“HOÀI
- NGHI” - là một trong 5 việc của Đại Thiên
Cả năm điều của Đại Thiên được ghi chép trong Luận Bả-sa:
– Vị A-la-Hán còn xuất tinh.
– Vị A-la-hán còn vô tri.
– Vị A-la-hán
còn hoài nghi.
– Vị A-la-hán còn được người khác chỉ điểm mới biết
mình là A-la-hán.
– Đạo xuất hiện nhờ tiếng khổ.
***
Phần thứ ba này, quan điểm vị A la hán còn hoài nghi
không? Đã được Thượng tọa bộ chất vấn, để bảo vệ quan điểm A la hán còn xuất tinh
do “thiên ma tác động” tạo sự hoài nghi cho vị A la hán nên Đại Thiên xác nhận
“vị A-la-hán còn hoài nghi”.
Mặt khác, “vị A-la-hán còn hoài nghi” là một quan điểm
khác của Đông Sơn Trú bộ và Tây Sơn trú bộ (hay của Đại Chúng Bộ).
8 vấn đề hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi Phật,
hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi đời quá khứ, hoài nghi đời vị lai,
hoài nghi cả quá khứ lẫn vị lai và hoài nghi về lý duyên sinh.
Thượng Tọa bộ chỉ buộc Đông Sơn trú bộ xác định “Vị
A-la-hán có còn hoài nghi về Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả không?” Và Đông
Sơn trú bộ đã trả lời “không còn”
Thượng Tọa bộ chỉ kết luận “mọi hoài
nghi về chân pháp như: Hoài nghi - hoài nghi triền, hoài nghi cái, hoài nghi
tùy miên, hoài nghi phiền não, hoài nghi về Y tương sinh… Tất cả hoài nghi này,
vị A-la-hán không còn
Theo Phật Quang đại từ điển giải thích:
NGHI
HOẶC..... Ngờ vực, chỉ cho trạng thái tâm không yên định, khiến năng lực phán
đoán đối tượng bị chao đảo, không quyết định được phải trái. Đặc tính của nghi
hoặc là hướng ngoại, nhưng dần dần lại chuyển thành hướng nội, do đó dễ trở
thành tác dụng trực quan; cho nên Thiền tông thường nhấn mạnh “đại nghi” là điều
kiện tuyệt đối cần thiết cho việc tham thiền ngộ đạo, vì ngờ vực thường sinh ra
khuynh hướng dùng triết lí phân tích để giải quyết các công án, nhờ thế mà đưa
đến đại ngộ. Bởi vậy, trong Thiền tông có từ ngữ “Đại nghi đại ngộ”, đây gọi là
Chân nghi. NGHI HỐI..... Nghi ngờ và sau ăn năn. Có 2 nghĩa:
1.
Ngờ vực và sau đó hối hận. Di sa tắc ngũ phần giới bản (Đại 22, 197 hạ) nói: “Nếu
tỉ khưu làm cho tỉ khưu khác sinh nghi hối, khiến tâm người ấy bị não loạn, dù
chỉ trong thời gian ngắn, thì phạm tội Ba dật đề”.
2.
Thất vọng: Phẩm Dũng xuất trong kinh Pháp hoa (Đại 9, 41 thượng) nói: NGHI HỐI
N 3256 “Không nên sinh tâm nghi hối, trí của Phật rất khó nghĩ bàn”. NGHI KẾT.....
Phạm:Vicikitsà-saôyojana. Pàli: Vicikicchà-samyojana. Nghi ngờ chính pháp, tâm
không quyết đoán, 1 trong 3 kết, 1 trong 9 kết. Chúng sinh đối với Chính pháp vọng
sinh nghi hoặc, không tu chính hạnh, tạo các nghiệp ác như sát sinh, trộm cướp,
gian dâm, nói dối v.v... do đó chiêu cảm quả khổ sinh tử trong vị lai, trôi lăn
trong 3 cõi, khó thoát ra được. [X. luận Đại tì bà sa Q.46; Đại thừa nghĩa
chương Q.5 phần cuối; Đại minh tam tạng pháp số Q.35].
Vấn đề hiện tại là xoay quanh việc “nghi hoặc” chứ không phải “nghi hối hay
nghi kết”. Việc “đại nghi đại ngộ” không thuộc nghi hoặc mà là “nghi vấn”.
***
“Nghi”
là một trong những kiêt sử mà một vị A La Hán cần hóa giải, bởi một khi đạt quả
vị từ Tu đà hoàn trở lên, bắt buộc những kiết sử phải đoạn tận. Hãy đọc bài
kinh sau nói về đặc tính của một A La Hán:
“… Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các
lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng
đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải
thoát nhờ chánh trí.
Có
những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa
sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.
Có
những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội
lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.
Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã
đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ”. —
[Trung bộ, 118]
Người
đạt quả Dự lưu là
người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người
nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp
và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp.
Người nầy còn được gọi là đã mở “Pháp nhãn”, vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh
về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không
còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn,
kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó
không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không
còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà
Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của
Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy
cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết Bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào
các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.
Trong nhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức
Phật thường đề cập đến bốn yếu tố chính đưa đến quả Dự lưu là niềm tín
thành bất động nơi Tam Bảo và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc
chân nhân khen ngợi.
Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), trong bộ luận
Thanh Tinh Đạo, nói rằng “Vicikicchà” phải hiểu là một thái độ
cuồng tín mù quáng, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cần phải trừ khử
kiết sử nầy. Ðức Phật khuyến khích chúng ta phải biết suy tư, luận giải và chứng
nghiệm, vì Pháp là “mời mọi người đến xem xét”. Ðể rồi chúng ta thấy, biết rõ
ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trì của ta, và từ đó, ta có một
niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.
Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là “hạ phần kiết sử” cột
trói chúng ta trong cõi dục.
Ðến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi
dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ
giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói
một cách khác, như đã mô tả trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 1 (Kinh Pháp Môn
Căn Bản), đối với người ấy: “các lậu hoặc đã tận, tu hành thành
mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng,
đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát”. Người ấy trở thành bậc
A-la-hán, đắc đạo quả Niết Bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.
Thầy Hạnh Bình hiểu thế nào mà bảo, “Khái niệm ‘nghi
hoặc’ này thuộc về trạng thái ‘vô ý thức’?
Vấn đề: A- la-hán còn hoài nghi.
Đông Sơn trú bộ cho vị A-la-hán còn hoài nghi vì:
Ngài còn do dự trước tên tuổi người nam, người nữ… khi có ai hỏi Ngài. (tên tuổi
nam nữ không liên hệ đến việc tu tập giải thoát nên một vị A La Hán không chú
tâm chứ không phải hoài nghi hay do dự)
Thượng Tọa bộ còn dẫn chứng thêm bài kinh:
“…..
“Thật sự, khi các pháp; có mặt hiện khởi lên.
Đối vị Bà-la-môn; nhiệt tâm hành thiền định.
Khi ấy, với vị ấy; các nghi hoặc tiêu
trừ.
Vì quán tri hoàn toàn; pháp cùng với các nhân
(Ud.1).
“Thật sự, khi
các pháp; có mặt hiện khởi lên.
Đối vị Bà-la-môn; nhiệt tâm hành thiền định.
Khi ấy, với vị ấy; các nghi hoặc tiêu
trừ.
Vì quán tri hoàn toàn; sự tiêu diệt các duyên
(Ud.2).
“Thật sự, khi
các pháp; có mặt hiện khởi lên.
Đối vị Bà-la-môn; nhiệt tâm hành thiền định.
Quét sạch các ma quân; vị ấy đứng, an trú.
Như ánh sáng mặt trời; chói sáng khắp hư không
(Ud.3)
Để xác định vị A-la-hán không còn hoài nghi về chân
pháp.
***
Những dẫn chứng kinh tạng trên đây cho thấy. một vị
A La Hán không thể còn nghi hoặc vì các kiết sử đã đoạn sạch. Nếu Đại Thiên còn
bảo thủ ý kiến này, cho dù Đông sơn trú bộ, Tây sơn trú bộ thuộc Đại chúng bộ,
cùng đều là những vị chưa thể nhập vào quả vị A La Hán, còn dùng thế trí biện
luận để tự bào chữa những khiếm khuyết của thân vật lý bị tác động bởi khát ái
dục vọng. Ngay cả một hành giả miên mật, tuy chưa chứng sơ quả, cũng không còn
mê mờ, hôn trầm, trạo cử, lúc thức cũng như lúc ngủ, hà tất thiên ma nào ám ảnh?
Người tu mà còn bị Thiên ma ám muội chứng tỏ chưa nhập vào chánh định, còn bị vọng
tưởng chi phối, không thể là một vị A La Hán. Đức Thế Tôn dạy: Do biết, do thấy Tứ đế nên các lậu hoặc được đoạn tận”
(S.v. 434)
Và
“các lậu hoặc được đoạn tận” chỉ cho bậc A-la-hán.
Chính mạo nhận A La Hán còn những bản chất tục lụy
là người hủy báng Phật pháp, do tập khí chưa đoạn tận hay do ngoại đạo thâm nhập
vào phá hủy danh dự Tăng đoàn Phật giáo. Do những quan điểm khác thường của Đại
Thiên đưa ra, buộc Hữu bộ phải lên tiếng và kết tội, nhất là luận thuộc Tạng
văn do TT T. Giác Dũng dẫn chứng, cho đó là ác ma Bạt đà la. (bản dịch từ Tạng
ngữ ra Việt văn):
‘Lại nữa, các (bộ phái) khác nói như sau: Sau khi đức Thế Tôn nhập
niết bàn được 137 năm, các vị thánh tăng mà vua Nan Đà và Đại Liên
Hoa cung thỉnh về thành Hoa Thị đều là những vị đã giải thoát khỏi
khổ đau, được tự tại vô ngại như Thánh Ma ha Ca Diếp, Thánh Ma ha Lô
Ma, Ma ha Đô Da Gìa, Uất Đa La, Ly Bà Đa, v.v... Đó là đoàn thể của
những vị A La Hán đã đạt được vô ngại biện tài. Vào lúc (chư vị
thánh tăng) còn trụ thế như thế, ác ma (bdud sdig can) Bạt
Đà La có kiến giải trái với tất cả, mặc y phục Tì kheo, hóa hiện
vô số thần thông, đưa ra Năm việc, tạo thành sự phân phái lớn trong
tăng đoàn.’
Đó là cái nhìn 5 việc được coi là ác kiến của Đại
Thiên thông qua Tạng văn của Dị
Bộ Tông Tinh Thích.
“tác phẩm “Kathāvatthu” của Phật giáo Nam truyền thì
Đại Thiên không những chỉ là người “cực kỳ hung bạo” mà còn là người tà kiến đối
với Phật pháp, vì thế, chúng ta đã hiểu vì sao Luận Bà-sa phê bình 5 điều của Đại
Thiên là ác kiến, vì đó là ngụy biện, kiến này lại ám chỉ cho quả vị A-la-hán,
mạo phạm bậc đã thoát ly sanh tử.
I.
Ác kiến - Còn gọi là Bất chính kiến.
Nói tắt là Kiến. Là một trong trăm pháp do tông Pháp tướng lập ra, thuộc một
trong sáu phiền não. Chỉ cái thấy biết quanh co xấu ác, cũng tức là cái thấy biết
trái với chân lí Phật giáo. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 6 chép, ác kiến lấy
sự hiểu biết nhơ nhuốm làm tính, có khả năng ngăn trở cái thấy biết tốt lành, kẻ
có ác kiến chịu nhiều khổ não. Kiến tùy miên trong sáu Tùy miên được nói trong
luận Câu xá, Kiến trược trong năm trược, đều tương đồng với ác kiến. Dựa theo sự
sai biệt về hành tướng, Ác kiến được chia làm năm kiến là: Tát ca gia kiến,
Biên chấp kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ kiến, cũng gọi là năm ác
kiến; trong chín Kết, ba kiến trước là Kiến kết, hai kiến sau là Thủ kết. [X.
luận Câu xá Q.19; luận Hiển dương Thánh giáo Q.1; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp
tập Q.1]. (xt. Ngũ Kiến).
II.
Ác kiến - Trong tông Tịnh độ, ác kiến,
đặc biệt chỉ cho lòng ngờ vực về năng lực của chính mình. Trong Quán kinh sớ
tán thiện nghĩa, ngài Thiện đạo nêu ra thí dụ hai dòng sông Tham và Sân, bảo rằng,
người ác kiến hiểu khác, làm khác, đem sự hiểu biết bậy bạ của mình, làm rối loạn
lòng tin của những người nguyện sinh về Tịnh độ phương tây. Trong Ngu thốc sao
quyển hạ, ngài Thân loan của Nhật bản nói, người ác kiến là chỉ cho người kiêu
ngạo, lười biếng, tà kiến, ngờ vực. (xt. Phát Khiển Chiêu Hoán).
***
Qua ba việc đã được xét mà Đại Thiên áp đặt cho một
quả vị thoát ly sanh tử, dĩ nhiên các Thánh Tăng Thượng tọa bộ là những bậc
tinh thông đạo lực và tuệ giác không thể chấp nhận 5 việc ác kiến đó mà thầy Hạnh
Bình cố tình xiển dương cho đó là một nhân vật cải cách đáng tôn thờ, thầy viết: “Đại Thiên là một nhà cải cách
Phật giáo, là vị tổ lãnh đạo Đại chúng bộ, và cũng là người phát
huy tinh thần Phật giáo Đại thừa”. Dĩ nhiên đại chúng bộ lúc bấy giờ
so với Thánh Tăng thuộc Thượng Tọa bộ, họ gồm đa số tuổi trẻ ít học, nội lực
chưa uyên thâm và chưa nhập vào mạch pháp tứ thánh quả như Thượng tọa bộ, những
luận kiến mang tính thế trí dĩ nhiên thich hợp với họ. Chưa nói đến Đại Thiên
có phải là nhà lãnh đạo Đại chúng bộ hay chỉ là người khởi xướng ác kiến được đại
chúng bộ hoan nghênh tiếp nhận.
Phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu Đại Thiên mà Dị Bộ
Tông Tinh Thích cho là ác ma Bạt Đà La, có phải hậu thân của một nhân vật dùng
tà thuật muốn đánh đổ đức Phật, ngược lại bị đức Phật chuyển hóa lúc bấy giờ.
Cũng có thể Tạng văn trong Dị Bộ Tông Tinh Thích ám chỉ kẻ bất chánh là ác
ma Bạt Đà La chăng? Ngoài ra, cũng có một vị A La Hán đời thứ 6 cùng tên BẠT ĐÀ
LA Phạm: Bhadra. Cũng gọi Bạt đạt lạt, vị thứ sáu trong mười sáu vị La Hán…
***
Sao các bậc Thánh Tăng cho những quan điểm trên là ác
ma?
ÁC
MA..... Phạm: Màra. Dịch âm là Ma-la. Chỉ loại ác thần, ác quỉ hay phá hoại tâm
chí cầu đạo, ngăn trở việc thiện và phá hoại thân mệnh của mình và người. Tức
cũng gọi chung những người ác, việc ác, thần ác quấy phá người tu hành. Các
kinh điển Nam, Bắc truyền, nhất là kinh A Hàm, miêu tả rất tường tận và sinh động
các việc ác ma quấy nhiễu thân tâm của đức Phật và các đệ tử. Như kinh Tạp A Hàm
quyển 39, đức Phật dùng kệ tụng thuyết minh cảnh giới “ma” (Đại 2, 290 thượng):
“Sắc, thụ, tưởng, hành, thức, phi ngã và ngã sở; nếu biết nghĩa chân thực,
không đắm những thứ đó. Tâm không đắm trước pháp, vượt thoát sắc trói buộc, biết
rõ tất cả chốn, không trú cảnh giới ma”. Ác ma tương ứng (Pàli: Màrasaôyutta)
trong kinh Tương ứng bộ Nam truyền, cũng có ghi chép tương tự, và căn cứ theo
các điều được trình bày trong đó, cũng cóthể khảo sát tính cách của ác ma. Có lần,
ngài Lađà hỏi đức Phật: “Thế nào là ác ma?”. Đức Phật trả lời: “Sắc (có hình)
là ma, thụ (cảm giác) là ma, tưởng (biểu tượng) là ma, hành (sức cấu tưởng của
ý chí) là ma, thức (tác dụng phán đoán) là ma”. Mà phàm những cái tưởng tượng,
thấy, nghe v.v... đều là nguồn gốc của sự “chấp trước”, cho nên đều có thể được
coi là ma. Đức Phật thành đạo chưa được bao lâu, đang ngồi yên lặng tư duy dưới
gốc cây bồ đề, lúc ấy ác ma Ba tuần liền đến trước mặt quấy nhiễu, nó nói với đức
Phật (Đại 2, 286 hạ): “Cù đàm nếu tự biết, đạo Niết bàn an ẩn, vui một mình là
tốt, tại sao cưỡng hóa người?”. Bài kệ tụng này, trong Ác ma tương ứng của
Tương ứng bộ là: “Người đã liễu ngộ đạo bất tử yên ổn, một mình người thực hành
là được rồi, tại sao còn giáo hóa cho người khác, độ cho người khác?”. Ác ma
tương ứng còn chép, một ngày nọ, đức Phật vào làng khất thực không được, mang
bát trở về, Ác ma thấy thế bèn nói: “Lần sau nếu đi xin, Đại sư chắc chắn sẽ có
ăn”. Đức Phật ngâm thơ, đáp: “Tuy không có ăn, nhưng ta vẫn vui, như trời Quang
âm, nhờ vui mà sống”. Có người bảo đây là đức Phật đối với thực dục, biểu hiện
hai mặt tâm cảnh. Bài kệ trên đây, kinh Tạp A Hàm quyển 3 (Đại 2, 288 thượng)
chép là: “Dù cho chẳng được gì, ta yên vui mà sống.
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
(Hán bộ từ quyển thứ nhất đến quyển thứ
ba)
Và sau đây là một đoạn
kinh thuật lại một Bạt Đà La, huyễn sư, muốn phá và làm nhục đức Phật, nghĩ rằng
đức Phật cũng chỉ là kẻ tầm thường, không biết pháp thuật, sao lại được vua
quan, dân chúng tôn kính ủng hộ?
Tập V - Phần 21
Phần 21: Pháp hội thọ ký ảo sư bạt đà la
Như
vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở núi Kỳ Xà Quật tại thành Vương Xá tại cùng
chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội, đều là bực A La Hán mọi
người quen biết.
…………..
Trong thành Vương Xá có một Ảo sư tên Bạt Đà La giỏi dị luận công xảo chú thuật, là thượng thủ nhứt trong hàng Ảo sư.
Cả nước Ma Kiệt Đề, chỉ trừ người thấy đế lý và các hàng chánh tín Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, ngoài ra những kẻ ngu muội đều bị ảo hoặc mà qui tín với Ảo sư Bạt Đà La ấy.
Bấy giờ Ảo sư ấy nghe đức Như Lai công đức danh xưng bèn nghĩ rằng: Nay mọi người trong thành này đều tôn trọng ta chỉ có Sa Môn Cù Đàm còn chưa tín phục, ta nên qua đua sức nếu Sa Môn ấy quy phục ta thì người nước Ma Kiệt Đề sẽ kính trọng ta gấp bội.
Ảo sư ấy đời trước đã trồng duyên lành thời kỳ thành thục đã đến và do sức oai thần của Phật, nên ảo sư ấy từ thành Vương Xá qua đến núi Kỳ Đà Quật thấy ánh sáng của đức Phật tỏa ra hơn trăm ngàn mặt nhựt, mặt Phật nghiêm trang tốt đẹp như trăng tròn, thân Phật viên mãn như thân cây ni câu đà, bạch hào thanh tịnh như châu ma ni chiếu sáng, mắt Phật sắc biếc như hoa sen xanh, cho đến Phạm Thiên Vương cũng chẳng thấy được đỉnh Phật, dùng sáu mươi thứ âm thanh vi diệu thanh tịnh mà thuyết pháp cho chúng sanh.
Dầu thấy oai đức đặc tôn của đức Như Lai, nhưng Ảo sư Bạt Đà La vẫn còn tà mạn mà nghĩ rằng nay ta nên thí nghiệm Sa Môn ấy, nếu thiệt là đấng Nhứt thiết tri kiến thì sẽ biết ý của ta. Nghĩ xong, Ảo sư ấy đến lạy chưn Phật mà bạch rằng: "Xin sáng mai thọ sự cúng mọn của tôi".
Đức Phật quan sát Ảo sư ấy và người thành Vương Xá đã đến thời kỳ căn khí thành thục, vì muốn thành thục họ nên đức Phật yên lặng thọ thỉnh.
Ảo sư ấy thấy đức Phật thọ thỉnh rồi thì nghĩ rằng nay Sa Môn Cù Đàm này chẳng rõ ý ta, chắc chẳng phải bực Nhứt thiết trí, liền từ giã làm lễ lui về.
Tôn giả Đại Mục Liên đang ở tại hội thấy sự ấy liền đến bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn ! Ảo sư Bạt Đà La ấy muốn khi dối Phật và Tỳ Kheo Tăng, xin đức Thế Tôn chớ thọ thỉnh".
Đức Phật bảo Đại Mục Liên: "Chớ có quan niệm như vậy. Nhưng tham sân si có thể làm sự khi dối. Nơi các sự ấy từ lâu ta đã dứt hết, vì ta chứng được các pháp bổn vô sanh. Từ nhiều kiếp ta an trụ chánh hạnh, nào có ai khi dối được ta.
Ông phải biết chỗ làm của Bạt Đà La chẳng phải chơn thiệt ảo hóa. Chỗ làm của Như Lai mới là chơn thiệt ảo hóa. Tại sao? Vì Phật hiện chứng các pháp đều như ảo hóa. Giả sử tất cả mọi loài chúng sanh đều giỏi ảo thuật như Bạt Đà La đem so sánh với Như Lai thì chẳng bằng một phần trăm một phần ngàn, cho đến toán số thí dụ phần đều chẳng bằng.
Này Đại Mục Liên! Ảo sư ấy có thể biến hiện Tam thiên Đại thiên thế giới này thành trang nghiêm chăng?".
"Bạch đức Thế Tôn! Không thể được.
Này Đại Mục Liên! Nay ông nên biết đức Như Lai có thể ở trong đầu một sợi lông biến hiện trang nghiêm hằng sa thế giới mà còn chưa hết sức thần của Như Lai.
……………
…………..
Trong thành Vương Xá có một Ảo sư tên Bạt Đà La giỏi dị luận công xảo chú thuật, là thượng thủ nhứt trong hàng Ảo sư.
Cả nước Ma Kiệt Đề, chỉ trừ người thấy đế lý và các hàng chánh tín Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, ngoài ra những kẻ ngu muội đều bị ảo hoặc mà qui tín với Ảo sư Bạt Đà La ấy.
Bấy giờ Ảo sư ấy nghe đức Như Lai công đức danh xưng bèn nghĩ rằng: Nay mọi người trong thành này đều tôn trọng ta chỉ có Sa Môn Cù Đàm còn chưa tín phục, ta nên qua đua sức nếu Sa Môn ấy quy phục ta thì người nước Ma Kiệt Đề sẽ kính trọng ta gấp bội.
Ảo sư ấy đời trước đã trồng duyên lành thời kỳ thành thục đã đến và do sức oai thần của Phật, nên ảo sư ấy từ thành Vương Xá qua đến núi Kỳ Đà Quật thấy ánh sáng của đức Phật tỏa ra hơn trăm ngàn mặt nhựt, mặt Phật nghiêm trang tốt đẹp như trăng tròn, thân Phật viên mãn như thân cây ni câu đà, bạch hào thanh tịnh như châu ma ni chiếu sáng, mắt Phật sắc biếc như hoa sen xanh, cho đến Phạm Thiên Vương cũng chẳng thấy được đỉnh Phật, dùng sáu mươi thứ âm thanh vi diệu thanh tịnh mà thuyết pháp cho chúng sanh.
Dầu thấy oai đức đặc tôn của đức Như Lai, nhưng Ảo sư Bạt Đà La vẫn còn tà mạn mà nghĩ rằng nay ta nên thí nghiệm Sa Môn ấy, nếu thiệt là đấng Nhứt thiết tri kiến thì sẽ biết ý của ta. Nghĩ xong, Ảo sư ấy đến lạy chưn Phật mà bạch rằng: "Xin sáng mai thọ sự cúng mọn của tôi".
Đức Phật quan sát Ảo sư ấy và người thành Vương Xá đã đến thời kỳ căn khí thành thục, vì muốn thành thục họ nên đức Phật yên lặng thọ thỉnh.
Ảo sư ấy thấy đức Phật thọ thỉnh rồi thì nghĩ rằng nay Sa Môn Cù Đàm này chẳng rõ ý ta, chắc chẳng phải bực Nhứt thiết trí, liền từ giã làm lễ lui về.
Tôn giả Đại Mục Liên đang ở tại hội thấy sự ấy liền đến bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn ! Ảo sư Bạt Đà La ấy muốn khi dối Phật và Tỳ Kheo Tăng, xin đức Thế Tôn chớ thọ thỉnh".
Đức Phật bảo Đại Mục Liên: "Chớ có quan niệm như vậy. Nhưng tham sân si có thể làm sự khi dối. Nơi các sự ấy từ lâu ta đã dứt hết, vì ta chứng được các pháp bổn vô sanh. Từ nhiều kiếp ta an trụ chánh hạnh, nào có ai khi dối được ta.
Ông phải biết chỗ làm của Bạt Đà La chẳng phải chơn thiệt ảo hóa. Chỗ làm của Như Lai mới là chơn thiệt ảo hóa. Tại sao? Vì Phật hiện chứng các pháp đều như ảo hóa. Giả sử tất cả mọi loài chúng sanh đều giỏi ảo thuật như Bạt Đà La đem so sánh với Như Lai thì chẳng bằng một phần trăm một phần ngàn, cho đến toán số thí dụ phần đều chẳng bằng.
Này Đại Mục Liên! Ảo sư ấy có thể biến hiện Tam thiên Đại thiên thế giới này thành trang nghiêm chăng?".
"Bạch đức Thế Tôn! Không thể được.
Này Đại Mục Liên! Nay ông nên biết đức Như Lai có thể ở trong đầu một sợi lông biến hiện trang nghiêm hằng sa thế giới mà còn chưa hết sức thần của Như Lai.
……………
Dùng thần lực, đức Phật biến Ảo sư, Tứ Vương và Thiên Đế đều riêng thấy đức Như Lai ngự tại đạo tràng của mình.
Thấy sự ấy, Ảo sư Bạt Đà La bỏ kiêu mạn đến lạy chơn Phật bạch rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nay tôi đối Như Lai ăn năn lỗi lầm phát lồ tội mình, trước tôi vọng sanh khi dối đối với đức Thế Tôn mà ảo hóa các sự trang nghiêm, sau dầu ăn năn mà không thể thâu nhiếp cho ẩn mất được".
Đức Phật bảo: "Nầy Ảo sư, tất cả chúng sanh và các vật dụng đều là ảo hóa cả, đó là do nghiệp ảo hóa ra. Chúng Tỳ Kheo cũng là ảo hóa, đó là do pháp nó ảo hóa ra. Thân Phật cũng là ảo, vì do trí huệ ảo hóa ra. Đại Thiên thế giới cũng là ảo, vì do các chúng sanh chung ảo hóa ra. Phàm là pháp thì không pháp nào chẳng là ảo, do nhơn duyên hòa hiệp mà ảo hóa vậy.
…………………
Đức Phật bảo Bạt Đà La: "Ông có thiệt vậy chăng?".
Bạt Đà La bạch Phật: "Như đức Phật đã làm những sự hoặc loạn tôi cũng như vậy mà hoặc loạn thế gian. Tại sao? Như Phật Thế Tôn ở trong vô ngã mà nói có chúng sanh và thọ giả, đây là đại hoặc loạn ở thế gian. Như đức Như Lai đã chứng Bồ đề rồi chẳng thấy chút pháp sanh tử qua lại mà nói sanh tử qua lại. Như ý tôi thì chỉ có đức Như Lai là đại hoặc loạn thôi".
Đức Phật nói: "Lành thay, lành thay, như lời Bạt Đà La nói, ở trong vô ngã nhẫn đến không có sanh tử qua lại mà chư Phật Như Lai tùy theo thế tục nói sanh tử v.v… cũng không có pháp gọi là Niết bàn, nhưng vì chứng được pháp Niết bàn mà nói Niết bàn".
Bạt Đà La bạch Phật: "Tôi xin xuất gia làm Tỳ Kheo".
Đức Phật bảo Di Lặc đại Bồ Tát: "Ông nên cạo râu tóc truyền giới cụ túc cho Bạt Đà La.
Tuân lời đức Phật, Di Lặc Bồ Tát cho Bạt Đà La xuất gia thọ giới cụ túc.
Được xuất gia rồi, Bạt Đà La bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Xuất gia đây chỉ là hình tướng chẳng phải chơn xuất gia. Nếu chư Bồ Tát chơn xuất gia là lìa các tướng ở ba cõi thành thục chúng sanh mới gọi là chơn xuất gia".
…….
***
Huyễn sư có tâm thách đố đức Phật lúc bấy giờ là một
ác ma, nhưng khi bái lụy đầu Phật để quy y Tam bảo tu tập lại là chơn Tăng. Phải
chăng dùng chữ ác ma Bạt Đà La ám chỉ lúc còn tâm ma muốn phá hoại Phật pháp???
Vậy Đại Thiên đặt vấn đề hoài nghi nơi một bậc đã đắc Thánh quả phải chăng là sự
sĩ nhục giáo pháp, chỉ có ai cùng tâm trạng phàm tục như nhau mới cho đó là một
sáng kiến canh cải giáo pháp, kéo tứ thánh quả xuống tầm mức thế tục hóa, có
nghĩa giáo lý siêu thoát từ thập địa, lục thông, bốn quả vị thiền đều là tục
hóa trên lý thuyết nếu chấp nhận ngũ sự của Đại Thiên đưa ra. Bằng ngược lại, bậc
thoát ly sanh tử không còn hoài nghi về giáo pháp, có nghĩa Đại Thiên vẫn còn
là phàm Tăng đang nương giáo đoàn ăn năn ba đại tội đã phạm trước khi gia nhập
giáo đoàn. Dĩ nhiên giết cha, giết mẹ, giết A La Hán là đại trọng tội như Đại
Thiên, làm sao có thể trong một đời có thể chứng Thánh quả một cách dễ dàng
theo luật nhân quả nhà Phật.
Do tập khí ngoại giáo lúc bấy giờ còn tiềm ẩn trong
tạng thức, do ác hạnh chưa trổ quả trong đời sống hiện tại, do thế trí biện
thông nên luận biện tương phản với bản chất của một Thánh tăng, chỉ có A La Hán
thật sự mới thấy được ác kiến đó, vô tình Đại Thiên đã có một hậu thuẫn nông nổi,
bồng bột tán thưởng ủng hộ. Và chắc chắn lúc bấy giờ, cũng không tránh khỏi những
kẻ phá hoại lồng vào giáo đoàn của Phật để hạ giảm uy tín chân lý đức Phật đang
xiển dương.
Qua ba việc được nêu trong ba bài vừa rồi, đủ thấy
luận cứ của Đại Thiên không thể tương thích với giáo lý giải thoát của một bật
xuất ly, và càng không thể có với một quả Dự lưu chưa nói đến tứ thánh quả, chư
Thánh Tăng xem đó là ác kiến cũng không ngoa.
Việc hoài nghi còn tồn đọng trong tâm một một bậc A
La Hán thì không thể chấp nhận vậy, điều thứ tư mà Đại Thiên nêu ra là chứng quả cũng phải do người khác mách bảo mới
biết. Lần lượt sẽ xét để điều thứ tư và thứ 5 qua những bài sau.
MINH MẪN
14/3/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét