Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

*LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA DRUKPA



Khởi nguồn từ đức Phật nguyên thủy Kim Cương Tổng Trì, ngài là chủ 100 Phật bộ và là hiện thân của tất cả chư Phật, mạch pháp truyền thừa từ đức Kim Cương Tổng Trì tới đức Tilopa, một đại thành tựu giả Ấn Độ thế kỷ thứ 10, truyền tiếp cho đức Naropa, tiếp đến Marpa thế kỷ 11, đến Jetsun Milarepa, đến Gampopa, được Phật Thích Ca huyền ký trong mật điển, rồi đại thành tựu giả Phagmo Drupa hóa thân của Phật Ca La Ca Tôn Đại hay đức Phật thứ 2 của hiền kiếp nầy.

Tiếp đến là thành tựu giả Lingchen Repa, truyền thừa chính thức mệnh danh là Drukpa từ thế kỷ 12.Đức Quán Thế Âm hóa thân nơi miền đất tuyết Himalaya trong thân tướng bậc đại đệ tử vô song của Lingchen Repa có hồng danh Drogon Tsangpa Gyare. Ngài được tôn vinh là đức pháp vương đầu tiên trong chuỗi các đời hóa thân chuyển thế tiếp theo của đấng Thiên Long chí Tôn đứng đầu truyền thừa Drukpa.

Về mặt bản môn, theo Mật sử, đức pháp vương Gyalwang Drukpa là hóa thân từ bi của Đức Quán Thế Âm cùng hết thảy Như Lai đồng nhất thể. Ngài chuyển thế qua nhiều thân tướng như Thành tựu giả Naropa, đức Gampopa, đức vua Kulika Pundarika xứ Shambala, nắm quyền truyền thừa Kalachakra và đức vua vĩ đại Songsten Gampo, vua Phật tử đầu tiên tại Tây Tạng.
Truyền thừa Drukpa từ đức Pháp Vương thứ 1 Drogon Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211) đến đức Pháp Vương đương nhiệm Gyalwang Drukpa Jime Pema Wangchen là đời thứ 12.

Pháp vương thứ 12 sinh năm 1963 trong gia đình hành giả Kim Cương thừa, hóa thân đời thứ 36 của đại dịch giả Vairochana, đệ tử trứ danh của thượng sư Liên Hoa Sanh. Hiện đời, ngài đạt được nhiều thành quả phục vụ nhân loại như sáng lập phong trào từ thiện quốc tế "Live to Love", phát triển giáo dục,cứu trợ y tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa và bình đẳng giới tính. Ngài được Liên Hiệp quốc trao kỷ niệm chương "Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ". Giải thưởng tôn quý của nhiều quốc gia như cúp "Anh Hùng xanh", "Thành tựu trọn đời", "Bậc bảo hộ vùng Hymalaya"...

Ngài có duyên với đất nước Việt Nam, đích thân Ngài chọn lựa địa điểm, thiết kế, gia trì yểm tâm thiết lập Đại Bảo tháp Tây Thiên Vĩnh Phúc vào năm 2011. Ngài cúng dường các tôn tượng quý hiếm do các nghệ nhân đúc đồng trứ danh thuộc dòng họ Đức Phật Thích Ca chế tác. Trên đỉnh tháp tôn trí Xá Lợi Phật và tôn tượng Bổn sư Thích Ca có niên đại trên 2.000 năm. Theo đại sử ký của Tích Lan cho biết: khoảng 325 năm trước công nguyên, vua Asoka và đại lão Hòa Thượng Moggaliputta-Tissa đã cử 9 đoàn "Như Lai sứ giả" đi hoằng dương Phật Pháp, trong đó có một đoàn do ngài Sona và ngài Uttara sau khi yết kiến vua Hùng tại kinh đô Văn Lang (Việt Trì- Phú Thọ), Tăng đoàn đến vùng rừng núi Tây Thiên-Tam Đảo xây chùa để hoằng pháp.

Nơi đây, mật đồ chùa, tịnh thất rất nhiều, trong đó có Tịnh thất Tây Thiên do các Ni sư thuộc dòng Truyền thừa Drukpa ẩn tu nhiều năm, các Ni sư khởi nguyên là đệ tử của Hòa Thượng T.Viên Thành hơn 20 năm trước, cố Hòa Thượng đã có tâm nguyện kết nối với các bậc thầy tu chứng của Kim Cương thừa vào năm 90 của thế kỷ XX. Do có duyên với mật pháp Kim Cương thừa, các sư Ni miên mật tu tập và phát triển dòng Truyền thừa Drukpa.

Cũng tại Yên tử, Tây Thiên trở thành vùng đất phủ trùm linh khí với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Hai Thiền viện song hành tồn tại là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và Thiền viện Trúc Lâm An Tâm (dành cho Ni giới theo dòng Trúc Lâm). Từ ngày Pháp Vương định vị Đại Bảo Tháp tại đây, thời gian bốn năm đã xuất hiện một đại bảo tháp hùng vĩ giữa rừng núi đại ngàn, do vậy Ngài đã đến Việt Nam qua 7 lần để gia trì hộ niệm cho dân tộc Việt mà duyên hạnh ngộ khởi xuất từ năm 2007.

Với Ngài: - Giác ngộ không phân biệt giới tính - từ bi không phân biệt giới tính - trí tuệ không phân biệt giới tính - vì về bản lai, chúng ta đều là Phật. Điều đặc biệt, chư Ni theo truyền thống Drukpa Kim Cương thừa tại Việt Nam, vẫn giữ màu sắc áo nâu chứ không sử dụng y hậu đỏ như các sư Tây Tạng.

Năm nay, được sự đồng thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo Hội Phật giáo, vào dịp kỷ niệm Ngày Hòa Bình Thế giới (21/9), Phật tử và người dân Việt Nam một lần nữa có duyên lành được cung đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ Truyền thừa Drukpa viếng thăm trong hành trình cầu nguyện quốc thái dân an trên khắp ba miền đất nước. Hoạt động trọng tâm trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Đức Pháp Vương là Đại Pháp hi Kim Cương tha Gia trì cát tường và An v Xá Li Pht ti Đại Bo Tháp Mandala Tây Thiên (Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Đồng thời, trên hành trình từ ngày 21/9 đến ngày 3/11/2015, Đức Pháp Vương, Đức Nhiếp Chính Vương và Tăng Đoàn Truyền thừa Phật giáo sẽ viếng thăm nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, T/p Hồ Chí Minh; cử hành các Pháp hội quán đỉnh cầu nguyện hòa bình thế giới, quốc thái dân an, đại lễ cầu siêu, khiển trừ chướng ngại, tăng phúc trường thọ. Tất cả diễn ra trong không gian nghệ thuật Phật giáo Kim Cương thừa linh thiêng với đỉnh cao là phần trình diễn Vũ Điệu Tám Hóa Thân Liên Hoa Sinh tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (Vĩnh Phúc) vào ngày 27/9. Đặc biệt, Đức Pháp Vương sẽ lần đầu tiên cử hành PHÁP HỘI ĐẠI BI QUAN ÂM, theo đó Ngài trực tiếp cùng với hàng triệu người dân, Phật tử Việt Nam và quốc tế nhất tâm trì tụng 1 TỶ CÂU CHÂN NGÔN GIA TRÌ - OM MANI PADME HUNG (lời cầu nguyện nhiệm màu của Đức Phật Quan Âm) để cầu nguyện hạnh phúc, bình an, hòa bình, thịnh vượng tới nhân dân Việt Nam và thế giới...

* TẠI TP/HỒ CHÍ MINH
1.       Ngày 3 tháng 10, lễ kỳ an, kỳ siêu tại chùa Vĩnh Nghiêm, Giao lưu và tổng kết chương trình Sống Giản đơn (bảo vệ môi trường): 7h30 sáng ngày 4/10 tại chùa Vĩnh Nghiêm. Q3, Tp HCM
2.       Ngày 5/10, Đức Pháp Vương dự Tọa đàm “Sức mạnh Tình yêu thương”, giới thiệu tủ sách Sống Hạnh Phúc: 9h sáng ngày 5/10/2015, tại Hội LH Văn học Nghệ Thuật Tp HCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Q 3, Tp HCM.
3.       Đức Pháp Vương thực hiện thiện hạnh “Sống để yêu thương” dành cho người khuyết tật ngày 10/10 tại Thiên Quang Ni Tự, Bình Dương.
Tóm lại, Pháp Vương đời thứ 12 dòng truyền thừa Drukpa đã thích ứng với sinh hoạt hiện đại, thích nghi với mọi nhu cầu về môi trường sống của nhân loại, Ngài đã dấn thân không mệt mỏi trong sinh hoạt xã hội và quản lý hàng ngàn cơ sở tự viện thuộc giòng phái Drukpa trên khắp thế giới, một dòng phái nổi tiếng hiện nay của Phật giáo Tây Tạng có cơ sở tại Ấn Độ.

MINH MẪN

06/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét