Hầu hết các tôn giáo đều
có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo vệ tinh đoàn kết nội bộ,
riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế
thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội
con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng
về giai cấp. Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào?
Theo Đại tự điển Phật
Quang định nghĩa GIỚI là:
Tầng lớp, căn cơ, yếu tố,
nền tảng, chủng tộc…
1.
GIỚI
dùng để gọi các phạm trù phân loại, như 6 căn, tiếp xúc với 6 trần, mà sinh ra
6 thức.
2.
Đất, nước, lửa, gió, không, thức gọi là
6 giới. Dục giới, sắc giới, vô sắc giới gọi là tam giới. “GIỚI” này gần như nghĩa là cảnh giới. Trong Duy Thức gọi chủng tử
của tất cả pháp là giới. “GIỚI” này có nghĩa là yếu tố, nguyên nhân.
3.
Giới bản gọi là Ba La Đề Mộc Xoa.
Giới là những điều răn
cấm do Đức Phật đặt ra khiến các đệ tử xuất gia và tín đồ tại gia giữ gìn để
ngăn ngừa tội lỗi.
Theo Luận Bồ đề Tư
lương quyển 1 thì giới có 10 nghĩa: Tập cận,
bản tính, thanh lương, an ổn, an tĩnh, tịch diệt, đoan nghiêm, tịnh khiết, đầu
thủ và tán thán.
Giới gồm có Tính giới
và giá giới. Tính giới cũng còn gọi là Cựu giới, Chủ giới, Tính trọng giới. Giới
này bản chất là tội ác như Giết hại, trộm cướp, tà dâm và vọng ngữ.
Giá giới cũng gọi là
Tân giới, khách giới, tức Thế cơ hiềm giới, ly ác giới. Giới này bản chất không
phải là tội ác, không nằm trong bốn giới nặng như trên…
Theo Tứ phần luật thì
Giới chia làm 4 là: Giới pháp, giới thể, giới hạnh và giới tướng.
Luận Du già sư địa quyển
40 nêu ra Tam tụ tịnh giới: Nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu
ích hữu tình giới.
Ma ha chỉ quán quyển 4
nói – SỰ GIỚI (cũng gọi là tùy tướng
giới) có khả năng dẫn đến ba đường là Trời – người - A tu la. LÝ GIỚI (còn gọi là lý tưởng giới) là
giới không chấp vào hình tướng, mà trụ trong Tam quán không giả trung.
Mười giới cơ bản
cho Tỳ kheo – Tỳ kheo Ni – Sa di – Sa di nN là:
1. Không
giết hại
2. Không
trộm cắp
3. Không
tà dâm
4. Không
nói dối
5. Không
say sưa
6. Không
ăn quá bữa
8. Không
xức dầu thơm, trang điểm
9. Không
ngủ giường cao, đệm êm
10.
Không
dính líu chuyện tiền bạc phiền hà thế gian.( cũng có chỗ ghi là không giữ tiền,
vàng bạc của quý)…
Năm giới đầu được áp dụng
cho Cư sĩ và trong một số ngày đặc biệt như Bát Quan trai có thể lên đến
tám.
GIỚI
là
những quy định hạn chế sai phạm thông thường, trong lúc đó LUẬT được hiểu là quy luật dành cho những
người xuất gia, sống trong chùa hay thiền môn, tu viện.
***
Giới
và luật vốn khác nhau. Thông thường giới là những điều được nói trong Luật thuộc ba tạng, là một bộ phận
của Luật. Còn luật là những bộ sách
giải thích rõ về giới và đặt ra những
quy định xử phạt khi phạm giới.
Luật
– còn
gọi là Ty ni, nghĩa là “điều phục, li hạnh, diệt, thiện trị. Những quy định do
Đức Phật chế định có liên quan đến đời sống Đạo mà các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni phải
tuân thủ. Đưa ra những chế định xử phạt khi phạm tội.
Sau khi đức Phật nhập
diệt, Ưu Ba Li kết luật pháp 80 lần gọi là bát thập tụng luật. Thông thường chỉ
nghe đến bộ Tứ phần luật, thực ra còn có Thập tụng luật, Ngũ phần luật, và những
bộ luật của các bộ phái khác.
(Phật
Quang Đại từ điển)
Ngoài 10 giới cơ bản, Tỳ kheo còn có 250 giới, Tỳ
kheo Ni có 348 giới.
Giới có là do có người sai phạm, tùy loại hình sai
phạm mà Phật chế giới. Tuy nhiên, một điều quan trọng đã được ghi lại trong
Kinh, là trước khi đức Phật Thích Ca diệt độ, ngài đã căn dặn cho A-nan-đà, người
đệ tử thân cận nhất của ngài: "Này
A-nan-đà, sau khi ta ra đi, nếu Tăng đoàn muốn, có thể bỏ được trong Giới Luật
những điều nhỏ nhặt, không đáng kể" (Kinh Đại Bát Niết Bàn
Pali). Chính vì thế trong luật có khai
– giá – trì – phạm.
Thế nào là khai giá trì phạm trong luật Tứ phần? Theo Thiền sư Duy
Lực giảng:
Khai:
Ví như uống rượu là phạm giới, có tội phạm giới nhưng không có tội nhân quả,
cho nên có thể khai. Khai bằng cách nào? Trường hợp mắc bệnh mà thầy thuốc nói
cần uống thuốc rượu mới hết, ngươì ấy khai báo ra lý do, ấy là không phạm.
Giá: Giá là che. Tại sao phải che? Trong giới luật, như một trăm điều về tứ oai nghi cũng chỉ có tội phá giới, không có tội nhân quả. Vậy thì tại sao phải lập ra những giới điều trên? Là vì muốn che không cho người đời phê bình. Ví như ở Ấn Độ, nếu Tu sĩ đi làm ruộng thì người đời phê bình, cho nên làm ruộng là phạm. Ngược lại, ở Trung Quốc, Tu sĩ đi khất thực thì người đời lại chê là con mọt gạo, còn đi canh tác thì được chấp nhận, nên ở Trung Quốc làm ruộng là giữ giới, ở Ấn Độ làm ruộng lại phá giới. Tại sao phải che? Vì hễ muốn hoằng pháp thì phải phù hợp với phong tục của địa phương đó.
Trì và phạm: Gồm chỉ trì và tác trì, từ 5 giới, 10 giới, đến 250 giới, 348 giới Thanh Văn, gọi là chỉ trì, tức không làm thì không phạm, còn giới Bồ Tát gọi là tác trì, những việc cần làm thì phải làm, không làm là phạm.
Giá: Giá là che. Tại sao phải che? Trong giới luật, như một trăm điều về tứ oai nghi cũng chỉ có tội phá giới, không có tội nhân quả. Vậy thì tại sao phải lập ra những giới điều trên? Là vì muốn che không cho người đời phê bình. Ví như ở Ấn Độ, nếu Tu sĩ đi làm ruộng thì người đời phê bình, cho nên làm ruộng là phạm. Ngược lại, ở Trung Quốc, Tu sĩ đi khất thực thì người đời lại chê là con mọt gạo, còn đi canh tác thì được chấp nhận, nên ở Trung Quốc làm ruộng là giữ giới, ở Ấn Độ làm ruộng lại phá giới. Tại sao phải che? Vì hễ muốn hoằng pháp thì phải phù hợp với phong tục của địa phương đó.
Trì và phạm: Gồm chỉ trì và tác trì, từ 5 giới, 10 giới, đến 250 giới, 348 giới Thanh Văn, gọi là chỉ trì, tức không làm thì không phạm, còn giới Bồ Tát gọi là tác trì, những việc cần làm thì phải làm, không làm là phạm.
Giới được phân định: Biệt
giải thoát giới", "Đạo cộng giới " và "Định cộng giới”.
Theo truyền thống,
trong 12 năm đầu, đức Phật chưa chế ra giới, vì chưa có chuyện gì rắc rối xẩy
ra trong Tăng đoàn, có thể gây nên cản trở cho sự tu tập của Tăng Ni.
Nhưng vào năm thứ 13,
có xẩy ra chuyện Na-đề-tử ân ái với vợ cũ, cho nên Phật mới bắt đầu chế giới. Mỗi
khi chế một giới, Ngài lại nói 10 lợi ích của việc chế giới đó: "Vì sự kiện toàn của Tăng già, sự trường tồn
của Chánh Pháp, sự an lạc của Tăng chúng, sự tăng trưởng của lòng tin, sự đoạn
diệt phiền não trong hiện tại và tương lai..."
Cứ như vậy, mỗi khi xẩy
ra một sự cố, Ngài lại chế thêm một giới, và dần dần số giới mỗi ngày một gia
tăng. Tuy nhiên đa số giới luật là những giới nhẹ, nhỏ nhặt, vụn vặt,
không cần thiết. Chẳng hạn như "không được xỉa răng, hỉ
mũi hướng về tượng Phật". Nếu muốn chú tâm vào
những giới quan trọng, chính yếu một cách nghiêm chỉnh, thì người ta phải bỏ đi
những giới thứ yếu, nhỏ nhặt, không cần thiết
***
Do đâu phải giữ giới?
- Bạch Thế Tôn, các thiện
giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, các thiện
giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
- Nhưng bạch Thế Tôn,
không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, không có
hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
- Bạch Thế Tôn, nhưng
hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, hân hoan
có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
- Nhưng bạch Thế Tôn,
hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, hoan hỷ
có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
- Nhưng bạch Thế Tôn,
khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, khinh an
có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
- Nhưng bạch Thế Tôn,
an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, an lạc có
ý nghĩa định, có lợi ích định.
- Nhưng bạch Thế Tôn, định
có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, định có ý
nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
- Nhưng bạch Thế Tôn,
như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, như thật
tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
- Nhưng bạch Thế Tôn,
nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, nhàm
chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
Dưới dạng Mật giới,
hành giả nguyện rằng:
2. Không
xao lãng việc tu tập;
3. Không
tham lam, không ích kỷ;
5. Không
phỉ báng một tông phái nào của Phật giáo;
6. Không
bám chặt vào bất cứ cái gì;
7. Không
ôm ấp vọng tưởng;
8. Khuyến
khích chúng sinh phát tâm Bồ-đề;
***
Đức Phật dạy trong Kinh
Pháp Cú 160: “Ta
là nơi nương nhờ của ta, không ai khác là nơi nương nhờ của ta được, khi ta đã
thuần tịnh thì đó là nơi nương nhờ hy hữu.” mục đích của giới,
trên nguyên tắc, là để "phòng phi chỉ ác", tức là
phòng ngừa các điều phi pháp và ngăn chận các điều ác quấy, đồng thời cũng
là "chỉ ác tác thiện ", tức là ngăn chận các
điều ác và thành tựu các việc lành. Cũng như lời dạy đức Phật trong Kinh Pháp
Cú, 183, lập lại bởi thiền sư Ô Sào: "Chư ác
mạc tác, Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo" (Không
làm các điều ác, thành tựu các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh, ấy lời chư Phật
dạy).
Như vậy, đức Phật đã khẳng
định giữ gìn giới luật là điều quan trọng. Giới luật còn thì Phật pháp còn.
Khác với luật pháp thế
gian, Giới luật của Phật giáo, được xây dựng trên từ bi và trí tuệ hiểu biết về
nhân quả, nghiệp báo nên không bị giới hạn hạn bởi không gian, thời gian. Tuy rằng
khi chế định giới luật, Đức Phật có dựa trên nền tảng xã hội, văn hóa đương thời
nhưng mục đích chú trọng sự giáo dục để phát triển khả năng đạo đức tốt đẹp nhất
của con người, đem lại hạnh phúc thật sự cho con người và từng bước đưa họ vào
thánh đạo. Do đó, muốn hiểu giới luật của Phật giáo thì phải biết rõ về định luật
nhân quả, nghiệp báo.
Người phạm tội ác sẽ chịu
tác động bởi luật nhân quả, nhưng người phạm giới thì phạm vào giới luật đã thọ
nhận và dĩ nhiên nhân quả cũng không tránh khỏi. Dù không hành động hay nói lời
ác, nhưng ý tưởng độc ác vẫn là hạt giống xấu đợi ngày trổ quả.
Luật thế gian mang tính
ngăn chận xâm hại quyền lợi của xã hội, của người khác, riêng luật giới nhà Phật
vì lòng từ bi mà không nỡ hành động bằng lời nói, việc làm và ý nghĩ làm tổn hại
kẻ khác và gieo nhân xấu cho chính mình.
***
Giới luật ngày nay, để
thích nghi với nhu cầu nhân loại, giới cần bổ sung cho tín đồ đang cộng sinh
trên tinh cầu - 5 giới căn bản của người Phật tử, không ai chối cãi sự cần thiết
và sự ích lợi cho bản thân cũng như cho xã hội, nhưng cần thêm một số chi tiết cho phù hợp với
thời đại, như 1) ...không sát hại súc vật, không làm hại môi trường,
thiên nhiên, trái đất; 2) ...không bóp méo, trốn tránh, che đậy sự thật, 3)
...không ăn cắp của công, không tham nhũng, không gian lận, 4) ...không phá hoại
hạnh phúc gia đình của người khác bằng cách tư tình phi pháp, 5) ...không hút
thuốc, nghiện thuốc hay ma túy, không dùng các chất hóa học gây rối loạn thần
kinh…
Tuy nhiên có một vài
trường hợp Giới luật đã gây lấn cấn trong tu sĩ ở phương Tây hiện nay luôn tôn
trọng sự bình đẳng giữa nam và nữ thì Bát Kỉnh pháp lại là vấn đề mà chư Tăng
đang xét lại cho thích nghi với quốc độ đang sống.
***
Xác định giới giúp đưa
đến Định, từ định thì Tuệ sẽ phát sinh. Giới luật là một phần trong giáo pháp của
Phật. Theo tinh thần “Phật giáo phát triển” thì thế gian pháp tức Phật pháp, có
nghĩa Phật pháp là bất định pháp, có thể uyển chuyển linh động “tướng giới”mà vẫn không đánh mất “tánh giới”. Thời Phật còn tại thế, chư
Tăng chỉ đi trì bình khất thực nuôi thân và không giữ tiền, nếu khư khư chấp chặt
giới tướng như thế thì đạo Phật khó mà phát triển như ngày nay.
Trong xã hội công nghiệp
và chú trọng hiệu quả kinh tế, chư Tăng không thể ngày ngày ôm bình đi khất, cá
nước phương Tây, chư Tăng cũng phải đi làm như mọi người, vì thế, Tổ Bách trượng
đã sáng tạo loại hình “nông thiền” để tự túc kinh tế mà không bị xem là loại “mọt
hạt gạo”. Ngày nay, trừ vài nơi nông thôn chư Tăng còn canh tác, hầu hết vùng
nghèo khó trong cuộc sống, nhà chùa không thể ngồi chờ bá tánh cúng dường, do
đó, một số chùa tự sản xuất thực phẩm, nhang đèn để nuôi chúng. Chư Tăng ngày
nay đi hoằng pháp không thể đi bộ như thời đức Phật, nếu không giữ tiền ai cho
lên xe, hoặc cây xăng đâu cho không các tu sĩ. Đừng vì thế mà bảo là phạm giới.
Đừng nhìn giới tướng mà
đánh giá nếu giới tánh không khởi lòng tham mong cầu dư thừa vật chất hoặc bon
chen se sua với người đời. Tinh thần “tam thường bất túc” vẫn còn giá trị cho
chư Tăng trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay. Cho dù kinh doanh bất cứ
dưới hình thức nào mà “tri túc, tiện túc, hà thời túc” vẫn có thể chấp nhận. Đấy
là tinh thần giới luật của Phật tùy cơ, tùy thời và tùy xứ, không bị “giới cấm
thủ” giết chết giá trị giới luật của đức Phật.
MINH MẪN
13/01/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét