện vọng của mình rồi. Ông nghĩ mình đang tìm cách diệt trừ tội, mà giờ có câu kinh đó tức là mình đã tìm đúng nơi để diệt tội rồi. Khi đó ông liền phát tâm xin xuất gia, và ông là người hết sức thông minh. Tuy tạo trọng tội nhưng thiện căn của ông chưa mất cho nên ông hiểu Phật pháp rất mau. Tam tạng giáo điển ông học và hiểu rất thông thạo, ai ai cũng tôn trọng ông hết. Do chỗ trọng vọng đó, nên ông tự cảm thấy rằng, ta đây đã chứng A-la-hán và ông nói với đệ tử là mình đã chúng quả A-la-hán rồi.
               Điều thứ năm là một bữa nọ ông ngủ, vì thiện căn của ông đương còn, nhưng 3 tội nghịch của ông vẫn cứ đeo bám ông, ám ảnh ông, cho nên trong khi ngủ bị mớ và la lên: “Khổ quá, khổ quá!” Đệ tử hỏi: “Thưa thầy, thầy nói là thầy đã chứng A-la-hán sao mà la khổ quá, khổ quá là sao vậy?” Ông nói: “Ta la khổ quá, khổ quá đó là tiếng hô Thánh đạt, chứ không phải thiệt khổ đâu”. Năm điều đó ông đúc kết lại bằng một bài kệ gọi là: "Dư sở dụ, vô tri,
Do dựtha linh nhập,
Ðạo nhân thanh cố khởi,
Thị danh chân Phật giáo".
KẾT:
Đại Thiên có thật sự là tăng sĩ PG sau khi ăn năn ba đại trọng tội (giết cha, giết mẹ, giết A La Hán) hay chỉ là ngoại đạo len lỏi vào để phá hoại Phật giáo bằng những luận cứ nghịch lý với giáo pháp đức Phật? 5 ác kiến đã bị Hữu bộ phủ bác, vì nghịch lại những gì kinh tạng đã dạy, cũng như trái với sự thực chứng của các Thánh Tăng La Hán lúc bấy giờ.
Đạo nhân thanh cố khởi (nhờ âm thanh mới chứng Thánh đạo): A La Hán nhờ quán xét Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã (Tứ Thánh đế) mà được niềm vui giải thoát, đó là do chán các nỗi khổ và chí thành cất tiếng kêu khổ thay mà Thánh đạo hiện khởi. Nếu giải thích như trên đây là sự giải thích của Đại thiên về năm việc do chính ngài đề xướng thì không có gì phải nói, nhưng Đại Thiên không do quán xét Khổ, không, vô ngã mà phát xuất âm thanh từ ác mộng: “Khổ qúa, khổ quá”. Vì thế, giải thích một cách ngụy biện của Đại Thiên, theo quan điểm của Thượng tọa bộ, thì năm việc đó là trái với Phật pháp, là nói láo, nên đã đưa đến sự chia rẽ giáo đoàn thành hai phái là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. [X. luật Ma ha tăng kì Q.33; luận Đại tì bà sa Q.99; Tam luận huyền nghĩa]. (xt. Bộ Phái Phật Giáo).
***
Qua 5 việc của Đại Thiên được kinh điển chứng minh là không thuộc tư tưởng giải thoát của đức Phật, nghịch lại một cách trầm trọng dưới cái nhìn của các bậc chân tu hoặc Thánh tăng lúc bấy giờ, nên được gọi là “ác kiến”. Ngay cả việc cơ bản của một bậc A La Hán mà Đại Thiên còn cho là cần phải có sự chỉ điểm mới biết mình chứng đắc, đã ngược lại giáo lý đức Phật, ví dụ đoạn kinh sau đây chứng minh:
Vấn đề: A-la-hán còn được chỉ điểm
Thượng Tọa bộ dẫn chứng bài kinh sau:
 “Hỡi này Dhotaka, Ta sẽ không đi đến.
Giải thoát cho một ai, có nghi ngờ ở đời.
Khi pháp được người biết, là tối thượng tối thắng.
Như vậy ngươi vượt khỏi, giòng nước chảy mạnh này
Ý bài kinh này, Đức Thế Tôn không thể trực tiếp giải thoát cho bất cứ ai. Người ấy phải tự mình giải thoát.
Một khi chứng đạt Thánh quả, vị ấy tự mình biết rõ “đã chứng đạt Thánh quả”, không cần ai phải chỉ điểm... Theo luận Bà-sa ghi nhận thì “(đệ tử của Đại Thiên) thưa với Đại Thiên rằng: Nếu chúng con là bậc A-la-hán, chúng con tự mình chứng biết. Tại sao phải nhờ đến sự thọ ký của thầy mà chúng con hoàn toàn không hề hay biết tự mình chứng đắc?
Còn vấn đề thầy Hạnh Bình nêu ra: “Sự kiện có phải ông là người phạm 3 tội nghịch hay không còn là nghi vấn”, …chả lẽ các thánh Thăng, các bậc chân tu bịa chuyện vu khống cho Đại Thiên?. “Nhưng cho dù ông có phạm tội đó đi chăng nữa, đó là sự sai lầm trước khi ông xuất gia. Sau khi xuất gia, ông đã ăn năn sám hối, tu tập và chứng quả, điều đó không trái với tư tưởng tu tập trong nhà Phật. Thế thì tại sao lấy chuyện trước để nói chuyện sau.” Nếu chuyện sau của Đại Thiên không mang tính ác kiến thì ai lại liên tưởng đến hạnh ác quá khứ của ông ta?
Nói tóm lại, theo tôi, 5 điểm của Đại Thiên là hợp lý, không trái với quan điểm tư tưởng của Đức Phật và phù hợp với bản chất của con người. (NC5VĐT.)
Thầy Hạnh Bình cho là phù hợp với bản chất của con người thì còn chấp nhận được, nhưng bảo là không trái với tư tưởng của đức Phật thì kể cũng lạ! Bởi đoạn kinh sau đây chứng minh:
Với người biết, với người thấy, này các Tỷ-kheo. Ta tuyến bố các lậu hoặc được đoạn tận, không phải với người không biết (ajānato), với người không thấy (apassato).
Tiếp theo, Đức Thế Tôn dạy: Do biết, do thấy Tứ đế nên các lậu hoặc được đoạn tận.
Và “các lậu hoặc được đoạn tận” chỉ cho bậc A-la-hán.
THB cho rằng Luận Bà Sa: “Bản thân tác phẩm này không đưa ra một lời giải thích tại sao Đại Thiên đưa ra năm việc này” (NĐCĐT, tr. 45). Đại Thiên đưa ra 5 việc này là vì trong tâm Đại Thiên còn đầy ác kiến, chỉ có thế thôi, sao thầy thắc mắc ngớ ngẫn vậy!
“Việc thứ năm trong năm việc của Đại Thiên được ghi chép trong các luận Thượng Tọa bộ là “Đạo nhân thinh cố khởi…”. Luận Thượng Tọa bộ không hề ghi chép quan điểm này, quan điểm này được ghi chép trong Dị Bộ Tôn luận của Hữu bộ, tác giả bộ này là Ngài Vasumitra (Thế Hữu), hay trong luận Bà-sa (đây là công trình của tập thể trong kỳ kết tập kinh điển lần IV).
Trong luận Kathāvatthu không hề có luận điểm “Đạo từ âm thanh mà có”, cũng từ điểm này cho chúng tôi có ý nghĩ “phải chăng “Đạo từ âm thanh mà có” là do Đại Chúng bộ sáng tạo sau này, hoặc do luận Bà-sa đã thêm vào; vì luận Bà-sa ra đời sau luận Kathāvatthu. (Sư Chánh Minh)
Chính vì khởi từ tâm bất chánh nên Đại Thiên bị phản đối khi đọc bài kệ này trước giáo đoàn:
Theo Luận Tỳ-bà-sa: “Khi Đại thiên đọc bài kệ này (gồm 5 điều –) thì “chúng Tăng cảm thấy rất kinh ngạc, mắng rằng “kẻ ngu mới làm bài kệ này”, vì trong Tam tạng kinh điển của Phật chưa từng nghe câu này” (NĐCĐT, tr.26).
Năm việc nêu ra của Đại Thiên, còn ảnh hưởng nặng trí luận thế gian của ngoại giáo tự cho đúng là lời Phật dạy quả là hàm hồ. Tiếc thay có những kiến thức đặt trên học vị vẫn còn lầm lẫn!

MINH MẪN
09/4/2018


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét