HIỆN TƯỢNG ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG
Chả ai lạ gì, trong cuộc sống, xã hội ngày càng tiến bộ thì thế giới hoang tưởng ngày càng rộ nở. Hoang tưởng thuộc dạng tâm thần phân liệt. Có những hoang tưởng đưa đến điên loạn, cũng có những hoang tưởng biến kẻ đó thành người kiệt xuất, thiên tài, đóng góp cho xã hội nhiều công trình tuyệt trác.
Khoa học chưa xác định nguyên nhân đưa đến ảo giác, hoang tưởng, vì họ cho đó là triệu chứng nội sinh thuộc hệ thần kinh, nhưng trong cuộc sống, nạn nhân ảo giác, hoang tưởng có thể do bị truy bức ám hại, do bị kềm chế quá mức, bị chi phối bởi vấn đề căng thẳng, do một chấn thương tâm sinh lý, do tu luyện sai lệch, do sử dụng các thiết bị hiện đại suốt thời gian dài mà đương sự tự cách ly với cuộc sống chung quanh, nhất là dùng head phone, earphone thường xuyên, đưa đến ảo thanh, nghĩa là lỗ tai luôn nghe những âm thanh lạ.
Cũng có rất ít trường hợp bệnh nhân viêm xoang lâu ngày ảnh hưởng hệ thần kinh thính giác. Cũng có trường hợp tự kỷ ám thị một vấn đề lý tưởng biến sanh hoang tưởng... đôi khi tiếp cận, tương thích với sóng âm ngoại biên ở môi trường không thích hợp, nhất là vùng nhiều âm khí do tích tụ lâu ngày xác chết dưới chỗ ở... trường hợp này mới bị, thay đổi nơi cư trú sẽ thoát khỏi ảnh hưởng.
Theo khoa học nguyên nhân của bệnh hoang tưởng ảo giác do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Tâm thần phân liệt hoang tưởng và hình thức khác của chứng rối loạn tâm thần phân liệt não. Di truyền và môi trường có khả năng cả hai đóng một vai trò trong việc gây ra tâm thần phân liệt.
Hiện tượng biểu hiện tâm thái bất thường, thương ghét vô cớ, lảm nhảm một mình. Ảo thanh thường nghe từ trong lỗ tai ra lệnh làm những việc xấu có hại cho bản thân cũng như cho người chung quanh. Đôi khi bị ám ảnh ai đó hại mình. Cũng có trường hợp hoang tưởng có thể sáng chế, nghiên cứu, phát minh ra những cái mà người thường không thể làm được. Được gọi nôm na là bệnh “vĩ cuồng”, những người mắc dạng hoang tưởng tự cao, thường quá tự đề cao bản thân, tưởng mình là thiên tài, vĩ nhân. Người có địa vị, hoang tưởng tự cao cứ nghĩ mình là lãnh tụ dẫn dắt quần chúng theo con đường mình phát minh hoặc tiếp thu từ cảnh giới khác.
Ảo giác, hoang tưởng nhẹ thì lúc có lúc không, người ngoài khó phân biệt, chỉ trừ người thân hoặc người thân cận theo dõi mới phát hiện sự bất thường đó. Bệnh nầy, y học khó chẩn đoán xác định bằng dụng cụ máy móc. Bệnh nhẹ, bác sĩ tinh ý lắm mới nhận thấy qua trực tiếp trao đổi với bệnh nhân.
Việc chữa trị, cần nhất là gia đình hỗ trợ chăm sóc ăn ngủ điều độ, tránh dùng đồ kích thích, cay nóng, cà phê, thuốc lá, gợi ý nắm bắt tâm lý để điều chỉnh ý thức của bệnh nhân lúc trao đổi, khuyến khích vận động nhẹ như thể thao, thể dục.
Ảo giác đưa đến hoang tưởng, hoang tưởng đưa đến điên loạn, có nghĩa từ tâm thần phân liệt nhẹ dần dà đưa đến bệnh tâm thần do lúc đầu chưa được theo dỏi chữa trị.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị được và người bệnh có thể làm việc và sống bình thường với nhân viên y tế, với người thân trong gia đình. Phát hiện và điều trị càng sớm hiệu quả càng cao.
Cần phân biệt người bị ảo giác, ảo thanh và một hành giả trên tiến trình tu tập. Hành giả có thể nghe âm thanh vi diệu, còn gọi là tiếng nhạc trời, hoặc âm thanh từng nhạc cụ khác nhau, khi nghe được những âm thanh như thế, hành giả cảm thấy hoan lạc, thanh thản như thực vật được nuôi dưỡng bằng âm thanh sẽ lớn nhanh. Những âm thanh do hành giả nghe được không tác hại sức khỏe bản thân hay đe dọa cuộc sống chung quanh. Hành giả thiền định, thời gian đầu cũng xuất hiện nhiều cảnh tượng do ngũ ấm nội thân phát khởi, nếu trụ tâm vào đó sẽ bị lạc dẫn đến hoang tưởng, điên loạn. Qua thời kỳ đó, linh ảnh xuất hiện từ những sóng thức tuệ giác, những linh ảnh nầy luôn tồn tại mà không bị biến mất như giai đoạn đầu hành giả tập lắng đọng nghiệp thức.
* * *
TRONG TÔN GIÁO
Ngay cả tôn giáo, vẫn có những trường hợp này xẩy ra. Kito giáo từng có những tu sĩ tự xưng là sứ giả Thiên Chúa trao truyền mật khải cho thế gian. Ở Nhật, giáo phái Aum Shinrikyo do Asahara được chính thức hoạt động năm 1989, ông ta kết hợp giáo lý nhà Phật + kinh Tibetan + kinh Yoga của Patanjali và Đạo giáo để xuất bản ra cuốn Vượt qua sự sống và cái chết, Kinh Mahayana và Sự khởi đầu.
Sau khi thu hút được một số tín đồ, cứ nghĩ mình thay mặt Thượng đế canh cải tôn giáo và sát phạt những kẻ tội lỗi, đưa đến vụ khủng bố tàu điện ngầm Tokyo bằng khí Sarin. IS hiện nay cũng thế, phải diệt tất cả bọn ngoại đạo và xã hội văn minh sa đọa để thành lập một Thiên đường Hồi giáo cực đoan. Ở Nam Triều Tiên năm 2000, mục sư khuyên tín đồ bán tài sản cúng cho nhà thờ rồi tự sát tập thể vì ngày giờ tận thế Chúa đã phán...
Mỹ cũng có David Koresh, Jim Jones, Charles Manson, David Burg, Ron Hubbard, Marshall Applewhite, Bonnie Nettles, mục sư Sun Myung Moon v.v...
Trong Phật giáo hiện nay cũng đang có một hiện tượng mà một số tín đồ theo đương sự cứ tin ông ta là Thánh sống. Phần nầy sẽ trình bày sau.
Trong giới trí thức, khoa bảng cũng không tránh khỏi những hiện tượng hoang tưởng. Tại Trung quốc, một tay cuồng triết tuyên bố dùng triết học để giải những bài toán hóc búa, được báo đài tung hô là "nhà khoa học dân gian".
Nhưng lãnh vực khoa học không đồng ý danh xưng như vậy; nên gọi với danh hiệu “nhà khoa học hoang tưởng” để chỉ những người không qua đào tạo bài bản, không đủ kiến thức chuyên môn nhưng lại tự cho mình đã có những phát minh vĩ đại.
Nửa thế kỷ trước, Martin Gardner đã miêu tả 5 đặc điểm của các nhà khoa học hoang tưởng phương Tây như sau:
• Họ tự cho mình là thiên tài
• Họ cho rằng tất cả những nhà khoa học nghiên cứu cùng vấn đề như họ đều ngu dốt
• Họ nghĩ rằng mình bị giới “học phiệt” kỳ thị và đàn áp
• Họ hết sức công kích những nhà khoa học vĩ đại nhất cùng những lý thuyết khoa học cơ bản nhất
• Tác phẩm của họ vô lý, dùng một lượng lớn thuật ngữ tự nghĩ ra, lời lẽ rối rắm.
Trung Quốc thịnh hành các nhà khoa học hoang tưởng, do truyền thống triết học sản sanh lắm triết thuyết, cộng thêm sau cuộc "cách mạng văn hóa" ca ngợi quần chúng lao động sáng tạo trong thời đại "nhảy vọt", bài xích trí thức khoa bảng, khoa học lúc bấy giờ, tôn nhân dân, công nhân lao động lên ngôi vị lãnh đạo. Khuyến khích toàn dân lao vào lĩnh vực khoa học nhân dân.
Đột xuất có hiện tượng Trần Cảnh Nhuận, kêu gọi toàn dân học tập theo tinh thần khoa học sáng tạo của anh hùng lao động khoa học Trần Cảnh Nhuận.
Những năm trước, trò “biến nước thành xăng” của anh chàng lái xe bus Vương Hồng Thành đã nhận được sự hỗ trợ lớn của đủ các cơ quan nhà nước, đến 10 năm sau mới bị lộ, làm nhà nước thiệt hại tới hơn 400 triệu tệ.
Năm 1999, ở Nam Nhai, Hà Nam, người ta bắt đầu chế tạo “động cơ vĩnh cửu” theo thiết kế của bí thư Vương Văn Bân. Mất 4 năm và hơn 20 triệu tệ, người ta mới học được bài học là trên đời này không tồn tại động cơ vĩnh cửu cũng như không có gì là vĩnh cửu, muôn năm.
Hiện nay, đua nhau phát triển kinh tế, Trung quốc đã sản sanh nhiều nhân tài hoang tưởng, biến tất cả thực phẩm và mọi vật dụng trở thành đồ độc hại giết nhân loại. Trung Quốc có truyền thống đi tắt theo bước "Đại nhảy vọt" nên sản sanh nhiều thiên tài hoang tưởng và nhà sáng tạo "hàng nhái" tinh vi.
* * *
Từ xưa cũng đã từng có nhiều nhà khoa học hoang tưởng muốn biến nước thành xăng như ông ông Alaeddin Qassemi người Iran.
Năm 1918, Charles Frazer, một nhà phát minh từ bang Ohio (Mỹ), được cấp bằng sáng chế cho bộ tăng cường hydro, sử dụng điện phân để tăng sức mạnh động cơ cùng hiệu suất nhiên liệu và giảm khí thải.
Đến năm 1935, Charles H. Garrett gây xôn xao khi nói phát minh ra động cơ xe vận hành bằng nước lã đầu tiên, dùng bộ chế hòa khí đặc biệt và “chạy được vài phút”.
Người Mỹ Stanley Meyer của những năm 1980 đến nhà sáng chế người Philippines Daniel Dingel đầu những năm 2000.
Gần nhất, ngay trong năm 2016, vài tờ báo, trong đó có The Mirror (Anh), đưa tin một công dân Ấn Độ mù chữ tên Mohammad Raees Markani (44 tuổi) đã phát minh ra động cơ chạy hoàn toàn bằng nước lã. Nhưng tất cả chỉ là hoang tưởng, không thể áp dụng vào đời sống thực tế.
Thế gian loạn tưởng do áp lực kinh tế và bon chen sáng tạo là chuyện dĩ nhiên. Nhưng Tôn giáo như đạo Phật, nhìn cuộc sống là vô thường, huyễn ảo: "Nhất thiết hữu vi pháp - như mộng huyễn bào ảnh - như lộ diệc như điển - ưng tác như thị quán...". Thế mà cũng có người hoang tưởng, cứ xem cuộc sống hữu vi nầy là thật. Một khi đã nhìn thế gian lệch hướng với Phật giáo, thì mọi hành động, lời nói đều là ma đạo.
Chân Quang là một trong những người như thế, đã lạc dẫn vô số tín chúng, nhất là đám thanh niên hiện nay. Năm 2009 về sau, trên 70 Tăng Ni và một số tín đồ đã tỉnh giác tách rời Thiền tôn Phật Quang để tìm nơi tu tập thanh tịnh, trở lại nếp sống chánh đạo của Tăng đoàn, mà một thời đại chúng cảm thấy bất ổn dưới mái chùa Phật Quang do Chân Quang điều hành. Những người ra khỏi Phật Quang, họ mới nhìn lại quá khứ huyễn hoặc, họ không hiểu tại sao họ lại tin một cách mù quáng như thế. Chân Quang từng có ý tưởng thiết kế phi thuyền, nói với đệ tử là nhà nước sẽ cần và mua lại, ông ta là người duy nhất sáng kiến ra phi thuyền... còn rất nhiều điều hoang tưởng mà không ai có thể hoang tưởng hơn.
* * *
BÍ MẬT SAU HƠN 2500 MỚI ĐƯỢC HÉ LỘ VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT. Vừa nghe qua, ai cũng giựt mình, suốt gần 30 thế kỷ, chưa có một vị Tổ, một bậc A La Hán nào phát hiện được sự thật về cuộc đời Đức Đức Phật, nay có một vị (chưa hiểu vị nầy là bậc Thánh cỡ nào) đã hé lộ cho hậu thế biết sự thật về cuộc đời đức Phật trong bộ truyện tranh mà ông ta đã học từ cõi vô hình mỗi đêm: Đỉnh núi Tuyết, quyển 16, trang 14- 38 - 49 - 89 - 90 - 91- 92 - 93
Xin mời tất cả thưởng lãm sự phát hiện nầy:
"đến sông Hằng rộng mênh mông, Phật và tăng chúng biến mất ở bờ sông bên này, hiện ra ở bờ sông bên kia" - trang 14 Đỉnh núi Tuyết số 16.
Tuy là hư cấu, nhưng hư cấu đi ngược kinh điển, đây là sự xuyên tạc tinh thần Phật giáo. Truyện tích kể rằng, cuộc đối thoại giữa đức Phật và một đạo sĩ Bà La Môn - Phật hỏi - ông tu luyện bao lâu mới đi trên mặt nước để qua sông? - đạo sĩ trả lời - tu luyện 25 năm - đức Phật nói - ta chỉ cần bỏ 25 xu có thể qua sông.
Như vậy Phật không sử dụng thần thông, cấm đệ tử sử dụng thần thông khi đi hoằng pháp thì lý do nào Chân Quang cho phép Phật và Tăng chúng biến mất ở bờ sông bên nầy, hiện ra ở bờ sông bên kia? Có phải bảo Phật là nói một đằng làm một ngả như Chân Quang vậy, hay Chân Quang cố tình xuyên tạc đức Phật thuộc loại huyễn hoặc tà thuật???
"cháu phải cố gắng tập đi tập lại những thế võ mà các giáo thọ sư đã dạy trong hai năm qua để tăng cường sức khỏe - thưa tôn giả Nanda, cháu cũng muốn tập võ cho khỏe, nhưng ngại làm mất oai nghi của người xuất gia" - trang 38.
Trong giáo lý và kinh điển, chưa từng nghe đức Phật dạy cho đồ chúng tập võ. Đời sống thường nhật là thiền định, thiền hành, hoằng pháp và khất thực. Hư cấu như thế phải chăng để biện minh cho việc tập luyện võ nghệ tại Thiền Tôn Phật Quang mà Chân Quang cấu kết với võ đường Thanh Long? Chủ trương đức Phật khi còn tại thế, thời gian dành cho việc tu giải thoát, không hề có việc giải trí đờn ca hát xướng, võ nghệ như Thiền Tôn Phật Quang đang lạc dẫn đồ chúng vào nẻo thế tục.
"Lúc nầy việc làm ăn của ngươi thế nào, ta nghe báo cáo tốt lắm? - Thưa nữ chúa công, hạ thần nhờ thực hiện mọi chỉ đạo của nữ chúa công nên việc kinh doanh được tiến triển thuận lợi" - trang 49.
Một hư cấu nữa muốn hạ thấp đẳng cấp vương quyền của vương gia Tịnh Phạn, để con dâu Ya du Đà La phải kết cấu và chỉ đạo thuộc hạ đi buôn lậu???
Xin xem tiếp Chân Quang nói La Hầu La được sinh sản Đơn tính như thế nào. Sẽ thấy tinh thần loạn tưởng mà không riêng bản thân Chân Quang; người chị của Chân Quang trước kia trụ trì chùa Thiền Lâm ở ngã tư An Sương, cũng không được bình thường, sau đó bán chùa đi khỏi Hốc Môn. Như vậy do gen di truyền???
MINH MẪN
25/3/2017
(còn tiếp)
25/3/2017
(còn tiếp)
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrích từ bài viết "Đức Phật sử dụng thần thông như thế nào"
Trả lờiXóađăng trên Giác Ngộ Online:
"Trong những tình huống cần thiết, Đức Phật vẫn sử dụng thần thông, nhưng Ngài sử dụng rất hạn chế và dè dặt. Trong Tăng chi bộ kinh, chương Hai pháp, phẩm I, ghi lại rằng, Đức Phật, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất ở Thắng Lâm, hiện ra ở Đông Viên, theo lời yêu cầu của chư Thiên. Một lần khác, Đức Phật trên con đường đến Kusinara, đi đến sông Hằng. Lúc bấy giờ sông Hằng tràn ngập nước đến bờ bên kia. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để đi qua bờ bên kia. Thế Tôn mau lẹ như người lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất từ bờ bên này và hiện ra bờ bên kia với chúng Tỳ-kheo (Trường bộ kinh số 16: Kinh Đại bát Niết-bàn). Trong những trường hợp cần sự có mặt kịp thời của Đức Phật tại một nơi cách xa mà với cách di chuyển bình thường Ngài không thể đáp ứng, Đức Phật không ngại sử dụng thần thông như một phương tiện. Trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay của một người khỏe mạnh, Ngài đã có mặt ở nơi cần đến. Đây là lý do chính đáng để sử dụng thần thông biến hóa."
(https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=534493)